Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam - 9



a)

b)

c)


d)

Ảnh 2.5. Mẫu trầm tích sét tuổi mQ21no

a) Mẫu dcTK2-set1 (2-2,2m); b) Mẫu dcTK2-set2 (8-8,2m);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

c) Mẫu dcTK1-set1 (18,8-19m); d) Mẫu dcHA1-set3 (24,8-25m)

Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam - 9


Trong kết quả phân tích 05 mẫu bào tử phấn hoa do NCS thu thập, TS. Đinh Văn Thuận, Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân tích (mẫu HA1-VCS2, HA1-VCS3bs, TK1-VCS1, TK1-VCS2bs, TK1-VCS3bs) gặp:

Selaginella sp. 2-, Polypodium sp. 1-, Leguminosae gen. indet. 1-, Sonneratia sp. 1-,

Myrtaceae gen. indet. 1-, Sapindus sp. 1-, Quercus sp. 1-, Cyathea sp. 6-,

Ceratopteris sp. 1-, Coniogramme sp. 1-, Plagiogyria sp. 4-, Triletes sp. 1-, Polypodiaceae gen. indet. 1, Vittaria sp. 1-, Botrychium sp. 1-, Pteris sp. 1-, Juglans sp. 1-, Ilex sp. 1-, Carya sp. 1-, Myrica sp. 2-, Castanea sp. 1-, Pinus sp. 1-,

Lithocarpus sp. 1-, Morus sp. 1-, Pterocarya sp. 1-, Rhizophora sp. 1-, Cycas sp. 2-. Dựa vào sự có mặt của nhóm Mangrove (Sonneratia), Rhizophora là phấn hoa của thực vật ngập mặn chứng tỏ môi trường trầm tích là biển nông ven bờ.

Phần dưới của hệ tầng Nam Ô, tại mẫu TK1-VCS1 gặp: Polypodiaceae gen. indet. 2-, Acrostichum sp. 2-, Coniogramme sp. 2-, Plagiogyria sp. 2-, Cyathea sp. 4-,

Triletes sp. 4-, Rubiaceae gen. indet. 1-, Quercus sp. 2-, Aralia sp. 3-, Tilia sp. 1-,

Castanopsis sp. 3-, Myrtaceae gen. indet. 2-,Myrtus sp. 3-, Myrica sp. 2-, Poaceae gen

.indet. 2-, Carya sp. 3-, Rhamnaceae gen. indet. 1-, Cassia sp. 1-. Do sự có mặt của nhóm thực vật ngập mặn (Acrostichum) nên có thể kết luận môi trường trầm tích là biển – vũng vịnh. Trong mẫu có một tập hợp nhóm thực vật phát triển trong khí hậu


1

3(2)

nóng khô là Aralia; Myrtus; Tilia… đặc trưng cho thời kỳ cuối Pleistocen (Q1 ) đầu Holocen sớm (Q2 ).

Kết quả 4 mẫu phân tích C14 do NCS thu thập, PGS. TS. Nguyễn Quang Miên, Viện Khảo cổ học phân tích có tuổi tuyệt đối 4550năm (mẫu dcHA1-C14_2, lỗ khoan dcHA1 ở độ sâu 14,8-15m) và tuổi 7590năm (mẫu dcHA1-C14_1, lỗ khoan dcHA1 ở độ sâu 32,8-33m) tương ứng với giai đoạn Holocen sớm cách đây 11.500 năm đến

5.000 năm (Bảng 2.1).

1

1

1

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích amQ 3(2), mQ 3(2)đn, mlQ 3(2)tb trầm

2

tích Neogen hệ tầng Bình Dương (N2bd), hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C-Pnhs), đá magma phức hệ Bến Giằng (GDi/PZ3bg2). Trầm tích bị phủ dưới các trầm tích trẻ hơn như aQ 2,

2

2

2

2

2

2

2

mQ 2, mvQ 2, amQ 2np, ambQ 2, ambQ 3ch, mQ 3, aQ 3.

Căn cứ vào đăc

điểm thac̣ h hoc̣ , quan hê ̣đia

tầng, bào tử phấn hoa, kết quả phân tích

tuổi tuyệt đối C14... NCS xếp trầm tich có nguồn gốc biển này vào Holocen dưới (Q 1).

