Tác Động Của Hạn Hán Đến Tài Nguyên Đất Ở Việt Nam

- Nước biển dâng ở mức 0,25m, diện tích ngập trên 6.230km2 (1,9 % diện tích, 2,4% dân số bị ảnh hưởng). Đồng bằng sông Hồng ngập trên 100km2 (1% diện tích ảnh hưởng, khoảng 0,7% dân số). Đồng Bằng sông Cửu Long bị ngập là 5.428 km2 (chiếm 14 % và ảnh hưởng khoảng 9,6 % dân số).

- Nước biển dâng tới mức 0,50m, diện tích bị ngập lên đến 14.034km2(chiếm 4,2

% diện tích, ảnh hưởng đến 5,2% dân số). Đồng Bằng sông Hồng bị ngập vượt 200km2(1,5% diện tích, khoảng 1,4% dân số). Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 12.873 km2(chiếm 32 % ảnh hưởng tới 22% dân số) - Nước biển dâng 1 m, 9,1% diện tích nước ta bị ngập và 16% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng. Đó chính là tác động của BĐKH vào năm 2100 ứng với kịch bản cao đã được công bố. Đồng Bằng sông Hồng bị ngập lên 1.668km2 (mất 11.2% và ảnh hưởng đến >10% dân số). Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 26.856 km2 (chiếm 67% diện tích và khoảng 55% dân số).

Theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia "có nguy cơ cực lớn" do các tác động của BĐKH. Do đó, nếu Việt Nam không có những hành động kịp thời như gia cố đê kè và cải thiện hệ thống thoát nước, mực nước biển dâng cao 1 m thì dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ gây ngập lụt nghiêm trọng lên tới 17.423 km2, tương đương 5,3% tổng diện tích đất cả nước. Đặc biệt, có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 5/8 vùng kinh tế đang bị đe dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong số đó, bốn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tác động của mực nước biển dâng sẽ dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu đất liền.

Các vùng đất ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn nước. IPCC (2007), qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do BĐKH là vùng hạ lưu sông Mê Kông (Việt Nam), sông Ganges – Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007), đánh giá: ”khi nước biển tăng lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội)”.

1.2.3. Tình hình hạn hán trên Thế giới và Việt Nam

1.2.3.1. Tình hình hạn hán trên Thế giới

Hạn hán được coi là thiên tai tự nhiên ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến nhân loại. Theo thống kê, kể từ năm 1900 - 2010, hạn hán trên thế giới đã làm cho hơn 11 triệu người thiệt mạng và hơn 2 tỷ người bị ảnh hưởng [39].

Ở Châu Phi, hạn hán năm 1974 đã dẫn đến đói kém và suy dinh dưỡng của 150 triệu người, làm chết trên 300.000 người. Đợt hạn hán ở Sudan trong năm 1984 - 1985

