Hình 2.8. Mặt cắt địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mặt cắt 4-4’; 5-5’,6-6’, 7-7’).
Hình 2.9. Cột địa tầng tổng hợp trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Nam.
2.3.2. Thống Holocen (Q2)
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Chung Về Địa Tầng Trầm Tích Đệ Tứ Đbvb Tỉnh Quảng Nam
- Bản Đồ Địa Chất Đệ Tứ Vùng Đồng Bằng Ven Biển Tỉnh Quảng Nam, Từ Điện Bàn Đến Thăng Bình (Mảnh 1) [19, 39, 59]
- Phụ Thống Pleistocen Thương – Phần Trên (Q 1 3(2) )
- Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam - 9
- Xu Thế Biến Đổi Một Số Đặc Tính Của Trầm Tích Đệ Tứ Tại Đbvb Tỉnh Quảng Nam
- Các Yếu Tố Kiến Trúc Đệ Tứ Tại Đồng Bằng Quảng Nam
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Trầm tích thống Holocen có 7 loại nguồn gốc khác nhau là sông (a), sông - biển (am), sông - biển - đầm lầy (amb), biển - vũng vịnh (ml), biển - đầm lầy (mb), biển – gió (mv), biển (m) có tuổi Holocen sớm (Q21), Holocen giữa (Q22) và Holocen muộn (Q23). Các hệ tầng đã xác lập trong thống Holocen là hệ tầng Cẩm Hà, Nam Phước, Kỳ Lam và Nam Ô.
2.3.2.1. Phụ thống Holocen hạ (Q21)
a) Trầm tích nguồn gốc sông (aQ21)
Trầm tích nguồn gốc sông phân bố dọc theo các thung lũng đoạn trung lưu sông Vu Gia (xã Đại Chánh, Đại Thanh, Đại Thắng huyện Đại Lộc; xã Duy Hòa, Duy Châu huyện Duy Xuyên), sông Thu Bồn (xã Đại Hồng, Đại Quang, Đại Nghĩa, Đại Minh, Đại Cường huyện Đại Lộc; xã Điện Quang huyện Điện Bàn), sông Ly Ly (xã Bình Định Bắc, Bình Quý, Bình Nguyên, thị trấn Hà Lam huyện Thăng Bình).
Trầm tích lộ ra trên bề mặt với tổng diện tích khoảng 21,27km2, trong lỗ khoan có thể gặp ở độ sâu 2-3,7m.
Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi rất nhỏ (sạn
– sỏi chiếm 6,8-24,6%, cát chiếm 73,6-89,9%, bột – sét chiếm 1,8-3,3%), độ chọn lọc kém S0 = 2,31-2,76 (Phụ lục 3).
Trầm tích phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích amQ13(2) (mặt cắt ngang 03-03’). Thành phần hóa học trầm tích sét bột nguồn gốc sông tuổi Holocen sớm (aQ21)
gồm: SiO2 (54-58%), TiO2 (0,88-1,01%), Al2O3 (19,9-24,6%), Fe2O3 (5,47-6,64%),
FeO (0,59-3,34%), MnO (0,04-0,13%), MgO (0,47-1,81%), CaO (0,03-1,14%),
Na2O (0,18-0,98%), K2O (2-2,9%), P2O5 (0-0,09%), SO3 (0-0,04%) [19].
Theo chiều từ lục địa ra biển, tại mặt cắt ngang 02-02’ trầm tích có sự chuyển tiếp sang trầm tích sông - biển tuổi Holocen sớm amQ21. Trầm tích sông aQ21 nghèo vi cổ sinh, theo quan hệ địa tầng chúng được xếp tuổi Holocen sớm.
Trầm tích có chiều dày thay đổi từ 3,8-9m. Chiều dày trung bình là 6,4m (Hình 2.1).
b) Trầm tích nguồn gốc sông – biển (amQ21)
Trầm tích nguồn gốc sông biển Holocen hạ lộ ra tại vùng giáp ranh giữa huyện Điện Bàn (xã Điện Thắng, Điện Hồng) và huyện Đại Lộc (xã Đại Hòa, thị trấn Ái Nghĩa). Diện tích lộ ra không lớn khoảng 17,5km2.
Phần trầm tích còn lại bị phủ dưới các trầm tích trẻ hơn. Khu vực trầm tích bị phủ phân bố từ các xã Điện Tiến, Điện Hồng, Điện Phước, Điện Trung (huyện Điện Bàn)
1
1
đến ranh giới phía Đông của các xã Điện Hòa Trung, Điện Hòa Nam, Điện An, Điện Minh, Điện Phương (huyện Điện Bàn). Tại đây trầm tích có sự chuyển tướng sang trầm tích tướng biển hệ tầng Nam Ô có tuổi Holocen sớm (mQ2 no) hoặc trầm tích tướng biển – vũng vịnh (mlQ2 ). Ở phía Nam trầm tích phân bố chủ yếu tại xã Duy Trinh, Duy Trung, thị trấn Nam Phước, Duy Phước, Duy Vinh, Duy Thành (huyện Duy Xuyên) và một phần ở xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn). Trong các lỗ khoan LK703, LK704, LK705, LK706, LK709, LK804B, LK805 gặp trầm tích ở độ sâu 1-17,5m.
Thành phần trầm tích chủ yếu là sạn sỏi rất nhỏ lẫn cát bột rất thô (sạn – sỏi chiếm 60,4-68,5%, cát chiếm 26,8-28%, bột – sét chiếm 4,7-11,6%), độ chọn lọc kém S0 = 3,63-4,95 (Phụ lục 3).
Phần đáy của trầm tích amQ21 thường có lớp sét chứa cát thạch anh hạt mịn, vật chất hữu cơ, vỏ sò hến, vảy mica màu xám đen.
1
1
1
Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích aQ 3(2)đt, amQ 3(2), mQ 3(2)đn, trầm
2
2
2
2
2
2
2
tích Neogen hệ tầng Ái Nghĩa (N2an), hệ tầng Bàn Cờ (J1bc). Trầm tích bị phủ dưới các trầm tích trẻ hơn như aQ 2, amQ 2np, ambQ 2, mlQ 2kl, ambQ 3ch, amQ 3, aQ 3.
Kết quả phân tích mẫu bào tử phấn hoa do NCS thu thập và TS. Đinh Văn Thuận, Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân tích (mẫu ĐB2-VCS2 ở độ sâu 9-9,2m; ĐB2-VCS3), gặp các loài: Coniogramme sp. 6-, Polypodiaceae gen. indet. 3-, Vittaria sp. 1-, Plagiogyria sp. 3-, Polypodium sp. 3-, Cystopteris sp. 1-, Gleichenia sp. 1-, Cyathea sp. 4-, Acrostichum sp. 3-, Pteris sp. 1-, Myrica sp. 3-, Carya sp. 2-, Nympheroides sp. 1-, Aralia sp. 1-, Quercus sp. 1-, Taxodium sp. 1-, Magnolia sp. 1-, Poaceae gen. indet. 1-, Magnolia sp. 1-, Poaceae gen. indet. 2-, Castanea sp. 1-, Sonneratia sp. 1-, Pterocarya sp. 1-, Cryptomeria sp. 1-, Morus sp. 1-, Pinus sp. 1-, Ilex sp. 1-. Các bào tử phấn hoa trên đặc trưng cho môi trường bãi triều cửa sông ven biển do sự có mặt của nhóm thực vật ngập mặn (Sonneratia và Acrostichum) tương ứng tuổi Holocen sớm (Q21).
Thành phần hóa học trầm tích sét bột nguồn gốc sông – biển tuổi Holocen sớm (amQ21) gồm: SiO2 (55-58%), TiO2 (0,88-0,94%), Al2O3 (19,9-21,4%), Fe2O3 (6,6-
7,6%), FeO (0,53-0,59%), MnO (0,13-0,16%), MgO (1,58-1,81%), CaO (0,72-1,2%),
Na2O (2,55-2,63%), K2O (2,55-2,63%), P2O5 (0,09-0,1%), SO3 (0-0,02%) [19].
Căn cứ vào đăc
điểm thach hoc, quan hê ̣đia
tầng, bào tử phấn hoa... trầm tích
sông biển này đươc
xếp vào địa tầng Holocen dưới (Q21) [19].
Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2,3-18,8m. Chiều dày trung bình là 9m (Hình 2.1)
- 48 -
Hình 2.10. Sơ đồ liên kết địa tầng các lỗ khoan lấy mẫu nghiên cứu dọc đồng bằng ven biển Quảng Nam với vị trí lấy mẫu nghiên cứu sét, bào tử phấn hoa và tuổi tuyệt đối C14.
c) Trầm tích nguồn gốc sông – biển – đầm lầy (ambQ21)
Trầm tích hoàn toàn lộ ra trên mặt, phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện Thăng Bình kéo dài xuống phía Nam tại trung tâm thành phố Tam Kỳ. Vùng phân bố trầm tích chạy dọc theo hệ thống sông trung tâm tại khu vực huyện Thăng Bình và Tam Kỳ (sông Trường Giang, sông Cẩm Củ, sông Hiệp Hòa, sông Gò Tre, sông Bạch Đằng, sông Bàn Thạch). Hệ thống sông này chảy theo phương Bắc Nam từ xã Bình Nguyên qua các xã Bình Phục, Hà Lam, Bình Tú, Bình Trung, Bình An (huyện Thăng Bình) đến xã Hòa Hương (Tam Kỳ), tại đây sông Trường Giang hợp lưu với sông Tam Kỳ đổ vào vũng An Hòa. Tổng diện tích trầm tích lộ ra khoảng 35,2km2.
