N Ữ Iê Cứu P Ụ Ữ Đơ T Â , B Mẹ Đơ T Â Ở Việt Nam

chỉ có 1/10 nhận được trợ cấp từ Chương trình Hỗ trợ tạm thời cho các gia đình nghèo (Temporary Assistance for Needy Families- TANF). Mục đích đầu tiên của TANF là “cung cấp hỗ trợ cho các gia đình nghèo để trẻ em có thể được chăm sóc tại nhà riêng của họ hoặc những người thân. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp hỗ trợ không đủ để đáp ứng mục tiêu này”.

Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley, những người mẹ đơn thân ở quốc gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học vấn thấp hơn dân số chung của cả Vương quốc Anh (Tinsley)[162], nhưng tỷ lệ bà mẹ đơn thân có việc làm (toàn thời gian và bán thời gian) tăng từ 43% (1996) lên đến 60% (2013) (Klett-Davies) [156].

Trước tình trạng đó, Vương quốc Anh đưa ra chính sách tập trung vào chăm sóc trẻ em, cụ thể là cung cấp cho trẻ em một khoản tiền để các bà mẹ có thể nuôi dưỡng con của họ như chi trả cho giáo dục, nhà ở, quần áo và chi phí cho lương thực của trẻ. Với những đứa trẻ đi học sẽ được cung cấp học phí đến 16 hoặc 20 tuổi phụ thuộc vào bậc học trung học hay đại học (The Guardian 2013).

Khi tiến hành tranh cử, các thành viên của các Đảng đều đưa ra một trong những nhiệm vụ mà họ cần phải giải quyết chính là “Giải quyết nạn đói nghèo trong các gia đình cha mẹ đơn thân hiện đang nuôi con thông qua hình thức trả lương khi họ làm việc. Bằng cách như vậy sẽ là cơ hội nâng cao phúc lợi xã hội và hòa nhập xã hội cho cha mẹ đơn thân” (Klett-Davies)[154]. Ngoài ra nước này còn có chính sách hỗ trợ cho bà mẹ đơn thân như: Chương trình tiếp cận việc làm, thỏa thuận mới cho cha mẹ đơn thân, thuế làm việc hỗ trợ cho những gia đình cha mẹ đơn thân làm việc dưới 16 giờ/ tuần và có thu nhập ở dưới một ngưỡng nhất định sẽ được hưởng khoản trợ cấp thuế và một số chính sách khác hỗ trợ cho nhóm này… Mặc dù, các hộ gia đình cha mẹ đơn thân được chính phủ quan tâm và có các chính sách hỗ trợ cho họ cũng như con cái của họ nhưng những bà mẹ đơn thân có nguy cơ gặp nhiều bất lợi

cao hơn gấp 5 lần so với những gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ (Điều tra tài nguyên và gia đình 2014).

Quyết định trở thành mẹ đơn thân là một trong những quyết định không dễ, những người phụ nữ này phải gánh chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi hơn so với những phụ nữ hiện có chồng (Jennifer và cộng sự)[153], thậm chí các bà mẹ đơn thân có vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với những bà mẹ hiện đang sống cùng chồng hoặc bạn trai (Waldfogel, Craigie, & Brooks- Gunn) và bị bất lợi về kinh tế hơn bà mẹ khác (Kiernan & Mensah). Một số kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không chỉ người mẹ đơn thân chịu thiệt thòi hơn những bà mẹ có chồng hay bạn trai bên cạnh mà ngay bản thân đứa trẻ trong sống trong gia đình bà mẹ đơn thân có nguồn tài chính và trình độ học vấn thấp hơn những đứa trẻ có cả cha và mẹ. Tình trạng hôn nhân của cha mẹ trẻ có thể có tác động đến chất lượng sống của trẻ (U.S. Census Bureau, 1997). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, những bà mẹ đơn thân họ đưa ra được quyết định chủ động khi mang thai và sinh con cho nên họ không bị xung đột với người chồng, người cha của đứa trẻ và chủ động về kinh tế nên ít gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như chăm sóc đứa trẻ (Hertz; Jadva et al; Murray & Golombok)[151][158].

Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình. Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen, E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans,

V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, có nhiều bà mẹ đơn thân không có việc làm, thu nhập ổn định, thậm chí thất nghiệp. Trong xã hội

hiện đại, đặc biệt là ở khu vực đô thị quan niệm về bà mẹ đơn thân đã cởi mở hơn rất nhiều so với trước năm 2000, mọi người chia sẻ và có cách nhìn thiện cảm hơn với bà mẹ đơn thân nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số định kiến và đánh giá tiêu cực về bà mẹ đơn thân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với nhóm đối tượng này. Những tác động này mô hình chung gây nên sự bất ổn về mặt tâm lý, gặp khó khăn, hạn chế trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con và tham gia các hoạt động xã hội (Nguyễn Thị Thu Vân) [133].

