vẫn cứ mong đợi một ngày nào đó Bá quay lại trong khi “bãi đất trống- khu đất hội chợ- cũng dần thu hẹp lại…,cái đoàn lô tô của anh chắc sẽ lúng túng, rồi đi. Mà đi đâu? Ở đâu cũng thế cả thôi”. Thảo đã đặt niềm tin vào một thứ tình cảm chóng vánh và hồn nhiên để rồi thực hiện cái “thiên chức” của người phụ nữ là chờ đợi. Nhân vật Giang trong “Sau những hẹn hò” luôn tỏ ra tỉnh táo trong tình yêu, sáng suốt trong lựa chọn. “Giang thấy những người đàn ông đã có vợ luôn luôn nói ra miệng những tình cảm yêu đương không có trong lòng, còn các anh con trai chưa vợ luôn nói ra miệng những tình cảm hờ hững cũng vốn không có trong lòng”. Giang đến với Bảo vì tình cảm chân thật của Bảo đối với cô nhưng “không rồi tôi không muốn mất thêm thì giờ cho Bảo, cho mối quan hệ suốt mấy năm trời không dẫn về đâu này…”. Sau đó cô lại ngập chìm trong mối tình với Lâm- người đàn ông đã có vợ ở quê và luôn tỏ ra chán nản, thất vọng về gia đình (nhưng thực tế những đứa con vẫn cứ lần lượt được sinh ra). Cô gọi Lâm bằng “nó” và thờ ơ với những lá thư mà Lâm gửi lên vì “chắc lại anh nhớ em, mưa buồn lắm, anh muốn biết em đang làm gì…Lải nhải mãi sao nó không bỏ vợ nó đi nhỉ?” Khi người chị hỏi “Nó bỏ vợ, mày có lấy nó không?”, cô đáp không ngần ngại: “Không! Tôi ghê nó lắm”. “Ghê sao mày vẫn đi chơi?”. “Vì những thằng con trai chưa vợ không rủ tôi đi !”. Giang thường làm những việc đáng ghét mà không sao cưỡng lại được cũng như việc đi cà phê với Lâm, nghe Lâm than thở kể xấu vợ, buồn rầu chuyện gia đình con cái. “Diễn biến tâm lý bao giờ cũng là thế: đầu tiên là sự ghê ghê, khi đã ngồi lên xe là sự buông xuôi và dần dần quen đi, để đến giờ này thì lại muốn hỏi: “Chừng nào anh lên?”. Giang không ngần ngại khi nói ra những yêu ghét của mình, ghét việc Lâm nói xấu vợ con vì họ chẳng có tội tình gì, người có tội là mình đây, song lại luôn miệng hỏi “Sao anh không li dị?”. Con người Giang đầy mâu thuẫn, mâu thuẫn nọ nối tiếp mâu thuẫn kia. Tất cả trở thành cái vòng luẩn quẩn trong cô, cô muốn bỏ tất cả đến với Lâm bằng một tình yêu chân thật, bằng khát vọng về một gia
đình hạnh phúc nhưng lại ghét con người giả dối trong Lâm. Biết rằng những “tình cảm không cao trào này” của mình chẳng đi về đâu, “có thể chỉ vì quá yêu mà tôi đã khổ”, song lại cho rằng “không ai tự quyết định được điều gì, và người ta dễ dàng làm những chuyện điên rồ trong lúc chờ đợi vô vọng”. Khanh trong “Nhật ký” tự cảm thấy nhục nhã, khóc vì hổ thẹn khi “Một năm nữa tôi sẽ ra trường và vốn ngoại ngữ bao nhiêu năm được một người lái xe tóm tắt bằng mấy chữ “Đừng lo, những người mới bắt đầu bao giờ cũng thế”. Anh ta cho rằng tôi mới bắt đầu đi học ngoại ngữ vì thấy tôi từ đầu đến cuối chỉ biết vài chữ. Và tôi đã khóc, nhớ rằng lâu lắm rồi tôi không khóc cũng như lâu lắm rồi tôi không học cho ra học. Rồi tôi mỉm cười như một người điên. Một người sống lặng lờ như một vở kịch không cao trào, người ta muốn khép màn lúc nào cũng được. “Một đất nước với những thanh niên như Khanh, Hạc, Giang…sẽ không bao giờ làm nên chuyện gì, những người không muốn điều gì và cũng không biết mình phải làm gì, nói như Nguyện trong Nhật ký: “Những người ngu dốt mà không biết mình ngu dốt”. Bằng lối viết nhẹ nhàng mà thâm thúy, sâu sắc, Phan Thị Vàng Anh đã cho người đọc thấy rằng con người chúng ta không thể sống tốt hơn nếu bản thân không trải qua những khó khăn thử thách vì cuộc sống vốn không phải là một con đường thẳng để ta dễ dàng tiến tới.
Không chỉ nhận ra những xung đột giữa mơ ước khát vọng với thực tại cuộc sống, truyện ngắn của Phan Thị vàng Anh còn đề cập đến sự xung đột giữa các thế hệ thành viên trong xã hội thậm chí ngay trong gia đình, xung đột giữa cá nhân với cộng đồng tập thể thông qua những mối quan hệ, những cách xử sự và hành động của nhân vật. Trong truyện ngắn Hoài cổ, nhà văn nhận ra ranh giới trong suy nghĩ và nhìn nhận của lớp trẻ thật khác với thế hệ trước đây. Nhân vật tôi cảm nhận được ngay sự khác lạ của mẹ và chị mình trong buổi lễ cúng đình: “Vào trong điện, mẹ tôi tự nhiên lôi ra một cái quạt giấy màu nâu, phe phẩy; chị Tương rút kính cận ra đeo, chăm chú đọc mấy chữ nho thếp vàng trên
cột. Cả hai trông đều già nua hẳn đi, lạ lẫm, hình như họ không còn là của tôi, họ đang ở một thế giới khác của nghi lễ, phẩm phục.” Tôi và Lữ nhận thấy những gì thuộc về thế hệ trước sao mà rườm rà, phức tạp: “Hàng chục ông già khăn đóng, áo dài lụa xanh niêng niễng…, hàng chục bà già áo dài màu tăm tối: cánh dán hay xam xám, những búi tóc giả đen nhẫy, mặt trang điểm theo kiểu cổ, lông mày vẽ mảnh như sợi chỉ, ngồi rù rì nhai trầu” khiến Lữ phải thốt lên “Kinh quá! Toàn người già”. Và tất nhiên người trẻ thì không thể kiên trì với những gì mà mình không thích, không hứng thú. Buổi lễ mới chỉ bắt đầu mà Lữ đã lẩm bẩm: “Chắc sẽ rất lâu, cứ nói rề rà như thế này thì phải đến chiều mới hết” trong khi mẹ Tôi thì say sưa quay sang giảng giải cho con gái thế nào là “chủ tế”, rồi “Ngũ hành”, “Xuân, Hạ, Thu, Đông, Bách Lý Hề…”. Những nghi lễ tập tục ngày xưa không đem lại sự hấp dẫn đối với giới trẻ nên họ không hào hứng khi xem, bởi họ không hiểu và cũng không chịu tìm hiểu. Họ cho rằng không cần thiết cũng chẳng bổ ích. Thế nên trong khi tất cả đang say sưa với tập tục cúng đình thì tôi và Lữ bày trò nghịch ngợm. “Lữ càng chán tợn. Tôi áy náy hỏi: “ Ra ngoài thì không được rồi, bác Mãi giận chết. Làm gì cho vui bây giờ?” Lữ bảo “đưa bàn chân đây!” Tôi bỏ dép ra, đặt bàn chân mình lên bàn chân Lữ… Rồi tôi nhìn quanh, có lẽ không ai phát hiện ra cái trò này, những ngón chân Lữ bắt đầu ngo ngoe sau gót chân tôi. Mẹ tôi với sang hỏi: “Cháu xem lâu có buồn không?”. Lữ chống cằm cười: “Dạ, không!”.
Nhà bà cụ trong truyện ngắn “Hoa muộn” hễ cứ sắp đến Tết lại làm công việc nhặt lá để hoa mai nở đúng dịp Tết. Nhưng “gần cuối năm, bà cụ lại được mời lên tỉnh chơi, những người trẻ trong nhà đùn đẩy nhau, ai cũng ngại, ai cũng cố cho rằng người ta chỉ bày vẽ, chứ cứ thử không nhặt xem, nó có nở không? Nở quá đi chứ!”. “Rốt cuộc, cả đám người trẻ tuổi trong nhà vừa quyết định vừa cười láu cá: “Khỏi! Thử một năm không nhặt lá biết đâu hoa ra lác đác lại chẳng đẹp hơn?”. Họ vùi đầu vào mua sắm, may cho nhanh mấy bộ quần áo Tết để đi
chơi. Đối với họ, Tết chẳng qua chỉ giống như một ngày chủ nhật. Hai mươi tám Tết bà cụ mới về, đứng lọt thỏm giữa những bị cói, giỏ cước…Bà cụ nhìn khoảng vườn còn rậm rịt lá mai, lắc đầu: “Chúng mày đáng sợ thật”. Sự khác biệt từ cách nghĩ đến hành động giữa lớp trẻ và những người già thật rò nét. Hoạt động của những người cao tuổi như việc họp tổ hưu trí cũng bị lớp trẻ xem nhẹ, nhân vật Tôi trong “Mưa rơi” cản mẹ đừng đi vì trời mưa to. “Mẹ bảo: Không được đâu, một tháng có một lần!”. Tôi cười: “Một lần! các cụ họp chỉ bàn chuyện chôn nhau sao cho tình nghĩa!... Mẹ chưa đến nỗi già thế mà lần nào về cũng thấy sọm lại, lần nào hỏi họp gì, mẹ cũng cười nhạo ông ấp trưởng toàn bàn chuyện ma chay, hậu sự…”(101-102). Chị Túy thì vẻ như đỡ nặng nề hơn, “mày cản mẹ làm gì, để mẹ thích gì thì cứ làm, mẹ có kể chuyện “ngày xưa” thì chịu khó nghe, còn chuyện chính trị, chính em thì thôi, đừng có đem ra mà cãi với cụ”. (102). Người trẻ họ nhìn cuộc sống thật giản đơn, dễ dàng chấp nhận nó cũng như bỏ qua nó. Họ chỉ cười khi bị trách mắng và coi đó là chuyện bình thường. Không chỉ lớp trẻ lên tiếng trước những thủ tục lễ nghi rườm rà, những suy nghĩ việc làm của người lớn mà họ cho là lạc hậu lỗi thời.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 1
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 2
- Phơi Bày Những Mâu Thuẫn Trong Cuộc Sống Và Xung Đột Tâm Lý Của Tuổi Trẻ Thời Đại
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 5
- Nhân Vật Cô Đơn, Hoài Nghi, Bất Lực
- Xây Dựng Nhân Vật Thông Qua Những Điểm Cá Biệt.
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Thế hệ người già cũng bày tỏ thái độ của mình trước lớp con cháu ngày nay. Trong truyện ngắn “Mưa rơi”, nhân vật tôi gợi ý khi mẹ có ý nghĩ viết văn: “Hay mẹ ghi lại sự kiện, để chị Túy con sẽ chuyển thành văn”. Mẹ gạt con mèo xuống bàn, cười to: “Để rồi chị mày sẽ nhìn tất cả những chuyện hôm qua theo cái cách giễu cợt hôm nay hả?”(101). Quanh chuyện đi hay không đi họp hưu trí, người mẹ tỏ ra không hài lòng khi con gái mình có suy nghĩ thiếu sâu xa “Mẹ có vẻ giận, bảo tôi bớt ác độc đi. Mẹ vẫn thay áo, bảo, con chưa hiểu, đó là thế giới người già. Một tháng một lần bàn bạc với nhau là đủ an tâm khi mình chết đi, con cái không làm thì cũng có hội mình lo cho cẩn thận”. Lối sống và nhân cách con người cũng có phần khác biệt, thời nay, con người sống buông thả hơn, tự do học tập, tự do yêu đương vì vậy họ không biết quý trọng gia đình,
trân trọng tình yêu. Đối với họ được làm những gì mình thích, đó là điều hạnh phúc. Bởi vậy, chính họ gây ra không ít những hậu quả, lỗi lầm và phá hỏng những mối quan hệ đạo đức xã hội. Tình cảm gia đình vợ chồng, cha con, anh chị em, bạn bè…do thế không còn được nguyên vẹn. Có những người phụ nữ công khai quan hệ yêu đương với người đàn ông khác trong khi biết rò học đang có một gia đình hạnh phúc với “những đứa con cứ lần lượt ra đời”. Có những người đàn ông thản nhiên nói xấu vợ, than vãn chuyện gia đình khi đi bên cạnh người tình trẻ. Rồi những cô gái trẻ đẹp sẵn sàng lao vào tình yêu và chịu cảnh “một gà hai mề” mà không phải lúc nào cũng thấy hổ thẹn với lương tâm. Có những người mẹ dễ dàng vứt bỏ đứa con đầu lòng đứt ruột đẻ ra, có những người cha hàng ngày cứ lên giọng giảng chuyện đạo đức nhưng chính mình lại sống giả dối, vi phạm vào chuẩn mực đạo đức của chính mình. Dường như hầu hết tất cả những giá trị của cuộc sống đều bị chi phối bởi chính nhu cầu cá nhân của con người.
Xuất phát từ những trải nghiệm của bản thân, Phan Thị Vàng Anh đã giúp người đọc thấy được nét khác biệt giữa hai thế hệ xưa và nay. Nét riêng của giới trẻ là họ đã khám phá và nhìn nhận, xem xét cuộc sống trong lăng kính của mình để rồi tự mình định giá, cân nhắc lại mọi giá trị cuộc sống. Mọi sự vật trong thế giới gần như được nhìn lại từ đầu bằng đôi mắt của những con người mới bước vào đời. Song, ở họ toát lên những suy nghĩ, phán xét già dặn, chín chắn, những kinh nghiệm của một thế hệ thực sự trưởng thành. Họ không chấp nhận lối sống giả dối, ích kỉ, bon chen hay những vẻ đẹp bề ngoài mà thực chất bên trong lại xấu xa. Bởi nhân vật của Phan Thị Vàng Anh là những người có học, phần đông họ là những trí thức đang tiếp thu kiến thức của nhân loại làm hành trang vào đời hoặc có người đã đi làm, đã va chạm cọ xát với cuộc sống. Nhân vật Tuyền trong “Cuộc du ngoạn ngắn ngủi” vì đứng bên ngoài đám đông kia nên đã phần nào thấy hết được sự giả tạo của nó. Một chuyến đi của lũ
