Các Kiểu Nhân Vật Trung Tâm Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang


tranh thiên nhiên, những lời bình luận... đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng điều quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Đọc một tác phẩm, đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Nhà văn Tô Hoài có lí khi cho rằng: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong mọi sáng tác”.

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng như Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha, cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong truyện Kiều...” [24,tr.202].

Có thể nói nhân vật là “linh hồn” của tác phẩm văn học. Ở góc độ lý luận, nhân vật là “xương sống” trong kết cấu tự sự. Xét ở góc độ thực tiễn sáng tạo nhân vật là sự thể hiện những quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhưng tùy theo quan điểm nghệ thuật của mỗi thời đại, tùy theo mục đích sáng tác và ý đồ của mỗi nhà văn mà đặc điểm nhân vật trong các sáng tác của họ khác nhau.

Trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học cho rằng: Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách đồng điệu, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người” [1,tr.346]. Nhân vật, đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học “nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người, và các quan niệm về con người”. (Trần Đình Sử).

Nhân vật trong truyện ngắn không được miêu tả trọn vẹn như nhân vật của tiểu thuyết. Nó chỉ được khắc họa bằng những đường nét sắc sảo nhất, cơ bản nhất, bản chất nhất của nhân vật. Những đặc điểm của nhân vật được biểu


hiện sinh động qua các phương diện như ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, nội tâm...

Mỗi nhà nghiên cứu có cách phân loại nhân vật khác nhau. Cuốn giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên phân loại nhân vật trong tác phẩm tự sự như sau:

Phân loại theo vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm có: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân loại theo cấu trúc hình tượng nhân vật có: nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng và nhân vật chức năng.

Phân loại theo tiêu chí ý thức hệ có: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện[16,tr.282-290].

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 3

Khảo sát một số tập truyện ngắn của nhà văn Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy hầu hết các truyện rất ngắn, ít sự kiện, ít nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang thường là những con người thuộc tầng lớp trí thức. Đó là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, thầy giáo (Bản quyền, Hoa Phặc Phiền vẫn nở, chuyện của thầy giáo Sơn, Lúc ấy biển hoàng hôn); Những ông giám đốc, cán bộ viên chức (Bông hoa cô đơn, Đối thủ, Tàu đêm, Thông reo); Bên cạnh đó có nhân vật chú bé lang thang (Chú bé đi giày một chân); Có những nhân vật gặp bất hạnh, mất mát trong cuộc sống như anh Vênh (Cỏ biếc đồng quê), chị Thúy (Nỗi buồn hãy tan đi); Ngoài ra còn có cả cô, cậu học trò (Hoa phượng, Học trò cũ, Giấy vụn, Quyển học bạ)… Tất cả những nhân vật này đều là những con người nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống với những cảnh đời khác nhau, nhưng bao giờ cũng gắn bó hay liên quan trực tiếp đến một vấn đề của đời sống xã hội, nhân sinh. Chính nhiều tầng lớp xã hội như vậy, nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang rất đa dạng, phong phú có người tốt, kẻ xấu, người bất hạnh khổ đau, người hạnh phúc, người thì có tấm lòng nhân hậu, kẻ lại tha hóa về nhân cách…


3.2. Các kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

3.2.1. Những nhân vật cô đơn, bất an, mất mát

Đọc truyện ngắn Hồ Thủy Giang, điều đầu tiên ta cảm nhận đó là nỗi buồn man mác len lỏi vào tâm hồn. Buồn trước sự cô đơn, mất mát bất an ngự trị trong tâm hồn con người. Nhà văn hầu như không thể hiện nỗi buồn, nỗi đau qua các hành động hoặc qua những biểu hiện cụ thể mà Hồ Thủy Giang thường đi sâu vào tìm hiểu những diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp trong tâm hồn con người.

Truyện ngắn Bông hoa cô đơn, là câu chuyện của một cô thư ký xinh đẹp, có thể nói là “tuyệt vời” trong công việc. Cô góa chồng hai mươi năm và đã mười năm phục vụ trong quân đội. Cô làm thư ký cho vị chủ tịch tỉnh, vợ cũng mất cách đây mười năm. Nhưng một phần do công việc quá bận, một phần do phải giữ ý trước địa vị của mình nên vị chủ tịch không xây dựng lại gia đình một lần nữa. Vị chủ tịch và cô thư kí tuy không ai nói ra nhưng họ hiểu tình cảm mà mình dành cho nhau. “Một bông hoa lặng lẽ xuất hiện trên bàn, một lời chào duyên dáng buổi sáng, một nụ cười dịu dàng của cô vào những lúc anh mệt nhoài vì công việc... Tất cả những cửa chỉ tuy nhỏ bé và bình thường ấy đã làm lòng anh tươi sáng lại, tiếp sức cho anh, kéo anh ra khỏi những giây phút tuyệt vọng”[19,tr.6]. Có lúc, ông thầm ước ao và mong muốn có được người vợ như cô thư ký. Nhưng mỗi khi ý nghĩ đấy lóe lên thì lại bị dập tắt ngay vì ông sợ làm như vậy mình sẽ trở thành kẻ thô lỗ, kệch cỡm, như là một sự vi phạm về chuẩn mực đạo đức nào đấy. Trong căn phòng mà lúc nào cũng ngập đầy những ngôn từ cung kính “Thưa chủ tịch…”, “Báo cáo đồng chí…”, “Kính thưa thủ trưởng…” thì những lời yêu thương, những lời tỏ tình như “Anh yêu em, em yêu anh” đã quá xa lạ. Và ông nhắm mắt bỏ qua cơ hội của đời mình để cô phải ra đi trong đau khổ. Hơn ai hết, chính ông là người hiểu rõ nhất, cô ra đi sẽ để lại một khoảng trống trong công việc của


ông, để lại một khoảng trống trong cuộc đời ông, thiếu cô cuộc đời ông sẽ khô khan biết mấy. Nhưng đã quá muộn, ông đã chính thức ký vào lá đơn xin nghỉ hưu của cô. Mối tình không ai nói ra mà ai cũng hiểu kia đã nhường chỗ cho con người của công việc, con người chức năng, con người khoác áo chủ tịch và thư ký. Thật bất hạnh biết bao, khi yêu nhau mà không dám bày tỏ tình cảm, chỉ vì quyền cao chức trọng, sợ suy giảm tư cách mà cả cả cô và vị chủ tịch đều mãi mãi chỉ là những “bông hoa cô đơn”.

Thuần trong truyện ngắn Con tàu đến muộn, cũng phải sống trong sự cô đơn mười năm nay. Trước kia, Thuần có một gia đình hạnh phúc yên ấm cùng vợ và con gái. Thuần là người yêu vợ tha thiết đến si mê, những ngày còn ở trong quân ngũ, trước lúc đi ngủ bao giờ Thuần cũng phải bật đèn pin ngắm ảnh vợ ít nhất mười phút. Vậy mà đến khi Thuần trở về, ngọn lửa ghen tuông trong người anh lớn đến mức, anh phá tan cái hạnh phúc gia đình đẹp như mơ ấy. Vợ con anh phải rời bỏ cái tổ ấm sống hơn chục năm để vào Nam. Thật trớ trêu thay vì “trên đời, không yêu nhau bỏ nhau đã đành, yêu nhau mà lại bỏ nhau mới thật là đau xót”. Mười năm trôi qua đủ để dập tắt ngọn lửa dữ dằn trong Thuần, nhưng một phần vì xấu hổ và vì“cái tính sĩ diện của người đàn ông trong anh lớn quá” mà anh không muốn hạ mình đến xin lỗi vợ con. Khi Thuần hiểu ra thì đã quá muộn, vợ mất mà anh không được gặp mặt lần cuối cùng, con gái của anh cũng không chịu trở về với anh, mà đã nhận một người thương binh khác làm bố nuôi. Thuần phải tự gánh lấy nỗi cô đơn, ân hận do chính mình tạo ra và rồi suốt đời không bao giờ có thể tìm lại được điểm tựa tinh thần của mình. Qua câu chuyện này, nhà văn muốn nhắn nhủ với người đọc. Gia đình là tài sản quý nhất đối với tất cả chúng ta, nó như một bình pha lê, đẹp nhưng mỏng manh dễ vỡ. Vì vậy mỗi người hãy tự biết quý trọng và nâng niu tổ ấm của mình.


Với truyện ngắn Sao xanh, nỗi cô đơn cũng ám ảnh Châu và Tùng suốt ba mươi năm “cái khoảng thời gian khắc nghiệt đủ để cho một cô gái trẻ trung biến thành một bà già khó tính, đủ để chuyển thành muối tiêu mái tóc xanh mướt của một chàng trai…”. Lẽ ra, cả hai con người cô đơn này có thể sống hạnh phúc bên nhau. Xưa kia, Châu là một cô gái trẻ đẹp, cô dám hy sinh cả mạng sống của mình để cứu người mình yêu, thậm chí Châu còn là một người rất mạnh mẽ dám bày tỏ tình cảm với người mà cô thầm yêu. Có lẽ, ở cái bản này chỉ mình Châu mới làm một việc tưởng như trái quy luật ấy. Nhưng, vì trước kia từng là thầy giáo hướng dẫn thực tập của Châu mà Tùng không dám cất lên câu nói “Anh yêu em, em là cô gái đẹp và dịu dàng nhất ở trên đời này”. Đến khi Tùng nhận ra “hình như mất Châu, anh sẽ mất tất cả” thì điều đó đã quá muộn. Bây giờ trở lại ngôi trường Bằng la hẻo lánh này biết Châu sống một mình, Tùng ngỡ tưởng “biết đâu cả hai người sẽ được đền đáp sau ngót một phần ba thế kỷ cô đơn, anh sẽ không để mất Châu lần nữa”. Nhưng điều đó là không thể, vì Châu sống quen với kí ức tươi đẹp của mối tình đầu đã gần trọn đời, chính nhờ những ảo ảnh, những kí ức đó mà Châu sống vô tư, tươi vui và có ích biết bao năm. Bây giờ tuy Tùng trở lại và muốn xây dựng lại cuộc sống với cô, nhưng Châu không thể phản bội lại cái kí ức đó. Câu nói của Châu thật đúng và cũng như nhắc nhở mọi người rơi vào hoàn cảnh như cô “đừng nên xáo trộn cuộc sống lên nữa, mọi chuyện chắc gì đã tốt hơn, thà cả hai chấp nhận sống cô đơn hơn là những nụ cười gượng gạo”.

Mặt hồ trong lẻo, là câu chuyện kể về một nhà đạo diễn của những vở bi kịch khá nổi tiếng một thành phố lớn, nay về già, lại sống trong một căn nhà nhỏ bé, yên tĩnh ở làng quê. Trong cuộc đời, ông làm bạn với hàng trăm diễn viên vậy mà bây giờ ông lại làm bạn với con Lu lu - một con chó ông nhặt được khi nó nằm chờ chết bên đống rác, để hàng ngày ông và con chó


cùng chiêm nghiệm sự đời. Nhà đạo diễn quan niệm rằng: "Bi kịch chỉ thành công khi mà chính cái chết lại trở thành nhịp cầu để con người quay trở về với cuộc sống”, đời ông dàn dựng nhiều vở bi kịch và giờ đây ông đang ngẫm nghĩ để dựng một “vở bi kịch cuối cùng”, vở bi kịch của cuội đời mình. Ông từng có gia đình, bạn bè, sự nghiệp nhưng những thứ đó lần lượt ra đi khỏi đời ông. “Người vợ sau vài năm chung sống với ông do một sự nhàm chán nào đó đã tếch theo một nhà doanh nghiệp giàu có. Con trai ông, đứa con mà ông đã chăm bẵm từ lúc còn mặc quần thủng đít đến khi trở thành một thanh niên cường tráng đã cuỗm sạch tài sản của ông để trốn sang Hồng Kông. Còn ông bạn vàng, người đã được ông giúp đỡ từ thủa sinh viên nghèo đến lúc mấp mé cái chức Phó giám đốc nhà hát, chỉ vì lo ông – một nhà đạo diễn tài năng tranh mất ghế, đã ngầm báo lên cấp trên ông là một kẻ có tư tưởng chống đối. Suốt bao nhiêu năm ông bị rầy rà vì chuyện đó”. Ông đã từ bỏ tất cả để đi vào cõi hư vô với sự cô đơn buồn thảm mà không có một người thân thích bên cạnh, chỉ có chú chó Lu lu lao nhanh xuống mặt hồ với những tiếng gâu gâu nghe như những tiếng “Cha ơi!”, “Anh ơi!”, “Bạn ơi!” thật đáng buồn biết bao, khi một con vật không có ngôn ngữ, lại nói hộ những người có ngôn ngữ và loài vật lại có nghĩa tình hơn hẳn một số người bạc tình, bạc nghĩa.

Tiếp tục với cảm hứng viết về những nhân vật cô đơn, Hồ Thủy Giang còn phát hiện nhiều nhân vật đạt được danh vọng, tiền tài, quyền lực tưởng như họ chỉ biết đến niềm vui, hạnh phúc, nhưng đâu phải trong tâm hồn họ luôn phải đối diện với nỗi cô đơn. Đó là sự cô đơn của vị phó chủ tịch tỉnh Nguyễn Thinh (Tàu đêm) hơn ba mươi năm nay. Cho dù sống với một người vợ, kiều diễm, quý phái và những đứa con xinh đẹp trong ngôi nhà bốn tầng. Tất cả những điều ấy, khiến cho gia đình ông được xếp vào thứ hạnh phúc ở tầm cao và luôn trong con mắt nể trọng của thiên hạ. Nhưng trái tim ông từ biết bao năm vẫn không ngừng rỉ máu, vì mối tình cũ không thành với một cô


công nhân. Khi sắp bước vào tuổi sáu mươi ông mới thấm thía rằng: “Mọi danh vị, mọi thứ xa xỉ vật chất dù to tát đến đâu cũng không thể lấp đầy được khoảng trống của trái tim, nhất là một trái tim đầy tì vết như ông”[21,tr.79].

Đó là nỗi buồn của một thủ trưởng trong một cơ quan cấp cao ở trung ương nhưng chính cái quyền cao và sự nể trọng của mọi người lại là “cái barie đáng gờm” khi ông muốn tìm hiểu cô kĩ sư cùng cơ quan. Chính vì thế, mà thành ra suốt hai mươi năm nay ông phải ở vậy một mình (Ngõ ngỏ).

Đó là nỗi cô đơn của một nữ tỷ phú, khi mới mười tuổi cô đã mất cả bố lẫn mẹ trong khi cả hai người vẫn sống nguyên vẹn. Mẹ cô vì không chịu được cảnh nghèo túng bỏ chồng theo một ông giám đốc vào trong Nam sinh sống để cuối cùng bị ruồng bỏ rồi bị mắc bệnh tâm thần. Bố cô lên Lai Châu sáng tác âm nhạc qua đời ở đó vì căn bệnh ung thư. Suốt bao nhiêu năm lăn lộn để kiếm sống, hiện giờ cô đã trở thành một tỷ phú không thiếu thứ gì, nhưng những kí ức về tuổi thơ, của gia đình đầy buồn đau luôn luôn ám ảnh tâm hồn cô không dứt (Nỗi ám ảnh của một nữ tỷ phú).

Các nhân vật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang không chỉ sống trong cô đơn, mà còn sống trong trạng thái bất an mất mát. Cô Đào trước đây là một người phụ nữ đẹp nhất làng vậy mà cô lại có một lý lịch thật buồn thảm. Cô lấy chồng ba lần thì cả ba người chồng xấu số lại chết ngay trên cái giường tre nghèo nàn của cô. Từ đấy dân làng sợ và xa lánh cô, họ coi cô là người đàn bà quái dị, có tướng sát chồng thậm chí họ còn cho rằng cô là yêu tinh, phù thủy đến nỗi lũ trẻ đang chơi mà nhìn thấy cô Đào từ xa liền trốn sạch. Định kiến và những lời nói, cử chỉ nanh độc của dân làng đã đẩy cô Đào phải vào khu rừng Hom Giỏ rậm rịt và đầy rắn rết. Ở đó, cô Đào phải sống trong sự cô đơn mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật xót thương thay cho cuộc đời của cô Đào, từ một người phụ nữ trẻ đẹp vậy mà nay trở thành một bà già gầy guộc, tóc bạc phơ hàng ngày vẫn phải sống trong một căn lều nhỏ rách nát và những


vật dụng như thời nguyên thủy. Suốt mấy chục năm trôi qua vậy mà sự khắc nghiệt của cuộc đời vẫn không chịu buông tha cô (Thiên truyện cổ).

Chị Thúy trong truyện ngắn Nỗi buồn hãy tan đi cũng rơi vào tình cảnh như vậy. Chị Thúy là một phụ nữ thông minh, dịu dàng chỉ vì định tố cáo một việc làm sai trái của cơ quan chị đang làm việc mà chị bị chúng hại phải vào tù oan. Đến khi được ra tù, thì người chồng vốn không chung thủy bỏ vào Nam cùng đứa con trai năm tuổi. Chị như rơi vào một cái hố sâu không đáy, buồn chán, mất mát suy sụp chị đã bị mắc bệnh tâm thần. Trong khu tập thể giờ đây chị trở thành “một con điên” nhiều kẻ độc ác còn gọi chị là “con Thúy rồ”. Tác phẩm kết thúc thật buồn, trong một đám cháy, chị Thúy lao mình vào để cứu mấy đứa trẻ đang mắc kẹt trong đó, bất ngờ chị bị một thanh xà trên cao rơi trúng vào người. Khi mọi người lôi được chị ra, chị đã gần tắc thở. Thật bất hạnh cho chị Thúy người ta vây quanh chị khoa chân, múa tay nhưng không ai đưa chị đi cấp cứu vì họ cho rằng đó là một con điên chứ đâu phải là một con người. Câu chuyện khiến chúng ta xót xa thương cảm cho số phận của chị Thúy và lên án sự dửng dưng vô cảm của những người hàng xóm.

Xây dựng những nhân vật cô đơn, bất an mất mát Hồ Thủy Giang đi sâu tìm hiểu đời sống nội tâm của con người, miêu tả những dằn vặt trăn trở của họ, cảm thông chia sẻ với những nỗi đau tinh thần mà họ phải gánh chịu. Từ đó, để người đọc nhận ra và đừng đẩy mình hay những người thân phải rơi vào tình cảnh như vậy. Đó chính là chiều sâu nhân bản trong các sáng tác của Hồ Thủy Giang

3.2.2. Những nhân vật tha hóa về đạo đức

Với mọi thời đại, đạo đức như một sự vẫy gọi mà các nhà văn luôn kiếm tìm và thể hiện. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, đời sống xã hội biến đổi nhanh chóng theo vòng quay hối hả của cơ chế thị trường thì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023