làm chết khoảng 500.000 người. Lượng mưa mùa mưa không đáng kể trong các năm 2004, 2005 ở các nước như Sômali, Kênia, Êtiôpi, Đông Bắc Tandania và Djibôti gây thiệt hại đáng kể về sản lượng ngũ cốc ở các quốc gia này. Những đợt hạn khủng khiếp xảy ra vào năm 2009 và 2011, bao trùm phần phía Bắc Châu Phi và Kenya, sản lượng lúa mì giảm nghiêm trọng nhất trong lịch sử chỉ đạt 45% so với năm có điều kiện tốt nhất. Trong khoảng thời gian 2000 – 2010, hạn xảy ra liên tiếp ở nhiều nước, trong đó tại Bunrađi, Djibôti, Êtiôpi, Kenya, Sômali, và Cộng hòa Tandania có khoảng 11 triệu người bị thiếu lương thực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Ở Châu Mỹ, nhiều quốc gia thường xuyên phải đối mặt với hạn hán. Hạn hán năm 1988-1989 ở Uruguay đã làm giảm khả năng sản xuất điện do sự phụ thuộc vào dòng chảy. Ở phía Nam của Braxin, hạn hán năm 2004 - 2005 làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản lượng ngũ cốc và đậu tương; năm 2006 hạn hán ở khu vực này đã làm thiệt hại 11% diện tích đậu tương; đợt hạn hán đầu năm 2012 xảy ra ở vùng Đông Bắc Brazin được xem là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng nửa thế kỷ qua, hạn hán đã tác động đến cuộc sống người dân tại trên 1.000 thị trấn ở quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này. Tại Mỹ, quốc gia có nền sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển hàng đầu thế giới. Song trong những năm bị hạn hán, thiệt hại về kinh tế ở nước này cũng rất nghiêm trọng. Theo thống kê mức thiệt hại bình quân hàng năm do hạn hán gây ra là lớn nhất, ước tính từ 6 - 8 tỷ USD. Đặc biệt, thiệt hại về kinh tế do hạn hán năm 1988 ước tính khoảng 40 tỷ USD. Tính trong 10 năm (1980 - 1989), hạn hán tại quốc gia này đã làm chết hàng ngàn người. Tại Bang Texas, hạn năm 1996 đã gây thiệt hại khoảng 5 tỉ USD trong lĩnh vực công nghiệp. Đợt nắng nóng năm 2006 gây hạn hán ở nhiều nơi, riêng tại bang Califonia làm chết 140 người. Hạn hán năm 2011 bao phủ các bang ở phía Nam, trong đó các khu vực như Texas, Oklahoma và New Mexico bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm 2012 và 2013, hạn hán tiếp tục xảy ra trên quy mô lớn, đã đẩy giá lương thực tăng cao, ước tính giá bán lẻ thực phẩm tăng khoảng 4%. Trong đó đợt hạn xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2012 bao trùm 55% diện tích nước Mỹ là đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 1956 [87].

Tại Châu Âu, đợt hạn năm 2004 - 2005, lượng mưa chỉ đạt một nửa so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở các quốc gia như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tại nước Nga, hạn hán năm 2010 xảy ra trên quy mô lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người. Ở Moldova, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2012, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã trở nên phổ biến hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trồng trọt, chăn nuôi và sinh kế của người dân [125], [137]. Tại Úc, hạn hán xảy ra liên tục từ giữa 2002 đến 2010, chỉ tính riêng năm 2006, sản lượng lúa mì tại quốc gia này chỉ đạt 46% so với trung bình thời kỳ 1961 – 2010.

Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 10

Châu Á là một trong những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán trên thế giới. Tại Ấn Độ, năm 1987 xảy ra hạn hán thảm khốc dẫn đến nạn đói lan rộng, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành quy chế quản lý hạn hán và Luật phòng chống, giảm nhẹ thiên tai hạn hán. Tại Nhật Bản, năm 1994 hạn nặng xảy ra trên 1/3 lãnh thổ, nhiều vùng phải vận

chuyển nước từ xa đến. Tại Indonesia, hạn hán năm 1982 - 1983 xảy ra đồng thời hiện tượng El Nino đã làm cho 420.000 ha lúa bị thiếu nước, trong đó khoảng 158.000 ha lúa bị mất trắng và 3,7 ha rừng bị cháy rụi. Trong các năm 1997- 1998, nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á hầu như không có mưa, nhiệt độ tăng cao gây cháy rừng ở nhiều nơi, điển hình là Indonesia và Malaysia. Đặc biệt và năm 1991, nắng nóng kéo dài kết hợp với hiện tượng El Nino đã là 483.000 ha lúa bị thiếu nước, trong đó có 190.000 ha lúa bị mất trắng, trên 88.000 ha rừng bị cháy tại Kalimantan [40].

Tại Trung Quốc, hạn hán tác động nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại các khu vực đông dân nghèo. Hạn hán là nguyên nhân gây tổn thất đến 48% tổng thiệt hại kinh tế trực tiếp của Trung Quốc. Trong đợt hạn năm 1994 – 1995, mỗi năm bị tổn thất 25 triệu tấn lương thực; hạn hán năm 2000 – 2001 đã làm 61 triệu người thiếu nước sinh hoạt. Đợt hạn năm 2006 gây thiếu nước cho khoảng 36 triệu người và tổn thất khoảng 42 triệu tấn lương thực. Đợt hạn năm 2012 được đánh giá là đợt hạn kỷ lục nhất trong lịch sử, xảy ra ở các tỉnh thuộc phía Tây Nam, riêng tại tỉnh Vân Nam hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất của trên 6,3 triệu người, trong đó 2,4 triệu người bị thiếu nước uống, ước tính thiệt hại nặng trong sản xuất nông nghiệp khoảng 2 tỉ nhân dân tệ [126].

