Những Nhân Vật Có Tấm Lòng Nhân Hậu, Giàu Lòng Yêu Thương, Vị Tha


tiếng gọi khẩn thiết về đạo đức của con người được đặt ra bức thiết hơn lúc nào hết. Sự phát triển như vũ bão của xã hội là những điều kiện có thể đưa con người ngự trị trên những vinh quang nhưng cũng sẵn sàng tước đoạt đi “nhân tính” thiêng liêng của mỗi người. Bằng trực cảm và trí tuệ sắc sảo, Hồ Thủy Giang nhận ra, đứng trước vòng xoáy của đồng tiền, địa vị, danh vọng, đạo đức bị đẩy lùi, cái ác, cái xấu tăng thêm, con người nhiều khi không còn giữ được chính mình.

Trong truyện ngắnMây gió ngẩn ngơ, người đọc được chứng kiến sự tha hóa đạo đức của nhà thơ Thục Phi. Nhà văn miêu tả ngoại hình mà Thục Phi tự tạo cho mình, “uốn hàng ria mép theo kiểu ghi đông cong veo như hai dấu phẩy ngược, chiếc mũ phớt, cái áo hoa văn mường cộng thêm đôi mắt giương giương đỏ cạch”, điều này làm Thục Phi trở thành vừa bặm trợn vừa xa lạ trước những hội viên của mình. Ngoại hình đã vậy, tính cách Thục Phi cũng khác người, khi nào mà sáng tác được bài thơ ưng ý, thì dù mười hai giờ đêm vẫn đến nhà người quen đập cửa, xông vào oang oang đọc thơ bất chấp cả giấc ngủ của mọi người, có lần do say quá, Thục Phi còn gác chân ngủ ở ngoài đường tròn thành phố. Trước sự cám dỗ của đồng tiền Thục Phi bỏ hẳn việc sáng tác thi ca vì “thơ phú làm cái mẹ gì! Nghèo kiết xác” để trở thành một giám sát viên tham nhũng, phá hoại về xây dựng công trình.

Đồng tiền chi phối mọi mối quan hệ cha con, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp. Trong Tình phụ tử là câu chuyện đáng buồn của một cô con gái. Người cha muốn thừa kế cho cô ngôi nhà nhưng với một điều kiện là không chấp nhận chàng trai mà cô đang yêu. Để chiếm được ngôi nhà hàng tỷ đồng và để nó không rơi vào tay của mẹ kế, cô gái giả vờ chia tay với người yêu cũ và dẫn về một người yêu mới thậm chí còn có đầy đủ giấy đăng ký kết hôn. Người cha vui sướng ra đi sau ngày cưới của cô con gái trong tình phụ tử thiêng liêng không một vết rạn. Nhưng người cha đâu biết rằng chàng con rể


khỏe mạnh, hiền từ, lanh lợi nói năng hoạt bát đó lại do con mình thuê về làm “chồng hờ” trong vài ngày chờ đợi người bố sang tên cho ngôi nhà. Trong truyện không biết nên thương hay nên trách cô gái đây?

Một câu chuyện khác éo le hơn nữa. Một đôi vợ chồng vì làm ăn thua lỗ nên bị bắt nợ mất ngôi nhà. Nhất định không để mất ngôi nhà, nên người vợ vốn có một nhan sắc trời phú đã dấn thân vào một hợp đồng quái đản do lão chủ nợ đề xuất. Mỗi tuần thị đến sống ở nhà lão (như vợ chồng) đến bốn ngày và lão trả cho chị thêm một triệu đồng. Với bản tính ranh ma người vợ tìm mọi cách cho lão già đó chết nhanh để giành lại được giấy tờ của ngôi nhà. Lúc giành lại được ngôi nhà, thì cũng là lúc người chồng vốn giàu lòng tự trọng bỏ đi, vì không thể chịu đựng hơn được nữa. Anh cho rằng lúc vợ mình tự dấn thân vào cái hợp đồng kỳ quái ấy, tức là cô đã bán đi nhân phẩm và hạnh phúc của mình. Và giờ đây khi Thị lấy lại được ngôi nhà thì hạnh phúc của hai vợ chồng chỉ còn lại một nắm tro tàn (Tro tàn). Vì tiền mà bà mẹ trong Nỗi ám ảnh của một nữ tỉ phú bỏ cả chồng con để theo một ông giám đốc giàu có, rồi cuối cùng bà ta bị người đàn ông đó phản bội lại nên đã hóa điên. Hay, vì sự quyến rũ của đồng tiền mà người cha theo một người đàn bà hơn mình đến chục tuổi vào tận trong Nam sinh sống, bỏ mặc người vợ đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, hàng ngày vẫn phải lê tấm thân bệnh tật ra ngoài chợ để kiếm tiền nuôi con mới hơn mười tuổi (Giấy vụn).

Sự tha hóa đạo đức còn bắt nguồn từ quyền lực, danh vọng sự đố kỵ của con người. Huy Mão đang đứng trên bậc cao danh vọng hiện là vụ trưởng ở Hà Nội. Trước kia khi còn là những cậu học trò tuổi mười bảy Huy Mão lừa Thế Minh để giành lấy chiến thắng trong kỳ thi học sinh giỏi văn của tỉnh. Vậy mà ba mươi năm sau gặp lại nhau, Huy Mão vẫn “không quên” giành lại cái hy vọng cuối cùng mà Thế Minh mong đợi, chỉ vì thấy Thế Minh giỏi hơn mình về thi ca (Những hàng ghế trống).


Con người đứng trước danh vọng, địa vị tự đánh mất đi bản tính tốt đẹp của mình. Trước kia, khi còn là lái xe ở chiến trường Quảng Bình, Vĩnh được đặt tên là “Vĩnh lửa” vì anh là một con người mưu trí quả cảm, tính tình phóng khoáng sôi nổi. Khi đứng trước chỉ huy hoặc anh em cùng cấp bậc, anh luôn cư xử thẳng thắn, đúng mực. Có lần khi trời đã tối, máy bay đe dọa ầm ì trên đầu, nhưng anh vẫn sửa xe giúp cho một người bạn, khi anh kia biếu thuốc cảm ơn, anh từ chối, vì mình có thuốc rồi và dẫu sao giữ gìn vẫn hơn. Vậy mà, sau mấy năm Vĩnh thay đổi nhanh chóng. Vẻ mặt vô tư, hơi ngang bướng ngày trước được thay thế bằng vẻ mặt nghiêm nghị, trịnh trọng. Lời nói thì lại “rặt” một thứ ngôn ngữ của công sở, huyện đường “Báo cáo bác”, “Xin phép bác”, “Hầu chuyện bác”... kết hợp với giọng nói “oặt ẹo, mơn trớn” đến khó chịu. Tài xã giao của Vĩnh giỏi đến nỗi, đi đến địa phương nào cũng đón tiếp cẩn thận và được quà biếu. Mới mười năm mà Vĩnh thay đổi hoàn toàn “trong tâm hồn anh vốn có một mảnh đất phì nhiêu tươi tốt nay đang biến thành một vùng cỏ dại”. Không chỉ có vậy để leo lên được những bậc thang của danh vọng,Vĩnh còn không từ một thủ đoạn đê tiện nài như dèm pha bè phái, lừa trên đạp dưới, khúm núm, xu nịch cấp trên để tiến thân (Cỏ dại).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trong truyện ngắn Hoa Phặc Phiền vẫn nở, nhạc sĩ Bách Quang để đạt được danh vọng, địa vị từ bỏ cả tình máu mủ của mình. Ba mươi năm trước, khi còn là một cán bộ miền xuôi lên công tác ở Bằng Lung, trong lớp bổ túc văn hóa, anh bị dáng hình đẹp như tiên nữ của A Xao hút hồn. Nhưng là một cán bộ miền xuôi đầy triển vọng lên tăng cường, anh vẫn giữ gìn không cho phép mình gần gũi A Xao. Vậy mà trong đời vẫn có những giây phút định mệnh. Chỉ vì một chiếc xe đạp và một con trâu mộng của nhà giàu, bố A Xao bắt cô phải lấy một người đàn ông hơn cô tới ba mươi tuổi. Trong đêm cứu A Xao khỏi cái tục lệ quái ác ấy, Bách Quang đã không làm chủ được chính


Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 4

mình. Nhìn nụ cười mãn nguyện, tươi vui của A Xao, Bách Quang khó xử buồn lo không sao tả siết. Vì con đường tương lai phía trước, ba ngày sau Bách Quang cầm giấy gọi của nhạc viện ra đi như một kẻ trốn chạy. Sau biết bao năm, ông mới đủ can đảm để trở lại phố huyện vẫn khắc sâu những kỉ niệm trong tâm hồn mình. Ông ngỡ tưởng suốt ba mươi năm qua mọi chuyện đã được xóa nhòa theo năm tháng và mình trở thành người vô can. Nhưng bất ngờ, ông biết được chính cái đêm ấy để lại cho mình một cậu con trai gần ba mươi tuổi giống ông như đúc, thậm chí cũng có dòng máu âm nhạc của ông. Vừa lo vừa mừng, ông định bụng ngày mai sẽ ra thắp hương cho A Xao và thú nhận mọi chuyện với con, rồi tìm cách đưa con về Hà Nội để theo học lớp âm nhạc. Thế nhưng, nửa đêm khi ông nhận được điện thoại của cô con gái về việc ông được đề bạt lên bộ trưởng thay thế ông bộ trưởng cũ, vì có con riêng nên bị cách chức. Đứng trước danh vọng, địa vị và tình máu mủ, Bách Quang đã lựa chọn điều thứ nhất, vứt bỏ tình máu mủ để tiến thân, thật không có gì đau xót bằng.

Đối sách là một truyện ngắn vừa có cái bi, vừa có cái hài. Tuynh thật bất hạnh vì phải làm việc trong một cơ quan, mà cấp trưởng và cấp phó đấu đá nhau kịch liệt. Sau khi tìm hiểu tình hình và tính toán kỹ lưỡng, Tuynh đã nghĩ ra một cách là phải hài hòa cả đôi bên, không theo ai cũng không nói xấu ai. Nhưng biện pháp này của Tuynh không có hiệu quả. Cuối năm, khi xét vào biên chế chính thức Tuynh không được vào, vì thái độ “lờ lờ nước hến” của mình. Tuynh lại tính toán chuyển sang cách khác là: “cứ đứng trước vị này thì Tuynh ra sức dèm pha không tiếc lời vị kia. Tuynh lôi đủ những cái xấu của họ ra mà nói... Giữ ý làm gì khi các vị cứ nghe Tuynh kể xấu đối thủ của mình như nuốt lấy từng lời”[20,tr.143-144]. Toa thuốc lần này của Tuynh tỏ ra rất hiệu quả, cấp trưởng và cấp phó mỗi lần gặp Tuynh đều cười rất tươi, có lẽ chỉ vài tháng nữa là Tuynh có thể được xét vào biên chế. Trong một cuộc họp,


khi cả hai vị tranh đấu quyết liệt xem trong cơ quan ai được ủng hộ nhiều hơn thì Tuynh được lôi ra làm chính nghĩa, vì cậu là nhân viên mới nên trong sáng vô tư. Tình huống lần này thật khó với Tuynh, sau một đêm suy nghĩ, Tuynh đã tìm ra được một giải pháp là xẻ đôi người, “Một nửa đầu. Một nửa cổ. Một tay. Một chân. Hai nửa người được trợ đỡ bằng một chiếc nạng gỗ... Một nửa người đi về phía bà giám đốc. Một nửa người đi về phía ông giám đốc”. Bằng việc xây dựng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm, nhà văn mượn cái ảo để nói cái thật ngoài cuộc đời. Đó là, vì cúi đầu trước quyền lực mà con người đánh mất đi chính mình, không dám bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Kết cục cuối cùng tuy chỉ là giả tưởng Tuynh trở nên què cụt cả thể xác lẫn tinh thần.

Như vậy, sự tha hóa đạo đức của con người diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. Lúc xâm thực ào ạt, lúc nhấm nháp dần mòn. Nó như một thứ vi trùng tinh vi âm thầm len lỏi vào tâm hồn từng con người, làm biến đổi nhân cách con người lúc nào không hay biết. Điều đáng nói nhất là sự tha hóa đó lại tồn tại nhiều nhất ở tầng lớp trí thức, vốn được xem là tầng lớp tinh hoa của dân tộc đảm nhiệm những công việc khác nhau trong xã hội. Từ cái nhìn bên trong của người trong cuộc, Hồ Thủy Giang đã phơi bày bao nhiêu ngóc ngách, bao nhiêu tầm thường, nhỏ nhen đớn hèn thậm chí cả tội lỗi của thế giới tưởng như phẳng lặng ấy. Những con người như nhạc sĩ Bách Quang, Vĩnh, Tuynh, Thục Phi trong xã hội hiện nay không thiếu thậm chí còn xuất hiện càng nhiều khi có sự lên ngôi của đồng tiền, địa vị, danh vọng. Khi xây dựng những nhân vật này, Hồ Thủy Giang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội hiện đại. Mọi người hãy luôn cảnh giác và tránh xa những gì phi đạo đức, phi nhân cách để vươn tới một ngày mai tươi sáng, hãy tự biết vượt lên và chiến thắng mọi hoàn cảnh thử thách trong cuộc sống. Đó chính là tư tưởng “nhân bản, nhân đạo” trong sáng tác Hồ Thủy Giang. Nhân đạo, theo tác giả không phải chỉ là ban phát một tình thương vô bờ bằng lời nói,


không phải chỉ là nhìn vào những cái tốt để cổ vũ, ngoảnh mặt làm ngơ trước các thói hư tật xấu, các cách sống thông tục. Trái lại, nhân đạo là nhìn thẳng vào lối sống, vào những việc làm trái với nhân cách, đạo đức. Từ đó dự báo để con người nhận ra và vượt qua được những tai họa của lối sống ấy.

3.2.3. Những nhân vật có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương, vị tha

Song song với việc dựng lên cái xấu, cái ác, cái phi đạo đức mang giá trị phê phán thức tỉnh, giúp độc giả nhìn rõ hơn thực tế đời sống của xã hội. Hồ Thủy Giang còn giành nhiều tâm huyết dựng lên nhiều chân dung cao đẹp những biểu tượng sáng ngời về đạo đức, đạo lý. Những nhân vật này còn gọi là nhân vật tích cực hay nhân vật chính diện, đó là kiểu nhân vật “thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội – thẩm mĩ nhất định”[24].

Phương Lan trong Điện hoa là một phụ nữ xinh đẹp, tính tình nhã nhặn. Học xong đại học ngoại ngữ với tấm bằng loại ưu, nhưng cô không dám xin việc vào bất cứ cơ quan nào, cũng không dám nghĩ đến việc chồng con vì cô bị căn bệnh hiểm nghèo. Cô sợ mình sẽ là gánh nặng cho mọi người, do vậy mà Phương Lan luôn phải sống cô đơn, lặng lẽ. Những ánh mắt soi mói và những lời bất nhã, thô thiển về đời tư Phương lan của một số học sinh trong lớp học Anh ngữ làm cô không tránh khỏi những ưu phiền. “Đặc biệt vào những ngày lễ, khi mà các cô gái trẻ mặt mày vui tươi, hãnh diện nhận được những bó hoa từ tay các bạn trai. Những lúc ấy, họ thường ra vẻ thích thú đưa mắt cho nhau như ngầm bảo rằng: Kìa cô giáo khốn khổ của chúng ta chưa bao giờ có được niềm vinh dự ấy”[20,tr.6]. Chính vì vậy, tuy sống lạc quan nhưng trái tim mỏng manh, bé nhỏ của cô cũng rễ bị tổn thương. Thế nhưng, khi nhận được những lẵng hoa của một người vô danh gửi tặng, cô lại thấy yêu đời, yêu sống, cô hạnh phúc trong con mắt mọi người, kiêu hãnh


trước những con mắt thường dè bỉu cô. Vậy điều gì đã làm cho cuộc sống của cô thay đổi? Đó chính là tấm lòng chân thật của anh nhân viên bưu điện cùng sống trong chung cư với cô. Những lãng hoa thật đẹp cũng như tấm lòng của anh, đã đem lại niềm hy vọng, sự lạc quan trong cô để cô mau lành bệnh. Đó cũng là niềm tin của nhà văn vào con người, là tình yêu thương mà tác giả muốn gieo vào tâm hồn mỗi người.

Truyện ngắn Cô bưu điện Gốc Trám, được giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1981. Truyện kể về một cô nhân viên bưu điện, tuy bị điều về làm tại một chi nhánh heo hút, buồn vắng nhưng cô vẫn gắn bó, tận tụy với công việc. Cô còn là độc giả duy nhất của một nhà giáo viết văn nghiệp dư, vì những chuyện của anh chưa bao giờ được đăng. Cô âm thầm đọc và có tình cảm với anh lúc nào không biết. Nhiều lần cô cố nghĩ rằng “anh cũng chỉ là một khách bưu điện bình thường lướt qua cuộc sống hàng ngày của cô như bao người khách khác. Nhưng cô không sao tự dối được lòng mình. Hình dáng anh, đôi mắt của anh, chiếc mũ sờn, những dòng chữ nắn nót hiền lành trên những trang bản thảo cứ chập chờn hiện lên trước mắt cô...” [19,tr.100]. Khi anh đi bộ đội mà chưa một lời ước hẹn, nhưng bằng trực cảm của con tim, cô vẫn luôn hy vọng tình cảm của mình sẽ được đáp lại. Thế rồi, tình yêu và sự chờ đợi của cô đã được đền đáp, cô vui sướng đến rơi nước mắt khi được thấy truyện ngắn đầu tiên của anh được đăng trên báo kèm với dòng chữ “Tặng Hương thân yêu”. Thử hỏi, nếu không có một tình yêu đằm thắm tha thiết và một trái tim son sắt thủy chung thì làm sao cô có thể chờ đợi anh đến như vậy?

Không chỉ ngợi ca tình yêu thương của con người với con người Hồ Thủy Giang còn muốn gửi đến cho độc giả bức thông điệp đầy ý nghĩa qua truyện ngắn Cây trứng gà bất tử. Một câu chuyện giản dị nhưng thật cảm động. Người mẹ, khi còn là học sinh cấp một vì gia đình nghèo quá nên thầy


giáo bỏ ra cả tháng lương để mua cho một chiếc áo rét. Khi lớn lên, người mẹ ý nhị dạy cho các con của mình về phép tính chia đầu tiên mà mình học được từ thầy giáo. Người mẹ cho rằng “Trong bốn phép tính...phép tính nào cũng cần thiết cả, nhưng phép tính chia là khó nhất... Có người rất giỏi toán nhưng lớn lên họ vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường” “chính phép tính chia chứ không phải phép tính cộng hoặc phép tính nhân đã làm cho con người ta trở nên vĩ đại” [19,tr.104]. Ở đây, phép tính chia không còn có ý nghĩa toán học nữa mà là một phép tính trong trái tim con người, hãy biết chia khổ đau, chia bất hạnh, chia cả niềm vui hạnh phúc, chia miếng cơm manh áo, chia sự cảm thông đối với những người sinh ra mình. Phép tính chia đầu tiên mà người mẹ dạy cho các con bắt đầu từ cây trứng gà trong vườn. Năm nào cũng vậy, mỗi khi quả trứng gà chín vàng. Người mẹ không đem bán mà bảo các con mang đi biếu bác Toàn, người đã trồng cây trứng gà, phần đặt lên bàn thờ Bố, còn lại đem đi chia cho cả xóm. Những quả trứng gà tuy nhỏ bé, bình thường nhưng làm cho mọi người trong khu ngõ nhỏ bé đó gắn bó với nhau hơn. Khi người mẹ đột ngột ra đi vì một căn bệnh hiểm nghèo, tuy phải bán đi ngôi nhà và cây trứng gà không còn là sở hữu của những đứa con nữa, vậy mà những đứa con vẫn tiếp tục thực hiện được phép tính chia đó. Một câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa chúng ta hãy biết yêu thương, sẻ chia yêu thương đến mọi người thì sẽ luôn được hạnh phúc.

Hoàng Hiến trong truyện ngắn Hoa phượng, là một cậu bé phạm nhiều khuyết điểm đến nỗi trong xóm mọi người đều gọi cậu là “thằng quỷ hai sừng”. Bởi lẽ, cái trán cậu dô ra như một cái sừng và bất cứ chỗ nào cậu cũng “húc” vào. Cậu nghịch những trò rất tai ác như: đào hố ngụy trang để cả người và xe đạp sập hố chông; cái ao của người ta, cậu làm cho hàng trăm con cá chết nổi trắng lên; cậu còn chế tạo một khẩu súng bắn chim bằng diêm, suýt nữa làm cả trường học tan thành tro... Ở trường đầy những bản thống kê

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí