Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 13


Nếu Lửa nến trong tranh là sự săn đuổi cái đẹp không có hồi kết thì Chùa Đàn lại đi liền với một triết lí: Cái đẹp có khi hiện lên rõ và sáng nhất ngay trong bi kịch để rồi sau sự huỷ diệt, nó lại tái sinh trong một hình hài khác. Khi Bá Nhỡ ôm cây đàn bước vào cuộc chơi tuyệt mệnh cũng là lúc vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ tỏa sáng rực rỡ. Có nét gì đó thật gần gũi giữa Bá Nhỡ và Huấn Cao (trong truyên Chữ người tử tù) trong giây phút cuối cùng của cuộc đời. Họ cùng sáng tạo ra cái đẹp vào khoảnh khắc mà cái chết đang đến trong từng giây phút. Bá Nhỡ đánh đàn, mỗi âm thanh vang lên đều như được rứt ra từ xương thịt của Bá Nhỡ. Người nghệ sĩ ấy đã đi đến tận cùng của khát vọng dâng hiến cho cái đẹp. Hành trình thác sinh trong nghệ thuật quả là một hành trình bí mật, đầy huyền hoặc, đam mê. Cái đẹp chào đời, người nghệ sĩ đã thoát xác để đạt tới cực điểm nghệ thuật, thì cũng là lúc họ ký vào bản án tử hình của chính mình. Ở phương diện này, Chùa Đàn có thể được xem như một tượng đài tôn vinh nghệ thuật, tôn vinh cái đẹp. Một ngôi chùa mọc lên một năm sang ngày Bá Nhỡ mất. Chùa dựng lên để tưởng nhớ người quản ấp nọ. Chùa chưa kịp có tượng Phật thì ở sau bát hương đã đặt “một tảng gỗ đẽo có ngọn vút lên”, trông xa như một gốc trầm, lại gần nhìn kỹ thì là cả một cây đàn đáy với những nét chính của nhạc khí tạc vào gỗ mộc. Chính vì thế mà dân ấp gọi đấy là Chùa Đàn. Chùa không chỉ để tưởng nhớ một con người đã hết lòng vì nhân sinh mà còn là tượng đài tôn vinh cái đẹp. Cái đẹp có thể bị huỷ diệt nhưng cái đẹp luôn bất tử, bởi chính sự hy sinh này của Bá Nhỡ đã phục sinh cho một kiếp mê lầm. Lãnh Út thề độc không bao giờ còn nghe đàn hát và cầm lấy một chén rượu nào trong cuộc đời này. Anh ta bỏ ấp, xuất dương, tìm con đường cách mạng. Con người đã từng sống trong cái vỏ cá nhân, từng suýt chết vì rượu vì đàn hát nay đã hướng vào cái Đẹp, cái Say khác để thành người “tình nhân” của cách mạng. Đó là cái đẹp của đấu tranh, của phụng sự, để hát –


“trước hát cho dăm bảy kẻ nghe trong một khung cảnh ích kỷ, ốm yếu, giờ hát cho cả một quê hương đang vi vu gió mới và lồng lộng một trời cao rộng chói lòa”. Triết lý sống ấy cũng thể hiện một thái độ quyết liệt của nhà văn trong việc “diệt hết những con người cũ” trong bản thân mình và kêu gọi một thái độ sống mới, thể hiện sự hào hứng tin tưởng đón chào cách mạng. Đó là tấm lòng của Nguyễn Tuân với cuộc đời.

Nói về thân phận mong manh của cái đẹp, Yêu ngôn cũng nói nhiều đến cái chết của những kiếp tài hoa tài tử (tài tử nào rồi cũng chuốc lấy cái chết, cái chết của họ dường như tiền định). Xét đến cùng, nói đến cái chết, cách chết cũng là để dựng lại một kiếp sống, một thân phận và một cách sống ở đời. Một thứ triết lý nhân sinh thầm lặng cất tiếng qua những cái chết của nhân vật Yêu ngôn. Nguyễn Tuân xem đó là cách để chiêm nghiệm các giá trị đích thực, ý nghĩa của cuộc sống. Giữa sống, chết, tình yêu và nghệ thuật tồn tại một mối liên hệ kín đáo khiến tác phẩm mang màu sắc huyền ảo, hấp dẫn.

Là một nghệ sĩ tài năng, với kiến thức uyên bác và tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Tuân đã làm nên một thế giới nghệ thuật riêng trong Yêu ngôn mà ở đó thiên nhiên, con người, tâm hồn dân tộc, văn hóa, lịch sử, số phận con người... đặt ra trong tác phẩm của ông đã đạt tới tầm triết lý nhân sinh, tới chiều sâu nhân bản. Đó chính là cái gốc bền vững làm nên sức sống cho sáng tác của Nguyên Tuân giúp tác phẩm của ông sống đời sống của cái đẹp một cách mãnh liệt và tinh tế.


PHẦN KẾT LUẬN


1. Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến thể tuỳ bút mà ông làm chủ và ngự trị như một thể văn đặc sắc của đời văn ông. Nhưng Nguyễn Tuân còn là một cây bút truyện ngắn đặc sắc. Tập truyện ngắn Vang bóng một thời với tư cách là tác phẩm đầu tay của ông đã được Vũ Ngọc Phan - tác giả Nhà văn hiện đại đánh giá là “một tác phẩm gần đạt tới độ toàn thiện, toàn mỹ”. Trong văn nghịêp Nguyễn Tuân còn có một mảng truyện đặc biệt, chúng kết hợp và hình thành nên một thể tài riêng - thể tài Yêu ngôn với những truyện đặc sắc như: Khoa thi cuối cùng, Rượu bệnh, Đới Roi, Xác ngọc lam, Loạn âm, Lửa nến trong tranh, Trên đỉnh non Tản và đặc biệt là truyện vừa Chùa Đàn - một tác phẩm xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác của văn xuôi nước nhà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chọn đề tài Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân”, luận văn mong muốn làm rõ một thế giới nghệ thuật độc đáo trong văn Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, vốn được nhìn nhận chủ yếu ở thể tùy bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Đồng thời nghiên cứu Yêu ngôn cũng là để làm rõ những giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của loại “truyện kỳ ảo” đang tiếp tục được vận dụng trong văn học đương đại, qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi này của văn học đương đại.

2. Với Yêu ngôn, Nguyễn Tuân đã thực sự tạo ra một cõi riêng trong loại truyện ma quái, kỳ ảo đương thời và một cõi riêng ngay trong văn chương của ông. Những trang tuỳ bút Nguyễn Tuân dù dài, rộng không gian, phức tạp lòng người thì vẫn là những gì quen thuộc, vẫn là những hiện

Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 13


thực gần gũi. Là một nhà văn thèm khát những cảm giác mới lạ, mãnh liệt, ông đã tìm cách phóng thoáng khỏi cái ranh giới hiện thực quen thuộc để tạo nên một thế giới khác - thế giới Yêu ngôn. Đó là thế giới của những cảnh tượng kỳ thú mê hoạch, của sự nhoà lẫn hai cõi âm - dương, của sự chung sống chuyện trò vui buồn giữa ma và người.

Đây cũng chính là phương thức tư duy nghệ thuật đặc thù của Yêu ngôn. Với phương thức ấy, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Yêu ngôn cũng mang những nét độc đáo. Đó có thể là một không gian quen thuộc của một làng nghề, một trường thi, một cửa ô Thăng Long xưa… Cũng chính ở đây người ta thấy được những khung cảnh thân quen của làng quê Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. Đồng thời các chất liệu hiện thực ấy được lọc qua lăng kính huyền kỳ để trở thành quái dị hơn, ám ảnh hơn. Thời gian nghệ thuật cũng được xây dựng bằng những thủ pháp nghệ thuật để trở thành hư ảo, vĩnh hằng và cũng là thời gian chất chứa đầy tâm trạng.

Yêu ngôn mở ra cả một thế giới nhân vật dị thường với những tính cách phi thường. Đó là những con người tài hoa nhưng lận đận, những con người thân phận nghèo hèn mà cốt cách nghĩa khí thuỷ chung. Thế giới nhân vật ma của Yêu ngôn cũng đặc biệt có sức ám ảnh, nó đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa hai thế giới âm dương và chính nó cũng là cái bóng phản quang của cuộc đời và số phận con người. Cũng nằm trong xu hướng đẩy mọi sự vật, hiện tượng đến chỗ khác thường, dị biệt của chủ nghĩa lãng mạn và của tư duy nghệ thuật Nguyễn Tuân, trong Yêu ngôn người ta còn gặp những cảnh, những vật dị kỳ. Những kỳ nhân, kỳ vật ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của Yêu ngôn.

Nhiều truyện của Yêu ngôn là sự nối dài, mô phỏng truyện dân gian và truyền kỳ của văn học truyền thống, nhưng lại rất hiện đại trong cách kể


chuyện. Câu chuyện luôn được “lạ hoá”, và mỗi truyện như chứa đầy những biểu trưng hàm nghĩa trong một bút pháp phóng đại, đặc tả đầy phóng túng.

Như mọi tác phẩm Nguyễn Tuân, ngôn ngữ nghệ thuật Yêu ngôn giàu giá trị tạo hình, tạo cảnh, đầy từ ngữ Hán Việt cổ kính… Nhưng rõ hơn ở đâu hết, chất liệu và chất kỳ ảo càng tăng thêm ma lực cho ngôn ngữ nghệ thuật Yêu ngôn, càng giàu độ nhoè và tính hàm nghĩa cùng tính nhạc tràn đầy.

Toàn bộ thể tài Yêu ngôn, xét đến cùng, được kết tinh lại trong giá trị cơ bản của nó: đó là sự dung hợp, thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản. Nhà văn đã có dịp thể hiện sự tôn vinh cái đẹp muôn vẻ của cuộc sống: những con người tài hoa, những nhân cách cao đẹp và đằng sau cái chết, hồn ma nhân vật đầy chất bi thương vẫn ánh lên sự bất tử của cái đẹp. Nhà văn tái hiện những khung cảnh sống, những nét đặc thù văn hoa của dân tộc và những trang Yêu ngôn là sự trân trọng xới lên những lớp trầm tích văn hoá của quá khứ.

Mỗi câu chuyện Yêu ngôn không nhằm đến mục đích tạo cảm giác ghê sợ, hoang mang cho người đọc. Nhà văn ký thác trong đó những triết lý nhân sinh, những gợi mở nghĩ suy về số phận con người, về lòng trắc ẩn và tình người. Đó chính là cái gốc vững bền của Yêu ngôn, cho dù cành lá của nó toả rộng và sáng lên một thứ ánh sáng kỳ dị của huyền ảo, huyền kỳ.

3. Trong văn học đương đại, loại truyện kỳ ảo, truyện ma hoặc thấm đẫm chất kỳ ảo đang phát triển. Nó làm nên sự mới lạ và sự hấp dẫn cho những tiểu thuyết được dư luận chú ý như Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Người sông mê (Châu Diên); Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái). Có nhà phê bình coi chất kỳ ảo, dòng truyện huyền kỳ ma quái đang tạo nên mũi đột phá cho sự cách tân tiểu thuyết. Tiếp sức cho dòng truyện này là dòng truyện kỳ ảo của thời kỳ 1930 - 1945 - một


dòng truyện mà Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã coi là một mô hình khi phân loại tiểu thuyết, trong đó có Yêu ngôn. Và có thể nói, Yêu ngôn vẫn đang hoà vào dòng chung của văn học kỳ ảo hôm nay, với thế giới nghệ thuật độc đáo, với bút pháp phóng túng tài hoa. Về phương diện này, Yêu ngôn có ý nghĩa như một pho kinh nghiệm nghệ thuật quý báu cho văn chương đương đại.


THƯ MỤC THAM KHẢO

1 Đoàn Trọng Huy (2007), Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi nghệ thuật Nguiyễn Tuân - TC NCVH (số 6) tr 129 - 138.

2 Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb khoa học xã hội, Hà nội.

3 Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam,

tập 1, Nxb Giáo dục.

4 Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục.

5 Văn Cao (1993), Thưởng Xuân, nhớ Nguyễn Tuân, Văn nghệ (24).

6 Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội..

7 Nguyễn Huệ Chi (1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam, quyền 3, Nxb Giáo dục.

8 Hà Văn Đức (1991), Nguyễn Tuân và cái đẹp - Tạp chí khoa học số 5 - Đại học Khoa học và xã hội nhân văn, Hà Nội.

9 Hà Văn Đức (2000), Nguyễn Tuân một bậc thầy về ngôn ngữ, Văn nghệ, (9).

10 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11 Đoàn Trọng Huy (2007), Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân - TCNCVH (6).

12 Nguyễn Hoành Khung (1998), Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, Nxb khoa học xã hội.

13 Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

14 Thuỵ Khuê, Thi pháp Nguyễn Tuân

15 Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục.


16 Đặng Lưu(2007), Phép lạ hoá trong lời văn Nguyễn Tuân, TC Ngôn ngữ và đời sống, số (7).

17 Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18 M.B Kharapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19 Hoàng Như Mai (1999), Chân dung và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

20 Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21 Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb văn học, Hà Nội.

22 Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hoá, Huế.

23 Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Giáo trình lịch sử Văn học Việt Nam 1930

- 1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24 Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác giả văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25 Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.

26 Nguyễn Thị Thanh Minh (1998), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật, Nxb văn học, Hà Nội.

27 Tôn Thảo Miên (1998), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

28 Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử, Tạp chí VH số (7).

29 Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nxb Giáo dục.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023