2

Hệ tầng có chiều dày thay đổi từ 2,1-27m. Chiều dày trung bình là 10m (Hình 2.1)

2.3.2.2. Phụ thống Holocen trung (Q22)

a) Trầm tích nguồn gốc sông (aQ22)

Trầm tích nguồn gốc sông tuổi Holocen giữa phân bố dọc theo dòng chảy sông suối (sông Vu Gia, Thu Bồn, La Thọ, sông Yên, Bà Rén, Thanh Quýt) tại khu vực giáp ranh các huyện Đại Lộc (xã Đại Phong, Đại Minh, Đại Cường, Đại Nghĩa, Đại An, Đại Hòa, thị trấn Ái Nghĩa), Điện Bàn (xã Điện Thắng, Điện Hồng, Điện Phước, Điện An, Điện Thọ, Điện Hòa Nam, Điện Tiến, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong) và Duy Xuyên (Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Trung).

Trầm tích chủ yếu lộ ra trên bề mặt với tổng diện tích là 49,44km2. Diện tích trầm tích bị phủ không lớn, vùng trầm tích bị phủ lớn nhất tập trung ở các xã Điện Phong huyện Điện Bàn; thị trấn Nam Phước, Duy Phước huyện Duy Xuyên. Tại các lỗ khoan LK703, LKQT08B, LKC2, LKno008, gặp trầm tích ở độ sâu 1-6,3m.

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô đến hạt trung lẫn sạn sỏi rất nhỏ (sạn – sỏi chiếm 3,1-15,3%, cát chiếm 83,7-94,3%, bột – sét chiếm 1-2,6%), độ chọn lọc kém S0 = 2,29-2,60 hoặc thành phần là sạn sỏi rất nhỏ lẫn cát bột thô (sạn – sỏi chiếm 48,6-73%, cát chiếm 19,9-29,5%, bột – sét chiếm 7,1-21,9%), độ chọn lọc rất kém S0 = 4,15-7,09.

Mặt cắt tại lỗ khoan LKQT08B (xã Điện Phong, huyện Điện Bàn) trầm tích có 2 tập từ dưới lên như sau:

- Tập 1 (12-9,5m): cát hạt trung đến thô, màu xám vàng.

- Tập 2 (9,5-6,3m): cát hạt mịn đến trung màu xám vàng.


Trầm tích nghèo cổ sinh, tập hợp bào tử phấn hoa gồm: Polypodium sp.;

Alsophium sp.; Osmunda sp.; Pinus sp.; Quercus sp… [19].

1

2

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích amQ 3(2), amQ 1 và bị phủ dưới các

trầm tích trẻ hơn như ambQ 3ch, amQ 3, aQ 3. Về phía biển, trầm tích có sự chuyển tướng

2 2 2

sang trầm tích mlQ22kl.

Thành phần hóa học trầm tích nguồn gốc sông tuổi Holocen giữa aQ22 gồm: SiO2 (59,8-64,6%), TiO2 (0,79-0,81%), Al2O3 (16,7-18,8%), Fe2O3 (4,74-6,79%),

FeO (0,93-1,55%), MnO (0,08-0,1%), MgO (1,3-1,52%), CaO (0,88-0,9%) [19].

Căn cứ vào đăc

điểm thac̣ h hoc, quan hê ̣đia

tầng, bào tử phấn hoa... các thành

tạo này thuộc nguồn gốc sông và được xếp vào Holocen giữa (Q22).

Chiều dày của trầm tích thay đổi từ 4,7-5,55m. Chiều dày trung bình là 5,1m (Hình 2.1).

b) Hệ tầng Nam Phước, trầm tích nguồn gốc sông – biển (amQ22np)

Hệ tầng Nam Phước được Cát Nguyên Hùng xác lập năm 1996, trên cơ sở tuyến khoan Chiêm Sơn - Nam Phước – Triều Châu tại Quảng Nam.

Trầm tích phân bố chủ yếu ở trung tâm vùng nghiên cứu, tập trung ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn. Trầm tích lộ ra nhiều nhất ở khu vực huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, thành phố Hội An. Từ khu vực huyện Thăng Bình đến Tam Kỳ, trầm tích phần lớn bị phủ dưới các trầm tích trẻ hơn, chỉ xuất hiện một diện tích nhỏ ở phía Tây huyện Núi Thành. Tổng diện tích lộ ra là 44,93km2.

Diện tích trầm tích bị phủ không lớn, chủ yếu tập trung ở xã Duy Thành, Duy Vinh huyện Duy Xuyên. Trong các lỗ khoan nghiên cứu (LK704, LK706, LK709, LK804B, LK805, LKC3) có thể gặp trầm tích ở độ sâu 2,6-3m.

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô lẫn sạn sỏi rất nhỏ (sạn – sỏi chiếm 12,5%, cát chiếm 85,7%, bột – sét chiếm 1,8%), độ chọn lọc kém S0 = 2,56 hoặc thành phần là sạn sỏi rất nhỏ lẫn cát bột thô (sạn – sỏi chiếm 42,1-64,8%, cát chiếm 28,7%, bột – sét chiếm 6,5-29,1%), độ chọn lọc rất kém S0 = 4,15-8,09 (Phụ lục 3).

Trong mặt cắt, trầm tích thay đổi từ cát hạt thô, hạt trung bên dưới chuyển lên là cát – bột – sét và sét bột ở trên cùng. Tại lỗ khoan LK805 (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn), trầm tích có 2 tập từ dưới lên như sau:

- Tập 1 (4,5-1,9m): cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít sét, màu xám vàng.

- Tập 2 (1,9-0m): cát thạch anh hạt mịn, pha sét, màu xám vàng.

Tập hợp bào tử phấn hoa thường gặp các loài nước lợ như: Myrtaceae; Cyperaceae; Calamus; Nipafruticans; Poaceae; Arenga... Các di tích tảo ngọt, lợ gồm: Nitzschia granulata; Achnanthes brevipes; A.inflalaelegansventricosa…[19].


Thành phần hóa học trầm tích nguồn gốc sông - biển tuổi Holocen giữa hệ tầng Nam Phước amQ22np gồm: SiO2 (53,5-66,7%), Al2O3 (15,7-21,3%), Fe2O3 (4,63- 9,28%), FeO (0,47-0,88%), MnO (0,56-1,77%), CaO (0,54-1,2%) [19].

2

2

2

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích amQ 1, mlQ 1, mQ 1no và bị phủ dưới

2

2

2

2

2

2

2

2

các trầm tích trẻ hơn như aQ 2, mQ 2, mvQ 2, amQ 2np, ambQ 2, ambQ 3ch, amQ 3, aQ 3.

Từ Tây sang Đông trầm tích có sự chuyển tướng sang trầm tích ambQ22, mlQ22kl, mbQ22, mQ22.

Căn cứ vào đăc

điểm thach hoc, quan hê ̣đia

tầng, bào tử phấn hoa, di tích tảo...

trầm tích thuộc nguồn gốc sông - biển và được xếp vào Holocen giữa (Q22) [19].

Chiều dày trầm tích thay đổi từ 4,5-16,8m. Chiều dày trung bình là 7,3m (Hình 2.1).

c) Trầm tích nguồn gốc biển – đầm lầy (mbQ22)

Trầm tích lộ ra hoàn toàn ở dạng các dải nhỏ nằm tập trung chủ yếu ở 2 vùng tại xã Điện Thọ, Điện Hòa Bắc, Điện Hòa Trung, Điện Hòa Nam (huyện Điện Bàn) và ở các xã Hương An, Quế Cường (huyện Quế Sơn), Bình Giang, Bình Nguyên, Bình Phục (huyện Thăng Bình). Tổng diện tích là 6,16km2.

Thành phần trầm tích chủ yếu là bột – sét rất thô lẫn cát rất mịn (cát chiếm 30%, bột – sét chiếm 70%), độ chọn lọc kém S0 = 2,84 (Phụ lục 3).

Trên mặt cắt trầm tích,bên dưới là bột sét lẫn cát, chuyển lên trên là sét bột chứa than bùn (thân cây chưa hóa than hoàn toàn) và trên cùng là sét bột lẫn cát màu xám đen [19].

Bào tử phấn hoa gồm các loài: Polypodium sp.; Cyathea.; Lygodium sp.; Acrostichum sp.; Taxodium sp.; Larix sp.; Biota sp.; Quercus sp.; Rhus sp.; Euphorbia sp.; Avicennia sp. [19].

Thành phần hóa học trầm tích nguồn gốc biển – đầm lầy tuổi Holocen giữa mbQ22 gồm: SiO2 (64,2-65,7%), Al2O3 (18,4-18,9%), Fe2O3 (2,6-3,9%), FeO (0,71-

0,79%), MgO (0,55-0,95%), CaO (0,41-0,54%) [19].

1

2

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích amQ 3(2), mQ 1no.

Căn cứ vào đăc

điểm thach hoc, quan hê ̣đia

tầng, bào tử phấn hoa... trầm tích

biển – đầm lầy đang xét được xếp vào tuổi Holocen giữa (Q22) [19].

Chiều dày trầm tích khoảng 1,32m (Hình 2.1).

d) Hệ tầng Kỳ Lam, trầm tích nguồn gốc biển – vũng vịnh (mlQ22kl)

Hệ tầng Kỳ Lam do Cát Nguyên Hùng xác lập năm 1996, trên cơ sở tuyến khoan Kỳ Lam – Vĩnh Điện (LK703, ĐLK6). Trầm tích hệ tầng Kỳ Lam là trầm tích vũng vịnh có tuổi Holocen giữa.


Trầm tích lộ ra hoàn toàn trên bề mặt, vùng phân bố chủ yếu ở trung tâm huyện Điện Bàn tại các xã Điện Thọ, Điện Hòa Trung, Điện Hòa Nam, Điện Hồng, Điện Phước, Điện An, Điện Tiến và một diện tích nhỏ hơn tại huyện Duy Xuyên, Quế Sơn (xã Duy Sơn, Duy Trung, xã Quế Xuân I, Quế Phú). Tổng diện tích xuất lộ là 40,64km2. Thành phần trầm tích chủ yếu là sạn rất nhỏ lẫn cát bột trung bình đến thô (sạn

– sỏi chiếm 39,6-61,7%, cát chiếm 28-31,7%, bột – sét chiếm 8,1-32,4%), độ chọn lọc rất kém S0 = 4,48-8,42 (Phụ lục 3).

Kết quả phân tích mẫu bào tử phấn hoa do NCS thu thập, TS. Đinh Văn Thuận, Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân tích gặp: Polypodium sp.3-, Polypodiaceae gen. indet. 8-, Selaginella sp. 1-, Cyathea sp. 9-, Coniogramme sp. 5-, Triletes sp. 4-, Acrostichum sp. 2-, Pteris sp. 2-, Gleichenia sp. 1-, Caryopteris sp. 1-, Cystopteris sp. 2-, Carya sp. 1-, Sterculia sp. 2-, Rubiaceae gen. indet. 1-, Myrica sp. 2-, Leguminosae gen. indet. 1-, Michelia sp. 1-, Poaceae gen. indet. 1-, Villebrunea sp. 1-, Myrtaceae gen. indet. 2-, Ericaceae gen. indet. 1-, Ilex sp. 1-, Sonneratia sp. 1-, Rhizophora sp. 2-.

2

Thành phần hóa học trầm tích nguồn gốc biển-vũng vịnh tuổi Holocen giữa hệ tầng Kỳ Lam mlQ2 kl gồm: SiO2 (49,6-67,5%), TiO2 (0,76-0,97%), Al2O3 (16,2- 23,8%), Fe2O3 (3,3-9,6%), FeO (0,23-1,41%), MnO (0,03-0,35%), CaO (0,35-1,65%),

Na2O (0,18-0,93%),K2O (1,43-3,18%), P2O5 (0,02-0,1%),SO3 (0-1,12%) [19].

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích sông – biển tuổi Holocen sớm. Theo phương nằm ngang, trầm tích có sự chuyển tướng với trầm tích sông – biển hệ tầng Nam Phước (amQ22np).

Căn cứ vào đăc

điểm thac̣ h hoc, quan hê ̣đia

tầng, bào tử phấn hoa, di tích tảo,

Foraminifera... NCS xếp trầm tích biển – vũng vịnh này vào tuổi Holocen giữa (Q22).

Hệ tầng có chiều dày thay đổi từ 3,7-8,48m. Chiều dày trung bình là 6,65m (Hình 2.1).

e) Trầm tích nguồn gốc sông – biển – đầm lầy (ambQ22)

Trầm tích phân bố thành dạng dải chạy dọc các sông Vĩnh Điện, Đế Võng ở phía Bắc vùng nghiên cứu; kéo dài từ Bắc xuống Nam chạy dọc sông Trường Giang; ở phía Nam trầm tích phân bố dọc các sông Bàn Thạch, Tam Kỳ, sông Chợ, sông Vĩnh An và quanh khu vực Đầm Sậy, vũng Đầm. Hầu hết các sông này đều có phương gần song song với đường bờ biển. Tổng diện tích lộ ra khoảng 60,52km2.

Tại các lỗ khoan TK16, TK17, Q31, dcNT1, LKC10, DLK5 thành phần trầm tích chủ yếu là sạn rất nhỏ lẫn cát bột thô đến rất thô (sạn – sỏi chiếm 41,5-47,8%,


cát chiếm 28,8-29,6%, bột – sét chiếm 23,4-28,9%), độ chọn lọc rất kém S0 = 7,35- 8,06 (Phụ lục 3).

Tập hợp bào tử phấn hoa gồm: Osmunda; Lycopodium; Parkeiaceae; Cyperaceae; Cycadaceae; Biota; Taxus; Rhizophora; Sonneratia; Myrtaceae; Araceae; Musaceae; Ladiatae; Nipafruticans; Meltaceae; Typhaceae. Hóa thạch Foraminifera gồm các loài: Ammonia beccarii (Lin); Anunonia sp.; Quinqueloculina sp.; Miliolina sp. [19].

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích mQ21no, mlQ21 và bị phủ bởi trầm tích mỏng aQ23, amQ23, ambQ23ch. Theo phương ngang có sự chuyển tướng với trầm tích nguồn gốc biển tuổi Holocen giữa mQ22.

a)

b)


Ảnh 2.6. Trầm tích ambQ22 tại xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành (cầu Bà Bầu)

a) Tập trầm tích ambQ22 (màu xám xanh) trong lỗ khoan dcNT1.

b) Cát hạt nhỏ lẫn bột sét màu xám xanh chứa tạp chất hữu cơ.


Căn cứ vào đăc

điểm thac̣ h hoc, quan hê ̣ đia

tầng, bào tử phấn hoa,

Foraminifera... trầm tích được xếp vào nguồn gốc sông – biển – đầm lầy có tuổi Holocen giữa (Q22).

Chiều dày trầm tích thay đổi từ 0,57-8,3m. Chiều dày trung bình là 2,75m (Hình 2.1)

f) Trầm tích nguồn gốc biển (mQ22)

Trầm tích nguồn gốc biển tuổi Holocen giữa lộ ra trên bề mặt ở dạng các bar cát cao trung bình 5-10m, chạy dài dọc bờ biển vùng nghiên cứu. Chiều rộng trung bình của các bar cát này từ 15-210m, nằm cách bờ biển 80-180m; một vài nơi chạy ra sát mép nước biển. Tổng diện tích lộ ra khoảng 110,65km2.

Phần trầm tích bị che phủ kéo dài từ ranh giới phía Đông của các bar cát này ra tới bờ biển. Tại các lỗ khoan nghiên cứu LK604, LK808A, LK813, TK10, TK16,


LK2dqvt, LKQT15, LKQT16A, Q31, dcTB2, dcTK1, LK8_cuadai, LKno067, LKno088, LKno093, LKno094, LKno098, LKC10, LKC13, KN302, DLK25 có thể

gặp trầm tích ở độ sâu 1,2-6m.

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn (cát chiếm 94,6%, bột – sét chiếm 5,4%), độ chọn lọc khá tốt S0 = 1,51 (Phụ lục 3).

Tại lỗ khoan TK10 (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình), trầm tích gồm 3 tập từ dưới lên như sau:

- Tập 1 (18-6,8m): cát hạt mịn đến trung màu xám vàng.

- Tập 2 (6,8-1,5m): cát màu xám vàng.

- Tập 3 (1,5-0m): cát hạt mịn màu xám trắng.



Ảnh 2.7. Mẫu trầm tích sét tuổi mQ22

(mẫu dcHA1-set2; độ sâu: 3,8-4,0m)

Các di tích Foraminifera gồm tập hợp sau: Rotalia japonica; R.Multispinosa; R.schroentheriana; R.nipponica; Q.elongata; Q.vulgaris; Bolivina robusia; Globigerinoides ruber... [19].

Thành phần hóa học trầm tích nguồn gốc biển tuổi Holocen giữa mQ22 gồm: SiO2 (91,7 - 98%), TiO2 (0,06 - 0,47%), Al2O3 (0,3 - 2,86%), Fe2O3 (0,35 - 0,99%),

FeO (0,29 - 0,84%), MnO (0,02 - 0,05%), MgO (0 - 0,84%), CaO (0 - 0,5%), Na2O

(0,19 - 0,75%) [19].

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích mQ21no và bị phủ dưới các trầm tích trẻ hơn như mvQ22, ambQ22, aQ23, amQ23, ambQ23ch, mQ23.

Căn cứ vào đăc

điểm thach hoc, cổ sinh, Foraminifera, quan hê ̣đia

tầng, trầm

tích được xếp vào Holocen giữa (Q22) [19].

Chiều dày trầm tích thay đổi từ1,0-19,78m; trung bình là 8m (Hình 2.1).

g) Trầm tích nguồn gốc biển – gió (mvQ22)

Trầm tích nguồn gốc biển gió tuổi Holocen giữa hình thành nên các bar cát cao 5-35m chạy dọc bờ biển, kéo dài từ ranh giới phía Bắc vùng nghiên cứu (xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn) đến cuối xã Tam Hòa, huyện Núi Thành. Bên trong lục địa trầm tích tạo nên các gò, đụn cát nằm rải rác, tập trung chủ yếu ở khu vực xã Điện


Ngọc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông huyện Điện Bàn và các xã Thanh Hà, Tân An thành phố Hội An. Tổng diện tích lộ ra là 63,93km2.

Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô lẫn ít sạn sỏi nhỏ hoặc cát hạt trung (sạn sỏi nhỏ chiếm 1,3%, cát chiếm 98,7-100%), độ chọn lọc khá tốt đến kém S0 = 1,63-2,04 (Phụ lục 3).

Thành phần hóa học trầm tích nguồn gốc biển – gió tuổi Holocen giữa mvQ22 gồm: SiO2 (93,1 - 93,3%), TiO2 (0,05 - 0,39%), Al2O3 (2,6 - 2,65%), Fe2O3 (0 -

0,52%), FeO (0,37 - 1,39%), MnO (0,03 - 0,04%), CaO (0,16 - 0,33%) [19].

2

2

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích mQ 1no, phủ chỉnh hợp với trầm tích mQ 2.

Trầm tích lộ ra hoàn toàn trên bề mặt với chiều dày từ 1,2 đến 6,23m; trung bình là 2,5m (Hình 2.1).

2.3.2.3. Phụ thống Holocen thượng (Q23)

a) Trầm tích nguồn gố c sông (aQ23)

Trầm tích nguồn gốc sông tuổi Holocen muộn (aQ23) lộ ra thành các dải chạy dọc hai bên bờ hệ thống sông suối trong vùng nghiên cứu. Hình thái địa mạo của chúng là các bãi bồi thấp (cao 2-4m, rộng từ vài m đến 2,2km), bãi cát ven lòng, đảo nổi, đảo trôi. Khu vực các bãi bồi phát triển rộng nhất kéo dài từ xã Đại Hòa huyện Đại Lộc (khu vực hội lưu của sông Vu Gia và sông Thu Bồn) đến xã Điện Dương huyện Điện Bàn. Tổng diện tích lộ là 97,94km2.

Thành phần trầm tích bao gồm cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi rất nhỏ (sạn sỏi nhỏ chiếm 7,9-15%, cát chiếm 83,9-89,5%, bột – sét chiếm 1,1-2,6%), độ chọn lọc kém S0 = 2,10-2,49 (Phụ lục 3).

Tập hợp bào tử phấn hoa gồm: Carpinus sp., Castanea sp., Carya sp., Castanea sp., Chenopodiaceae gen sp., Compositea, Cuppresaceae gen. indet., Cyatheaceae, Cystopteris sp., Euphorbiaceae, Gleicheniaceae, Graminae sp... [19].

Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích cổ hơn như aQ22, amQ22np, mQ22, ambQ22, amQ21, ambQ21, mQ21no, mlQ13(2)tb, aQ13(2)đt.

Căn cứ vào đăc

điểm thach hoc̣ , quan hê ̣ đia

tầng, tập hợp bào tử phấn hoa...

trầm tích có nguồn gốc sông và được xếp vào Holocen trên (Q23) [19]. Chiều dày thay đổi từ 1,33-3,7m; trung bình là 1,6m (Hình 2.1).

b) Trầm tích nguồn gố c sông – biển (amQ23)

Trầm tích tập trung chủ yếu ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn cụ thể là khu vực Hội An; thị trấn Nam Phước, Duy Phước, Duy Thành, Duy Vinh, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên), Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn) dưới dạng các bề mặt trũng với độ cao 1,5-2,5m [19]. Tổng diện tích lộ ra là 39,76km2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022