trẻ mang mục đích thiết thực: mở mang tầm mắt, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, giúp trẻ trở nên hòa hợp với thiên nhiên…Thế là “một ngày hè nóng nực, trẻ con trong phường quần áo xúng xính chất lên một chiếc xe…vạ vật một tiếng đồng hồ ở trụ sở ủy ban mới khởi hành được, trong khi các bậc phụ huynh ở nhà cứ yên trí rằng thằng bé hay con bé nhà mình đang lắc lư trên xe ngắm ruộng đồng phố xá…”. Vượt hàng chục cây số đến được hồ bơi lại cấm chúng không được bơi. Rồi những anh chị trong ban phụ trách thì mỗi người mang một suy nghĩ khác nhau, anh Bí thư Đoàn phường được dịp thể hiện uy lực từ lời nói đến hành động, nhưng những việc làm của anh trở nên lố bịch, gây khó chịu. Mấy chị phụ trách thì tò mò, điệu đà, đỏng đảnh được dịp trình diễn nghiệp vụ để anh Bí thư chấm điểm…
Nhân vật tôi trong “Khi người ta trẻ” đã chứng kiến sự dại dột trong tình cảm của cô mình, hiểu được con người “đầy mâu thuẫn” của cô Xuyên, nhận ra sự ủy mị, yếu đuối, nhu nhược của cô khi đưa ra một quyết định nào đó. Hơn nữa, nhân vật tôi còn nhận ra cái thứ tình cảm mà cô Xuyên gọi là tình yêu ấy thật ra đó chỉ là thứ tình cảm đơn phương dễ dãi, nó làm cho con người mù quáng, thiếu lý trí, thiếu sáng suốt để rồi nhận lấy sự cay đắng, đau khổ vàkết thúc là cái chết thương tâm. Đó là những bài học cuộc đời mà Phan Thị Vàng Anh muốn nói với tuổi trẻ.
1.3. Tuổi trẻ đương đại: Sự chọn lựa và dấn thân
Xuất phát từ sự nhìn nhận, cân nhắc, định giá lại mọi giá trị của cuộc sống dưới lăng kính của một nhà văn trẻ, Phan Thị Vàng Anh đã để nhân vật của mình nhận ra những mối xung đột, những đúng sai trong cuộc sống và con người trong xã hội. Từ đó, họ có những cách lựa chọn riêng trên con đường đi của mình. Dù đúng, dù sai nhưng khi nó là cách lựa chọn của chính bản thân nên phần lớn nhân vật của Phan Thị vàng Anh không cảm thấy hối tiếc. Đó cũng là
một trong những điểm nổi bật lớp trẻ ngày nay, với suy nghĩ dám nghĩ, dám làm, họ sẵn sàng dấn thân.
Trong truyện ngắn “Hội chợ”, không phải ngẫu nhiên nhà văn để cho nhân vật Bá có hoàn cảnh xuất thân từ một anh chàng bán xổ xố lô tô nay đây mai đó, cuộc sống không cố định “Anh đi đây đi đó nhiều lắm! ”. Và Bá, một người được bạn bè nhận xét là “Thằng khốn nạn thật, đi đâu cũng vậy!”.(7). Nhưng Thảo vẫn dành tình cảm đặc biệt cho Bá, dù khi chia tay anh ta không một lời hứa hẹn “nhưng Thảo thấy mình không đợi không được”.(10). Biết rằng đó chỉ là mối tình thoảng qua giữa hai kẻ không hề biết chút gì về nhau song với Thảo thế là đủ, một khi đã yêu cô sẵn sàng chờ đợi và tin rằng có ngày Bá quay trở lại. Cô hồn nhiên khi thấy rằng mình đang thực hiện cái thiên chức của phụ nữ là: chờ đợi. Nhân vật Giang trong “ Sau những hẹn hò” sau những mâu thuẫn về tâm lý, những lần đấu tranh gay gắt giữa tình cảm và lý trí, rồi những giận hờn oán trách đối với Lâm khi anh không chịu bỏ vợ để đến với mình, biết rằng cuộc tình tay ba không đi đến hồi kết. Và cô nhận ra: “Trong những trò chơi như thế này, chưa chắc ai đã là đồ chơi của ai, chỉ chắc chắn một điều là, dù gì, cuối cùng tôi vẫn nắm phần thua thiệt”. Thế nhưng, cô không thể điều khiển được con tim của mình theo hướng khác. Nó đã, đang và sẽ vẫn cứ hướng về Lâm, cô chấp nhận đau khổ để mỗi khi tạm biệt anh lại hỏi “Bao giờ anh lên?”