Đặc điểm lâm học của loài cây Huỷnh Heritiera javanica Blume Kosterm. phân bố tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai - 16




Phụ hình 23. Bản đồ phân bố cây Huỷnh tại Khu Bảo tồn

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI HUỶNH Heritiera javanica Blume Kosterm 1

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI HUỶNH (Heritiera javanica (Blume) Kosterm.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI


Phạm Minh Toại1, Nguyễn Mạnh Điệp2

TÓM TẮT

Huỷnh (Heritiera javanica (Blume) Kostern.) là loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao đã và đang bị khai thác mạnh. Để góp phần bảo tồn và phục hồi loài cây này, bài báo cung cấp kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Huỷnh phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Bằng phương pháp nghiên cứu trên 16 ô tiêu chuẩn điển hình (OTC) tạm thời có diện tích mỗi ô là 2.000m2 (40m50m) ở trạng thái IIB và 11 OTC ở trạng thái IIIA1 đối với tầng cây cao và khả năng tái sinh của Huỷnh dưới tán 14 cây mẹ kết hợp với 14 ô hình tròn 6 cây và 05 phẫu diện và mẫu đất; kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Huỷnh là loài cây gỗ lớn, phân bố tự nhiên trên đất Feralit vàng đỏ, độ pHH20 lớp đất mặt (độ sâu từ 0-17cm) từ 3,95 đến 4,59; hàm lượng chất dễ tiêu trong đất ở mức độ trung bình; độ cao với mặt nước biển giao động từ 20m đến 368m, độ dốc trung bình từ 5,71 đến 7,97độ. Các trạng thái rừng nơi có loài Huỷnh phân bố có các loài Chò chai, Trường chua, Dầu song nàng và Xuân thôn nhiều hoa chiếm ưu thế trong lâm phần. (ii) Khả năng tái sinh của loài Huỷnh dưới tán rừng không cao, chỉ chiếm 1,04 đến 1,10% tổng số cây tái sinh trong các lâm phần nghiên cứu. Dưới tán cây mẹ, tỷ lệ cây tái sinh của loài Huỷnh chiếm 13,49% trong tổng số 44 loài cây tái sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ cây tái sinh của loài cây này chủ yếu nằm ngoài tán cây mẹ (chiếm 97,44% tổng số cây tái sinh). (iii) Trong tự nhiên, Huỷnh thường đi kèm với các loài Chò chai, Xuân thôn nhiều hoa, Vàng vè và Bình linh với tần suất tương ứng là 78,6%, 42,8%, 35,7% và 14,3%.

Từ khóa: Đặc điểm lâm học, Huỷnh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Huỷnh (Heritiera javanica (Blume) Kosterm.) là loài cây gỗ lớn, ưa sáng thuộc chi Cui biển (Heritiera), họ Trôm (Sterculiaceae) phân bố tự nhiên ở các nước khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta, loài cây này phân bố tự nhiên trong rừng thường xanh vùng Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ở những nơi có độ cao dưới 300m so với mực nước biển, có nhiệt độ bình quân năm từ 22oC đến 26oC, lượng mưa bình quân năm từ 1.500mm đến 2.500mm (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000). Về giá trị sử dụng, gỗ Huỷnh có lõi màu đỏ, giác màu nâu, thớ mịn, thẳng, mềm, co vừa, dễ uốn, khá bền và dẻo. Gỗ nặng, chịu va chạm, không mối mọt, chịu được nước mặn nên được dùng để đóng thuyền, xây dựng, đóng đồ gia dụng và làm đồ chạm trổ (Bộ Lâm nghiệp, 1988). Với giá trị như vậy, trong một thời gian dài loài cây này bị săn lùng, khai thác mạnh nên ngoài tự nhiên còn lại rất ít, chủ yếu ở các khu rừng hiện nay đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tại khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT), Huỷnh được xác định là một trong 10 loài cây được ưu tiên bảo vệ, phục hồi và để từng bước thúc đẩy khả năng phát triển của các loài cây này. KBT cùng các nhà khoa học đã và đang triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật trong đó có cả việc bảo tồn tại chỗ và trồng rừng ở phân khu phục hồi sinh thái (BQL KBTTN&DT Vĩnh Cửu, 2009). Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ và đồng bộ về đặc điểm lâm học của loài cây này nên hiệu quả phục hồi chưa cao. Chính vì vậy, bài báo này cung cấp kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học của loài cây Huỷnh (Heritiera javanica (Blume) Kosterm.) phân bố tự nhiên tại KBT nhằm bổ sung hiểu biết khoa học về đặc điểm lâm học góp phần quan trọng trong công tác chọn loài cây trồng và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, phục vụ trồng rừng và bảo tồn, phát triển loài cây Huỷnh ở khu vực nghiên cứu.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Kế thừa số liệu

