các bài viết trên các tạp chí và các bài báo.
Tác giả Võ Thị Cẩm Ly [65] trong luận án “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế” đã nhận diện những đặc điểm xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng như quá trình tạo dựng, phát triển sinh kế của nhóm phụ nữ này trong bối cảnh xã hội chuyển đổi
Tác giả Chu Thị Thu Trang [110] trong luận văn của mình cũng đã đề cập đến phụ nữ đơn thân ở vùng trung du miền núi phía bắc, đề tài có cái nhìn tổng hợp, khách quan và toàn diện về những vấn đề khó khăn, những nhu cầu của những phụ nữ đơn thân nuôi con; mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trợ giúp cho phụ nữ đơn thân nuôi con dưới góc độ của những người làm công tác xã hội.
Hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế của các hộ đơn thân ở khu vực nông thôn phần lớn đều rơi vào tình trạng khó khăn, nghèo đói. Thực trạng này không phải do người phụ nữ đơn thân họ không có năng lực để phát triển kinh tế mà thực tế là họ chưa biết cách phát huy năng lực của bản thân hoặc chưa có cơ hội, điều kiện để phát huy năng lực của mình. Trong cuốn sách “Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp” của tác giả Lê Thi, NXB khoa học xã hội, năm 1998 đã đánh giá các tiềm năng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp của phụ nữ nông thôn, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của họ khi kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị giúp người phụ nữ nông thôn phát huy vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn.
Lý giải tình hình phụ nữ đơn thân ngày càng tăng, các tác giả khẳng định rằng do phụ nữ ngày càng tự chủ được về kinh tế và công việc. Quan niệm của xã hội cũng đã thoáng hơn trước, phụ nữ không nhất thiết phải kết hôn mới sinh con. Nhiều phụ nữ do lỡ làng trong chuyện tình cảm, hay có một cú sốc về tâm lý không muốn lấy chồng nhưng vẫn muốn có con đã chọn giải pháp này. Nhưng
cũng không ít phụ nữ chọn giải pháp mẹ đơn thân bởi họ có thể bảo đảm một cuộc sống đầy đủ cho con mà không cần nửa kia. Ðó cũng là một cách để khẳng định vai trò tự chủ, bình đẳng của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Những nghiên cứu này phản ánh các nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con tại các vùng nông thôn khác nhau ở miền bắc Việt Nam, nhưng không đề cập sâu tới nhóm công nhân tại các khu công nghiệp cả ở miền bắc lẫn miền Nam, tất cả các bài viết, các tài liệu trên đây đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình hay một đề tài nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống dưới góc nhìn từ chính sách xã hội cho đối tượng công nhân nữ đơn thân nuôi con, nơi diễn ra công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ.
Một số nghiên cứu về hoàn cảnh sống của nữ công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
Trong nguồn tư liệu hiện có ở Việt Nam, nghiên cứu sinh chưa tìm thấy nghiên cứu nào chọn nhóm nữ công nhân đơn thân nuôi con tại các khu công nghiệp làm khách thể nghiên cứu. Mà chủ yếu những nghiên cứu tập trung về các khía cạnh của lao động nữ di cư đến các khu công nghiệp như việc làm, thu nhập, hay những khía cạnh về đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân tại các khu công nghiệp ... nhưng với những nghiên cứu đó đã giúp tác giả hiểu được nhiều về điều kiện lao động cũng như hoàn cảnh sống của công nhân ở các khu công nghiệp trong đó có nữ công nhân đơn thân.
Về giải pháp và kiến nghị
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Gia Đình Đơn Thân Như Một Loại Hình Gia Đình Đặc Thù
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 4
- N Ữ Iê Cứu P Ụ Ữ Đơ T Â , B Mẹ Đơ T Â Ở Việt Nam
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 7
- Các Quan Điểm Lý Thuyết Được Vận Dụng
- Khái Quát Đặc Điểm Chung Khu Công Nghiệp Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Trong các nghiên cứu, các giải pháp thường được các tác giả đi trước nêu ra là: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp; Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; Nâng cao tiền lương và thu nhập
cho công nhân lao động; Chăm lo phát triển nhà ở cho công nhân lao động; Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp.
Các biện pháp để khắc phục cũng được gợi ý như: các cấp, các ngành cần xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng nông thôn nhằm hạn chế di dân; Nhà nước cần có biện pháp kiềm chế lạm phát để đời sống công nhân được ổn định; cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng khu cư xá, các thiết chế văn hoá phục vụ nhu cần văn hoá tinh thần cho công nhân ngay tại doanh nghiệp; cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động biết về các loại tệ nạn xã hội để họ phòng tránh (Hà Thị Dụng) [36].
Mặc dù có đề cập tới tình hình lao động và cuộc sống của nữ công nhân với những trải nghiệm khó khăn của họ, những nghiên cứu của các tác giả nêu trên ít nhiều cũng có chỉ ra được lối sống đặc trưng của công nhân thời kỳ CNH trong đó có lối sống chung, sống thử của công nhân.
Như vậy, có thể thấy trong những nghiên cứu về gia đình đã thực hiện ở Việt Nam thường tập trung vào những vấn đề của gia đình đầy đủ. Những hình thái gia đình mới, chẳng hạn như gia đình sau li hôn, gia đình mẹ đơn thân... vẫn còn ít được đề cập tới, những nghiên cứu chuyên sâu như của tác giả Lê Thi, đề cập ở trên được coi là trường hợp điển hình của loại nghiên cứu này và đã được tham khảo, áp dụng trong quá trình thu thập thông tin của đề tài luận án. Những nghiên cứu về công nhân cũng chưa quan tâm tới nhóm mẹ đơn thân là công nhân. Từ những phân tích nguồn tư liệu sẵn có đã nêu, tác giả luận án nhận ra rằng, hiện tượng mẹ đơn thân nuôi con một mình như một hiện tượng xã hội mới nổi lên trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực tiễn cho thấy hiện tượng này đang ngày càng gia tăng. Nó không chỉ nói lên những khó khăn của những người mẹ đơn thân đó mà còn ảnh hưởng tới thế hệ tương lai, khi các em nhỏ trong các gia đình đó chưa được xã hội
quan tâm thỏa đáng. Khi thực tiễn xã hội thay đổi, các chính sách cũng cần được thay đổi.
1.3. Các vă bả , chính sách liên quan
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chínhsách quan tâm tới công nhân lao động về việc nâng cao trình độ tay nghề, vềsự cải thiện tiền lương, thu nhập. Riêng với lao động nữ, vấn đề bình đẳnggiới trong lao động, việc làm, trong đời sống xã hội đã được quan tâm ngàycàng nhiều hơn. Việc lồng ghép giới đã được thực hiện trong các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong các chươngtrình, kế hoạch hành động của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệpgắn với mục tiêu thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới và thực hiện Nghị Quyết11/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”; Nghị quyết số: 04 – NQ/TW năm 2007 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Nghị quyết 11- NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị Quyết 20 NQ/TW ngày 28/1/2008 của BCH TW Đảng về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước”. Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” và những văn bản quan trọng của Đảng đã góp phần định hướng cho công tác nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chọn ngày 28-6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam; tổ chức các hoạt động thiết thực,
giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hướng tới sự phát triển bền vững, nhất là gia đình trong xã hội hiện nay.
Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 1/10/2015, quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ, gồm: Quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai…; Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 29/12/2015 đã quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành chế độ thai sản như: điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian hưởng chế độ thai sản, mức hưởng chế độ thai sản...
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020; Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011
-2020; Bộ Chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia; Các nghị định hướng dẫn thực hiện Bình đẳng giới, xử phạt vi phạm bình đẳng giới, vi phạm phòng chống bạo lực gia đình…
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1028/QĐ – TTg ngày 8/6/2016, Quyết định phê duyệt Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020, với mục tiêu giáo dục đời sống gia đình nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức chung về đời sống gia đình; những điều cần thiết chuẩn bị cho hôn nhân và gia đình; giáo dục đời sống gia đình đối với gia đình trẻ, gia đình độ tuổi trung niên, gia đình người cao tuổi, phấn đấu đạt một trong những mục tiêu “Có 80% cán bộ, công nhân tại các KCN, KCX được tham gia các sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đời sống gia đình”.
Luật Hôn nhân và Gia đình [71] quy định: “Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng
cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”.
Luật Bình đẳng giới quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Điều 5); Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” (Điều 4); Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định, lựa chọn và sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ con ốm theo quy định của pháp luật; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình” (Điều 18); “Giáo dục các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình” (Điều 33) [68].
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 xác định mục tiêu chung là “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình [73] quy định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình; Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống
bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 1)
Bộ Luật Lao động [7] quy định: “Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ: mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi”; “người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động” (Điều 7); quy định về tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ (Điều 9), (Điều 10). Chương X của Bộ Luật Lao động 2012 đã có một số điều, khoản quy định về nguyên tắc bình đẳng giới, cấm phân biệt đối xử về giới, hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ.
Luật Bảo hiểm xã hội năm [70] quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này như lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con...
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành chế độ thai sản như: điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian hưởng chế độ thai sản, mức hưởng chế độ thai sản...
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội như “Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi” và Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Theo Điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế thì tất cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được hưởng chế độ bảo hiểm miễn phí không phân biệt trẻ em trong gia đình có cả bố và mẹ hay trẻ em không có bố hoặc mẹ (Luật Bảo hiểm Y tế)[67].
Chỉ thị số 09/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Có thể nói, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của tổ chức Công đoàn, các doanh nghiệp đã chú trọng trong việc xây dựng môi trường, điều kiện việc làm, thực hiện tương đối đầy đủ các chế độ chính sách đối với lao động nữ, đã có nhiều nỗ lực quan tâm đến cuộc sống của gia đình người lao động nói chung theo luật định nhưng chưa có quy định cụ thể nào buộc doanh nghiệp phải có chính sách bảo vệ hoặc hỗ trợ bà mẹ công nhân đơn thân.
Các tài liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy hiện tượng bà mẹ đơn thân trên thế giới và ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và là vấn đề quan tâm của gia đình và xã hội. Mặc dù, có nhiều ý kiến trái chiều về quan niệm bà mẹ đơn thân hiện nay nhưng ở mặt chủ quan chúng tôi thấy đời sống của bà mẹ đơn thân vừa có những thuận lợi và khó khăn riêng mà chỉ những người trong hoàn cảnh đó mới hiểu được, các chính sách hỗ trợ cho bà mẹ đơn thân ở Việt Nam vẫn còn chung chung thường lồng ghép với các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội khác và các chính sách hỗ trợ cho nhóm này cũng chưa được đề cập tới.
1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng tr ng nghiên cứu đa đặt ra
Có thể thấy, đề tài bà mẹ công nhân đơn thân vẫn là một đề tài mới, còn nhiều mảng trống trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu dưới góc độ chính sách xã hội và đặt nó trong sự tương quan, so sánh với mô hình gia đình hiện đại. Với các bài viết, các tài liệu trên đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình hay một đề tài nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về cuộc sống của bà mẹ đơn thân là công nhân tại các khu công nghiệp – nơi tập trung khá đông lực lượng lao động nữ đơn thân nuôi con dưới góc nhìn và phương pháp tiếp cận của các chính sách xã hội. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được đề