Thành phần trầm tích chủ yếu là sạn sỏi rất nhỏ lẫn cát bột rất thô (sạn – sỏi chiếm 40,8-67,2%, cát chiếm 23,5-32,1%, bột – sét chiếm 6,4-27,1%), độ chọn lọc rất kém S0 = 4,10-7,84 (Phụ lục 3).
Thành phần hóa học trầm tích sét bột nguồn gốc sông – biển – đầm lầy tuổi Holocen sớm ambQ21 gồm: SiO2 (53,2 – 66,5%), TiO2 (0,81 - 1%), Al2O3 (18,8-25%),
Fe2O3 (1,77-4,45%), FeO (0,47-0,76%), MnO (0,04-0,22%), MgO (0,69-0,73%),
CaO (0,42-0,57%), K2O (1,03-2,28%), P2O5 (0,03%), SO3 (0,03-0,1%) [19].
Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích mlQ13(2)tb, bị phủ dưới trầm tích nguồn gốc sôngaQ23. Tại phía Đông khu vực nghiên cứu, trầm tích lộ ra trên mặt và có sự chuyển tướng sang trầm tích biển hệ tầng Nam Ô (mQ21no).
Căn cứ vào đăc
điểm thach hoc, quan hê ̣ đia
tầng... trầm tích đươc
xếp vào
Holocen dưới (Q21) [19].
Trầm tích có chiều dày thay đổi từ 1,25-4,4m. Chiều dày trung bình là 2,05m (Hình 2.1)
d) Trầm tích nguồn gốc biển – vũng vịnh (mlQ21)
Khu vực phân bố trầm tích nằm ở rìa phía Tây huyện Núi Thành, bắt đầu từ xã Tam Xuân I (phía Bắc huyện Núi Thành) kéo dài đến ranh giới phía Nam vùng nghiên cứu. Trầm tích lộ ra với diện tích khoảng 26,37km2, một vài chỗ bị phủ dưới trầm tích amQ22np, ambQ22, nhưng diện tích bị phủ không lớn.
Thành phần trầm tích chủ yếu là sét – bột màu xám đen xen các lớp sét màu xanh lục bên trên là bột-sét pha cát, cát pha bột-sét màu xám, xám đen chứa nhiều di tích thực vật và Mollusca; bảo tồn tốt chứa nhiều di tích tảo, trùng lỗ [19].
Tập hợp bào tử phấn hoa gồm: Buettnerie sp., Carya sp., Castanea sp., Compositae gen. indet., Tập hợp Tảo gồm: Achnanthes aff. groelandica, Actinocyclus sp., Campylodiscus fenestratus, Cyclotella striata, C. stylorum, Trùng lỗ gồm: Ammonia sp., A. becarii (Lin), Biloculina globulina, Discorbis sp. [19].
1
2
Trầm tích phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích mQ 3(2)đn, đá magma phức hệ Núi Vú và Khâm Đức (NP-Єnv1, MP-NPkđ2). Và bị phủ dưới các trầm tích trẻ hơn như aQ 2,
2
2
2
amQ 2np, ambQ 2. Phía Đông trầm tích có sự chuyển tướng sang trầm tích mQ 1no.
Căn cứ vào đăc
điểm thach hoc, quan hê ̣đia
tầng, bào tử phấn hoa, trùng lỗ...
trầm tích biển - vũng – vịnh đươc xếp vào Holocen dưới (Q21).
Trầm tích có chiều dày thay đổi từ 3,4-11,3m. Chiều dày trung bình là 8,9m (Hình 2.1)
e) Trầm tích nguồn gốc biển hệ tầng Nam Ô (mQ21no)
Hệ tầng Nam Ô do Nguyễn Văn Trang xác lập năm 1995, đồng nghĩa với hệ tầng Cam Ranh do Lê Đức An xác lập năm 1976. Theo Đặng Văn Bào, Cát Nguyên Hùng (1996), trầm tích có tuổi Pleistocen muộn, phần muộn (mQ13(2)no) (Bảng 2.2). Trong luận án, NCS sử dụng tên gọi hệ tầng Nam Ô để mô tả trầm tích nguồn gốc biển có tuổi Holocen sớm (mQ21no) tương tự với trầm tích biển hệ tầng Nam Ô tuổi Holocen sớm – giữa (mQ21-2no) theo Ngô Quang Toàn (2000) [41].