. Đối với Giang, dù yêu trong đau khổ nhưng cô còn được người ấy đáp lại tình cảm của mình. Lâm tìm thấy sự đồng cảm từ phía cô nên “Tháng một, hai lần, anh lại lên”. Họ hạnh phúc khi có nhau, cùng nhau đi dạo, đi cà phê…Với cô gái trong truyện ngắn “Si tình”, tình yêu đơn phương với người đàn ông luống tuổi đã khiến cô trở nên sống buồn khổ trong suốt hai năm trời, còn gì đau khổ hơn khi yêu mà không được đáp lại “Cũng như những lần trước, em nằm vật ra, úp mặt vào cái chăn lông vịt, thấy mình như chết lặng đi, em nghĩ: “Hết rồi!”.(59) Nhưng sau đó cô vẫn cứ lao vào tình yêu ấy, say sưa với nó thậm chí từng biểu
hiện nhỏ của anh ta cũng gây nên xúc cảm trong cô. “Nhớ phát điên cơ quan của anh, căn nhà của anh. Em không dám đi qua, em đi học bằng một con đường vòng vèo xa xôi chỉ để cho anh không phải thấy mặt, để anh không bị ám ảnh bởi cảm giác có một đứa đeo đuổi, làm phiền”. (64) “Em yêu mình lắm, nên em không kết cho em cái tội “ngoại tình”, em gọi đó là “chọn lựa”.” (61). Xuyên trong “Khi người ta trẻ” đã biến tình yêu vốn được coi là thứ tình cảm thiêng liêng của con người thành một nỗi ám ảnh suốt đời đối với người thân của cô và một nỗi sợ hãi đối với những người trẻ đang bước vào tuổi yêu. Cô coi tình yêu là trò chơi “Chơi với ai cũng được, ngủ với ai cũng được, em không quan tâm”.(53) vì thế cô bỏ qua những anh văn nghệ sĩ nửa mùa, những anh học trò nghèo hiền lành, đánh đổi tất cả để đến với Vỹ “một thằng nhà giàu ích kỉ, chơi bời và tàn bạo mà cô gọi những cái ấy là “đàn ông”.(55). Cứ như vậy, giảng đường trở nên xa lạ đối với cô và Vỹ. Cúp học liên miên. Thi lại cũng liên miên. Trong ngăn tủ lại có thêm rất nhiều những mẩu giấy kể từ mai phải học, phải…nếu không…”.(55). Cô chọn cái chết “không ai cứu được vì cô là sinh viên trường Y và lại hay đọc tiểu thuyết, nên cô dùng thuốc với liều chết thật chắc chắn, ở một nơi không ai có thể can thiệp được”. Chết để giữ một tình yêu điên rồ và mù quáng, chết có thể do “có gì với thằng Vỹ rồi”(57), hay chết khi nhận ra rằng “cô đã đổi tất cả để đến với Vỹ để rồi Vỹ ta cao chạy xa bay, rằng cô đã không chịu nổi cái cảm giác ở lại thêm một năm học để bị bạn cười thương hại…”(57). Cái chết của Xuyên gây tò mò cho những người xung quanh, mỗi người có một phán đoán riêng bởi cô ra đi “không một cái thư tạ lỗi như người ta hay làm, không trách móc ai, bên cạnh cũng không có ảnh của ai, chữ của ai. Chỉ có cô và vỉ thuốc trống rỗng”.(56). Dù nguyên nhân nào chăng nữa, cái chết của Xuyên cũng đã “gây cho bà tôi một đòn nặng, làm mọi người áy náy”. Xuyên chọn lựa cái chết có đáng không? Phải chăng ở cái tuổi này người ta điên đến mức nào, ngông cuồng đến mức nào, người ta lại thích