Ngợi Ca Những Phẩm Chất Tốt Đẹp Của Con Người Miền Núi


về quê mẹ, sống ở nhà mo Ngàu nhưng rồi lại buộc phải trốn đi vì trót lấy cây đàn thiêng của mo Ngàu ra gảy. Lần thứ nhất Va bị chính mẹ ruột bỏ rơi trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Lần hai, người cậu ruột của cô, người thân duy nhất, chỗ bám víu duy nhất của cô cũng không thể cưu mang cô được nữa. Lần thứ ba, Va tìm về với quê hương nhưng cũng lại bị quê hương ruồng bỏ chỉ vì cô vô tình không biết rằng cây đàn của mo Ngàu là cây đàn thiêng, không được xúc phạm tới. Do những hủ tục lạc hậu, những mê tín dị đoan của tất cả mọi người, Va đã bị dồn ép phải bỏ đi trong nỗi lo sợ, khủng hoảng mà không biết là mình phải đi đâu: “Đôi bàn chân cô đi thơ thẩn trên con đường xa lạ. Cô cảm thấy lúc này mình hoàn toàn như một con người khác. Không còn cảm giác ban đầu như mới về quê hương. Va đang dấn thân vào một vòng vây đen tối, ác độc như những cái bóng há hốc đang rình rập sẵn sàng nuốt chửng cô bất cứ lúc nào. Va thấy rờn rợn sợ một cái gì đó vô hình dần dần chiếm lấy tâm hồn trống trải… Một cái gì lẻ lạc đến với cô.” [19, tr.60]. Từ đó cuộc đời Va càng gặp thêm sóng gió. Gặp và yêu Lèng nhưng bị vợ Lèng đánh ghen, Va phải rời khỏi bản Nặm Tút để sống cuộc đời phiêu bạt. Đến hát tại nhà hàng Quán Gió, người phụ nữ trẻ lại bị ông chủ Pháng tìm cách chiếm đoạt, rồi lão phát hiện cô có thai nên đuổi cô ra khỏi nhà hàng. Sinh ra đứa con của tình yêu nhưng người mẹ trẻ phải dứt ruột cho đi đứa con mình để rồi cô phải sống trong sự đớn đau, dằn vặt.

Cùng với hình ảnh Va là hình ảnh người mẹ của Va. Người phụ nữ ấy vừa xinh đẹp lại vừa hát hay. Cuộc sống lang thang nay đây mai đó, có nhiều chàng mê đắm nhưng bà lại chẳng có được một mái ấm gia đình. Mãi đến hơn ba mươi tuổi bà mới lấy một ông chồng hơn bà đến gần hai lần tuổi. Nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu, khi bà có thai một tháng, ông qua đời. Từ đó bà phải lăn lộn kiếm sống và nuôi con. Vất vả và nghèo khổ đã đánh gục người phụ nữ này. Cái chết của người mẹ là một bi kịch lớn, bởi từ đây bà bỏ lại nơi cuộc đời đầy giông bão một đứa con mới được ba tháng tuổi.

Số phận của nhân vật Bồng trong Bến đời cũng là là số phận nhiều bi kịch. Anh lớn lên mà không rò cha mẹ mình là ai, sống cuộc đời lang bạt trên sông nước. Bồng lấy vợ là Húng theo tiếng gọi của tình yêu, những tưởng cuộc đời mình sẽ có


được hạnh phúc. Không ngờ cuộc sống khó khăn, thiếu thốn khiến vợ anh thay đổi. Người phụ nữ đoan trang, dịu dàng trước kia nay trở nên coi trọng đồng tiền mà quên đi nghĩa tình vợ chồng. Đỉnh điểm của nỗi đau cuộc đời Bồng là khi Húng ngoại tình với Khóng, về nhà ruồng rẫy chồng rồi đuổi Bồng ra khỏi nhà. Mất vợ, không có nhà ở, Bồng lại trở về sống với nghề sông nước cùng với người em trai tên là Bềnh. Nhà văn như đang đau nỗi đau của nhân vật khi miêu tả cảnh ông Bồng bị vợ đuổi ra khỏi nhà: “ Ông Bồng tím ngắt mặt lại như trôi sông, hét:

- Thế này là thế nào hở trời? Khốn nạn… đời tôi…

Ông Bồng vụt đứng dậy lao thẳng ra ngò. Màn đêm đã ập xuống cả khu bờ sông tối đen. Chỉ còn đàn đom đóm bay đi bay lại chập chờn nơi bờ rào dạ hương nhấp nháy trong sương lạnh đọng giọt ướt nhòe như đôi mắt khóc than cho kiếp hèn mọn vật vờ bờ bụi phiêu dạt không chốn nương thân.” [22, tr.88].

Cũng trong Bến đời, cuộc đời Ngát cũng là một bi kịch. Chồng hi sinh ngoài mặt trận, Ngát phải một mình tần tảo nuôi hai đứa con khôn lớn. Những tưởng khi tái giá người phụ nữ này sẽ không còn phải đau khổ nhưng Ngát lại gặp phải một người đàn ông khốn nạn. Hắn lừa gạt để lấy hết của cải của Ngát và còn đẩy người phụ nữ bất hạnh xuống dòng sông trong mùa mưa lũ. Được cứu sống, Ngát đau đớn vì bị chồng hãm hại và còn đau đớn hơn khi thấy con gái mình chạy khắp nơi để tìm mẹ mà cô chưa dám trở về vì sợ sẽ tiếp tục bị hại.

Trong Mùa hoa hải đường ta bắt gặp ba thế hệ có số phận thương tâm. Mẹ của Sáy chỉ xuất hiện mờ nhạt trong tác phẩm nhưng đã để lại trong lòng độc giả những ám ảnh sâu sắc. Hình ảnh một người phụ nữ chết đói trong khi tay vẫn còn ôm đứa con đến cứng lại thật thương tâm: “Hai người chạy tới thì đã thấy người mẹ tắt thở. Đứa con gái vẫn day vú mẹ đã cạn kiệt sữa hờn dỗi khóc. Tay nó cào cấu ngực mẹ đã xám ngắt.” [24, tr.39]. Ngay từ khi sinh ra, Sáy đã phải chịu nỗi bất hạnh lớn nhất của đời người - mất mẹ. Thế là từ khi lớn lên, Sáy chỉ thấy có bố, hoàn cảnh gia đình khác với tất cả những đứa trẻ khác. Hai bố con ở “một góc phía ngoài có mái vẩy ra của ngôi chùa dưới gốc cây đa cổ thụ ngay trong thị trấn gần chợ” [24, tr.34]. Họ kiếm sống bằng công việc bấp bênh và xoàng xĩnh: quét rác và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


làm thuê vặt cho các nhà buôn bán, với hi vọng đủ sống qua ngày. Mới bảy, tám tuổi “Sáy đã phải đi rửa bát thuê cho các quầy hàng bán vằn thắn, sủi cảo của dân Hoa kiều, phở bò tái, bún ốc dân miền xuôi ngụ cư lên. Sáy làm ăn lê la hết nhà này đến nhà khác. Khi bán được nhiều hàng họ thuê Sáy. Lúc ít người ăn, hàng ế ẩm họ lại đuổi đứa bé gái tội nghiệp đi.” [24, tr.36]. Thân phận đứa trẻ làm thuê thật biết bao cực nhục. Đi ở cho nhà chủ Khút, Sáy phải lao động cực nhọc, lại bị đánh đập thật dã man, còn bị ông chủ “rình rập”. Chỉ thiếu chút nữa cô đã phải mất đi đời con gái trong trắng. Đồng cảm với số phận của nhau, Sáy đã yêu Thàng bằng một tình yêu chân thành và đằm thắm. Kết tinh tình yêu ấy của họ là Ngần. Bất hạnh lại tiếp tục đổ xuống đầu Sáy khi Thàng lên đường nhập ngũ với suy nghĩ “Phải đánh đuổi hết thằng Tây mũi lò thì mấy thằng địa chủ hết bắt nạt dân mình ngay”, trong khi đó, ông chủ Khút thì đã tìm ra tận thị trấn để xin bố Sáy được cưới Sáy làm vợ ba. Lo lắng, Sáy đến ở nhờ nhà then Đằng và sinh con một mình. Đứa trẻ không cha là đứa trẻ vô thừa nhận sẽ bị cả xã hội chê cười. Trước hoàn cảnh trớ trêu như vậy, Sáy phải nén lòng đem đứa con gái mới đầy tháng tuổi làm con nuôi vợ chồng chị gái Thàng. Sáy làm như vậy vì nghĩ cho tương lai đứa trẻ, lại khỏi ảnh hưởng đến gia đình then Đằng. Phải cho đi đứa con mình rứt ruột đẻ ra, dù rằng là để cho con mình có cuộc sống tốt hơn, Sáy vẫn đau đớn đến tận cùng. Tác giả khiến ta không thấy oán trách Sáy mà chỉ thấy cảm thương vô hạn cho người phụ nữ khốn khổ. Người đọc không khỏi xót xa khi nghe những tiếng nức nở đau đớn của người mẹ phải chia lìa đứa con thơ dại: “Ngần ơi! Con gái bé bỏng của mẹ. Lớn lên con tha thứ cho mẹ. Con đến với bác bá nuôi sống con thôi. Mẹ khổ lắm. Lấy gì để con được sống bên mẹ con ơi!” [24, tr.156]. Cuộc đời Sáy tiếp tục rơi vào bi kịch khi đến với Thới - một người đàn ông đã có vợ. Sáy bị bà vợ cả đánh ghen rồi bị bà ta cướp đi đứa con trai của mình. Hai lần mất con, hai lần đau đớn, hai lần tuyệt vọng, Sáy tưởng như không thể vượt qua được.

Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên - 7

Đến thế hệ thứ ba, Ngần có phần may mắn hơn chút ít. Không phải sống lay lắt, lang bạt làm thuê kiếm sống như mẹ ruột của mình nhưng nỗi bất hạnh mà Ngần phải gánh chịu cũng đâu phải là nhỏ hơn, nó chỉ khác đi về tính chất. Nếu Sáy phải


mồ côi mẹ thì Ngần dù có mẹ nhưng tuổi thơ đâu có được gần mẹ, đâu có được uống dòng sữa ngọt ngào: “Con bé cứ lần tìm đầu vú mẹ. Bà Măn cũng phải áp miệng bé vào. Nhưng bé không tìm ra sữa, khóc thét lên ngằn ngặt… Con bé đến khổ. Nó muốn được áp cái khuôn mặt bé còn non tơ để tìm hơi ấm trong vầng ngực mẹ. Bé biết gì đâu.” [24, tr.190]. Ngần dần lớn lên mà không hay biết gì về người mẹ khốn khổ của mình dù người mẹ ấy đang ở rất gần. Sáy phải sớm tự kiếm kế sinh nhai còn Ngần được nuôi nấng tử tế, được yêu thương, được cho đi học đàng hoàng. Cô mơ ước được học tiếp lên đại học nhưng bố mẹ nuôi muốn Ngần phải thôi học ở nhà lấy chồng. Trong khi Ngần đã chọn được cho mình một người chồng lí tưởng thì bố mẹ lại muốn Ngần phải lấy người khác, giàu có hơn. Để làm tròn chữ hiếu và để được tiếp tục đi học, Ngần đã chấp nhận lấy người mình không yêu, hi sinh đi mối tình đầu trong trắng. Nếu như Sáy còn được sống với người mình yêu như vợ chồng, được yêu, được chờ đợi, hi vọng thì Ngần lại phải gắn bó với một người đàn ông không ra gì, một người mà cô không hề thương yêu. Là một giáo viên, Ngần phải rất đau đớn và tủi hổ trước một người chồng ăn chơi, đua đòi, hút sách, rượu chè, gái điếm và một đứa con ngỗ ngược. Nếu Sáy đau đớn khi phải đem con cho người ta nuôi thì Ngần cũng đau như cắt từng khúc ruột khi bản thân mình phải bất lực trước thằng con không thể dạy bảo. Nỗi đau lên đến đỉnh điểm khi cô phải chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn và đột ngột của con trai mình.

Biết bao những số phận, biết bao hoàn cảnh éo le hiện lên trong tác phẩm của Ma Trường Nguyên. Nhưng có một điểm chung là họ đều nhận được sự cảm thương, nâng niu, trân trọng và sẻ chia của nhà văn. Ông thường đóng vai Con Tạo để đắp bù cho những thân phận bé nhỏ nhiều bi kịch. Tiểu thuyết Ma Trường Nguyên gần với cổ tích có lẽ cũng bởi cảm hứng trân trọng, sẻ chia đầy cảm thông ấy. Người ta thường thích một kết thúc tốt đẹp cho những con người bất hạnh trong cuộc đời nên “ những câu chuyện cổ tích” do Ma Trường Nguyên sáng tạo đã đáp ứng được tâm lý, khát vọng ấy. Tuy nhiên, cuộc sống vốn không hề đơn giản, một chiều. Bản thân cuộc sống là sự phức tạp đa chiều. Vì thế, những kết thúc luôn có hậu của cổ tích cho những cuộc đời bi kịch trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên lại


khiến cho người đọc cảm thấy không thuyết phục. Đây cũng là một hạn chế của nhà văn, làm cho tác phẩm của ông thiếu sự gần gũi với đời thường.

2.2.2.2. Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi

Bằng giọng điệu ngợi ca, Ma Trường Nguyên đã xây dựng và trân trọng, đề cao những con người miền núi có phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn đầy nhiệt tình, hồ hởi, trân trọng, đề cao tài năng của những chàng trai, cô gái miền núi: Lèng thổi sáo hay, lao động giỏi; Va hát rất hay (Gió hoang). A Xao là bác sĩ có tài, là trạm xá trưởng (Tình xứ mây). A Hoa, Diêu Anh, Diêu Ly là những cô gái lao động giỏi dù ở bất cứ hoàn cảnh nào (Rễ người dài)… Nhà văn cũng trân trọng, đề cao những đức tính của con người. Đó là đức tính chăm chỉ, đảm đang tháo vát của Lèng, Đán, Va (Gió hoang), của Bồng, Bềnh, Thục, Ngát (Bến đời), của A Hoa, Diêu Anh, Diêu Ly (Rễ người dài), của Sáy (Mùa hoa hải đường); là đức tính nhân hậu, giàu lòng thương người, sẵn sàng đùm bọc cưu mang của Vang (Mũi tên ám khói), Lèng, nhạc sĩ Phong Tình (Gió hoang), bố mẹ nuôi của Gịng và Cọ (Trăng yêu), ông Hưng và bà Ngát (Bến đời), bà Hay (Rễ người dài); là tấm lòng vị tha, đức hi sinh của Vang (Mũi tên ám khói), Cọ, Gịng (Trăng yêu), Sáy và Ngần (Mùa hoa hải đường), Lềnh (Rễ người dài); là tinh thần dám nghĩ dám làm, hết lòng vì công việc chung của ông Roạn, San (Mũi tên ám khói), Lèng (Gió hoang), A Xao, Sùng (Tình xứ mây), Ngần (Mùa hoa hải đường); là sự tha thiết, mạnh mẽ, say mê trong tình yêu của Lèng, Va (Gió hoang), Gịng, Cọ, Gắm, Hai Đèng, Thau, Mưởn, Lan Thao, Đằm (Trăng yêu), ông Cẩm, bà Vần, bà Son, lang Cần, Sùng, A Xao, Khùn, Eng Liểu (Tình xứ mây), Pình, Hay, Pàng, Dàu, Lềnh, A Hoa, Diêu Anh (Rễ người dài); là nghị lực vượt lên hoàn cảnh của Va (Gió hoang), Ngát (Bến đời), Sáy , Ngần (Mùa hoa hải đường); là sự cương quyết trong đấu tranh giữ gìn nhân phẩm của Sáy (Mùa hoa hải đường), của Va (Gió hoang),… Chính tình yêu và niềm tin dành cho những người con của núi rừng đã chắp cánh cho nhà văn tạo nên những trang văn ngập tràn trân trọng và ca ngợi. Đọc những trang văn ấy, người đọc như lạc vào không gian trong trẻo, đầy chất thơ dù mảnh đất miền núi còn nhiều khó khăn, gian khổ


Tiểu thuyết Gió hoang là sáng tác ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của những người con miền núi. Trong tác phẩm, nhà văn xây dựng hai nhân vật Lèng và Va với sự hội tụ nhiều vẻ đẹp của con người. Lèng là chàng trai của mường Cốc Lồm. Anh có tài, lao động giỏi, giàu lòng thương người, hay giúp đỡ dân bản. Không chỉ thế, anh còn là người dám nghĩ, dám làm, hết lòng vì công việc chung và cũng dám đấu tranh với luật tục để sống với tình yêu. Người ta thường gọi Lèng là “Lèng - ma - sáo - ám” bởi anh rất thích thổi sáo và có tài thổi sáo rất hay. Tiếng sáo của Lèng “ vẳng lên thánh thót, tỏa vào không gian, đập vào bốn bề vách núi vọng lại da diết nỉ non” [19, tr.5] đã làm lay động lòng người và cả đất trời. Lèng thổi sáo hay đến độ khiến “ người ta thường quá khen cái tài thổi sáo của anh. Ví nó là hồn rừng, hồn bản hay linh hồn của người dân miền núi rẻo cao biết bay lên nhập vào mưa nắng sấm chớp làm nên những mùa sinh sôi của cuộc sống” [19, tr.6]. Không chỉ làm cho bao người say mê tiếng sáo, Lèng còn biết tự đặt ra bài hát “ Ngọn gió lang thang” rồi tự hát theo nhịp điệu của mình. Bài hát ấy sau này khiến “ mọi người mê mệt, thán phục, được truyền tụng như một bậc thầy âm nhạc” [19, tr.6] . Thời trai trẻ khi chưa có vợ, Lèng ở với người cha già. Anh chính là trụ cột của gia đình. Nhờ lao động giỏi nên “ruộng anh vẫn cày cấy đủ ăn, thậm chí còn dư dật hơn trước nữa” [19, tr.11]. Không chỉ biết làm ruộng, Lèng còn biết xuôi bè ra thành phố buôn bán. Khi đã lập gia đình riêng, bằng tài lao động và sự chăm chỉ, Lèng đã xây dựng được một cơ ngơi ở bản Nà Tẩu. Chủ nhiệm Muồn vận động Lèng vào hợp tác xã, anh làm đơn xin hiến toàn bộ ruộng đất của mình ở Nà Tẩu để đến bản Tổng Chang. Do biết ứng dụng khoa học kĩ thuật nên đồng ruộng của Lèng tốt hơn của hợp tác xã. Anh lại xây dựng được ở Tổng Chang một cơ ngơi còn tươm tất hơn ở Nà Tẩu. Giúp dân bản thóc giống và phân bón, Lèng giao hẹn đến mùa thu hoạch hợp tác xã phải trả thóc cho anh bằng số thóc giống và phân bón mà anh đã cho vay. Người ta qui anh vào phần tử bóc lột. Một lần nữa anh lại tự nguyện hiến đất của mình ở Tổng Chang để đến với bãi đất Thung Mầu ở bản Nặm Tút để khai hoang. Trời không phụ lòng người chăm chỉ. Công sức “ngày ngày anh lại tự đánh vật với đất để đắp mương be bờ” đã được trả công bằng một thành quả xứng đáng: “Mùa lại tiếp mùa, cánh đồng Thung Mầu đã


trở thành một vùng lúa xanh bao bọc lấy khu nhà của chủ” [19, tr.21]. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại xây dựng nhân vật Lèng như một điển hình cho sự cần cù chăm chỉ. Phải chăng ở nơi núi rừng còn hoang vu ấy, con người phải vật lộn với thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống cho mình, cần cù chăm chỉ là một phẩm chất cần thiết hơn hết? Ngợi ca nhân vật Lèng, nhà văn còn xây dựng ở nhân vật này nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Lèng là người biết thương dân bản, thương những người có hoàn cảnh khó khăn. Bị mọi người lên án là phần tử bóc lột nhưng “Lèng không thấy tức giận mọi người. Anh chỉ thấy thương họ. Anh muốn giúp học làm ăn”. Anh thương họ bởi anh hiểu rò về những “ người dân miền núi đã bao đời nay con mắt bị núi cao bao bọc. Trên đầu bị sương mù giăng. Dưới chân đã bị thung lũng ngăn cách” [19, tr.22]. Tình thương và sự am hiểu của Lèng đối với dân bản cũng chính là tình yêu thương mà nhà văn dành cho những người dân miền núi quê hương. Lòng thương ấy đã giúp anh nhận nuôi và chăm sóc cho một đứa trẻ tội nghiệp khi mẹ của nó “đã hết kế sinh nhai rồi”. Sống nơi làng bản còn tồn tại nhiều hủ tục, Lèng sớm nhận ra âm mưu của bè lũ mo Ngàu nên anh quyết tâm xây dựng cho bằng được trên quê mình một xưởng sản xuất hàng thủ công, chế biến lâm sản. Sức mạnh của việc dám nghĩ dám làm, dám chống lại cái lạc hậu để xây dựng cuộc sống mới cho bản làng đã khiến xưởng sản xuất do Lèng phụ trách ngày càng ăn nên làm ra. Trong công việc, Lèng là người có trách nhiệm, biết làm việc. Còn trong tình yêu đôi lứa Lèng cũng là người mạnh mẽ, tha thiết, say mê. Cuộc sống vợ chồng với Đán vốn không có tình yêu. Lèng gặp Va, một cô gái tài sắc và hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau trong một tình yêu đẹp. Ở vùng núi rừng, nơi mà chuyện vợ chồng ly dị là một điều xa lạ và khó chấp nhận thì hành động dám li dị vợ của Lèng là một hành động dũng cảm. Anh làm như vậy để được sống thật với lòng mình, với tình yêu của mình mặc dù khi ấy Lèng chưa gặp lại Va sau bao ngày xa cách. Sau này gặp lại, Lèng và Va đã có được hạnh phúc đích thực bên nhau.

Va - Ngọc Hoa trong Gió hoang cũng là một con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. “Giọng hát của Va ngân vang tan vào làn gió rừng đang rì rào thổi”. Lèng “chưa bao giờ được gặp một người con gái nào hát hay đến thế” [19, tr.31]. Cô


cũng là một người con gái đảm đang, chăm chỉ khi đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nhà mo Ngàu: “Nhà mo Ngàu từ ngày có Va về trở nên thoáng đãng, mát mẻ, ngôi nhà dường như ấm cúng hơn. Trên sàn gác, Va dọn dẹp thu xếp lại những đồ đạc cho gọn gàng, ngăn nắp. Dưới mặt đất, Va quét tước sạch sẽ, khơi lại những rãnh nước theo giọt gianh để khi mưa nước khỏi tràn vào nền nhà. Những cuốc xẻng, chày cối giã gạo, quang gánh, thúng mủng, cô lau chùi sạch sẽ và xếp vào từng nơi, từng chỗ để khi cần dùng đến dễ tìm và khỏi han gỉ, mục nát.” [19, tr.50]. Những việc trong nhà ấy được cô chăm lo thu vén một cách tự nhiên như chính ở nhà của mình. Vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của một cô gái mồ côi nhiều lần bị bỏ rơi, Va trở thành một ca sĩ có tài, thành một cô thợ giỏi về giúp Lèng kỹ thuật sản xuất tại xưởng chế biến lâm sản. Trong tình yêu với Lèng, Va đã dám vượt qua những ràng buộc để sống hết mình với tình yêu. Đứa con gái tên Lài chính là kết tinh của một tình yêu cháy bỏng. Sự say mê, tha thiết trong tình yêu của hai con người tài sắc, phẩm chất vẹn tròn ấy đã nhận được sự đề cao, trân trọng của nhà văn.

Trong tiểu thuyết Bến đời, người đọc bắt gặp hình ảnh Thục, một người phụ nữ tần tảo suốt cả cuộc đời. Chồng lên đường tòng quân khi Thục vừa sinh con được ba tháng. Con nhỏ, Thục vừa phải quần quật làm để nuôi con, vừa chăm lo cho cả gia đình nhà chồng với bố mẹ chồng đã già lại hay đau ốm: “Thục vừa ở lại làm nghề trồng rau tại nhà chồng, vừa về nhà bố mẹ đẻ chăm sóc chè để kiếm sống.” [22, tr.53]. Nhưng dù cuộc sống có khó khăn, cô vẫn luôn là người con dâu ngoan thảo, là người chị dâu luôn biết lo lắng, thương yêu em chồng. Thục còn nhận nuôi cả cháu trai, lo cho ăn học suốt mấy năm trời khi hoàn cảnh của em chồng rơi vào khó khăn. Trong cảnh xa chồng, cô đơn, hiu quạnh, cuộc sống với biết bao lo toan cứ đè nặng lên đôi vai, nhưng càng khó khăn, Thục lại càng vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để chăm lo cho gia đình, chờ ngày chồng trở về.

Giống như Lèng, Va, Thục, những con người cần cù chăm chỉ, Sáy trong Mùa hoa hải đường cũng chịu thương, chịu khó, biết lo toan. Ngay từ khi còn nhỏ, Sáy đã đi làm thuê cho hết nhà này đến nhà khác để kiếm tiền giúp bố. Cả khi đi làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022