Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam - 22


107 0 58’23 108 0 12’22 108 0 26’23 108 0 40’22 Đường đẳng mực nước của 1

107058’23

108012’22

108026’23

108040’22

Đường đẳng mực nước của tầng chứa nước qh,

thời điểm 01-02-2014.

107058’23

108012’22

108026’23

108040’22

15048’25”

16002’01”

15048’25”

16002’01”

Hình 5.11. Biểu đồ biểu diễn kết quả sai số giữa mực nước mô hình và thực tế trong bài toán ngược không ổn định.


15021’17”

15034’53”

15034’53”

15021’17”

Hình 5.12. Sơ đồ cốt cao mực NDĐ của TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen sau khi tiến hành chỉnh lý mô hình bằng bài toán ngược không ổn định.


107058’23

108012’22

108026’23

108040’22

Đường đẳng mực nước của tầng chứa nước qp,

thời điểm 01-02-2014.

107058’23

108012’22

108026’23

108040’22

15021’17”

15034’53”

15048’25”

16002’01”

15034’53”

15021’17”

15048’25”

16002’01”

Hình 5.13. Sơ đồ cốt cao mực NDĐ của TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen sau khi tiến hành chỉnh lý mô hình bằng bài toán ngược không ổn định.

5.2.5. Đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng bổ cập nước dưới đất ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam

Sau khi đã chỉnh lý và chạy xong mô hình, để đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, NCS đã sử dụng chức năng Flow Budget của phần mềm GMS để đánh giá cân bằng nước tại khu vực nghiên cứu, kết quả đã tính toán được như sau:

* Theo Phụ lục 11a, tầng chứa nước Holocen có các nguồn trữ lượng bổ cập như sau:

- Trữ lượng động do mưa thấm xuống các thành tạo trầm tích tầng chứa nước Holocen là: 2.794,93 (m3/ngày)

- Trữ lượng của nước sông đi vào các thành tạo trầm tích tầng chứa nước Holocen là: 3.320,67 (m3/ngày)

- Trữ lượng do thấm xuyên từ tầng chứa nước qp lên qh là: 14.944,64 (m3/ngày)

Như vậy, trữ lượng bổ cập cho các thành tạo trầm tích Đệ tứ TCN Holocen là:

21.060,24 (m3/ngày)

* Theo Phụ lục 11b, tầng chứa nước Pleistocen có các nguồn hình thành trữ lượng trung bình như sau:


- Trữ lượng động do mưa thấm xuống các thành tạo trầm tích tầng chứa nước Pleistocen là: 286,19 (m3/ngày)

- Trữ lượng của nước sông đi vào các thành tạo trầm tích tầng chứa nước Pleistocen là: 6599,05 (m3/ngày)

- Trữ lượng do thấm xuyên từ tầng chứa nước qh xuống qp là: 4.239,60 (m3/ngày)

- Trữ lượng do thấm xuyên từ tầng chứa nước qh xuống qp là: 17.323,71 (m3/ngày)

Như vậy, trữ lượng bổ cập cho các thành tạo trầm tích Đệ tứ TCN Pleistocen là:

28.448,55 (m3/ngày)

5.3. Đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất ĐBVB tỉnh Quảng Nam

Tài nguyên dự báo NDĐ là tổng trữ lượng tĩnh trọng lực, tĩnh đàn hồi và trữ lượng bổ cập cho các thành tạo trầm tích Đệ tứ. Từ các kết quả tính toán trên NCS đã tính toán tài nguyên nước dự báo tại khu vực nghiên cứu như Bảng 5.1:

Bảng 5.1. Bảng tổng hợp kết quả tính tài nguyên dự báo NDĐ khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.

Tầng chứa nước

Trữ lượng tĩnh trọng lực

(m3/ngày)

Trữ lượng tĩnh đàn hồi

(m3/ngày)

Trữ lượng bổ cập (m3/ngày)

Tài nguyên dự báo (m3/ngày)

Holocen

19.845,55


21.060,24

40.905,79

Pleistocen

3.325,54

3.965,00

28.448,55

35.739,09

Holocen và

Pleistocen

60.370,55



60.370,55

TỔNG

83.541,64

3.965,00

49.508,79

137.015,43

Tỷ lệ

60,97%

2,89%

36,13%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kết quả tính toán cho thấy tài nguyên dự báo nước dưới đất trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là QTNDB = 137.015 m3/ngày, trong đó hình thành từ trữ lượng động tự nhiên 36,13%, trữ lượng tĩnh đàn hồi là 2,89% và từ trữ lượng tĩnh trọng lực 60,97%.

Ngoài ra, để đảm bảo quá trình khai thác tài nguyên nước dưới đất bền vững, chống lại các quá trình xâm nhập mặn từ các vùng NDĐ bị nhiễm mặn, nước biển xâm nhập vào tầng chứa, hạn chế các quá trình sụt lún do khai thác nước dưới đất thì trữ lượng khai thác an toàn tại khu vực này được chọn là 30% tài nguyên dự báo nước dưới đất, khoảng 41.104 m3/ngày, trữ lượng khai thác an toàn cũng đảm bảo điều kiện nhỏ hơn trữ lượng bổ cập cho các thành tạo trầm tích của TCN Đệ tứ tại khu vực nghiên cứu.

*************************************************



I. KẾT LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có 28 thành tạo trầm tích Đệ tứ (3 thành tạo không phân chia). Trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có 2 thống Pleistocen và Holocen. Thống Pleistocen có 3 phụ thống: Pleistocen hạ, Pleistocen trung, Pleistocen thượng (được chia thành phần dưới và phần trên). Có 7 hệ tầng đã được xác lập cho các trầm tích Pleistocen là Đại Phước, Miếu Bông, La Châu, Hòa Tiến, Đaị Thach, Thăng Bình, Đà Nẵng. Thống Holocen có 3 phụ thống:

Holocen hạ, Holocen trung, Holocen thượng. Có 4 hệ tầng đã được xác lập cho trầm

tích Holocen là Nam Ô, Nam Phước, Kỳ Lam, Cẩm Hà.

2. Quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam chịu sự chi phối của mực nước biển tại vùng nghiên cứu. Các thông số của trầm tích như hàm lượng độ hạt, hệ số chọn lọc, thành phần hóa học trầm tích có xu thế biến đổi theo chu kỳ. Có 5 giai đoạn hình thành trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam theo sự biến đổi của mực nước biển: Pleistocen sớm, Pleistocen giữa, Pleistocen muộn, Holocen sớm đến Holocen trung và cuối Holocen trung đến hiện nay.

3. Sự phân bố của các thành tạo trầm tích chịu tác động 2 vòm nâng và 5 vòm hạ; bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy (phương Đông Bắc - Tây Nam trẻ nhất, cắt qua hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam) hoạt động mạnh trong giai đoạn hiện đại đã tác động tới quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ, tạo nên những nét đặc trưng cho cấu trúc Đệ tứ khu vực đồng bằng Quảng Nam.

4. Hoạt động KTĐT-KTHĐ tại khu vực ĐBVB tỉnh Quảng Nam là sụt lún nên mực nước biển tại khu vực này có xu hướng tăng nhanh hơn so với các vùng lân cận. Mực nước biển từ 20 ngàn năm đến nay của vùng nghiên cứu được điều chỉnh lại, thấp hơn mực nước biển chung trong khu vực như từ 7,2 đến 13cm vào cuối Pleistocen muộn, phần muộn; từ 4,5 đến 9cm trong Holocen sớm

5. Đặc điểm địa mạo tại khu vực nghiên cứu được chia thành 6 kiểu nguồn gốc địa hình với 20 bề mặt đồng nguồn gốc theo đặc điểm hình thái, nguồn gốc và tuổi của địa hình như sau: địa hình nguồn gốc sông; địa hình nguồn gốc sông - biển hỗn hợp; địa hình nguồn gốc biển vũng vịnh; địa hình nguồn gốc sông biển - đầm lầy; địa hình nguồn gốc biển, biển gió và các bề mặt tích tụ sườn - lũ tích, sông - sườn tích, tàn – sườn tích. Sự hình thành các bề mặt này vừa chịu sự khống chế của hệ thống đứt gãy và tác động ngoại sinh của sông – biển – gió.

6. Trầm tích Đệ tứ tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam được phân chia thành 2 tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen - qh và các thành tạo trầm tích Pleistocen – qp. Tầng chứa nước Holocen có tổng diện tích là


960km2, chiều dày trung bình từ 10 đến 20m. Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen có tổng diện tích khoảng 1.372km2, bề dày thay đổi từ 4 đến 35m.

7. Mức độ phong phú nước, mực nước dưới đất nước trong trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam ngoài việc phụ thuộc vào thành phần thạch học của đất đá, các nguồn cung cấp còn chịu sự chi phối nhất định của các hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại trong khu vực. Các đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam (F1-01, F1-02, F1- 04), phương Đông Bắc – Tây Nam (F2-02, F2-03, F2-04, F2-21) là những đứt gãy chính góp phần làm tăng độ phong phú nước trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ.

8. Quá trình hình thành các nguồn nước dưới đất chịu sự chi phối của những biến động về địa chất, khí hậu, dao động mực nước biển trong lịch sử. Dưới tác động của quá trình thay đổi mực nước biển làm cho thành phần các ion chủ yếu trong nước dưới đất có sự biến thiên theo chu kỳ rõ rệt, biểu hiện rõ 3 giai đoạn biến đổi từ Pleistocen muộn, Holocen sớm đến Holocen trung và cuối Holocen trung đến hiện nay.

9. Nước dưới đất trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ có 3 loại nguồn gốc cơ bản là: nguồn gốc rửa lũa chiếm diện tích lớn nhất; vùng có quan hệ chặt chẽ với nước mưa phân bố không tập trung và vùng nước dưới đất có nguồn gốc biển hoặc bị nhiễm mặn. Ngoài ra, nước dưới đất trong các tầng chứa nước có loại hình hóa học cơ bản là Bicacbonat – Canxi Magie, Clorua – Natri, Clorua Bicacbonat – Natri (Natri Canxi), Bicacbonat Clorua – Canxi Natri.

10. Kết hợp giữa phương pháp mô hình và tính toán giải tích, NCS đã tính được tài nguyên dự báo nước dưới đất trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là 137.015m3/ngày; trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực chiếm 60,97%, trữ lượng động tự nhiên 36,13%, trữ lượng tĩnh đàn hồi chiếm 2,89%. Trữ lượng khai thác an toàn tại khu vực này khoảng 41.104 m3/ngày (30% tài nguyên dự báo nước dưới đất).

II. KIẾN NGHỊ

Qua các kết quả nghiên cứu của luận án, NCS kiến nghị một số vấn đề như sau:

1. Trầm tích Đệ tứ ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo hiện đại, để làm sáng tỏ hơn vấn đề này cần có thêm các lỗ khoan tập trung ở một số đới hoạt động kiến tạo mạnh để tính toán, phân tích chi tiết hơn về tác động của kiến tạo đến sự hình thành trầm tích Đệ tứ.

2. Nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có trữ lượng khai thác không lớn, do đó cần có những quy hoạch về khai thác – sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của tự nhiên cũng như các hoạt động nhân sinh.

*************************************************


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐĂ CÔNG BỐ

Tiếng Việt

1. Hoàng Ngô Tự Do, Đặng Văn Bát, Trần Thanh Hải, Đặng Quốc Tiến (2016), “Ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo hiện đại đến quá trình dịch chuyển lòng dẫn sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), 120 (6).

2. Hoàng Ngô Tự Do, Trần Thanh Hải, Đặng Văn Bát (2016), “Ảnh hưởng của các đứt gãy Tân kiến tạo - kiến tạo hiện đại vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và ảnh hưởng của chúng đến các tích tụ trầm tích Đệ tứ”, Tạp chí Địa chất, 1&2(355), tr 56-65.

3. Hoàng Ngô Tự Do, Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thanh, Trần Thanh Nhàn (2015), “Nghiên cứu sự biến đổi thành phần khoáng vật của đất loại sét vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam”, Tập san Khoa học và Công nghệ Trường Cao Đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, (10), tr. 15-24.

4. Đỗ Quang Thiên, Hoàng Ngô Tự Do, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thanh, Trần Thanh Nhàn (2015), “Sự hình thành và biến đổi tính chất cơ lý đất đá vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam và ảnh hưởng của chúng đến công tác xây dựng công trình và khai thác kinh tế lãnh thổ”, Tập san Khoa học và Công nghệ Trường Cao Đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, (10), tr. 28-40.

5. Nguyễn Thanh, Hoàng Ngô Tự Do, Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2014), “Đặc điểm địa tầng trầm tích đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam trên cơ sở bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), 97 (9), tr. 205-214.

6. Hoàng Ngô Tự Do, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Thanh (2014), “Xác lập thang địa tầng Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam”, Tập san Khoa học và Công nghệ, Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, (07), tr. 46-52.

7. Hoàng Ngô Tự Do, Đỗ Quang Thiên, Trần Thị Ngọc Quỳnh (2013), “Dự báo trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học và Sáng tạo tỉnh Quảng Nam, (122&123), tr. 22-27.

8. Hoàng Ngô Tự Do, Đỗ Quang Thiên, Trần Thị Ngọc Quỳnh (2013), “Bước đầu đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất đồng


bằng ven biển tỉnh Quảng Nam bằng mô hình Visual Modflow”, Tạp chí Khoa học

(Đại học Huế), 81 (3), tr. 37-46.

9. Hoàng Ngô Tự Do, Đỗ Quang Thiên, Trần Thị Phương An (2011), “Đánh giá hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn sông Trường Giang – tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, (606), tr. 19-23.

10. Đỗ Quang Thiên, Hoàng Ngô Tự Do, Trần Thị Phương An (2010), “Nhận định về quá trình hình thành, suy thoái và đánh giá phương án nạo vét sông Trường Giang phục vụ chiến lược an sinh xã hội, phát triển bền vững đới ven biển Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, (32), tr. 42-45.

11. Hoàng Ngô Tự Do, Đỗ Quang Thiên (2010), “Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ nghiên cứu nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam”, Hội nghị khoa học ĐH Mỏ - Địa chất lần thứ 19, tr. 84-87.

Tiếng Anh

12. Hoang Ngo Tu Do, Do Quang Thien, Tran Thanh Nhan, Tran Thanh Hai, Phi Thi Phuong Thao, Dang Van Bat (2015), “Assessment of the role of active tectonics on coastal erosion in Cua Dai river outlet and adjacent areas”, VIET-POL 2015 (Second international conference on scientific research cooperation between Vietnam and Poland in Earth sciences), pp. 53-59.

13. Tran Thanh Hai, Phi Thi Phuong Thao, Le Minh Hieu, Hoang Ngo Tu Do (2015), “The role of active tectonic movement on the coastal geological hazards: a case study of central Vietnam'scoasastal zone”, Geology, Geotechnology, and Mineral Resources of 2015 INDOCHINA, Thailand.

14. Tran Thanh Hai, Phi Thi Phuong Thao, Hoang Ngo Tu Do, Nguyen Xuan Nam (2015), “Recent tectonic movement along coastal zone of Central Vietnam and its significant coastal hazards”, AOGS - Asia Oceania Geosciences Society 2015, Singapore.

15. Bui Thi Thu, Le Van Thang, Hoang Ngo Tu Do (2012), “Evidences of climate change and its impacts on agriculture in the coastal districts of Quang Nam provinces, Proceedings of the International Workshop on Geo-engineering for Responding to climate change and sustainable development of infracstructure”, Hue Geo- engineering 2012, Construction Publishing House, pp. 224-230.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Bào (1996), Đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi, Luận án tiến sỹ Địa lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Đoàn Văn Cánh, Phạm Quý Nhân (2005), Tin học địa chất thủy văn ứng dụng,

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Đoàn Văn Cánh (2016), Bài giảng Phương pháp đánh giá tài nguyên nước dưới đất, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

4. Ngô Đức Chân (2006), “Tính toán xâm nhập mặn tầng pliocen trên do ảnh hưởng của khai thác tại Tp. Hồ Chí Minh”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Chủ nhiệm đề án Lần V, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Ngô Đức Chân, Nguyễn Hữu Điền (2008), “Đánh giá trữ lượng khai thác vùng Tân Hương bằng phương pháp mô hình”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Chủ nhiệm đề án Lần VII, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh.

6. Ngô Đức Chân (2008), Báo cáo đề tài Khoa học Ứng dụng phương pháp mô hình đánh giá trữ lượng nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí Minh và lân cận, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh.

7. Ngô Đức Chân (2011), Nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng lưu vực sông Sài Gòn, Luận án tiến sỹ Kỹ thuật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

8. Hoàng Ngô Tự Do (2004), Đặc điểm trầm tích Kainozoi khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và tiềm năng nước nhạt của chúng, Luận văn thạc sỹ Địa chất, Đại học Khoa học - Đại học Huế.

9. Nguyễn Địch Dỹ, Đỗ Văn Tự, Đinh Văn Thuận, Trần Nghi, Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Ngọc, Ngô Quang Toàn, Lê Thị Ninh, Nguyễn Thị Bảo Khanh (1995), Báo cáo tổng kết đề tài Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan (KT.01- 07), Viện Địa chất - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Đình Lâm, Phạm Quang Sơn, Vũ Văn Vĩnh, Vũ Văn Hà, Nguyễn Trọng Tấn, Đặng Minh Tuấn (2012), Biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen – Hiện đại vùng ven biển châu thổ sông Cửu Long, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

11. Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Đình Lâm, Phạm Quang Sơn, Vũ Văn Vĩnh, Vũ Văn Hà, Nguyễn Trọng Tấn (2014), Các phân vị địa tầng Đệ tứ Việt Nam, Viện Hàn

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí