Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 23

kết lại để tạo thành cốt truyện:

I. Trên đường vào Đồng Dương – Gặp du côn.

II. Tịnh-xá Indrapura - Theo một người mộ đạo tưởng tượng.

III. Bia lời nguyền của vua Hời.

IV. Tháp Sáng – Một vài ý nghĩ về nghề kiến- trúc của người Chàm.

V. Đến thăm ông tộc trưởng họ Trà.

VI. Đồng-dương tại nhà bảo tàng Parmenter.

Cuộc hành trình bắt đầu từ sông Hàn (Tourane) "Uể oải trong nắng gắt" và kết thúc tại Bảo tàng Pamenter. Phương tiện của cuộc hành trình là xe đạp. Địa điểm của cuộc hành trình là làng Đồng Dương, dấu tích của kinh đô nước Chămpa cũ. Như vậy, câu chuyện du lịch không lớn nhưng độ tương phản của nó rất lớn.

Người kể chuyện trong tác phẩm chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong từng chặng của lộ trình để làm cho câu chuyện không bị gián đoạn bởi lời nhận xét, suy ngẫm hay cảm tác trước sự vật và hiện tượng mà tác giả quan sát được trong suốt chuyến đi. Để tạo ra khung cảnh thời đại của vương quốc Chămpa hưng thịnh, Mãn Khánh Dương Kỵ đã dựng bối cảnh rất khéo léo: đó là nắng và ảo ảnh.

Cái nắng mùa hè ở miền Trung được miêu tả một cách chính xác, phù hợp với khung cảnh vùng quê nghèo Quảng Nam: “Sắn trắng, cát trắng. Trông qua những hơi nóng, thấy nhà cửa cây cối như chập chờn rung động(Tri Tân, số 107, tr.15). Khi mọi người đã mệt, những chiếc xe đạp chạy một mạch hơn ba mươi cây số trên những con đường cát trắng, bây giờ giống như “hai con ngựa sắt khô dầu hí lên ken két”, làm tăng mệt nhọc để sự tưởng tượng xuất hiện: tác giả như cảm thấy quân Chàm đang ở đâu đây rất gần và cả “Đồn lính? Chiêm binh huy động trong tiếng tù và, tiếng trống baranon, dưới sự chỉ huy của mấy ông Snapti hung tợn …” ("Indrapura – Đồng Dương", Tri Tân, số 107, tr.15). Đó là những đoạn văn miêu tả cảnh sắp bước vào di tích Indrapura, kinh đô Chiêm Thành xưa. Nhưng khi đã dừng lại, nghỉ ngơi thì khung cảnh đó biến mất, chỉ còn lại “một khoảng đất: trong cây cỏ lúp xúp lô nhô mấy đống gạch nát; ở giữa, trên mặt nước đục ngầu một hồ cạn, bầy vịt đang lội và rỉa lông(Tri Tân, số 107, tr.16). Chỉ khi bước vào tịnh xá Indrapura, nơi chỉ còn lại đống gạch bỏ hoang, lúc đó xuất hiện sự tưởng tượng mới: du khách “đứng dậy đi theo anh chàng mộ-đạo Chiêm tưởng-tượng ấy” để bước vào cung điện có những tu viện, sân có tường bao bọc, những cái tháp xung quanh tường, tháp chính đồ sộ, nguy nga tráng lệ, có những bậc tam cấp,... gặp những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

