Tình Hình Nghiên Cứu Về Ngôn Ngữ Tày, Ngôn Ngữ Trong Dân Ca Và Ngôn Ngữ Dân Ca Tày

Đối với Ngôn ngữ học, đây là nguồn ngữ liệu vô cùng quý giá để tìm hiểu ngôn ngữ

dân ca Tày.

1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu dân ca Tày

Dân ca Tày đã được biết đến từ rất sớm với những làn điệu lượn, then, phong slư, quan lang, phuối pác, phuối rọi, vén noọng nòn....

Năm 1974, trong cuốn Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc [101], các nhà

nghiên cứu đã có những tìm hiểu đa diện về đời sống văn hóa, tinh thần, nội dung, hình thức, những giá trị trong bước đầu khảo cứu dân ca Tày, Nùng. Lường Văn Thắng với bài viết “Tìm hiểu nội dung của một số bài thơ quan lang”. Vi Quốc Bảo có bài viết “Những bài ca đám cưới - những bài thơ trữ tình”. Nông Minh Châu có bài “Khảm hải - một tác phẩm văn học cổ của dân tộc Tày”... Ngoài ra, trong cuốn sách còn có một số bài viết của nhà văn Vi Hồng: “Vài ý nghĩ nhỏ bước đầu về thơ ca dân tộc Tày - Nùng”, “Thử tìm hiểu về nội dung của lượn”...

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vi Hồng trong cuốn Sli, lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng (xuất bản năm 1979) [60] đã giới thiệu về đời sống văn hóa, tinh thần của hai dân tộc Tày, Nùng qua làn điệu dân ca sli, lượn, phong slư cùng với đề tài, nội dung tư tưởng, ý nghĩa thẩm mĩ, cách xây dựng hình tượng trong các thể loại này.

Năm 1976, trong bài viết “Vài suy nghĩ về hát quan lang, phong slư, lượn

[59] đăng trên Tạp chí Văn học, tác giả Vi Hồng đã giới thiệu khái quát về ba tiểu loại dân ca phổ biến của người Tày và Nùng: nguồn gốc, nội dung tổ chức, hình thức lề lối cơ bản...

Cuốn Mấy vấn đề về then Việt Bắc (1978) [102] là tập hợp các báo cáo, tham luận của Hội nghị công tác sưu tầm nghiên cứu về then được tổ chức tại Thái Nguyên. Các bài viết tập trung bàn luận về nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật diễn xướng, hiện thực sinh hoạt, tín ngưỡng... trong then ở một số tỉnh khu vực Đông Bắc: Lạng Sơn, Bắc Thái, Cao Bằng, Hà Giang từ trước năm 1978.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Năm 1983, trong giáo trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam [108], tác giả Võ Quang Nhơn đã tổng hợp, so sánh, nghiên cứu về thơ ca dân gian các dân tộc ít người, trong đó có dân ca Tày.

Trong cuốn Lẩu Then bjoóc mạ của người Tày huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (1999) [26], Hoàng Đức Chung đã trình bày khái quát 7 loại Then của dân tộc Tày ở tỉnh Hà Giang: cầu mong, chữa bệnh, bói toán, tống tiễn, cầu mùa, chúc tụng, cấp sắc. Tác giả đi sâu giới thiệu các bước trong lẩu Then bjoóc mạ ở bản Ping gồm: mời

Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 3

Chúa Then, hành trình qua các chặng của đoàn Then. Từ đó, tác giả tiến hành đánh

giá về lẩu Then bjoóc mạ trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Tày ở bản Ping, đồng thời đề xuất một số biện pháp bảo tồn giá trị của lẩu Then bjoóc mạ.

Trong cuốn Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn (2000) [107], tác giả Nông Thị Nhình đã đi sâu nghiên cứu hình thức sinh hoạt dân gian, mối quan hệ giữa giai điệu và thơ ca, các nhạc cụ dân gian và dàn nhạc trong âm nhạc dân gian của người Tày, Nùng, Dao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó có dân ca Tày.

Năm 2001, trong cuốn Thì thầm dân ca nghi lễ [62] Vi Hồng đã đề cập tới sự chuyển hóa của một số hình tượng chính qua ba tiểu loại của sli, lượn: sli, lượn lề lối; lượn phong slư; lượn quan lang, chỉ ra một số yếu tố nghệ thuật tạo nên phong cách riêng của sli và lượn nói chung: Đó là phong cách hài hòa giữa lí trí và tình cảm, giữa cảm xúc thi ca hồn nhiên và sự thông minh linh hoạt về trí tuệ.

Trong công trình Khảo sát Then hết khoăn (giải hạn) của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (2002) [51], Nguyễn Thị Hoa đã đi sâu khảo cứu lễ Then giải hạn của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Từ đó, miêu tả, phân tích những yếu tố nghệ thuật của thể loại Then này.

Năm 2006, Nguyễn Thị Yên xuất bản cuốn Then Tày [173]. Đây là công trình xem xét khá toàn diện về then Tày với các nội dung: tổng quan về then và các vấn đề nghiên cứu then, diễn xướng, bản chất tín ngưỡng, sự hình thành biến đổi, giá trị của then trong đời sống người Tày hiện nay. Trên nền bức tranh chung về then, cuốn sách chủ yếu tập trung vào then cấp sắc, một loại then lớn nhất, điển hình nhất. Năm 2009, tác giả ra mắt bạn đọc cuốn Then chúc thọ của người Tày [175], gồm ba phần: giới thiệu nội dung nghi lễ then chúc thọ cho người già người Tày; văn bản then chúc thọ (tiếng Tày); văn bản then chúc thọ (dịch sang tiếng Việt). Trong sách Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng (2018) [176], Nguyễn Thị Yên đã sưu tầm, biên dịch những khúc lượn được diễn xướng trong lễ hội Nàng Hai, đề cập tới nhiều vấn đề như nguồn gốc, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa tín ngưỡng, giá trị văn hóa, văn học, xã hội học của lễ hội Nàng Hai.

Năm 2004, Lộc Bích Kiệm với công trình Đặc điểm dân ca đám cưới Tày - Nùng xứ Lạng [67] đã chỉ ra những đặc điểm căn bản của dân ca đám cưới Tày - Nùng trên các phương diện: diễn xướng, nội dung và thi pháp.

Năm 2005, Đỗ Trọng Quang đăng trên Tạp chí Dân tộc và thời đại bài viết “Đồng bào Tày Nùng với nghệ thuật hát then” [118], giới thiệu hát then với tư cách là

sản phẩm âm nhạc độc đáo của dân tộc Tày - Nùng. Tác giả nhận xét: Trong các bài

hát then, nhiều khi nghệ nhân then một mình đóng vai nam, nữ và một mình đối đáp. Năm 2007, ở công trình Khảo sát phần lời ca trong Then cầu tự của người Tày

Cao Bằng [49], Nguyễn Thanh Hiền đã giới thiệu lễ cầu tự (xin con) trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Tày, nghiên cứu nội dung, ý nghĩa lời ca Then cầu tự: yếu tố hiện thực sinh hoạt, đời sống tâm linh, ước mơ và khát vọng của người Tày Cao Bằng trong lời Then cầu tự, đồng thời chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật trong lời then.

Năm 2012, Tô Ngọc Thanh có vài viết “Đôi nét về hát Then” [128] in trong Nguồn sáng dân gian đã giới thiệu về hát then - loại hình văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc Thái - Tày, trình bày nguồn gốc, nghệ thuật, người trình diễn, trang phục trang trí, lễ vật của then cấp sắc và then trong đời sống con người.

