Vàng Anh nhận thấy có những con người tồn tại trên đời thật vô nghĩa, không ước mơ hoài bão, không màng tương lai, hạnh phúc, sống thờ ơ lãnh đạm và cứ thế mình dần trở nên nhạt nhòa trước cuộc sống giống như kẻ vô danh. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến con người vốn trẻ trung đầy khát vọng và hoài bão lại trở nên bi quan hoài nghi về cuộc sống là do chính họ đã nhận ra, đối diện với thói hư tật xấu và sự bon chen ích kỉ, giả dối của người đời. Trong truyện ngắnHoa muộn, nhân vật Hạc không biết tại sao mình luôn buồn, luôn chán nản cô đơn và trong tình yêu lại là người quá vô duyên “không giữ ai được quá một năm”. Đặc biệt, Hạc chẳng bao giờ đề ra cho mình một cái đích hay một mục tiêu để phấn đấu, tình cảm của Hạc không dành cho ai, cô chưa thực sự yêu thương một ai, thậm chí ngay cá nhân mình. Hạc không muốn bị ràng buộc bởi hai chữ “nghĩa vụ” và “trách nhiệm”. Hạc không thiết tha gì với cuộc sống này do vậy mà cô chẳng bận tâm tìm hiểu nó. Hạc là một con người ích kỉ, ích kỉ với cuộc đời, với mọi người xung quanh thậm chí ích kỉ với cá nhân mình. Đó là một trong những hiện tượng đáng lo ngại cần phải thay đổi, nhất là trong cuộc sống hiện nay. Tương tự như vậy, Khanh trong “Nhật ký” cũng chỉ thấy dửng dưng khi đối diện với cuộc sống. Trong học tập, Khanh thấy “hoàn toàn trống rỗng trong đầu”. Còn với bạn bè, khi Loan hốt hoảng báo: “Con Thùy đụng xe ngoài ngã ba, gãy chân rồi!” thì Khanh vừa mở cửa vừa hỏi: “Hồi nào? Xe gì đụng? Nặng không?”, vừa tự phân tích cảm giác thật sự của mình. “Tôi hơi ngượng vì đằng sau những câu hỏi dồn dập đó, tôi hoàn toàn dửng dưng, sự dửng dưng mà tôi cố đẩy ra không được…Tôi đã kể với Nguyện chuyện này. Nguyện nhìn tôi lo âu: “Không hay tí nào, như vậy là mất tính người, là đang chết đấy”. Khanh đang chết dần ngay trong khi còn sống, cô chẳng cảm thấy rung động trước một vự vật hay sự việc gì, không vui cũng chẳng buồn, cứ lửng lơ. Thầy giáo khuyên nên viết nhật kí để ghi lại cái điều đáng ghi trong ngày. “Tôi đã phải coi chừng bởi đêm qua, sau khi ghi ngày
tháng vào trang đầu của sổ nhật ký, tôi đã không biết viết gì thêm. Hôm qua ở giảng đường, tôi đến và chép bài, rồi ra chơi, rồi chép, rồi cà phê, chiều lại cà phê, tối về học một chút, học thuộc lòng, có gì đáng ghi nhận vào đây? Và tôi xé trang đầu, lên giường đi ngủ”. Cô hoài nghi về trạng thái tâm lý của chính mình, không biết vui cũng chẳng biết buồn, không có xúc cảm trước một sự kiện nào. Cô thấy mình trở nên cô đơn lạc lòng với mọi người xung quanh. Nhân vật Thái Anh trong Phục thiện đã từng từ bỏ trường học cũ với hy vọng tìm được một môi trường mới để kì công “phục thiện”. Nhưng sau một thời gian cô mới thấy rằng môi trường mới cũng chẳng khác gì thậm chí còn tệ hơn. Cô đã nhận ra lối sống giả dối có mặt khắp mọi nơi, cả chốn học đường, trong gia đình và ngoài xã hội. Điều đó khiến cô đâm ra nghi ngờ tất cả không biết nên tin vào ai, vào điều gì. Đã có lúc cô tỏ ra buông xuôi chẳng buồn nghĩ đến, song bởi cô là con người, mà con người thì phải suy nghĩ. Chính vì vậy, mỗi lần suy nghĩ cô lại rơi vào trạng thái thất vọng tràn trề, cô day dứt về cuộc sống, về thân phận con người. Chấp nhận nó hay đấu tranh chống lại thói giả dối ấy quả thật khó. Sự giả dối còn xuất hiện trong truyện ngắn Chị em họ khi nhà văn để cho nhân vật Hà tự bộc lộ qua những buổi đến lớp, ở nhà, đặc biệt sự kiện được lên truyền hình của Hà đã lột tả được tất cả sự giả dối đó. Trên truyền hình Hà tỏ ra chăm chỉ ngoan ngoãn, siêng năng, đoàn kết, song sự thật hoàn toàn ngược lại. Điều đáng nói là nhà văn đã chỉ ra sự giả dối của thế hệ học sinh trong học đường, thật đáng lo ngại khi nó được mặc nhiên thừa nhận và trở thành xu thế phổ biến trong giới trẻ. Ta còn bắt gặp lối sống giả dối bon chen ích kỉ ở nhiều truyện ngắn khác như Vỹ trong Khi người ta trẻ, Lâm trong Sau những hẹn hò, người cha trong Kịch câm…Tất cả tạo ra một tâm lí bất ổn cho con người muốn sống nghiêm túc, đúng đắn trong xã hội đó. Những giá trị tinh thần bị đảo lộn, tình yêu vốn được coi là tình cảm thiêng liêng bỗng chốc bị đem ra làm trò đùa hay
là thứ để lợi dụng lẫn nhau hòng thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Tình cảm gia đình bị xem nhẹ, những đạo lí luân thường của cha ông ta cũng bị làm cho hoen ố.
Trong thế giới truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, người đọc còn nhận thấy cuộc sống hiện đại với những lo toan bộn bề, những tính toán riêng về vật chất cũng như nhu cầu của con người đã chi phối mọi mối quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật đều có hoàn cảnh sống riêng biệt và hầu hết đều xuất hiện ở thời điểm hiện tại. Mỗi con người là một mảnh vỡ vụn vặt, là sự rời rạc không thể kết nối, không thể phân loại. Thái Anh, một cô bé nữ sinh lớp 11 trong truyện ngắn “Phục thiện” vì ngang bướng một mình một quan điểm nên không tìm thấy sự đồng cảm ở các bạn trong lớp, cô bé đã chuyển trường để “phục thiện” những cuối cùng cũng không khá hơn. Thái Anh đã phát hiện ra rằng cuộc sống xung quanh không giống như những điều mình mong muốn. Hoàn trong truyện ngắn “Truyện trẻ con” hiện đang là sinh viên, tuổi đời mười chín đôi mươi lại mơ màng ngày đêm vì chuyện nên yêu người lớn tuổi hay đáp lại tình cảm của một anh bạn học cùng. Nhân vật Xuyên trong “Khi người ta trẻ” đã chấp nhận cuộc sống “ một gà hai mề”, yêu người đã có vợ để rồi chọn cái chết để bảo vệ tình yêu ấy. Đó quả thật là một kết cục bi thảm, một bài học cho những người trẻ tuổi trong cuộc sống hôn nhân và gia đình. Hai nhân vật Bá và Thảo gặp nhau trong “Hội chợ”, sáu ngày bên nhau và “Bá chỉ cần tung ra một nắm câu ỡ ờ là tình yêu đã có thể nảy mầm nhanh như cỏ”. Câu chuyện đặt ra vấn đề niềm tin của con người vào cuộc sống và tình yêu, cứ tin, hãy tin dù đó chỉ là một hy vọng mong manh. Truyện ngắn Kịch câm được bắt đầu bằng sự kiện đứa con gái lớn đã phát hiện cha nó có bồ, cuộc sống của một gia đình nặng nề trôi qua từng ngày. Tuổi trẻ vốn nhạy bén đã nhận ra ngay cơ hội: Từ đó đứa con gái lớn tự cho mình cái quyền “là một người vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè và chiều tối thoải mái đi chơi và nhất là nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có sau này…”. Cha nó, một người đàn ông vốn luôn sống
trong quan niệm cứng nhắc, áp đặt và nạn nhân là mẹ con nó phải chịu đựng như những tên nô lệ thời phong kiến. Nó không ngờ cha nó lại là kẻ đạo đức giả. Câu chuyện đặt ra vấn đề nhân cách và sự đổi thay nhân cách của con người dẫn đến sự bất ổn trong gia đình, tạo tiền đề cho những tội lỗi mà con người sẽ gây ra. Những nỗi đau câm lặng như thế xuất hiện trong nhiều truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh.
Song các nhân vật trẻ tuổi gặp nhau một điểm, đó là đề cao con người cá nhân. Điều này cho thấy, cảm hứng Khi người ta trẻ đã chi phối hoàn toàn, từ nhân vật còn rất trẻ, từ môi trường hoạt động của tuổi trẻ đến tính cách, xử sự trong quan hệ con người. Họ dám nghĩ dám làm, dám lên tiếng khẳng định mình giữa chốn đông người, giữa tập thể. Chính vì thế nên ở một số truyện, vai trò các nhân được đẩy đến tận cùng tới mức bản thân họ cũng không thể chia sẻ được với chính mình. Hoàn trong “Truyện trẻ con” chỉ vì đọc một cuốn sách nói về tình yêu giữa một cô bé và một người đàn ông lớn tuổi mà nảy ra ý định “phải có một người lớn để yêu và phải hơn tôi nhiều tuổi để áp dụng cách xưng hô của truyện”. Cô cố lục lọi trong trí óc xem bạn của cha mình có ai lý tưởng để thực hiện kế hoạch của mình không. Tìm được chú Bằng- người mới bị vợ bỏ nhưng người đàn ông như thế mới từng trải! Cô tìm cách gặp, tiếp xúc với chú nhưng rồi ngày càng thấy hình ảnh của Tường- cậu bạn trai cùng lứa xuất hiện trong đầu. Người đọc cảm nhận được một sự phân thân của nhân vật khi Hoàn suy đoán, dò xét, khi muốn khám phá và theo đuổi những bí ẩn trong tình cảm của con người mà Tường dành cho mình. Cuối cùng bản thân cô cũng không thể hiểu nổi tình cảm thực sự của mình dành cho ai nữa. Xuyên trong “Khi người ta trẻ” đã bỏ qua tất cả những người đàn ông đến với mình chân thành để rồi chìm ngập trong tình yêu với Vỹ, một “công tử Bạc Liêu đã có một kẻ già nhân ngãi non vợ chồng dưới Long Xuyên”. Với suy nghĩ “chơi cho vui vậy thôi, đi với ai, ngủ với ai cũng được, em không quan tâm”. Cứ như vậy, khi Vỹ nhạt dần thì lại
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 1
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 2
- Tuổi Trẻ Đương Đại: Sự Chọn Lựa Và Dấn Thân
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 5
- Nhân Vật Cô Đơn, Hoài Nghi, Bất Lực
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
là khi Xuyên sâu nặng, cô trở nên sống lầm lì ít nói, cô cũng không dám đề nghị một sự lựa chọn thẳng thừng vì sợ rằng Vỹ sẽ chọn Ngân- vợ mình- chứ không chọn cô. Cứ thế, cứ thế Xuyên rơi vào tình trạng bị tình yêu giày vò và cuối cùng đã chọn cái chết không ai biết, Vỹ càng không biết. Phải chăng đó là cách lựa chọn của không ít cô gái trẻ tuổi hiện nay. Cái chết của cô đã khiến cho gia đình, nhất là người mẹ già bị sốc nặng, là nỗi đau và cũng là sự cảnh tỉnh đối với các cô gái trẻ. Cô gái trong “Si tình” vốn từ bé vẫn mơ mộng một mối tình với “tám phần tình, hai phần nghĩa” để rồi không hiểu sao lại đi yêu đơn phương một người đàn ông không yêu mình, nhưng có lúc lại “sửng sốt vì thấy rằng mình cũng cố lúc đau lòng vì người này, người nọ, khi đã có anh…nhưng em không kết cho em cái tội “ngoại tình” mà em gọi đó là “chọn lựa”. Sự chọn lựa ấy xuất phát từ những suy nghĩ nông nổi, bồng bột chưa đủ chín chắn để đến với thứ tình cảm như tình yêu. Sự vô nghĩa khi chạy theo thứ tình cảm đơn phương để nhận lấy sự ngu muội.
Nhiều nữ nhân vật ở lứa tuổi trẻ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh luôn chao đảo trong những cách chọn lựa- cả chọn lựa trong tình yêu cũng như một thứ còn hệ trọng hơn nhiều: đó là cách sống và mục đích sống. Sự mất phương hướng của tuổi trẻ dẫn đến thái độ buông thả là một quãng không xa. Nhân vật An trong “Mười ngày” chấp nhận trao tình cảm cho một người đàn ông không đáng tin cậy. Mười ngày Tết sống trong đợi chờ một lá thư hồi âm mà không có, trái tim cô như bị rỉ máu, tâm hồn cô trở nên khô héo, song vẫn cứ đợi chờ trong hy vọng mong manh, “Mùng năm. Anh lên thành phố với một dáng vẻ lạ lùng. Tôi hỏi: “Anh có nhận được thư?” Anh gật đầu. “Sao anh không viết?...Về đi, mệt lắm rồi…Thôi đủ rồi”. Những lời đối thoại của An với người đàn ông mà cô mong đợi cho thấy hết được sự giận hờn, oán trách khi cảm thấy tình cảm của mình bị đem ra làm trò đùa. Nhân vật Tuyền trong “Cuộc du ngoạn ngắn ngủi” mặc dù đi thăm quan cùng cả một tập thể nam có, nữ có, thanh niên, thiếu niên
đủ cả thế nhưng không hiểu sao Tuyền không cảm thấy vui. Cô thờ ơ với tất cả, không buồn hát, không buồn bắt chuyện với ai, thậm chí uể oải khi phải trả lời một ai đó. Cô luôn tách mình ra khỏi đám đông và đứng nhìn họ vui chơi, ăn uống, nói chuyện, hát hò…Tính cách sắc sảo tinh tế cho cô nhận thấy được cuộc vui chơi này chỉ mang tính hình thức, chính tại đây cô mới chứng kiến được hết sự giả dối của cuộc sống. Cô không hiểu tại sao mình lại tham gia chuyến đi này trong khi mình không tìm thấy sự hòa đồng với họ. Cũng gần giống như thế, một đứa con gái đang tuổi lớn trong “Kịch câm” kia có cách cư xử và suy nghĩ không giống một đứa trẻ đang tuổi trưởng thành, do nó sớm phải chứng kiến cảnh gia đình không hạnh phúc, cha mẹ không hòa thuận. Cha có người đàn bà khác, mẹ vô tư đến mức vô tâm, nhưng nó không muốn cho mẹ và em biết vì theo nó, “Mẹ hiểu quá chắc cũng chẳng làm gì được và ngây ngô chưa chắc đã là khổ”. Nó nghi ngờ cái gọi là tương lai, là tình yêu của chính nó; nó sợ hãi và cay đắng khi nghĩ đến cuộc sống sau này của nó. Nhà văn đã để cô bé ấy phải trải qua một nỗi đau quá lớn so với tuổi đời của mình, cô bé trở nên già trước tuổi, mất đi vẻ hồn nhiên vô tư của thời cắp sách để rồi sống khắt khe với mọi người ,với chính bản thân mình, dần dần rơi vào tình trạng cô độc, biến mình thành kẻ không hiểu nổi chính mình.
Cảm hứng mang màu sắc triết lí về cuộc sống cũng xuất hiện rò nét trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh. Không đơn giản là những kiến thức từ sách vở mà đó còn là sự xuất phát từ cái nhìn đầy trải nghiệm, vừa chín chắn, vừa day dứt băn khoăn về cuộc sống, con người, đạo đức, nhân cách… Nhà văn gửi gắm những trăn trở của mình qua tác phẩm, từ đó khái quát thành những quan niệm triết lí nhân sinh .
Trong truyện ngắn “Khi người ta trẻ”, nhân vật Xuyên không khỏi làm người đọc giật mình qua những suy nghĩ giản đơn một chiều về sự sống, Xuyên có thái độ dửng dưng, thờ ơ, không thiết tha gì cuộc sống, thậm chí coi rẻ tính
mạng của bản thân. Chỉ vì thứ tình yêu mù quáng mà ngày đêm cô ôm ấp, vì muốn được “trả thù”, vì sợ bạn bè coi thường mà cô đã tìm đến cái chết. Cô không hề biết rằng có một người -mẹ cô đã chết cùng với nỗi đau về sự nông nổi của con gái mình. Nhà văn muốn chỉ rò cho họ thấy được giá trị tốt đẹp của cuộc sống chính là do con người đem lại. Họ phải biết sống sao cho có ý nghĩa, sống vì mình, vì gia đình và xã hội. Với Khanh trong “Nhật ký” cũng vậy, cô đã nhận ra thái độ hoàn toàn dửng dưng, vô cảm trước tất cả những gì đang diễn ra quanh mình, cô không vui cũng không buồn, không có cảm xúc rung động. Cuộc sống đối với Khanh chẳng qua chỉ là một sự thụ động, bốn năm đại học mà vốn ngoại ngữ chỉ đọng lại bằng vài câu chào hỏi xã giao. Khanh có một cuộc sống lặng lờ như một vở kịch không cao trào, đến nỗi “Bây giờ mà chết cũng không có gì để tiếc!”. Cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh là sự tẻ nhạt.
Với Phan Thị Vàng Anh, cuộc sống hiện đại với guồng quay mạnh mẽ của thời buổi kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến lớp trẻ, từ suy nghĩ đến hành động, lối sống, cách xư xử, cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống…Nhà văn cảm nhận thấu suốt và phản ánh chân thực qua từng câu chuyện, từng trang văn, từng nhân vật, từng cá tính. Mỗi truyện ngắn đều để lại những dư vị cay đắng. Ở đó người đọc bắt gặp một đội ngũ nhân vật rất trẻ, một môi trường dành cho tuổi trẻ luôn luôn vận động và tính cách của họ cũng rất trẻ. Nhưng đó cũng là một tuổi trẻ đầy hoài nghi và cô đơn. Đặt họ đối diện trực tiếp với cuộc sống, cọ xát, va chạm, nhà văn đưa ra lời cảnh báo về “một thế hệ đánh mất mình”. Và trong thẳm sâu cảm hứng sáng tạo của nhà văn, đó là mong muốn họ tìm lại được bản thân mình, con người mình theo đúng nghĩa của nó.
1.2. Phơi bày những mâu thuẫn trong cuộc sống và xung đột tâm lý của tuổi trẻ thời đại
Ngay từ những tác phẩm đầu tay như Khi người ta trẻ, truyện ngắn Hoa muộn, Ở nhà, Si tình, Phục thiện, Chị em họ…đều bộc lộ cảm quan hiện thực
trong góc nhìn phân tích đôi khi trào lộng. Bằng đôi mắt của người trẻ tuổi mới bước vào đời, Phan Thị Vàng Anh đã nhận thấy những mâu thuẫn khác nhau trong đời sống và những xung đột trong tâm lý của tuổi trẻ. Có khi là lối sống hời hợt, thờ ơ lãnh đạm với tất cả những gì diễn ra xung quanh, khi là lối sống giả dối, bon chen ích kỉ, cũng có khi con người ý thức được chuẩn mực của xã hội song lại vi phạm tạo nên lối sống tiêu cực đáng lên án. Vì thế con người đứng trước kết cục không tương lai, không hạnh phúc, không ước mơ khát vọng. Là một nhà văn trẻ tuổi, song Phan Thị Vàng Anh tỏ ra từng trải với kinh nghiệm sống dầy dặn. Truyện ngắn của chị cho thấy sự tinh tế, nhạy cảm khi cắt nghĩa những xung đột tâm lý dẫn đến lối sống bất ổn của con người.
Đó là những mâu thuẫn, xung đột giữa ước mơ và thực tại, nói cách khác đó là xung đột giữa nội tâm con người và sự tác động của ngoại cảnh. Con người sống thường mang trong mình những ước mơ, nhất là tuổi trẻ. Họ có ước mơ hoài bão về sự nghiệp, về tình yêu, về cuộc sống; có những ước mơ thật lớn lao xa vời song cũng có những ước mơ thật giản dị. Nhân vật của Phan Thị Vàng Anh đều thuộc lớp người trẻ tuổi, dù sống và làm việc trong môi trường, hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều mang trong mình những ước mơ và nuôi mầm hy vọng. Nhân vật Thảo trong truyện ngắn Hội chợ sống ở khu ngoại thành vắng vẻ, nghèo nàn đã rung động trước anh chàng bán xổ xố lô tô ở hội chợ, cái anh chàng mà “chép bài hát cho Thảo chữ ngả như gió thổi và thích viết hoa là viết”. Sáu ngày bên nhau, anh ta đã để lại cho cô bé những kỉ niệm khó quên và khi ra đi không hề một lời hứa hẹn. Không hẹn ước nhưng Thảo thấy mình không đợi không được. Rồi “Đoàn lô tô chưa thấy quay trở lại, cũng không thấy thư từ của ai nhắn nhủ về. Bãi đất trống đã có người tới đo và bán, những gương mặt từ đâu đổ về, họ xây nhà nhanh như đổ bánh, những căn nhà tô đá rửa giống nhau chen chúc cạnh nhau…Những vườn rau nhỏ đã bán hết, cái hốc hẻo lánh này dần dà cũng đông vui…Thảo nghĩ “giá mà bây giờ Bá quay lại”.Tâm hồn cô gái