Nghiên cứu kế thừa bản đồ, số liệu về hiện trạng rừng (Nguyễn Thị Xuân Mai, 2010); bản đồ đất (Phân viện QHTN Nông nghiệp Miền Nam, 2003), khí tượng thủy văn (Công ty Thủy điện Trị An, 2014); thông tin về phân bố của Huỷnh tại khu bảo tồn tại KBT và các kết quả nghiên cứu có liên quan đến loài Huỷnh (Phân viện ĐTQHR Nam Bộ, 2008).

2.2. Điều tra phân bố tự nhiên của loài Huỷnh

- Xác định sơ bộ khu vực có loài Huỷnh phân bố: Tiến hành phỏng vấn 05 công chức kiểm lâm, viên chức Phòng Kỹ thuật Lâm sinh - Đất đai của KBT và 05 người dân địa phương về khu vực bắt gặp loài Huỷnh phân bố. Đánh dấu và khoanh vẽ khu vực được xác định có loài cây Huỷnh phân bố lên bản đồ hiện trạng rừng làm cơ sở cho việc xác định tuyến điều tra.


1 Trường Đại học Lâm nghiệp

2 Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn Hóa Đồng Nai

1

- Điều tra theo tuyến: Căn cứ bản đồ hiện trạng rừng và khu vực có loài Huỷnh phân bố, tiến hành lựa chọn 02 trạng thái rừng chủ yếu của KBT gồm IIB và IIIA1 để thiết lập 03 tuyến điều tra trên bản đồ, mỗi tuyến có chiều dài trên 02 km gồm: (i) tuyến Đường be 96; (ii) tuyến vào di tích Khu ủy Miền Đông và (iii) tuyến đường vào di tích Trung ương Cục Miền Nam. Tổng chiều dài các tuyến điều tra là 11km.

Tại hiện trường, sử dụng máy định vị GPS (60s), thước dây 50m và địa bàn cầm tay xác định tuyến. Trên tuyến, tiến hành quan sát về hai phía, mỗi phía có chiều rộng 10m. Đánh dấu tọa độ, xác định độ cao so với mặt nước biển; đặc điểm địa hình, hiện trạng rừng ở các điểm có loài Huỷnh phân bố làm cơ sở cho việc lựa chọn các vị trí điển hình để lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu.

2.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm học tầng cây cao nơi có loài Huỷnh phân bố

2.3.1. Điều tra cấu trúc lâm phần nơi có Huỷnh phân bố

Căn cứ kết quả điều tra theo tuyến, tiến hành lựa chọn các vị trí điển hình tại các khu vực có loài Huỷnh phân bố và lập 16 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời có diện tích mỗi ô là 2.000m2 (40m50m) ở trạng thái IIB và 11 OTC ở trạng thái IIIA1.