Trầm tích biển hệ tầng Nam Ô lộ ra ở trung tâm đồng bằng Quảng Nam tạo thành một bar cát rộng từ 0,23-4,7km, cao từ 4-11m chạy khá liên tục từ ranh giới phía Bắc vùng nghiên cứu (xã Điện Ngọc huyện Điện Bàn) đến phía Nam vùng nghiên cứu (xã Tam Nghĩa huyện Núi Thành). Tổng diện tích lộ ra khoảng 140,74km2.
Từ ranh giới phía Đông khu vực lộ, trầm tích kéo ra đến bờ biển, trầm tích hệ tầng Nam Ô bị phủ dưới các trầm tích trẻ hơn. Tại các lỗ khoan nghiên cứu gặp trầm tích ở độ sâu 3-32,8m (lỗ khoan LK602, LK603, LK715, LK735, LK807, LK808A, LK813, LK817, LK821, BS27, BS32, BS37, TK10, TK11, TK14, TK16, TK17, LKQT09,
LKQT15, dcHA1, dcTB2, dcTK1, dcTK2, dcNT1, dcNT2, LK8_cuadai).
Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô đến hạt trung lẫn sạn sỏi rất nhỏ (sạn – sỏi chiếm 1,1-3,2%, cát chiếm 96,8-98,9%, bột – sét chiếm 2,5%), độ chọn lọc khá tốt đến kém S0 = 1,83-2,18 (Phụ lục 3), kết cấu rời rạc, trong cát có chứa bào tử phấn hoa, vi cổ sinh và vật chất hữu cơ; màu trắng, trắng xám (Ảnh 2.3).
Trầm tích Nam Ô có màu xám trắng hoặc trắng tinh khiết rất đặc trưng nhưng nhiều nơi vẫn gặp các tập cát nhuộm màu vàng đỏ đến nâu đen do hydroxyt sắt gây ra trong quá trình phong hóa thấm đọng (Đặng Văn Bào, 1996).
Tại lỗ khoan LKQT15 (xã Tam Thăng, Tp. Tam Kỳ), trầm tích gồm 3 tập từ dưới lên như sau:
- Tập 1 (18,5-13,5m): sét màu đen bị nén ép, trạng thái dẻo mềm đến cứng.
- Tập 2 (13,5-9m): cát hạt thô màu vàng.
- Tập 3 (9m-3,6m): cát hạt mịn màu xám trắng.
a)
b)
Ảnh 2.3. Cát trắng hệ tầng Nam Ô tại xã Tam Thắng, huyện Tam Kỳ (Hoàng Ngô Tự Do, 2013)
a) Cát trắng hệ tầng Nam Ô lộ ra trên bề mặt cùng với tập cát màu vàng đỏ.
b) Cát màu vàng đỏ do hydroxyt sắt gây ra trong quá trình phong hóa thấm đọng.
a)
b)
Ảnh 2.4. Cát trắng hệ tầng Nam Ô tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (Hoàng Ngô Tự Do, 2013)
a) Cát trắng hệ tầng Nam Ô lộ ra trên bề mặt.
b) Tập cát trắng phủ trên tập cát hạt thô màu vàng trong lỗ khoan dcNT2 (xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành).
Thành phần hóa học trầm tích cát trắng nguồn gốc biển tuổi Holocen sớm hệ tầng Nam Ô mQ21no gồm: SiO2 (97-99%), TiO2 (0-0,19%), Al2O3 (0-0,42%), Fe2O3 (0-0,52%), FeO (0,05-0,6%), MnO (0,02-0,04%), MgO (0-0,04%), CaO (0-0,33%),
Na2O (0,01-0,03%), K2O (0-0,04%), SO3 (0-0,03%) [19].
Kết quả phân tích 5 mẫu khoáng vật sét do NCS thu thập (Ảnh 2.5) trong trầm tích nguồn gốc biển hệ tầng Nam Ô cho kết quả như sau: Illit 9-24%, Kaolinit 9-47%, Clorit 4-7%, Thạch anh 19-49%, Felspat 2-14%, Gơtit 2-16%, Pyrit 7%.