quốc gia thực hiện BHTN thì hoặc là Nhà nước đóng góp thường xuyên cho quỹ BHTN bằng cách trích một phần tiền thuế theo một tỷ lệ cố định tính trên khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động; hoặc Nhà nước chỉ tham gia với tư cách bảo trợ cho quỹ khi phần đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động không đủ đáp ứng các chi phí hoặc dự trữ của quỹ bị ảnh hưởng do các biến động về tiền tệ khi Nhà nước thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội.
Phần đóng góp của người lao động là để cho họ ý thức được ý nghĩa của việc dự phòng cá nhân. Ngoài ra, chính người lao động là người hưởng trợ cấp nên họ phải tham gia đóng góp.
Về hình thức đóng góp
Đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ BHTN có thể được thực hiện dưới hai hình thức là đóng theo một khoản cố định và hưởng theo một khoản cố định hoặc đóng theo mức lương và hưởng theo mức lương. Mỗi hình thức đóng góp đều có mục đích và ý nghĩa riêng.
- Đóng theo một khoản cố định và hưởng theo một khoản cố định. Hình thức đóng góp này không có liên quan gì đến mức lương của người lao động. Khoản cố định ở đây có thể hiểu là "mức thu nhập được bảo hiểm". Mức này do cơ quan BHTN lựa chọn sao cho phù hợp với mức sống, với tình hình kinh tế - xã hội nói chung và phù hợp với nhu cầu của đa số người hưởng chế độ.
- Đóng theo mức lương và hưởng theo mức lương. Hình thức này được người lao động ủng hộ hơn, do đảm bảo công bằng, người lương cao đóng nhiều sẽ được hưởng nhiều, người lương thấp đóng ít sẽ được hưởng ít. Tuy nhiên, xác định mức đóng và hưởng theo cách này điều quan trọng là phải kiểm soát được mức lương hay thu nhập của người lao động. nếu không thì sẽ không có cơ sở tính toán, cân bằng thu - chi quỹ, dễ dẫn đến bội chi.
Về tỷ lệ đóng góp:
Tuy tình hình kinh tế - xã hội từng nước mà quỹ BHTN được thành lập dựa trên tỷ lệ đóng góp theo một trong hai phương thức sau:
- Người sử dụng lao động đóng đúng bằng người lao động theo tỷ lệ 1-1 (phương thức đồng đều). Phương thức này tạo tư tưởng hai bên cùng chia sẻ gánh nặng BHTN.
- Người sử dụng lao động đóng gấp đôi người lao động theo tỷ lệ 2-1. Phương thức này thể hiện sự quan tâm tốt hơn của người sử dụng lao động đối với người lao động.
d. Tổ chức thực hiện chính sách BHTN
Tổ chức BHTN là sự tập hợp các cấu trúc của các bộ phận cấu thành và các hoạt động điều phối một cách có ý thức nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách BHTN.
Là một tổ chức, trước hết tổ chức BHTN phải đảm bảo những đặc tính chung của tổ chức, đồng thời phải thể hiện những đặc tính riêng về lĩnh vực hoạt động của mình và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính mục tiêu và hiệu quả, việc tổ chức BHTN phải xuất phát từ mục tiêu chính sách BHTN đòi hỏi. Nghĩa là việc thành lập tổ chức BHTN là để giúp Chính phủ đưa chính sách BHTN vào cuộc sống theo các mục tiêu đề ra. Đó là mục tiêu đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình khi không may người lao động bị thất nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động để họ sớm quay lại thị trường lao động và cao hơn nữa là góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Tính hệ thống, tổ chức BHTN phải có các bộ phận hợp thành một cách chặt chẽ và các bộ phận này phải có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong tổ chức BHTN phải có những hệ thống nhỏ hơn nằm trong một hệ thống lớn. Điều đó giúp cho việc xác định chức năng, nhiệm vụ và vị trí của từng bộ phận, từng hệ thống nhỏ và thiết lập các mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, tạo ra cơ chế vận hành suôn sẻ cả theo chiều dọc và chiều ngang.
- Tính đồng nhất và đặc thù, sự kết nối giữa các bộ phận, các hệ thống con trong tổ chức BHTN phải đảm bảo tính đồng nhất về mặt cấu trúc. Bên cạnh đó cũng phải xem xét đến tính đặc thù của tổ chức này. Chẳng hạn, nếu tổ chức một hệ thống BHTN độc lập thì
tính đồng nhất và tính đặc thù rất dễ xác định về mặt cấu trúc của tổ chức. Nhưng nếu BHTN do nhiều cơ quan đứng ra tổ chức thì tính đặc thù phải được đặt lên hàng đầu và cần phải được coi trọng hơn khi hình thành bộ máy tổ chức cũng như tổ chức triển khai chính sách BHTN. Tính đặc thù của tổ chức BHTN có thể nằm ngay trong chính sách BHTN và cũng có thể do thực tiễn chi phối, quyết định. Yêu cầu về tính đồng nhất và tính đặc thù khi tổ chức BHTN ở nước ta cần phải hết sức coi trọng, nếu không sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các yêu cầu khác, như tính hiệu quả và tính hệ thống của tổ chức BHTN.
- Tính phù hợp giữa chủ thể với khách thể trong quản lý, chủ thể quản lý BHTN là cơ quan quản lý BHTN do Nhà nước đứng ra tổ chức. Còn khách thể quản lý chính là người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHTN. Sự phù hợp giữa chúng phụ thuộc nhiều vào nội dung chính sách BHTN, vào tính chất của từng khâu công việc mà tổ chức BHTN phải hoàn thành, vào nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHTN. Để đảm bảo được yêu cầu này, ngay từ đầu phải thống nhất quan điểm là tính chất và nội dung quản lý đến đâu thì thiết lập tổ chức tương ứng đến đó. Có như vậy, tổ chức BHTN mới hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Theo đà phát triển của kinh tế thị trường, nội dung chính sách BHTN của mỗi nước sẽ luôn có sự thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp. Chính vì vậy, tổ chức BHTN cũng sẽ phải hướng tới sự điều chỉnh hợp lý và hoàn thiện.
Trong quá trình thực thi chính sách BHTN cần phải có những phân tích, đánh giá và so sánh kết quả của hoạt động thực tiễn khi áp dụng chính sách với mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn hoạch định chính sách. Từ đó có những đúc kết, rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, tổ chức thực thi chính sách BHTN là giai đoạn có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của chính sách BHTN được ban hành.
1.3. KINH Nghiệm Về Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp Của Một Số Nước TRÊN Thế Giới và một số bài học cho việt nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hệ thống Chính sách Bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc được xem như một hệ thống chính sách toàn diện, bao gồm chính sách thị trường lao động và bảo hiểm xã hội. Chính sách bảo hiểm việc làm không chỉ thực hiện chức năng truyền thống là cung cấp trợ cấp thất nghiệp đối với người thất nghiệp mà còn thực hiện chức năng xúc tiến điều chỉnh cơ cấu các ngành, ngăn ngừa thất nghiệp, xúc tiến các hoạt động bảo đảm việc làm để tăng việc làm và xúc tiến các hoạt động phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động. Bộ Lao động chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm này. Cơ quan Phúc lợi Lao động Hàn Quốc triển khai và thực hiện thu bảo hiểm. Các Văn phòng lao động địa phương thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm việc làm (thông qua tài khoản cá nhân).
Hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc gồm ba cấu phần chính: chương trình bảo đảm việc làm, chương trình phát triển kỹ năng nghề, trợ cấp thất nghiệp.
Trách nhiệm đóng góp Bảo hiểm việc làm được xác định cho người sử dụng lao động và người lao động tùy theo mỗi một loại hình hoạt động.
Một trong những vấn đề cơ bản trong thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm nói chung và BHTN nói riêng là mức độ tuân thủ, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ và đối với người lao động hưởng tiền lương ngày. Hiện nay, tỷ lệ tuân thủ ở Hàn Quốc được biết là 73,4%. Trong thị trường lao động của Hàn Quốc, người lao động thường được phân loại thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời và lao động theo ngày. Người lao động tạm thời có thể làm việc với thời hạn xác định hoặc không xác định thời hạn. Các doanh nghiệp sử dụng lao động tạm thời để điều chỉnh số lượng trong danh sách trả lương vì loại lao động này có thể bị sa thải và không được hưởng trợ cấp một lần. Người lao động hưởng tiền lương ngày được thuê mướn với một thời hạn xác định và tự động chấm dứt khỏi danh sách trả lương. Một số chủ sử dụng lao động không muốn thông báo hai nhóm lao động nói trên về các mục đích bảo hiểm xã hội. Sự yếu kém trong công tác quản lý chủ yếu do thiếu những quy định thỏa đáng cho việc lưu trữ hồ sơ của người sử dụng lao động đối với nhóm lao động này [8].
Một trong những cản trở khác đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm và chương trình BHTN là chất lượng của việc làm giảm do mức độ an toàn thấp đó làm giảm tính khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo người lao động của mình và tạo ra những tiến bộ chậm chạp của các dịch vụ việc làm trong việc xây dựng thông tin và dịch vụ về thị trường lao động, ví dụ dịch vụ tư vấn việc làm.
Bảng 1.1: So sánh quy định về BHTN của Hàn Quốc và Việt Nam
Nội dung | Hàn Quốc | Việt Nam | |
1 | Đối tượng | Người lao động tham gia BHTN trừ người LĐ trên 65 tuổi, làm ít hơn 80h/tháng, công chức, LĐ thuộc đối tượng của Luật hưu trí dành cho giáo viên phổ thông, công nhân trên biển, LĐ đặc biệt trong ngành bưu điện | Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên |
2 | Phạm vi | Doanh nghiệp có sử dụng từ 1 LĐ trở lên | Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên |
3 | Mức đóng | Người LĐ đóng 0.5%, người SDLĐ 0.5% | Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, Nhà nước 1% |
4 | Điều kiện hưởng | Đóng 12 tháng trong khoảng 24 tháng trước khi thất nghiệp | |
5 | Mức hưởng | 50% của tiền lương trung bình | 60% mức bình quân tiền |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 2
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Những Quy Định Cơ Bản Của Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- So Sánh Quy Định Về Bhtn Của Thái Lan Và Việt Nam
- Trình Độ Học Vấn Của Lực Lượng Lao Động Năm 2008
- Thực Trạng Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
tại việc làm trước đó | lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp | ||
6 | Thời gian hưởng | 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo thời gian đóng |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
BHTN ở Trung Quốc có những đặc điểm như sau:
- BHTN là một hệ thống xã hội bắt buộc được thực thi thông qua pháp luật của Nhà nước; chỉ những người thất nghiệp được quy định trong pháp luật có quyền được hưởng BHTN; mục đích là nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản, thay vì mọi khía cạnh của tất cả nhu cầu thất nghiệp; trong khi nhà nước thành lập các quỹ BHTN thì xã hội phối hợp với việc sử dụng của các quỹ đó;
- BHTN có tác động tích cực hơn loại cứu trợ tài chính, quan trọng hơn, nó giúp cho việc đẩy mạnh cạnh tranh và khả năng tìm được việc làm của người thất nghiệp thông qua đào tạo nghề để họ có thể tham gia lại vào lực lượng lao động;
- Các khoản bồi thường BHTN được thực hiện trong thời gian ngắn, những người không tìm được việc làm trong một giai đoạn nhất định sẽ nhận trợ cấp xã hội thay vào đó.
- Doanh nghiệp đóng 1% tiền lương cơ bản cho chương trình BHTN;
- Chương trình này được các cơ quan quản lý lao động quản lý thông qua đại lý của các công ty dịch vụ lao động;
- Những người thụ hưởng là người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước tuyên bố phá sản hoặc trên bờ phá sản và người lao động bị sa thải hoặc những người mà hợp đồng lao động của họ đã chấm dứt;
- Mức hưởng bảo hiểm dựa trên tiền lương tháng bình quân của 2 năm trước khi bị thất nghiệp và được chi trả cho đến 12 tháng hoặc 24 tháng nếu đã có thời gian làm việc trên 5 năm.
Năm 1993, "Điều lệ BHTN đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước" đã được ban hành với đối tượng được mở rộng, cơ chế tài chính và chế độ hưởng được thay đổi như sau: Phạm vi áp dụng được mở rộng đến một số nhóm bổ sung của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Mức đóng góp được sửa đổi từ 0,6 đến 1% tổng tiền lương. Nguyên tắc thay thế thu nhập được chuyển từ hình thức gắn với thu nhập sang hình thức qui định những mức chuẩn bằng 120% - 150% mức trợ cấp cứu trợ xã hội của Nhà nước [6].
Năm 1998, chương trình BHTN tiếp tục được cải cách với mức đóng góp được ấn định là 2% đối với doanh nghiệp và lần đầu tiên người lao động được yêu cầu đóng góp một phần. Mức đóng góp của người lao động là 1% tiền lương. Chương trình BHTN lại được sửa đổi cơ bản và tổ chức lại vào năm 1999 thông qua "Điều lệ về BHTN" với những đặc điểm chính như sau:
Phạm vi áp dụng: Điều lệ BHTN áp dụng cho tất cả người lao động ở thành thị gồm cả người lao động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố và thị trấn, doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp khác và nông dân làm hợp đồng trong các doanh nghiệp và các cơ quan. Chính quyền địa phương ở cấp tỉnh có thể quyết định đưa vào áp dụng các loại hình cơ quan, tổ chức khác như các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị do cộng đồng điều hành. Tổng số người tham gia ước tính khoảng 93 triệu người.
Các nguồn quỹ: Các doanh nghiệp ở các thành phố và thị trấn đóng 2% quỹ tiền lương và người lao động đóng 1% tiền lương. Nông dân làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp không phải đóng góp. Ngoài ra cũng có các nguồn thu khác như tiền lãi ngân hàng, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn quỹ khác. ở một số tỉnh và khu tự trị, các nguồn quỹ điều tiết lại có thể được hình thành để hỗ trợ cho Quỹ BHTN nếu như quỹ này tụt xuống dưới mức qui định.
Để được hưởng BHTN, người yêu cầu được hưởng BHTN phải đáp ứng các điều kiện sau: Họ có đăng ký thất nghiệp và đang tìm việc làm; Đã đóng BHTN tối thiểu 12 tháng; họ là người thất nghiệp không tự nguyện.
Chế độ BHTN được qui định trong Điều lệ như sau:
Trợ cấp BHTN: Tỷ lệ hưởng được chính quyền địa phương quy định - cao hơn tiêu chuẩn cứu trợ xã hội và thấp hơn mức tiền lương tối thiểu ở địa phương. Trợ cấp này được chi trả:
- Tối đa 12 tháng đối với những người có ít nhất 1 năm nhưng ít hơn 5 năm đóng
BHTN;
- Đến 18 tháng đối với thời gian đóng BHTN từ 5 năm đến dưới 10 năm;
- Tối đa 24 tháng khi đó đóng BHTN ít nhất 10 năm.
Trợ cấp Y tế: Trợ cấp này dành cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp và để đóng
các chi phí khám bệnh và hỗ trợ y tế đối với những bệnh hiểm nghèo.
Trợ cấp tuất: Khi người hưởng trợ cấp thất nghiệp chết, trợ cấp tuất một lần và tuất hưu trí sẽ được chi trả cho gia đình người đã mất.
Đào tạo và chi phí giới thiệu việc làm và các khoản trợ cấp khác.
Nông dân với hợp đồng lao động được trả trợ cấp sinh hoạt nếu chủ sử dụng lao động của họ đóng BHTN cho quỹ BHTN.
Tình trạng thất nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước đổi mới cơ cấu ở Trung Quốc đã đặt chương trình BHTN dưới một áp lực tương đối lớn. Trong những năm gần đây, 20 triệu người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đã bị sa thải. Họ là những người vẫn còn trong thời hạn hợp đồng nhưng không có việc làm. Có ba hình thức hỗ trợ thu nhập cho những người bị thất nghiệp dạng này: Hỗ trợ sinh hoạt cơ bản; BHTN; Hỗ trợ sinh hoạt cơ bản đối với các cư dân thành thị [6].
Bảng 1.2: So sánh quy định về BHTN của Trung Quốc và Việt Nam