Luận án tiến sĩ Văn hóa học Tục hát quan lang trong đám cưới người Tày Cao Bằng (2015) [135] của tác giả Nguyễn Thị Thoa là công trình nghiên cứu về đặc điểm, giá trị của tục hát quan lang đối với phong tục cưới xin nói chung và đám cưới nói riêng của người Tày. Từ thực tế khảo sát các đám cưới tại Cao Bằng, tác giả đã chỉ ra xu hướng biến đổi của tục hát quan lang hiện nay, đề xuất ý kiến bảo tồn và phát huy tục hát quan lang trong cuộc sống đương đại.

Trong cuốn sách Lẩu Then cấp sắc hành nghề của người Tày ở xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (2015) [74], nhóm tác giả Dương Thị Lâm, Trần Văn Ái đã khái quát về vị trí địa lí, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội người Tày ở xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu mục đích, vai trò của đại lễ Then cùng các chương đoạn, trình tự, cách thức thực hiện trong đời sống của người Tày nơi đây. Đặc biệt, công trình tập trung làm rõ những giá trị nghi lễ của lẩu Then cấp sắc hành nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn di sản then này.

Năm 2017, trong Luận án tiến sĩ Văn hóa học Nghệ thuật trình diễn nghi lễ then của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn [109], Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã khảo sát một cách có hệ thống những yếu tố cấu thành nên nghệ thuật trình diễn nghi lễ then của người Tày ở Bắc Sơn; phân tích các đặc điểm cơ bản của nghệ thuật trình diễn nghi lễ trong mối quan hệ với văn hóa người Tày vùng Việt Bắc nói chung và tiểu vùng văn hóa xứ Lạng nói riêng. Từ đó, luận án chỉ ra sự biến đổi và nêu một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn nghi lễ then trong đời sống đương đại.

Năm 2020, Lương Thị Hạnh xuất bản cuốn Phong tục cưới hỏi của người

Tày Bắc Kạn [46]. Cuốn sách trình bày tiến trình các nghi lễ cưới hỏi, từ đó chỉ ra những sắc thái văn hóa địa phương của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn, làm rõ sự biến đổi về thể thức, thời lượng của mỗi nghi lễ cưới hỏi từ truyền thống đến hiện đại và lí giải những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi này. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cưới hỏi của người Tày tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Trong Từ điển văn học (bộ mới) xuất bản năm 2004, các soạn giả đã dành cho dân ca Tày một số mục về loại dân ca: lượn (tr 893 - 894); then (tr 1657)... [50]. Tác giả biên soạn các mục này là nhà nghiên cứu người Tày Lục Văn Pảo. Đây cũng là tác giả, soạn giả và biên dịch của nhiều tác phẩm dân ca Tày: Phương Bằng (1994), Phong slư, Nxb Văn hóa dân tộc; Lục Văn Pảo (1994), Lượn cọi, Nxb Văn hóa dân tộc; Lục Văn Pảo (1992), Pụt Tày - Chant cultuel de l.ethnir Tày du Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội; Lục Văn Pảo (st và d.,1996), Bộ Then Tứ Bách, Nxb Văn hóa dân tộc...

Trong Từ điển văn hóa truyền thống các dân tộc Thái Tày Nùng xuất bản năm 2015, các tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh, Vương Toàn đã dành cho dân ca Tày một số mục mang tính khái niệm: lượn, lượn cọi, lượn nai, lượn slương...; then, xướng then; quan lang; sli... [127].

Bộ sách Hát then các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam (2018) [160, 161, 162] của Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là công trình nghiên cứu công phu, cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quát về di sản then với phần nội dung giới thiệu về diện mạo, sự phân bố di sản từ góc độ địa lí, diện mạo âm nhạc của then. Bộ sách gồm ba quyển, lần lượt giới thiệu về di sản then ở từng dân tộc, đặc biệt là ở dân tộc Tày. Đây có thể xem là bộ sách đầu tiên và duy nhất đến nay đã kì công phân tích, giới thiệu, chọn kí âm để thể hiện màu sắc âm nhạc trong hát then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam.

Năm 2021, Hoàng Việt Bình và Lý Viết Trường xuất bản cuốn Từ điển văn

hóa Then [15]. Công trình gồm khoảng 1.000 mục, trình bày những điển tích về các nhân vật, địa danh, sự vật hiện tượng, nghi lễ, biểu tượng… xuất hiện trong then, các từ ngữ trong lời then. Đây có thể coi là một công trình tra cứu mang tính bách khoa, cung cấp những tri thức cốt yếu về thế giới tín ngưỡng rộng lớn của cộng đồng người

Tày, Nùng qua văn hóa then. Công trình của nhóm tác giả này chủ yếu về then ở hai

tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.

Nhận xét:

- Những công trình nghiên cứu đã cho thấy sự phong phú đa dạng của dân ca trong vốn văn nghệ dân gian Tày, lí giải tại sao dân ca Tày có được sức sống lâu bền đến thế trong đời sống của người Tày.

- Cho đến nay, các công trình nghiên cứu tập trung vào hai tiểu loại dân ca: then, quan lang, đặc biệt là then. Các công trình về lượn không nhiều, chủ yếu là những bài viết nhỏ lẻ, không nằm trong đối tượng nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả.

- Các công trình nghiên cứu kể trên đã đi sâu phân tích dân ca Tày ở nhiều góc độ khác nhau: văn hóa tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, âm nhạc,... Trên các phương diện, các tác giả đã chỉ ra giá trị, vai trò, nét đẹp của dân ca trong đời sống của đồng bào Tày, giải nghĩa về tên gọi, nguồn gốc, môi trường diễn xướng, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, đồng thời phân tích tác phẩm dân ca nhằm chỉ ra những giá trị về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của loại hình thơ ca dân gian này.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ Tày, ngôn ngữ trong dân ca và ngôn ngữ dân ca Tày

1.1.2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ Tày

Năm 1972, trong tập công trình Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam [165] của Viện Ngôn ngữ học, đã có giới thiệu về lịch sử cũng như quy luật phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số anh em, trong đó có tiếng Tày.

Năm 1992, trong luận án Phó tiến sĩ Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Nôm Việt [85], tác giả Cung Văn Lược đã cung cấp một khối lượng tư liệu phong phú, phát hiện đặc điểm của chữ Nôm Tày so với chữ Hán và chữ Nôm Việt, miêu tả cấu tạo chữ Nôm Tày và phân thành 17 kiểu loại.

Trong Sách học tiếng Tày - Nùng (2002) [88], nhóm tác giả Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay, Hoàng Văn Sán đã giới thiệu những nét khái quát về tiếng Tày Nùng ở cả ba bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; trình bày những bài luyện thực hành, bảng tra cứu từ vựng tiếng Việt - Tày Nùng.

Năm 2004, trong báo cáo khoa học Tiếp xúc văn hóa giữa Tày - Thái và Việt - Mường ở Việt Nam, tác giả Trần Trí Dõi đã chỉ ra một số nét trong quan hệ cội nguồn, quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Tày với tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác.

Trong cuốn Tiếng Tày cơ sở (2015) [14], tác giả Lương Bèn, Đào Thị Lý đã

miêu tả những nét chung nhất về các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và biện pháp tu từ tiếng Tày. Cuốn sách là tài liệu tham khảo giúp cho những người dạy và học có một cái nhìn tổng quát về tiếng Tày để việc dạy và học đạt hiệu quả cao.

Trong công trình Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam (2017) [138], tác giả Tạ Văn Thông (chủ biên) đã cung cấp những tri thức bách khoa về mỗi ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong sách có miêu tả khái quát về tiếng Tày và nhắc đến những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu ngôn ngữ này (các tiếng địa phương, chữ viết, giáo dục song ngữ...).

Ngoài ra, ngôn ngữ Tày còn được đề cập đến ở mặt này mặt khác, với những mức độ tỉ mỉ hay đơn giản trong các công trình khác:

- Lạc Dương (1969), “Tính phong phú của tiếng Tày - Nùng”, Báo Việt Nam độc lập.

- Nguyễn Hàm Dương với một loạt các bài viết: “Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày - Nùng”, “Quan hệ giữa tiếng Tày - Nùng và tiếng Việt về vấn đề ngôn ngữ” (Báo Việt Nam độc lập, 1969), “Ngôn ngữ Tày Nùng”, “Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng(Tạp chí Ngôn ngữ, 1970).

- Nguyễn Thiện Giáp (1970): “Hiện tượng từ mượn trong tiếng Tày Nùng”, “Cách làm giàu vốn từ vựng Tày Nùng” (Báo Việt Nam độc lập).

- Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (1970), “Một vài ý kiến về các từ mượn trong tiếng Tày Nùng”, “Vài nét về sự phát triển của tiếng Tày - Nùng sau Cách mạng tháng Tám” (Tạp chí Ngôn ngữ).

- Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí (1971), Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa học xã hội.

- Nguyễn Minh Thuyết, Lương Bèn, Nguyễn Văn Chiến (1971), “Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

- Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (2005), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa.

- Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (2005), Từ điển Việt - Tày - Nùng, Nxb Từ điển bách khoa.

- Hoàng Văn Ma (2009), “Cách xưng hô trong tiếng Tày” in trong Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

- Lương Bèn - Chủ biên (2009), Slon phuối Tày, Nxb Đại học Thái Nguyên.

- Lương Bèn - Chủ biên (2011), Từ điển Tày - Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên.

- Triều Ân - Vương Toàn (2016), Từ điển Tày - Việt, Nxb Văn hóa dân tộc.…

Nhận xét:

- Trong thời gian qua các nhà nghiên cứu đã dành sự chú ý đặc biệt cho tiếng Tày, tập trung vào một số bình diện cụ thể: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Tày - Nùng, mối quan hệ giữa tiếng Tày, tiếng Nùng với nhau và với tiếng Việt, hệ thống chữ viết, các quy tắc chính tả và ngữ pháp Tày - Nùng; vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ viết; tình hình sử dụng ngôn ngữ… Đặc biệt, những bộ sách giáo khoa dạy

- học tiếng Tày, Từ điển Tày - Việt, Tày - Nùng - Việt..., cũng đã được biên soạn nhằm đáp ứng nguyện vọng, mong muốn duy trì và phát triển ngôn ngữ - văn hoá của người Tày.

- Nhìn chung, những nghiên cứu về ngôn ngữ văn học, phong cách ngôn ngữ Tày hầu như chưa được chú ý. Trong số đó, có ngôn ngữ trong các tác phẩm dân ca Tày.

1.1.2.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ trong dân ca các dân tộc anh em và ngôn ngữ trong dân ca Tày

1/ Những nghiên cứu về ca từ nói chung và ngôn ngữ trong dân ca:

Trong công trình Ca từ trong âm nhạc Việt Nam (2000) - công trình được đánh giá là “bản tổng kết về ca từ Việt Nam về các mối quan hệ giữa ca từ với âm nhạc” [1, tr.8], tác giả Dương Viết Á đã khẳng định ca từ “bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề cho đến cái lớn nhất: kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch,… và dừng lại ở thể thơ được phổ nhạc

[1, tr.13].

Năm 2008, trong công trình Ngôn từ nghệ thuật trong Xình Ca Cao Lan [79], tác giả Triệu Thị Linh đã nghiên cứu, miêu tả một số phương thức sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong Xình ca - một thể loại dân ca đặc sắc của người Cao Lan từ hai bình diện: về hình thức: kết cấu một đêm hát, khúc hát, thể thơ, nhịp điệu, cách gieo vần; về ngữ nghĩa: các phép tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa), cách biểu thị thời gian, không gian nghệ thuật. Qua tìm hiểu các đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, tác giả đưa ra một số nhận xét về những giá trị của ngôn từ nghệ thuật Xình Ca, đồng thời chỉ ra phần nào những nét đặc trưng trong lối ứng xử, cách cảm, cách nghĩ... của người Cao Lan.

Ở công trình Đặc điểm từ ngữ trong lời ca Quan họ Bắc Ninh (2012) [48], tác giả Ngô Thị Thu Hằng đã thống kê, khảo sát và phân loại từ ngữ được sử dụng trong lời Quan họ cổ, từ đó tìm ra những đặc điểm cơ bản của từ vựng, đặc điểm sử dụng từ

ngữ trong dân ca Quan họ. Công trình góp phần vào nghiên cứu từ vựng tiếng Việt

nói chung cũng như tính riêng biệt của việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt trong dân ca Quan họ.

Năm 2013, Trịnh Thị Thảo đã lựa chọn đề tài Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí [130] làm luận văn thạc sĩ. Tác giả đã tìm hiểu dân ca Sán Chí trên phương diện diễn xướng và làm rõ giá trị nội dung của lời dân ca, đồng thời tập trung phân tích đặc điểm, vai trò của thể thơ, thanh điệu, kết cấu lời thơ, các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa), ngôn ngữ biểu thị thời gian, không gian nghệ thuật trong lời dân ca của người Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn - Bắc Giang.

Trong công trình Đặc điểm ngôn ngữ của ca từ trong diễn xướng dân gian (2015) [139], dựa trên kết quả nghiên cứu về đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, cách sử dụng từ ngữ trong loại hình diễn xướng dân gian hát chầu văn, tác giả Phạm Thị Mai Thu đã chỉ ra sự phong phú, đặc sắc của các văn bản chầu văn của người Việt (Kinh) nói riêng và đóng góp vào việc tìm hiểu ca từ nói chung.

Hoàng Trọng Canh (2015) trong tham luận “Giá trị của dân ca Ví - Giặm Nghệ

- Tĩnh nhìn từ phương diện ngôn từ” [106, tr 374-388] đã miêu tả, phân tích những giá trị đặc sắc của dân ca Ví, Giặm qua các yếu tố ngôn ngữ: ngữ âm, từ địa phương. Đặc điểm ngữ âm, từ địa phương Nghệ - Tĩnh thể hiện trong dân ca xứ Nghệ vừa mang tính tự nhiên theo phát âm địa phương và dùng từ ngữ trong đời sống thường ngày nhưng cũng vừa mang tính lựa chọn trong sáng tạo nghệ thuật. Tác giả đánh giá: Từ ngữ địa phương đã phát huy được vai trò của mình trong việc thể hiện những sắc thái nghĩa, sắc thái biểu cảm tinh tế riêng, phản ánh được phần nào đó đặc điểm ngữ nghĩa của vốn từ phương ngữ, góp phần làm cho sáng tác dân ca Ví, Giặm có giá trị nhiều mặt về nội dung và nghệ thuật đồng thời mang đặc trưng riêng rõ nét.

Trong công trình Dân ca nghi lễ hát Dậm ở Quyển Sơn - Tiếp cận từ góc độ diễn xướng Folklore (2017) [110], tác giả Nguyễn Thị Nụ đã làm rõ diện mạo, quy trình diễn xướng dân ca nghi lễ hát Dậm trong quá trình lưu truyền và tồn tại ở vùng đất Quyển Sơn, Hà Nam; phân tích, lí giải đặc điểm nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ hát Dậm trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Quyển Sơn. Tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm ngôn từ trong văn bản hát Dậm như sau: Lời ca dùng nhiều từ cổ, từ Hán Việt và điển cố văn học; thể thơ đa dạng, sử dụng phổ biến thể bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát, lục bát biến thể, tự do để tạo lời ca, giai điệu...

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023