Trong OTC tiến hành điều tra các chỉ tiêu: (i) Xác định tên loài cây trong ô tiêu chuẩn: tên loài cây được định danh ngoài hiện trường dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia cây rừng đến từ Đại học Lâm nghiệp và Viện Điều tra Quy hoạch rừng. (ii) Nghiên cứu đặc điểm hình thái: chọn ngẫu nhiên 05 cây sinh trưởng, phát triển tốt trong các ô tiêu chuẩn, ở mỗi cây tiến hành thu thập ngẫu nhiên 03 lá kép non, 03 lá già và 03 lá trung niên; thu thập 03 mẫu quả và quan sát màu sắc, hình dạng thân cây. (iii) Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (Hvn, Hdc, D1.3, Dt) và phân cấp chất lượng sinh trưởng của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn bằng các phương pháp điều tra lâm học thông thường. (iv) Điều tra cây tái sinh dưới tán rừng: trong OTC, lập 05 ô dạng bản có diện tích mỗi ô là 25m2 (5mx5m). Trong đó, 04 ô được lập ở 04 góc và 01 ô ở giữa OTC. Trong ô dạng bản, điều tra toàn bộ cây gỗ có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 6cm và chiều cao vút ngọn lớn hơn hoặc bằng 30cm.

2.3.2. Điều tra tổ thành cây đi kèm với cây Huỷnh

Để nghiên cứu đặc điểm đi kèm đề tái tiến hành điều tra 14 hình tròn 6 cây theo phương pháp ô hình tròn 6 cây của Thomasius (1973).

2.4. Điều tra tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ loài Huỷnh

Lựa chọn 14 cây mẹ căn cứ vào số liệu sinh trưởng, chất lượng thu thập được trong các OTC và thiết lập 03 ô dạng bản có diện tích mỗi ô là 25m2 (5mx5m) theo hướng ngẫu nhiên xung quanh gốc cây. Trong đó 01 ô ở vị trí trong tán cây; 01 ô ngoài tán và cách gốc cây một khoảng nhỏ hơn chiều cao cây me; và 01 ô ở vị trí ngoài tán cách xa khoảng lớn hơn chiều cao cây mẹ. Trong ô dạng bản, đo chiều cao vút ngọn và đánh giá chất lượng sinh trưởng toàn bộ cây gỗ có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 6cm và chiều cao vút ngọn lớn hơn hoặc bằng 30cm.

2.5. Nghiên cứu đặc điểm đất dưới tán rừng

Tại khu vực nghiên cứu, lựa chọn ngẫu nhiên 02 OTC ở trạng thái IIB và 03 OTC ở trạng thái IIIA1 và đào 01 phẫu diện đất tại vị trí giữa ô và tiến hành mô tả, xác định các tính chất vật lý chủ yếu. Thu thập 01 mẫu đất có trọng lượng 1,0kg/mẫu theo phương pháp hỗn hợp ở độ sâu 0-17 cm. Mẫu đất được ký hiệu và phân tích thành phần cơ giới, độ pH, hàm lượng NPK dễ tiêu tại Phòng phân tích đất Viện Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2.6. Phương pháp nội nghiệp

Số liệu thu thập từ các ô tiêu chuẩn được tiến hành xử lý theo các phương pháp xử lý thống kê trong lâm nghiệp bằng các phần mềm thống kê Statgraphic Plus v.4.0, SPSS 10.0. Trong đó, tổ thành cây cao được tính theo chỉ số quan trọng (IVI%) theo công thức của Curtis và McIntosh (1950): IVI%

= (N% + G%)/2 (Trong đó: N% và G% là tỷ lệ phần trăm về mật độ và tổng tiết diện ngang của từng loài so với mật độ và tổng tiết diện ngang trong một ha rừng). Tổ thành cây tái sinh được tính dựa trên giá trị bình quân về tỷ lệ phần trăm giữa mật độ từng loài cây so với tổng mật độ tái sinh trong 1 ha rừng.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái cây Huỷnh phân bố tự nhiên tại KBT