Trên phạm vi toàn cầu, hạn hán được xem là một trong các thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất. Ước tính từ năm 1991 đến năm 2000, hạn hán đã làm cho hơn 280.000 người chết, thiệt hại lên đến hàng chục triệu USD. Hạn hán ngày càng có xu thế phổ biến hơn, qua bản đồ phân bố hạn hán trên thế giới giai đoạn 2000 – 2009 cho thấy, hạn xảy ra ở hầu hết các nơi trên thế giới trong thời gian gần đây.

Về mức độ hạn hán trong tương lai, theo WMO (2012), dự tính đến năm 2025 số người sinh sống trong những vùng khô hạn sẽ tăng từ 1 tỷ người lên đến 2,4 tỷ người, chiếm khoảng 13 - 20% dân số toàn cầu [150].

1.2.3.2. Tình hình hạn hán ở Việt Nam

Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm của mưa rất đa dạng, phân bố theo mùa, và không đồng đều giữa các khu vực. Theo số liệu thống kế trong khoảng 50 năm (1961 - 2010), số năm bị hạn hán là 36 năm chiếm 73,5% với các mức độ khác nhau (hạn vụ đông xuân 13 năm, vụ mùa 11 năm, vụ hè thu 12 năm) [39].

Trong những thập niên gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, khả năng bốc hơi lớn, phân bố mưa có diễn biến cực đoan hơn, lượng mưa tăng chủ yếu vào mùa mưa, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm rõ rệt làm cho hạn hán ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân ở nhiều vùng trên cả nước.

Ở khu vực Trung Bộ: Đây là nơi có hạn hán xảy ra thường xuyên nhất trong cả nước, cả vụ đông xuân, vụ mùa và vụ hè thu; hạn hán thường xuất hiện khi lượng mưa bị thiếu hụt, các hồ chứa không đủ dung tích thiết kế và có nắng nóng xảy ra, trong đó:

- Tại Bắc Trung bộ, hạn hán xảy ra tương đối nghiêm trọng, tần suất hạn hán khá cao trong các tháng mùa hè, nhất là tháng 6 - 7. Hạn cũng đáng kể vào cuối mùa đông, mùa xuân và rất ít trong mùa thu và đầu mùa đông. Hạn ở vùng này thường có tốc độ diễn biến nhanh và tác động mạnh đến môi trường sinh thái trong vùng, đặc biệt là làm cạn kiệt nhanh nguồn nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, đồng thời gây tình trạng thiếu nước ngọt ở vùng thấp ven biển do xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền. Các đợt hạn có quy mô lớn xảy ra trong các năm: 1991, 1992, 1993, 1994, 1995, 1996, 1998, 1999, 2002, 2003, 2004, 2009, 2010, 2014, 2015. Chỉ tính riêng đợt hạn nghiêm trọng năm 1993 đã làm ảnh hưởng 47.513 ha lúa đông xuân, trong đó 2.138 ha mất trắng;

73.088 ha lúa hè thu bị hạn, trong đó 12.305 ha bị mất trắng; đợt hạn năm 1998 đã làm cho 51627 ha lúa vụ mùa bị ảnh hưởng và 12.900 ha bị mất trắng [4], [27], [40].

- Tại Nam Trung Bộ, nơi có lượng mưa ít nhất trong cả nước, thời kỳ mùa khô hạn kéo dài. Đây là khu vực có mức độ khô hạn khắc nghiệt nhất trên cả nước. Hạn hán nhiều không những trong các thàng mùa hè mà cả các tháng cuối mùa đông, mùa xuân. Ở cực Nam Trung Bộ, hạn nhiều suốt thời gian từ tháng 1 đến tháng 8, nhất là ở các trung tâm mưa ít như Ninh Thuận. Các đượt hạn hán có quy mô lớn xảy ra trong các năm: 1969 - 1971, 1977 - 1978, 1983 - 1984, 1993 - 1994, 1997, 1998, 1999, 2002, 2004, 2005, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Trong đó các đợt hạn nghiêm trọng gây thiệt hạn nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân xảy ra vào năm 1993, 1998, 2005 và 2015 [4], [27], [40], [89].