Khi trở thành bà mẹ đơn thân thì họ gặp phải rất nhiều khó khăn, từ khi đứa trẻ xa cha, tương lai của người mẹ và cách sắp xếp cuộc sống cho tới lúc đứa trẻ trưởng thành có việc làm và lập gia đình (Nidhi Kotwal và Bharti Prabhakar)[159]. Những khó khăn của trẻ em dường như phần lớn liên quan đến các khía cạnh của việc ly hôn hơn là làm cha mẹ đơn thân. Một yếu tố đã được tìm thấy có liên quan đến các vấn đề điều chỉnh của trẻ em là xung đột giữa cha mẹ (Amato) [139][140]. Những khó khăn về tài chính thường gặp do các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề tâm lý của trẻ em. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa trầm cảm của cha mẹ, chất lượng bố mẹ kém và kết cục tiêu cực của con ở các gia đình đơn thân sau ly hôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Bà mẹ đơn thân nhìn từ góc độ thể chế

Khi quan tâm tới các gia đình có mẹ đơn thân gắn với các chính sách xã hội, các nhà nghiên cứu cũng thường thực hiện nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, Klett-Davies Martina so sánh về cuộc sống của những người mẹ sống đơn thân cùng con cái khi sống dựa vào tiền trợ cấp của Chính phủ của nước Anh và Đức. Hai vấn đề mà tác giả quan tâm là những vấn đề của gia đình có mẹ đơn thân làm mẹ đơn thân khi nhận tiền trợ cấp của chính phủ.

Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 5

Tại Đan Mạch, một trong những quốc gia có chính sách xã hội đối với gia đình và các cá nhân của cũng nổi lên những vấn đề của nhóm hộ gia đình đặc thù này. Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov Therese và Jorrgense Per schultz cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói nghèo của người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã hội khác. Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố gắng vừa làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa ra những quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính phổ quát cho các gia đình nói chung, quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân và con cái của họ- những người được coi là những người ngoài lề là một thứ quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi của chính mình. Các tác giả cho rằng, giáo dục chính là con đường có thể giúp các bà mẹ đơn thân thoát khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập, bên cạnh đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết.

Không dừng lại ở việc phân tích những vấn đề về chính sách, nhiều nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp hỗ trợ xã hội đối với các hộ gia đình và những phụ nữ đơn thân.

Đặc thù văn hóa - xã hội ở châu Á, cũng không tránh hỏi sự tác động của biến đổi kinh tế, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những vấn đề của gia đình mẹ đơn thân cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà xã hội học. Sau khi phân tích bối cảnh của những gia đình có cha mẹ đơn thân và sự hạn chế của các chính sách xã hội ở thời điểm khảo sát, các học giả châu Á cũng đã nhấn mạnh đến sự hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức, cộng đồng và mạng lưới xã hội. Họ cũng cho rằng sự khác biệt về giới trong vấn đề nghề nghiệp và trong cuộc sống phụ nữ đơn thân gặp khó khăn nhiều hơn nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách an sinh xã hội. Đây là những nhận định rất có giá trị, là những giải pháp hết sức thiết thực để hỗ trợ cho những

công nhân khi làm mẹ đơn thân được tạo điều kiện tham gia học tập (Xu Anqi (2006)8 Guo Li (2002)9) [163] [164].

Trong xã hội chịu nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo như Hàn Quốc, hiện tượng bà mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc hiện đại thường trong thời gian đầu bị coi là trái với quan niệm gia đình truyền thống đã tồn tại lâu đời trong lịch sử. Tuy nhiên gần đây, số lượng những người mẹ đơn thân có học vấn cao ngày càng nhiều hơn, và cùng với sự ủng hộ của các nhà hoạt động xã hội, nhóm người mẹ đơn thân bắt đầu lên tiếng về quyền lợi của mình. Chính vì vậy, vấn đề các chính sách xã hội hỗ trợ đối với họ cũng đã được đặt ra.