Huỷnh là loài cây gỗ lớn, có thể cao tới 35m, đường kính ngang ngực lên tới 70cm (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000). Tuy nhiên, ở các trạng thái nghiên cứu, Huỷnh có chiều cao lớn nhất là 18m và đường kính ngang ngực đạt 41,5cm; lá kép chân chim với 5 đến 7 lá chét; lá hình ngọn dáo nhọn, mọc vòng. Cuống lá dài 14-18cm màu lục. Huỷnh có tán tương đối tròn đều; vỏ có màu hồng có


2

các sọc màu trắng, nứt dọc; gốc thường có bạnh vè lớn. Quả Huỷnh hình bầu dục, có cánh, chiều dài từ 1,4-1,8cm, rộng 1,1-1,4cm; có cánh dài 5,5-8,5 cm, rộng 2,5-3,4cm. Mùa ra hoa thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau, quả chín từ tháng 01 đến tháng 4.

Hình 1 Hình thái lá non và quả Hình 2 Huỷnh tái sinh tự nhiên Hình 3 Hình thái 2Hình 1 Hình thái lá non và quả Hình 2 Huỷnh tái sinh tự nhiên Hình 3 Hình thái 3

Hình 1. Hình thái lá non và quả Hình 2. Huỷnh tái sinh tự nhiên

Hình 3 Hình thái gốc cây Huỷnh Hình 4 Lớp biểu bì cây Huỷnh 3 2 Đặc điểm 4Hình 3 Hình thái gốc cây Huỷnh Hình 4 Lớp biểu bì cây Huỷnh 3 2 Đặc điểm 5

Hình 3. Hình thái gốc cây Huỷnh Hình 4. Lớp biểu bì cây Huỷnh

3.2. Đặc điểm phân bố tự nhiên của loài Huỷnh tại KBT

3.2.1. Điều kiện khí hậu nơi có loài Huỷnh phân bố

Huyện Vĩnh Cửu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ bình quân năm là 26C, nhiệt độ tối cao trung bình đạt 28C vào tháng 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 24,6C trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa lớn (2.500-2.800mm/năm) và phân bố theo mùa. Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân đạt 25,5 mm/tháng, mỗi năm thường có tháng 1 và 2 lượng mưa dưới 5mm. Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân 333mm/tháng. Độ ẩm bình quân 83%, tối cao 91% vào các tháng 8 và 9, tối thấp 73% vào các tháng 3 và 4.

3.2.2. Trạng thái rừng và điều kiện địa hình, đất đai khu vực có loài Huỷnh phân bố

Bảng 01. Độ cao, độ dốc khu vực có cây Huỷnh phân bố

TT

Trạng thái rừng

Độ cao so với mặt nước biển (m)

Độ dốc trung bình

()

Cao nhất

Thấp nhất

Trung bình

1

IIB

109

72

91,1

6,84

2

IIIA1

126

79

93,9

7,97

3

Toàn khu bảo tồn (*)

368

20

120,0

5,71

Trung bình

200

31

101,7

5,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

(*). Nguồn: Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp miền Nam (2003)

Kết quả tổng hợp trong bảng 01 cho thấy loài Huỷnh phân bố ở độ cao so với mặt nước biển giao động từ 20m đến 368m, địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc trung bình từ 5,71 đến 7,97 độ.

Bảng 02. Tính chất đất rừng nơi có loài Huỷnh phân bố (*)

Mẫu/Địa điểm

Độ sâu

(cm)

Chất hữu cơ

(%)


pHH20

Đạm tổng số

(%)

Chất dễ tiêu

(mg/100g đất)

NH+4

K2O

P2O5

IIB

0 - 17

1,812

4,59

0,14

4,84

3,68

2,23

IIB

0 - 17

1,611

3,95

0,13

4,21

3,14

2,10

IIIA1

0 - 17

2,024

4,23

0,52

4,94

3,95

2,31

IIIA1

0 - 17

2,215

4,57

0,72

4,89

3,91

2,73

IIIA1

0 - 17

1,881

4,57

0,74

4,65

3,86

2,69

3

Độ sâu

(cm)

Chất hữu cơ

(%)


pHH20

Đạm tổng số

(%)

Chất dễ tiêu

(mg/100g đất)

NH+4

K2O

P2O5

Trung bình

1,9086

4,382

0,45

4,706

3,708

2,412

Lớn nhất

2,215

4,59

0,74

4,94

3,95

2,73

Nhỏ nhất

1,611

3,95

0,13

4,21

3,14

2,1

Mẫu/Địa điểm

(*). Số liệu trong bảng 02 là trị số bình quân về tính chất đất rừng tại khu vực nghiên cứu

Về tính chất đất rừng, kết quả nghiên cứu trong bảng 02 cho thấy, đất tại khu vực nghiên cứu thuộc loại đất Feralit vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ, tầng đất trung bình đến dày, tỷ lệ đá lẫn tương đối lớn, đất tơi xốp ở tầng đất mặt và độ chặt tăng dần theo độ sâu. Độ pHH2O trung bình là 3,95, cao nhất ở rừng IIIA1 (4,57) và thấp nhất là ở rừng IIB (3,95). Hàm lượng mùn của lớp đất mặt nghèo.

3.3. Đặc điểm lâm học tầng cây cao nơi có loài Huỷnh phân bố

3.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Tổ thành loài tầng cây cao trạng thái rừng IIIA1 và IIB nơi có loài Huỷnh phân bố được tổng hợp trong bảng 03 và bảng 04.

Bảng 03. Tổ thành loài tầng cây cao trạng thái rừng IIIA1

TT

Tên loài cây

N (cây/ha) (*)

G (m2/ha)

N (%)

G (%)

IVI (%)

1

Chò chai

452

15,02

16,78

14,95

15,87

2

Trường chua

261

8,17

9,69

8,13

8,91

3

Dầu song nàng

94

8,43

3,49

8,39

5,94

4

Xuân thôn nhiều hoa

63

6,78

2,34

6,75

4,54

5

Máu chó

159

2,65

5,90

2,64

4,27

6

Bình linh

102

3,01

3,79

3,00

3,39

7

Bằng lăng

50

4,69

1,86

4,67

3,26

8

Bứa

98

2,08

3,64

2,07

2,86

9

Cầy

19

4,41

0,71

4,39

2,55

10

Vàng vè

60

2,82

2,23

2,81

2,52

11

Thành ngạnh

68

2,37

2,53

2,36

2,44

12

Lòng mang

64

2,09

2,38

2,08

2,23

13

Săng đen

83

1,09

3,08

1,08

2,08

14

Cám

23

3,08

0,85

3,06

1,96

15

Huỷnh

40

2,39

1,49

2,38

1,93

Tổng

1.636

69,09

60,75

68,77

64,76

Loài khác (59 loài)

1.057

31,38

39,25

31,23

35,24

(*). Mật độ cây được tính quy đổi từ số liệu điều tra trong các các OTC nghiên cứu

Số loài cây gỗ tầng cây cao ở các OTC trạng thái rừng IIIA1 là 74 loài với tổng số 2.693 cá thể. Trong đó chỉ có 3 loài cây là Chò chai, Trường chua và Dầu song nàng chiếm ưu thế (có chỉ số IVI lớn hơn 5%). Trong tổng số 74 loài tham gia CTTT, Huỷnh đứng ở vị trí số 15 về mức độ ưu thế trong lâm phần với 40 cá thể và chỉ số IVI đạt 1,93%.

Ở trạng thái IIB, tương tự trạng thái IIIA1, công thức tổ thành theo chỉ số IVI% cho thấy cũng chỉ có 4 loài (gồm Chò chai, Trường chua, Dầu song nàng, Xuân thôn nhiều hoa) được đánh giá là có ưu thế với tổng số 870 cá thể chiếm 37,49% tổng số cây trong lâm phần và chỉ số IVI của loài Huỷnh chỉ đạt 2,12% và đứng thứ 9 trong tổng số 74 loài điều tra được (bảng 04).

