Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 2

* Nhóm những điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch bao gồm:

- Điều kiện về tài nguyên du lịch. Đó là các giá trị về tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển du lịch như địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu tài nguyên và vị trí địa lý thuận lợi

- Tài nguyên nhân văn, bao gồm các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch của một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông du khách với nhiều mục đích khác nhau của chuyến du lịch.

- Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch như điều kiện về tổ chức bộ máy quản lý du lịch kể cả các cơ quan quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch; lực lượng lao động; các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và xã hội của tổ chức, cơ sở du lịch bao gồm nhà cửa và các phương tiện thiết bị giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đi lại, ăn uống nghỉ dưỡng và các nhu cầu về tinh thần của khách du lịch.

Một số điều kiện đặc biệt khác có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm Quốc tế, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, lễ hội truyền thống vv…sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch [12].

1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch

* Ý nghĩa về mặt kinh tế

Phát triển du lịch sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương, nơi có những tiềm năng về du lịch được đầu tư và khai thác có hiệu quả. Nguồn thu được xác lập từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch trực thuộc quản lý của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trước hết, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu sự hỗ trợ liên ngành chính là cơ sở cho các ngành như: Giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan vv… phát triển. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa, mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất ở các ngành kinh tế khác.

Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, hệ thống điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng vv…Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc vv… của du khách, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này có sơ hội để phát triển. Mặt khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trước và sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó tạo điều kiện để ngành giao thông vận tải các vùng lân cận phát triển.

Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 2

* Ý nghĩa về mặt xã hội

Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7 lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây, du lịch tạo ra một việc làm mới, đến năm 2005, cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch.

Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển. Thông thường, tài nguyên du lịch thường ở những vùng xã xôi hẻo lánh, việc khai thác các tài nguyên du lịch đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng ở các vùng này, làm thay đỏi bộ mặt ở các vùng đó, góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những vùng trung tâm.

Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng bá có hiệu quả cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, giới thiệu về phong tục tập quán vv…của một quốc gia hay một dân tộc với các nước khác.

Du lịch đánh thức các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc. Khách du lịch thường thích mua các sản phẩm truyền thống của địa phương mà họ đến tham quan, thường thích đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lich sử, vì thế đây là động lực để các di tích lịch sử này được trùng tu tôn tạo, các ngành nghề thủ công được khôi phục.

Du lịch làm tăng thêm sự hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua

sự giao thoa văn hóa giữa khách du lịch và người bản địa.

* Các tác hại của du lịch đến kinh tế và xã hội

Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành du lịch dịch vụ. Do đây là ngành tạo ra các dịch vụ là chủ yếu, việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan (khách du lịch tiềm năng rất dể từ chối một chuyến đi du lịch), do đó việc đảm bảo doanh thu ổn định là một điều bấp bênh và khó khăn, không thể biết trước được. Nếu tỷ trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì nền kinh tế đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn.

Du lịch măng nặng tính thời vụ nên dễ làm mất sự ổn định và cân đối trong sử dụng lao động, du lịch làm ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước, gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh; du lịch cũng tạo ra các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần của một dân tộc, một đất nước.

1.1.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch văn hóa sinh thái

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch VHST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường) [41].

Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) gọi tắt là du lịch thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và

phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch văn

hóa và sinh thái ở 2 điểm:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.

- Hoạt động du lịch VHST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống tường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm. Đứng

trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm. Du lịch VHST đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững [36].

1.1.5. Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững

Du lịch nói chung và du lịch văn hóa sinh thái nói riêng, để đạt được mục tiêu phát triển một cách bền vững, cần phải triển khai thực hiện tốt 10 nguyên tắc phát triển sau đây:

- Nguyên tắc 1: Sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và xã hội là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài.

- Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thải. Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.

- Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng. Sự đa dạng muốn nói ở đây là đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá, việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và cũng là chổ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.

- Nguyên tắc 4: Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch. Tức là hợp nhất sự phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển KT-XH cấp Quốc gia và địa phương, việc tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.

- Nguyên tắc 5: Hỗ trợ kinh tế địa phương. Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị và chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển lại vừa tránh được các tổn hại về môi trường.

- Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường mà còn nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.

- Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan. Việc trao đổi, thảo luận giữa ngành du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan liên quan khác nhau là rất cần thiết nhằm cùng nhau giải toả các mâu thuẩn tiềm ẩn về quyền lợi.

- Nguyên tắc 8: Đào tạo nhân viên. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng các sản phẩm du lịch.

- Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá và xã hội ở nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của du khách.

- Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Tiếp tục nghiên cứu và giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiêụ quả các số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang lại lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho khách hàng [8].

1.1.6. Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch văn hóa sinh thái hiện nay

+ Đối với du lịch văn hóa

Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ bảo vệ và phát huy các Di sản văn hoá và Di sản thiên nhiên, một bộ phận quan yếu của tài sản văn hoá và đồng thời là bộ phận quan trọng nhất trong tài nguyên du lịch.

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc trấn hưng và bảo tồn các Di sản văn hoá. Doanh thu từ hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các Di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các ngành thủ công mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống phục vụ du lịch.

Một trong những ví dụ cụ thể là sự phát triển du lịch tại Huế trong những năm gần đây đã và đang làm sống lại những ngành nghề đã một thời bị lãng quên như may, thêu ren, đúc đồng, chạm khắc và đặc biệt là nghệ thuật ca Huế truyền thống, Nhã nhạc Cung đình.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận của du lịch đối với đời sống kinh tế văn hoá, những hoạt động du lịch cũng đem lại những tác động tiêu cực đến công cuộc bảo tồn các Di sản văn hoá nói riêng và nếp sống văn hoá nói chung.

- Đối với các Di sản vật thể, đặc biệt là các Di sản có giá trị nổi bật toàn cầu thì sự bùng nổ số lượng khách tham quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các Di sản này. Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một Di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những sự huỷ hoại đối với các Di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng trang trí, vật dụng thờ tự.

- Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như: Khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xả rác bừa bãi.

- Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác nhau, tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy đủ và thiếu

những quy định chặt chẽ, cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc, ứng xử tuỳ tiện ở những nơi được coi là trang nghiêm đặc biệt là những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại, gây nên sự bất hoà thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần [45].

+ Đối với du lịch sinh thái

Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung, trong các VQG và Khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ.

Theo ước tính ở Việt nam có hơn 12.000 loài thực vật, 275 loài động vật có

vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2.470 loài cá và hơn

5.500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá. Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Một nguyên nhân cơ bản đó là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng đang diễn ra hết sức phức tạp.

Các dấu hiệu của việc khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều và không phải là không khó nhận ra ở Việt nam. Một ví dụ cho thấy việc buôn bán thịt thú rừng phát triển mạnh. Một con chim quý có thể bán được 1.500.000 đ/kg, thịt lợn rừng 200.000 đ/kg. Cách đây không lâu, ở Đắc lắc còn có một quán ăn đặc biệt với các món thịt hổ. Những thú vật nhồi bông cũng có sẵn để bán ở các cửa hàng ở Hà nội và Thành phố HCM. Một con hổ nhồi bông các đại gia có thể bỏ ra 50 triệu đồng để mua cho được, một con gấu trúc khoảng trên dưới 20 triệu đồng... Với những giá đó những người dân nghèo sẵn sàng tham dự cuộc buôn bán mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao [39].

Với sự nỗ lực bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, đến nay Việt Nam đã lập danh sách các Khu bảo tồn thiên nhiên, gồm 68 khu bảo tồn ngập nước, 15 khu bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2024