“ông hộ pháp, những tăng và ni ngày đêm nghiên cứu đạo lý uyên thâm và chép những bài kinh trên đá, trên lá”. Đứng ở đống gạch đổ nát này, chỉ một bước theo chàng mộ đạo tưởng tượng thôi mà Mãn Khánh đã đến được kinh đô nước Chiêm Thành thời hoàng kim trong chớp mắt, rồi lại trở về thực tại để suy nghĩ kiến trúc Chămpa đã bị “người mình gỡ ra xây lên một cái miếu tồi tàn nặng nề xiêu vẹo”. Những cảnh nửa hư nửa thực như kiểu ghép nối của nghệ thuật điện ảnh đã làm cho cái mất đi của quá khứ trở lại trong hiện thực, cái hoang tàn của hiện tại trở lại hoành tráng của thời hoàng kim. Lấp lánh đằng sau bút pháp dựng cảnh này là triết lí nhân sinh: những công trình kiến trúc văn hóa độc đáo của nước Chiêm Thành sẽ không mất đi nếu không có sự tàn nhẫn của con người và sự vô tình của thời gian. Du kí Dương Kỵ buộc con người phải suy tư để nhận ra sự tồn tại của chính mình.

5.3.3. Ngôn từ giàu tính tạo hình

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 23

Chất liệu trong du kí của Mãn Khánh Dương Kỵ là một thứ chất liệu đặc trưng và được nhào nặn. Với vốn từ vựng phong phú để miêu tả đúng cảnh, đúng người, cùng với vốn từ khoa học, những nguồn tư liệu quí giá và sự am hiểu ngôn ngữ và văn hóa Chămpa, ông đã làm cho những cái mất đi phải trở về trong ý niệm. Sử dụng chất liệu này, nhiều bức tranh cảnh vật được ông vẽ lên giàu màu sắc, đường nét và biểu cảm.

Từ cảnh trí thiên nhiên sống động:

“Một buổi chiều vàng vô cùng diễm lệ. Ánh sáng huy hoàng tràn trề trên sườn rặng núi phương Tây, rồi tưng bừng chảy xuống sông hương đang nhẹ nhàng uốn mình giữa hai bờ cây rậm lục. Trên trời vô cùng cao trên những đám mây vàng, đỏ, xen vào cỏ từng vệt mây gợn sóng màu hồng phớt, xanh xanh tím tím tựa hồ những nét bút bồi hồi mà nhà nghệ sĩ thiên nhiên, trong lúc cao hứng, để lâu e mất bớt vẻ đẹp, vội vã phết lên lụa mà ghi những cảm giác mong manh…”

("Thiên Y A Na", Tri Tân, số 121, tr.13)

Cho đến đống gạch đá hoang tàn:

“Đến nay, tuy phải qua bao nhiêu lớp bể dâu, những tượng bức chạm, đã bị phá, đẽo, gãy mẻ nhiều nơi, nhưng cũng không phải vì thế mà bớt đẹp, trái lại, từ tượng Phật to lớn cho đến các con người bằng đá nho nhỏ, có kẻ không to quá ngón tay cái người lớn, vẫn “sống” vẫn hoạt động, vẫn làm cho người xem cảm động bồi hồi, đi không muốn dứt...”

("Thiên Y A Na", Tri Tân, số 121, tr.19)

Dương Kỵ đã làm sống lại tâm hồn của dân tộc Chămpa qua những chữ khắc trên bia đá còn sót lại mà ông đọc được, và như nghe được cả những câu khấn nguyện lầm

rầm của những con người qua các thế hệ trong các buổi cầu kinh: Nomoh Laksmindra Lokecvara… Ngôn từ của Dương Kỵ là phương tiện đưa du khách vượt qua thời gian để đi đến nhiều nơi, chiêm ngưỡng và tận hướng những vẻ đẹp của thiên nhiên và sự kì diệu của văn hóa, tham quan kinh đô Chiêm Thành thế kỉ X. Ngôn từ của Dương Kỵ có khả năng khơi thông trí tưởng tượng, tri thức văn hóa và như muốn khai quật nó lên từ trong đống đổ nát.

Mãn Khánh Dương Kỵ không phải người làm du lịch hay hợp đồng quảng bá cho một công ti du lịch nào đó nhưng ông rất có duyên trong việc tạo không khí cho không gian du lịch để thu hút du khách. Ông rất linh hoạt trong việc thay đổi các lời văn trong tác phẩm du kí bằng các giọng điệu khác nhau: say sưa, trữ tình, giễu nhại, bỡn cợt, trang nghiêm, trầm tỉnh, sôi nổi,... vào đúng lúc, đúng cảnh, đúng người, đúng việc. Người nghe như cuốn hút theo lời kể của ông mà từng đoạn, từng lời biến hóa như lời diễn viên kịch trường đang diễn xuất.

Kết cấu tác phẩm du kí của ông cũng hết sức độc đáo. Thông thường, những bài du kí ngắn, các nhà văn du kí thường bị lối viết tản văn, tùy bút lôi kéo, còn ở Mãn Khánh Dương Kỵ, nếu có thì chỉ bị loại văn phong lịch sử lôi kéo, nhưng đó là thứ yếu. Du kí của Dương Kỵ thiên về truyện mà những câu chuyện của ông chất thành những lớp lang rất khéo giống như người Chăm xây tháp mà không có vôi vữa vậy. Nếu không tin ý thì không biết ý đồ thiết kế và bố trí các câu chuyện của ông trong tác phẩm du kí. Đặc biệt ông luôn đan xen hai thứ: chuyện xưa và chuyện nay, dùng chuyện xưa để nói chuyện nay, lấy chuyện nay để ngẫm chuyện xưa, tất cả đều khéo léo và liền mạch. Lối kết cấu đó đã làm cho người đọc đọc đến hết tác phẩm mà cảm giác câu chuyện chưa chấm dứt.

Nghiên cứu văn học truyền thống chỉ tập trung vào văn học tinh anh, bỏ qua văn học đại chúng, tập trung vào sự bề thế và qui mô bỏ qua sự nhỏ lẻ, tập trung vào đối tượng đã định hình bỏ qua đối tượng nằm giữa các lằn ranh. Từ thực tiễn này mới nảy sinh nhiều quan niệm cực đoan và nhận thức sai lệch về một số hiện tượng văn học chưa được tường minh hoặc tác phẩm văn học mà chủ thể của nó không phải là nhà văn. Lối tiếp cận đối tượng dựa trên những lí thuyết văn học nảy sinh từ các trào lưu tư tưởng chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn nhất định là nguyên nhân của các hiện tượng này. Vì thế, những sáng tác của nhiều người như Dương Kỵ ít người biết đến là là do tính lịch sử

của tiếp nhận văn học luôn mang tính thời đại. Từ những năm 60 thế kỉ XX, khi văn học từ thẩm mĩ chuyển mạnh sang tiêu dùng, từ hình thái kinh điển chuyển sang hình thái văn hóa đại chúng, từ ý thức hiện đại chuyển sang hậu hiện đại thì nghiên cứu văn học từ bình diện ngôn ngữ chuyển sang văn hóa học, nghiên cứu các vấn đề văn hóa [59]. Sự ra đời của thi pháp học văn hóa (cultural poetics) đã tháo gỡ những vướng mắc và làm cho nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu văn học xích lại gần nhau, những hiện tượng đan xen nhau giữa văn hóa và văn học đã được lật lại và giải quyết thỏa đáng.

Xu hướng nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn đã mở ra nhiều hướng tiếp cận đối tượng và sử dụng công cụ nghiên cứu. Ngô Đức Thịnh có đề xuất về cách tiếp cận lịch sử văn hóa với tư cách là "cái tổng thể" để nhận dạng các nền văn hóa đã từng tồn tại, phát triển trên đất nước ta [73]. Tiếp cận văn hóa đối với văn học hiện nay đang được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề ngược lại, tức là tiếp cận văn học đối với văn hóa là điều hiếm thấy. Thế nhưng, cách đây hơn sáu thập niên, Dương Kỵ đã tiếp cận lịch sử văn hóa bằng văn học. Thông qua các tác phẩm du kí, những vấn đề về văn hóa như: tín ngưỡng, tập tục, sự tồn tại và ảnh hưởng các nền văn hóa trong một quốc gia, trình độ nhận thức và những giá trị văn hóa,... được ông giải quyết bằng phương tiện nghệ thuật. Lối tiếp cận nghệ thuật đối với lịch sử và văn hóa đã phản bác lại những tư tưởng thiên lệch và cực đoan của các nhà nghiên cứu mang khát vọng đi tìm cái duy nhất, mang những đặc trưng hoặc tồn tại dạng đặc thù. Lối tiếp cận này có khả năng mở ra cho loài người những ý tưởng sáng tạo văn hóa, trong đó mọi sản phẩm và hoạt động của con người, kể cả sản phẩm tiêu dùng đều trở thành đối tượng nghệ thuật hoặc mang tính nghệ thuật.

Tôn Thất Dương Kỵ là trí thức yêu nước, là nhà cách mạng, nhà giáo, nhà sử học. Nhưng nhân cách của ông sẽ lớn hơn bởi ông đã từng là Mãn Khánh Dương Kỵ, con người đã từng dùng văn học để nghiên cứu lịch sử và văn hóa, con người đã tạo ra cầu nối giữa khoa học và nghệ thuật bằng thể loại du kí. Ông xứng đáng để người đời ghi nhớ, lịch sử ghi nhận, các thế hệ hậu bối tôn vinh. Không có sự vĩ đại nào về con người vượt ra khỏi tầm nghệ thuật. Tôn Thất Dương Kỵ cũng nằm trong trường hợp đó.


*

* *

Để có một thiên du kí, không phải ai cũng gặp cơ may có được cuộc hành trình. Khi đã có cuộc hành trình nhưng chưa hẳn đã có tác phẩm du kí. Việc lựa chọn ra ba phong cách tiêu biểu cho du kí Việt Nam cho thấy bề thế của thể loại này trong văn học Việt Nam ở vào thời điểm hiện đại hóa văn học. Phạm Quỳnh và Nguyễn Đôn Phục là hai phong cách du kí có vẻ trái ngược nhau nhưng bổ sung cho nhau để tạo nên đặc điểm du kí Việt Nam trên Nam Phong tạp chí. Với phong cách du kí Mãn Khánh Dương Kỵ cho thấy xu hướng không ngừng đổi mới, có khả năng tương tác với các thể loại khác của du kí Việt Nam giai đoạn 1935 - 1945.

KẾT LUẬN

1. Du kí là vấn đề của văn học đương đại. Nhờ sự tác động nhiều mặt của kinh tế

- văn hóa – xã hội trong thời đại khoa học – kĩ thuật và công nghệ phát triển, nhiều vấn đề của lịch sử và lí luận văn học được nhìn nhận lại. Du kí đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ đối với lí luận và phê bình văn học mà còn của nhiều ngành khác nhau. Trong thập niên cuối của thế kỉ XX, những cuộc hội thảo quốc tế về du kí đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến với du kí. Những vấn đề đặt ra cho những nghiên cứu mang tính học thuật và nghiên cứu ứng dụng về du kí như: định nghĩa về du kí, xác định loại hình của du kí, đặc trưng thể loại của du kí, ranh giới phân biệt du kí là thể loại văn học với thể loại phi văn học,… được đưa ra bàn luận. Những cuộc tranh luận mang tính học thuật của các nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở một số điểm: coi du kí là một thể loại văn học, đặc trưng cơ bản của du kí là cuộc hành trình của tác giả, đồng thời là nhân vật, tính thông tin và tính khách quan của du kí lớn hơn những gì mà người ta tưởng nên có khả năng xâm nhập vào các địa hạt của các ngành khoa học khác,… Trong sự mở rộng phạm vi của đối tượng nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu lịch sử văn học trong mối quan hệ với văn hóa, như là một môi trường của văn học đã đặt lại vấn đề về quan niệm thể loại. Trong xu hướng đó, gần đây các nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề xem lại các tiểu loại của thể loại kí như: luận án tiến sĩ của Lê Trà My với đề tài Tản văn Việt Nam thế kỷ XX (từ cái nhìn thể loại) (2008), luận án tiến sĩ của Trần Văn Minh với đề tài Thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 (2011), cùng với nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Nhưng ở Việt Nam, nhiều người vẫn quan niệm du kí là tiểu loại của kí, có người dè dặt định danh du kí là thể tài. Không giống như tản văn hay tùy bút, là những thể loại phái sinh từ thể kí, du kí ra đời rất sớm trong văn học viết của nhân loại. Trong lịch sử văn học Việt Nam, du kí ra đời trước cả thể loại kí chữ Hán, mặc dù sự hình thành thể loại của nó phải trải qua các giai đoạn phát triển với các hình thức thể loại khác nhau. Du kí Việt Nam có một quá trình phát triển không liên tục bởi tính đặc thù về phương thức tồn tại của nó. Đến nửa đầu thế kỉ XX, khi hội đủ các điều kiện như quan niệm về sự đi, phương tiện đi lại được cải thiện, môi trường văn hóa thay đổi, báo chí và dịch thuật du kí phát triển,…thì du kí đã hưng khởi trở lại. Với một qui mô lớn, có nhiều tác phẩm, tác giả với nhiều phong cách khác nhau, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là một thể loại văn học có vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc.

2. Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nổi lên như là một hiện tượng của sự phát

triển văn học. Bắt nguồn từ trong dòng chảy của du kí truyền thống, lại được tiếp thu tinh thần và văn hóa của thời đại, không gian đi lại được mở rộng, nhận thức về lịch sử, văn hóa của tầng lớp trí thức được nâng lên, du kí Việt Nam đã phát triển và đi tiên phong trên con đường hiện đại hóa văn học về sử dụng chất liệu và hoàn thiện thể loại. Với hàng trăm tác phẩm xuất hiện trên các báo và tạp chí trong gần nửa thế kỉ cùng với nhiều cây bút xuất sắc đã làm cho thể loại du kí đạt đến đỉnh cao của sự phát triển trong lịch sử du kí Việt Nam. Từ những chuyến đi ra nước ngoài để công tác, để học tập, để thăm người thân hay chỉ là cuộc phiếm du, những trí thức Việt Nam đã viết nên những thiên du kí, nói về những điều mắt thấy, tai nghe, ghi lại những cảm nhận, những suy nghĩ của mình về đất nước, con người của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, họ nhìn về danh lam, thắng cảnh cũng như con người, văn hóa Việt Nam với những nét ưu và khuyết bằng tình cảm và khát vọng đối với đất nước. Trong những tác phẩm du kí viễn du, có thể nhận ra trong đó những khát vọng của người trí thức Việt Nam về sự canh tân đất nước, về ngày mai của dân tộc. Những người không có cơ may có cuộc hành trình xuất ngoại đành tìm về những nơi còn ẩn dấu nhiều điều về văn hóa, lịch sử dân tộc mà người trí thức chưa có dịp chiêm bái nó. Non nước Việt Nam trở nên bao la hơn, xinh đẹp hơn, giàu truyền thống và bản sắc văn hóa hơn nhờ bước chân của những nhà văn, nhà báo đi du lịch. Chính những điều này đã làm nên đặc điểm về nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX: phong phú về về tài, đa dạng về cảm hứng. Bên cạnh những đề tài truyền thống như viết về danh lam thắng cảnh, viết về ngoại quốc, du kí giai đoạn này xuất hiện một số đề tài mới như: đề tài khảo cứu văn hóa, đề tài lịch sử, đề tài dân tộc thiểu số. Với những đề tài này, du kí đã vẽ nên bức tranh nhiều màu sắc khác nhau về non nước và con người Việt Nam. Cảm hứng sáng tác du kí trong giai đoạn này không hoàn toàn bắt nguồn từ cảm hứng du quan, du lịch mà phần lớn xuất phát từ tư tưởng. Mỗi tác phẩm mang một tiếng nói khác nhau về đất nước, lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Mặc dù không có nhiều tác phẩm du kí trường thiên nhưng với nhiều bài du kí ngắn viết về nhiều địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX như là cuộc hành trình tập thể tìm về với dân tộc.

3. Nằm trong dòng chảy của văn học dân tộc trong thời kì hiện đại hóa, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nổi lên với tư cách là một thể loại văn học với nhiều đặc điểm thể loại của nó. Mặc dù trong vườn hoa đa sắc của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhưng cũng dễ dành nhận ra du kí Việt Nam đang chảy thành hai dòng rò rệt: một dòng

chảy bắt nguồn từ du kí truyền thống của dân tộc, một dòng bắt nguồn từ du kí phương Tây hiện đại. Không như thơ hay tiểu thuyết phải tìm cách loại trừ nhau, hai dòng chảy này đồng hành với nhau, bổ sung cho nhau để làm nên đặc điểm hình thức của du kí Việt Nam. Tác phẩm du kí nằm trong dòng chảy hiện đại có cốt truyện hành trình mà cấu trúc của nó chi phối bởi lộ trình và trải nghiệm của chủ thể. Tác phẩm du kí nằm trong dòng chảy truyền thống có cốt truyện sự tích – huyền thoại chi phối bởi điểm đến và tư tưởng của tác giả. Quá trình đào luyện của văn học đã kéo theo du kí, một thể loại lấy nguyến tắc tự do làm đối ứng cũng phải qui thuận thành một số kiểu cấu trúc và kết cấu nhất định để làm nên phong cách thể loại của du kí Việt Nam. Cùng với nó là sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt để tạo ra những tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, cách nhìn riêng đối với sự vật, hiện tượng. Khi chuyển dạng về chất liệu, nhiều thể loại khác phải ngập ngừng thử nghiệm thì du kí là thể loại đi tiên phong trong sáng tác bằng chữ Quốc ngữ. Du kí Quốc ngữ Việt Nam nhanh chóng định hình trong thể loại của nó, đồng thời nó không khước từ chất liệu khác như chữ Hán, chữ Pháp mà còn sử dụng chất liệu đó như là thủ pháp nghệ thuật.

4. Du kí là thể loại có khả năng tạo ra sự đa dạng về phong cách. Sự phát triển của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã hình thành nên nhiều phong cách tác giả như Nguyễn Đôn Phục, Phạm Quỳnh, Dương Kỵ,… Trong sáng tác du kí, cuộc hành trình được ví như "bột", nhưng chưa thể làm nên "cái bánh" là tác phẩm. Để cuộc hành trình đi vào trang giấy đòi hỏi chủ thể của nó phải có tư tưởng, thái độ, quan niệm về sự đi. Đi đến đâu không quan trọng bằng đi với mục đích gì. Nguyễn Đôn Phục có quan niệm đi là một sự trở về, ngoài việc trở về với cội nguồn, truyền thống dân tộc thì cái quan trọng là trở về với chính mình. Hành trình đơn giản như đi chơi thì cũng có nhiều hạng người với nhiều cách chơi. Người trí thức là chơi cao cả, chơi có trách nhiệm, chơi cổ tích, chơi lịch sử. Còn đối với Phạm Quỳnh, đã chơi là phải đi xa và có đi xa mới viết thành du kí. Những cuộc hành trình, những chuyến công du đi Pháp, đi Lào, đi Nam Kì, đi Huế, đi Lạng Sơn – Cao Bằng mà Phạm Quỳnh thực hiện đã trở thành tác nhân của nhiều tác phẩm du kí. Phạm Quỳnh đã đưa hơi thở của thời đại vào trong du kí, thôi thúc, giục giã con người tìm kiếm các cuộc hành trình để trải nghiệm bản thân, để mở rộng tầm nhìn, đi cho biết đó biết đây. Mãn Khánh Dương Kỵ chọn con đường lạc nguồn lịch sử, tìm trong đống đổ nát hoang tàn về một thời hoàng kim của vương quốc Chămpa để viết du kí. Tìm về cội nguồn văn hóa, Dương Kỵ đã đưa người đọc thấy được hai mặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022