Bảng 04. Tổ thành tầng cây cao trạng thái rừng IIB

Stt

Tên loài cây

N (cây/ha)

G (m2/ha)

N (%)

G (%)

IVI (%)

1

Chò chai

449

7189,81

15,83

14,51

15,17

2

Trường chua

303

4955,73

10,68

9,68

10,18

3

Dầu song nàng

107

2664,97

3,77

9,26

6,52

4

Xuân thôn nhiều hoa

68

2141,72

2,40

8,85

5,62

5

Máu chó

150

2080,25

5,29

3,11

4,20

6

Bình linh

103

1631,53

3,63

2,78

3,21

7

Lòng mang

75

1441,08

2,64

3,19

2,92

8

Bứa

85

1264,33

3,00

1,97

2,48

9

Huỷnh

52

987,26

1,83

2,40

2,12

4

Tên loài cây

N (cây/ha)

G (m2/ha)

N (%)

G (%)

IVI (%)

Tổng

1392

24356,69

49,08

55,75

52,41

Loài khác

1444

22143,63

50,92

44,25

47,59

Stt

Như vậy, cả hai trạng thái IIIA1 và IIB tương đối phong phú về thành phần loài cây cao. Trong các lâm phần này Huỷnh chiếm vị trí số 9 ở trạng thái IIB và số 15 ở trạng thái IIIA1. Kết quả này cho thất Huỷnh không phải là loài chiếm ưu thế trong tầng cây cao ở cả hai trạng thái nghiên cứu.

3.3.2. Cấu trúc tổ thành nhóm loài cây đi kèm với Huỷnh

Kết quả nghiên cứu trong 14 ô hình tròn 6 cây cho thấy trong tổng số 28 loài cây được xác định đi kèm với Huỷnh có các loài Chò nhai (21 cây), Xuân thôn nhiều hoa (8 cây), Vàng vè (5 cây) và Bình linh (5 cây) với tần suất đi kèm với loài Huỷnh trong 14 ô hình tròn 6 cây tương ứng là 78,6%, 42,8%, 35,7% và 14,3%. Về mặt cự ly, khoảng cách trung bình từ cây Huỷnh đến các cây bạn là 3,6 mét, khoảng cách xa nhất là 11 mét và gần nhất là 0,5 mét.

3.4. Đặc điểm tái sinh và mối quan hệ của loài Huỷnh với các loài cây khác trong lâm phần

3.4.1. Đặc điểm tái sinh của loài Huỷnh dưới tán các trạng thái rừng

Tại khu vực nghiên cứu, đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán trạng thái rừng IIIA1 và IIB được tổng hợp trong các bảng 05 và 06.

Bảng 05. Tổ thành cây tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA

Stt

Loài cây

N (cây/ha)

N (%)

Stt

Loài cây

N (cây/ha)

N (%)

1

Chò chai

274

20,09

6

Bình linh

13

0,95

2

Giền đỏ

107

7,84

7

Dâu rừng

9

0,66

3

Bứa

56

4,11

Tổng

496

36,36

4

Bời lời

22

1,61

51 loài khác

868

63,65

5

Huỷnh

15

1,10


Bảng 06. Tổ thành loài cây tái sinh trạng thái rừng IIB

Stt

Loài cây

N (cây/ha)

N (%)

Stt

Loài cây

N (cây/ha)

N (%)

1

Chò chai

340

16,84

6

Huỷnh

21

1,04

2

Giền đỏ

215

10,65

7

Dẻ

16

0,79

3

Bứa

51

2,53

Tổng

702

34,77

4

Bình linh

38

1,88

39 loài khác

1.317

64,79

5

Bời lời

21

1,04


Kết quả nghiên cứu trong bảng 05 cho thấy ở trạng thái IIIA1 có 58 loài cây tái sinh với mật độ là 1.364 cây/ha. Trong đó, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (H > 200cm) là 394 cây, chiếm tỷ lệ 28,97%. Trong 07 loài cây tham gia vào công thức tổ thành thì Huỷnh là loài có số lượng cây tái sinh là 15 cây, chiếm tỷ lệ 1,1% tổng số cây tái sinh.