Ở khu vực Tây Nguyên: Trước năm 1980, khu vực này ít khi có hạn nghiêm trọng và hiếm khi xuất hiện hạn liền 2 vụ. Thời kỳ hạn chủ yếu là vụ đông xuân, một số ít trường hợp có hạn xuất hiện và vụ mùa. Hạn nhiều trong gần suốt mùa đông và đầu mùa xuân, từ tháng 12 đến tháng 3. Từ tháng 4 đến tháng 11 hạn rất ít. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1980, cùng với tình trạng lớp phủ thực vật bị hủy hoại, diện tích rừng bị thu hẹp do phát triển mạng các cây công nghiệp cùng với biến đổi khí hậu gia tăng là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng các đợt hạn hán ở vùng này. Các đợt hạn quy mô lớn xảy ra trong các năm: 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 2002, 2004, 2005,

2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Trong các năm này, diện tích bị hạn ở mỗi vụ ước tính từ 2.000 ha đến trên 130.000ha lùa và diện tích lúa bị mất trắng từ vài chục ha đến 5.000 ha [4], [27], [40].

Ở khu vực Nam Bộ: Hạn xảy ra chủ yếu từ thàng 12 đến tháng 4 (thời kỳ giữa mùa đông đến mùa xuân). Vào mùa hè, mùa thu, kể cả trong thời kỳ đầu mùa đông hạn rất ít. Vào các tháng hạn chủ yếu, tần suất hạn khá đồng đều. Các đợt hạn quy mô lớn ở Đông Nam Bộ xảy ra trong các năm 1987, 1992, 1994, 1997, 1998, 2002, 2004, 2009, 2010,

2011, 2014. Trong các năm hạn hán nêu trên, diện tích lúa bị hạn trong mỗi vụ ước tính từ 700 đến 2.800 ha và diện tích mất trắng từ 300 – 760 ha [4], [27], [40].

Các đợt hạn quy mô lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long xảy ra trong các năm 1981, 1983, 1984, 1985, 1987, 1989, 1992, 1993, 1994, 1998, 2002, 2004, 2009, 2010,

2014, 2015. Nhìn chung, diện tích lúa bị hạn mỗi vụ tước tính từ 4.000 ha đến gần

230.000 ha và diện tích lúa bị mất trắng từ 1.000 ha đến 39.000 ha. Hạn năm 1998 đã làm cho trên 1,1 triệu người bị thiếu nước sinh hoạt, gần 274.850 ha lúa vụ hè thu bị hạn, hơn 32.000 ha bị mất trắng, nguyên nhân do mưa ít, dòng chảy mặt nhỏ, mực nước sông thấp, nước biển xâm nhập sâu trong đất liền ha [4], [27].

Ở khu vực Miền núi và Trung du Bắc Bộ: chủ yếu là hạn nhẹ, đôi khi xảy ra hạn vừa nên ảnh hưởng không lớn so với các khu vực khác. Trong đó, thời kỳ xuất hiện hạn ở vùng Tây Bắc chủ yếu tập trung và vụ đông xuân và ít xuất hiện trong các tháng mùa hè, mùa thu. Đối với vùng Đông Bắc, hạn hán xảy ra nghiêm trọng hơn so với các vùng khác trong khu vực. Thời kỳ hạn cũng tập trung chủ yếu vào cụ đông xuân và rất ít xuất hiện trong các tháng mùa hè, mùa thu [20]. Các đợt hạn có quy mô xảy ra trong các năm: 1988, 1990, 1991, 1992, 1993, 1994, 1996, 1998, 2000, 2004, 2010, 2011.

Trong các năm kể trên, diện tích bị hạn trong mỗi vụ ước tính từ 10.000 đến 60.000 ha và diện tích bị mất trắng từ 1.000 ha đến 9.000 ha, đặc biệt hạn vụ đông xuân năm 1998 đã làm cho khoảng 280.000 người thiếu nước sinh hoạt [40].

Ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: Hạn hán xuất hiện chủ yếu trong vụ đông xuân, tuy nhiên cũng có một số ít năm xảy ra hạn hán trong vụ mùa. Vào các tháng hạn, tần suất hạn khá đồng đều trên toàn khu vực. Các đợt hạn quy mô lớn xảy ra trong các năm: 1986, 1987, 1988, 1990, 1991, 1992, 2000, 2001, 2004, 2010. Diện tích bị hạn

trong mỗi vụ trên ước tính từ 30.000 đến 140.000 ha và diện tích bị mất trắng từ 1.000 đến 2.000 ha. Ảnh hưởng của hạn hán vào các thời điểm gay gắt cũng tạo nên những khó khăn nhất định về kinh tế - xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến giá cả thị trường và đời sống của nhân dân trong vùng, đồng thời còn ảnh hưởng dây chuyền đến các vùng kinh tế khác trong cả nước [27], [40].

1.2.3.3. Tác động của hạn hán đến tài nguyên đất ở Việt Nam

Sự phối hợp không hài hòa giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có khả năng thúc đẩy các quá trình hạn hán, hoang mạc hóa của đất. Nguy cơ nắng nóng và đất đai bị khô cằn nhiều hơn làm giảm năng suất trồng trọt.

Tại những vùng đất khô hạn, bán khô hạn, sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ và lượng mưa có thể ảnh hưởng lớn tới đất đai. Hạn hán đã gây thiệt hại nhiều mặt cho các vùng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ. Hạn hán kéo dài, làm tăng nguy cơ cháy rừng và làm suy giảm đáng kể sức sản xuất của đất. Trung bình trong 10 năm qua, diện tích bị khô hạn ở miền Trung lên tới 140.000 ha và mất trắng gần 50.000 ha.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hạn hán đã gây thiếu nước cho trên 120.000 ha đất canh tác, tập trung ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Hạn hán cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, mực nước trên các sông, hồ đều cạn kiệt.

Dọc theo bờ biển miền Trung đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài với khoảng 462.000 ha, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Với điều kiện độ che phủ kém, đất cát thường chứa ít nước và nhiều không khí, nguồn nước mặt cung cấp hầu như không đáng kể, vì vậy vào những ngày nắng, đất cát thường bị nung nóng mạnh mẽ bởi bức xạ mặt trời. Kết cấu đất vốn đã kém bền vững lại càng dễ bị phá hủy. Cùng với gió mạnh, hình dạng các cồn cát di dộng thay đổi hàng ngày, những trận gió cát, bão cát khiến cho khu vực khô nóng càng trở nên khắc nghiệt.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngập lụt

1.3.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngập lụt trên Thế giới

Những năm 1960, thế giới đã bắt đầu quan tâm hơn tới những tác động của ngập lụtvà ngập lụt mang tính chất toàn cầu. Tuy nhiên mãi tới những năm 1970 với xuất hiện những nghiên cứu về tai biến ngập lụt ở khu vực các đồng bằng Delta ở Đông và Đông Nam Á của tác giả Oya (1973 và 1977) và của H.Th. Verstappen (1983). Các công trình này chủ yếu tập trung vào đo vẽ thành lập bản đồ địa mạo nhằm phân loại các khu vực có nguy cơ ngập lụt khác nhau ở các đồng bằng châu thổ trên các con sông Kiso, Chikugo, Yoshino, Yahagi, Shonai, Neyagawa (Nhật Bản), sông Mê Kông (Việt Nam), sông Nile (Ai Cập), và một số khu vực Tokio, đồng bằng trung tâm Thái Lan, thành phố Padang và lân cận miền tây Sumatra (Indonexia). Phương pháp chủ yếu của nghiên cứu là đo vẽ, phân loại và thành lập bản đồ địa mạo chi tiết, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của ngập lụt (Tình trạng ngập lụt, hướng dòng chảy trong lũ và khả năng bị lầy hóa, hiện tượng bồi lấp).

Một số hướng nghiên cứu ngập lụt bằng phương pháp đánh giá tổn thương của: Watts and Bohle (1993) [152] đã xem xét đến bối cảnh xã hội của các mối nguy hiểm và liên hệ tính dễ bị tổn thương xã hội tới khả năng phục hồi, chống chịu của cộng đồng. Nhằm đơn giản hóa khái niệm đó thông qua các nghiên cứu sâu hơn về nền tảng xã hội.

Hướng tiếp cận và phương pháp trong thời gian gần đây về nghiên cứu ngập lụt là tiếp cận theo hướng nghiên cứu cảnh báo tai biến dưới sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Hess D.P. 2004, Peter .G; Van Westen C.J; Montoya L, 2002; Bathurst J.C và nnk, 2003; K.T.Chau; K.H.Lo, 2003. Phương pháp thứ hai là tiếp cận theo thủy văn dòng chảy bằng cách sử dụng mô hình Mike (thông qua kết quả thực địa đo đạc các vết lũ). Ngày nay, công nghệ Viễn thám và GIS đã cung cấp các công cụ mạnh mẽ để thu thập dữ liệu, phân tích không gian và hiển thị đồ họa. Hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng GIS và viễn thám trong theo dõi cũng như xác định vùng bị ngập lụt. Karlsen et al. (2008) đã phát triển một ngưỡng chỉ

số khác biệt thực vật (Normalized Difference Vegetation Index - NDVI) cụ thể theo điểm ảnh (pixel) và phương pháp ánh xạ dựa trên quy tắc quyết định để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc lũ [106].

Nghiên cứu của Richard F. Conner (2007) [131] sử dụng biện pháp công trình và phi công trình vào tính toán chỉ số tổn thương lũ, thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng dân cư; Dagmar Haase Sebastian Scheuer (2010) [79] xác định tính tổn thương lũ là sự kết hợp giữa xác suất tác động (thiệt hại) và khả năng chống chịu của cộng đồng.

Nghiên cứu của nhóm dự án SPHERE (Systematic Paleoflood and Historical Data For ImprovEment of Plood Risk Estimation) tích hợp dữ liệu ngập lụt trong quá khứ và tư liệu lịch sử nhằm nâng cao công tác cảnh báo nguy cơ tai biến ngập lụt (2000 - 2003) do Trung tâm Khoa học Môi trường (CSIC) Tây Ban Nha là một dự án lớn xuyên quốc gia được triển khai ở châu Âu với 2 khu vực nghiên cứu Pháp và Tây Ban Nha. Dự án này nghiên cứu về cảnh báo ngập lụt và cách tiếp cận đa phương pháp (địa chất, địa mạo, lịch sử, thống kê và hệ thống thông tin địa lý). Nội dung bao gồm: phân tích đánh giá các vết lũ trong quá khứ; phân tích các tài liệu về lịch sử (các bức ảnh, tài liệu ghi chép); sự biến đổi khí hậu và cổ khí hậu; thống kê xác định tần suất lũ; các dữ liệu đơn tính được tích hợp trong (GIS) cảnh báo các kịch bản tai biến ngập lụt.

Nhóm tác giả Zhao et al. (2009) đã nghiên cứu sử dụng chuỗi thời gian của các chỉ số thực vật bao gồm chỉ số khác biệt thực vật NDVI và chỉ số thực vật tăng cường EVI cũng như chỉ số mặt nước LSWI, để mô tả khu vực bị ngập với lớp phủ thực vật trên bề mặt đất [167].

Một số nghiên cứu tại Romania đã xây dựng bản đồ ảnh hưởng của ngập lụt với cơ sở dữ liệu bao gồm: đặc tính địa hình, dữ liệu thu thập từ điều tra thực địa; đặc điểm thủy văn; điều kiện khí tượng,… các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm ArcGIS Hoặc các nghiên cứu ở Mexico, đã ứng dụng phần mềm ArcGIS để đánh giá vấn đề ngập lụt được tiến hành nghiên cứu tại vùng Ensanada. Để xác định khu vực ngập, DEM được sử dụng như là một dữ liệu đầu vào. Ngoài ra cũng cần các dữ liệu về mô hình thủy lực, thông tin về các kiểu sử dụng, thông tin về lượng mưa.

1.3.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngập lụt ở Việt Nam

Ở nước ta vào những năm cuối của thế kỷ XX dưới sự chỉ đạo quản lý của Bộ khoa học - Công nghệ và Môi trường thì hàng loạt các dự án, đề tài cấp nhà Nước, cấp Bộ mới tập trung vào các nghiên cứu về các tai biến thiên nhiên trong đó có vấn đề ngập lụt. Tiếp cận nghiên cứu thủy văn với chủ đề “Nghiên cứu và cảnh báo ngập lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông miền Trung” do Viện khí tượng thủy văn. “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng chánh ngập lụt miền Trung” do Viện Địa lý – Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (chủ trì). Tập

trung cho việc hoàn thiện các nghiên cứu về công nghệ dự báo diện và mức độ ngập lụt các lưu vực sông vừa và nhỏ: Nhật Lệ (Quảng Bình); Thạch Hãn (Quảng Trị); Hương (Thừa Thiên – Huế); Thu Bồn (Quảng Nam); Ba (Phú Yên); bằng phương pháp ứng dụng các bộ phần mền HEC, LTANK, KRSAL, ANN, kết hợp với công cụ hệ thống thông tin địa lý (GIS); Nghiên cứu của Trịnh Việt (2010) “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị” [50]; Nghiên cứu của Đặng Mai Nguyễn (2010) “Đánh giá các thống số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”. Khái niệm dễ bị tổn thương được mở rộng đánh giá bao gồm các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường, Tác giả đánh giá trọng số ảnh hưởng tới các yếu tố dễ bị tổn thương (mật độ dân số, nhận thức cộng đồng và các công trình công cộng).

Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam (năm 2009) đã nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ ngập cho thành phố Đà Nẵng nhằm đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến thành phố nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của BĐKH đến ngập lụt của thành phố để có sự chuẩn bị ứng phó, kết quả đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu GIS và các bản đồ ngập lụt phục vụ đánh giá tổn thương [57].

Phan Thanh Nhàn và Võ Quang Minh (2011) đã nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian MODIS – MOD09A1 để theo dõi diễn tiến lũ ở khu vực sông MeKong trong năm 2009 và 2010 với độ tin cậy cao 80%. Kết quả đã thành lập được loạt bản đồ ngập trong giai đoạn mùa lũ thuộc khu vực nghiên cứu, làm cơ sở cho xây dựng phương pháp dự báo lũ áp dụng cho khu vực ĐBSCL. Với độ chính xác cao (khoảng 91%), phương pháp dự báo diễn biến lũ theo định kỳ 8 ngày đã mở ra hướng nghiên cứu mới về môi trường và thiên tai với nguồn ảnh phong phú và chi phí thấp. Trong thực tế, tuy dữ liệu ảnh MODIS có thể không phải là công cụ tốt nhất cho giám sát ngập lụtgần với thời gian thực vì chịu ảnh hưởng của các đám mây trong khu vực. Tuy nhiên, vì độ phủ thời gian cao nên ảnh ghép lại của các tấm ảnh nhiều ngày vẫn có thể được sử dụng lập bản đồ giám sát diễn tiến ngập lụtcấp vùng với độ tin cậy ở mức được chấp nhận (>80%) [31].

Lê Quang Cảnh và cộng sự (2012) tại Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế (năm 2012) đã sử dụng phần mềm ArcGIS 9.2 và Mapinfo phục vụ cho việc xây dựng DEM, các bản đồ ngập lụt cho khu vực nghiên cứu, tính toán và dự báo diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên có nguy cơ bị ngập bởi nước biển dâng (NBD) ứng với kịch bản phát thải trung bình ở các mốc thời gian khác nhau. Những kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng để hỗ trợ cho công tác quy hoạch sử dụng đất trồng lúa một cách hợp lý hơn, đồng thời là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH ở tỉnh Phú Yên trong những năm tới [10].

Nhóm nghiên cứu thực hiện dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ” do tổng cục Quản lý đất đai, Bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022