Ở trạng thái IIB (bảng 06), nghiên cứu đã xác định được 46 loài cây tái sinh dưới tán rừng với mật độ 2.019 cây/ha với 1.562 cây tái sinh có triển vọng (chiếm tỷ lệ 77,37%). Trong các loài cây tái sinh, Chò chai và Giền đỏ là hai loài có mật độ tái sinh tương ứng là 340 và 215 cây/ha và chiếm tỷ lệ 27,49% tổng số cây tái sinh trong lâm phần 44 loài còn lại chiếm tỷ lệ 72.51%.

Kết quả nghiên cứu về khả năng tái sinh của Huỷnh dưới tán rừng ở cả hai trạng thái cho thấy mặc dù được bảo vệ tương đối chặt chẽ nhưng tỷ lệ cây tái sinh của loài Huỷnh tương đối thấp với 21 cá thể, chiếm tỷ lệ 1,04% tổng số cây tái sinh (Trạng thái IIB) và 15 cá thể, chiếm tỷ lệ 1,1% tổng số cây tái sinh (Trạng thái IIIA1). Vì vậy, để xúc tiến khả năng tái sinh của loài cây này cần thiết phải có biện pháp tác động phù hợp.

3.4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Huỷnh xung quanh gốc cây mẹ

Căn cứ kết quả điều tra trên 56 ô dạng bản xung quanh gốc của 14 cây mẹ. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Huỷnh xung quanh gốc cây mẹ được thể hiện trong bảng 07 và 08.

Bảng 07. Tổ thành loài cây tái sinh xung quanh cây mẹ

TT

Tên loài

N

(cây/ha)

N (%)

TT

Tên loài

N

(cây/ha)

N (%)

1

Huỷnh

39

13,49

5

Săng mã

16

5,54

2

Chò chai

38

13,15

6

Bứa

14

4,84

3

Trường chua

25

8,65

7

Loài khác (38 loài)

139

48,10

4

Chiết tam lang

18

6,23


Tổng

289

100,0


5

Bảng 08. Phân bố cây tái sinh loài Huỷnh dưới tán cây mẹ


Vị trí ô

Số ô điều tra

Số ô điều tra có loài Huỷnh

N (cây)

Chiều cao vút ngọn (cm)

n

%

Số cây

%

< 100



Số cây

%

Số cây

%

Trong tán

14

1

4,35

1

2,56

1

20

0

0

50

50

Mép tán

14

11

47,83

21

53,85

4

80

17

Ngoài tán

14

11

47,83

17

43,59

0

0

17

Tổng

42

23

54,76

39

100

5

-

34

-

Kết quả nghiên trong bảng 07 và 08 cho thấy mật độ tái sinh tự nhiên dưới tán cây Huỷnh là 39 cây/ha chiếm tỷ lệ 13,49% tổng số cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ loài Huỷnh với tần suất xuất hiện trung bình trong số các ô dạng bản nghiên cứu là 54,76%. Tuy nhiên, chỉ có 01 ô trong tổng số 14 ô dạng bản nghiên cứu trong tán cây mẹ có loài Huỷnh tái sinh (chiếm 4,35%) do quả và hạt nhẹ, có cánh nên khi rơi xuống phát tán đi xa tán cây cây mẹ.

3.5. Một số giải pháp định hướng góp phần bảo tồn loài Huỷnh tại KBT

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và từ thực tế của KBT, để góp phần bảo tồn (nội tại và ngoại vi) loài Huỷnh cần chú trọng triển khai một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội tại (in-situ) thông qua hoàn thiện bản đồ khu vực phân bố tự nhiên của loài Huỷnh tại KBT từ đó tiến hành các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, cấm chặt phá rừng cũng như khai thác loài Huỷnh trong rừng tự nhiên.

- Những khu vực thuộc phân khu phục hồi sinh thái có loài Huỷnh tái sinh tốt cần dùng các biện pháp kỹ thuật thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên thông qua việc tỉa thưa những cây cong queo, sâu bệnh ở tầng cây cao; phát luỗng cây bụi, dây leo và tỉa thưa cây tái sinh chất lượng thấptạo không gian dinh dưỡng và làm tăng lượng ánh sáng chiếu xuống tán rừng tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh có mục đích sinh trưởng và phát triển.

- Tiến hành trồng rừng, phục hồi rừng bằng trồng bổ sung loài Huỷnh ở những khu vực đất Feralít vàng nâu có độ pHH20 lớp đất mặt (độ sâu từ 0-17cm) từ 3,95 đến 4,59; hàm lượng dinh dưỡng và chất dễ tiêu trong đất ở mức độ trung bình trở lên; độ cao không quá lớn so với mặt nước biển, giao động từ 20m đến 368m, độ dốc trung bình từ 5,71 đến 7,97 độ. Phương thức trồng rừng thuần loài hoặc hỗn loài với các loài Chò nhai hoặc Xuân thôn nhiều hoa. Thời vụ trồng rừng vào đầu mùa mưa (từ tháng 6 - 8 hàng năm) ở khu vực Đông Nam bộ.

4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

- Huỷnh là loài cây gỗ lớn, ở các trạng thái nghiên cứu, loài cây này có chiều cao lớn nhất là 18m và đường kính ngang ngực đạt 41,5cm. Thân tròn thẳng, phân cành cao, gốc có bạnh vè. Vỏ có màu hồng, có sọc trắng, nứt dọc. Tán lá xòe rộng, tròn đều, lá kép chân chim, mọc cách, một lá chét dài 11-18 cm; có 5-7 lá chét, hình dáo nhọn, mọc vòng, rộng l,5-2,5cm, cuống lá dài 14-18 mm. Quả có cánh: dài 5,5-8,5cm, rộng 2,5-3,4cm. Quả hình bầu dục, có cánh, chiều dài từ 1,4-1,8cm, rộng từ 1,1 -1,4cm. Mùa ra hoa thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau, quả chín từ tháng 1 đến tháng 4.

- Huỷnh phân bố tự nhiên trên đất Feralit vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ, tầng đất trung bình đến dày, độ pHH20 lớp đất mặt (độ sâu từ 0-17cm) từ 3,95 đến 4,59; hàm lượng dinh dưỡng và chất dễ tiêu trong đất ở mức độ trung bình trở lên; độ cao với mặt nước biển giao động từ 20m đến 368m, độ dốc trung bình từ 5,71 đến 7,97độ. Các trạng thái rừng nơi có loài Huỷnh phân bố có các loài Chò chai, Trường chua, Dầu song nàng và Xuân thôn nhiều hoa chiếm ưu thế trong lâm phần.

- Khả năng tái sinh của loài Huỷnh dưới tán lâm phần không cao, chỉ chiếm 1,04 đến 1,10% tổng số cây tái sinh trong các lâm phần nghiên cứu. Dưới tán cây mẹ, tỷ lệ cây tái sinh của loài Huỷnh chiếm 13,49% trong tổng số 44 loài cây tái sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ cây tái sinh của loài cây này chủ yếu nằm ngoài tán cây mẹ (chiếm 97,44% tổng số cây tái sinh).

- Trong tổng số 28 loài cây được xác định đi kèm với Huỷnh có các loài Chò nhai (21 cây), Xuân thôn nhiều hoa (8 cây), Vàng vè (5 cây) và Bình linh (5 cây) với tần suất đi kèm với loài Huỷnh



6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023