Chính sách xã hội đối với người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc được thực hiện căn cứ theo Luật hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên nói chung, trong đó có gia đình người mẹ đơn thân và con cái của họ. Luật này được ban hành năm 2007 với mục đích hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, duy trì sự ổn định trong cuộc sống cũng như thúc đẩy tính tự lập, hướng tới gia đình khỏe mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Cụ thể hóa Luật này, chính sách xã hội của Hàn Quốc đối với người mẹ đơn thân có hai nội dung chính sau: 1) Đầu tư và hỗ trợ nơi ở tạm thời (thành lập, vận hành các khu nhà tạm trú) cho các gia đình khuyết một thành viên, trong đó có gia đình người mẹ đơn thân và con cái của họ, với mục đích giúp họ giải quyết những khó khăn về nơi cư trú, tạo điều kiện để tự lập; 2) Hỗ trợ cụ thể về vật chất như chi phí nuôi con, miễn giảm học phí cho con cái các gia đình đối tượng thụ hưởng chính sách (Kang Eun-hwa, 2006, trích theo Nguyễn Thị Thu Vân) [133]. Về chi phí hỗ trợ của chính phủ, trên thực tế thì chưa có một chính sách cụ thể nào dành riêng cho người mẹ đơn thân, mà chỉ có các quy định thuộc


8(徐安琪) 家庭:和谐社会建设中的功能变迁和政策支持(Gia đình: những thay đổi và chính sách hỗ trợ xây dựng một xã hội hài hòa).(2006)

9郭砾)女户主单亲家庭的社会支持问题 “Gia đình cha mẹ đơn thân phụ nữ làm chủ các vấn đề hỗ trợ xã

hội”(2002)

phạm vi các dự án hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, hoặc các gia đình thu nhập thấp nói chung.

Sự hỗ trợ từ chính sách an sinh xã hội của Hàn Quốc cũng đã tính tới các khu nhà tạm trú cho những cô gái phải nuôi con một mình mà gặp khó khăn (Lee Mi-jeong [76]. Các khu nhà tạm trú đều có nhiều chương trình phong phú, đa dạng, đặc biệt là chương trình chăm sóc sức khỏe, chương trình hỗ trợ người mẹ học nghề, chuẩn bị cho quá trình tự lập. Ở các khu nhà này, những người mẹ đơn thân đều có cùng hoàn cảnh nên đã giúp họ bớt dần mặc cảm, giải tỏa bớt những âu lo - một tâm lý không tốt cho sức khỏe người mẹ trước và sau khi sinh con.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân trên thế giới đã chỉ ra tiến trình phát triển và sự công nhận về xã hội đối với loại hình gia đình có cha mẹ đơn thân. Với việc liệt kê những nguyên nhân hay nguồn gốc dẫn các kiểu loại gia đình đơn thân, điểm chung nhất từ những phát hiện của các tác giả trên thế giới là các hộ gia đình có cha mẹ đơn thân thường gắn với tình trạng nghèo khó, thiếu hỗ trợ về kinh tế và xã hội, vì vậy hộ cần những chính sách xã hội phù hợp với từng bối cảnh cụ thể, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, điều mà nghiên cứu sinh nhận thấy cần lưu ý là, bối cảnh làm nảy sinh tình trạng gia đình đơn thân của nữ chủ hộ ở phương Tây chủ yếu là do sự thay đổi những giá trị sống của các nhóm chủ thể này nhiều hơn là do bối cảnh kinh tế xã hội như ở các quốc gia Á châu. Trong khi bối cảnh kinh tế xã hội ở các nước phương Tây dần dần làm thay đổi các giá trị, dẫn tới những quan niệm và thực hành cuộc sống của họ thay đổi theo xu hướng đảm bảo sự tự do cá nhân, thì bối cảnh của các nước phương đông, đặc biệt là châu Á, sự ảnh hưởng này có vẻ khắc nghiệt hơn, nó tác động trực tiếp tới hành vi trong cuộc sống của họ. Buộc họ phải lựa chọn theo hướng duy lý hơn. Những nghiên cứu của các học giả châu Á cho thấy một bối cảnh tương đồng với Việt Nam, là những quốc gia đang cố phát triển nhanh từ cái nền kinh tế thấp kém hơn

(so với phương Tây). Những điều này làm cho nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi: phải chăng, dù cho những giá trị về gia đình của họ có được duy trì hay không, sự tự do của họ có được đề cao hay không, và những điều đó có giúp họ giảm bớt gánh nặng về áp lực đạo đức của xã hội khi họ bị buộc phải sống cuộc sống độc thân nuôi con.

Wang Shijun10[167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi

và cơ cấu kinh tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính phủ Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về việc làm cho phụ nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ cho phụ nữ trước khi kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục.

Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley [162] chỉ ra rằng, những người mẹ đơn thân ở quốc gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học vấn thấp hơn dân số chung của cả Vương quốc Anh, còn Klett-Davies tỷ lệ bà mẹ đơn thân có việc làm toàn thời gian và bán thời gian tăng từ 43% (1996) lên đến 60% [156].

Amato [139][140] cho thấy những khó khăn về tài chính thường gặp do các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề tâm lý của trẻ em.

Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov Therese và Jorrgense Per schultz 11 cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói nghèo của người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã hội khác. Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố gắng vừa làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa ra những quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính phổ quát


10(王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân

11trong nghiên cứu Diminished rights, Danish lone mother families in internationnal contexts (Quyền lợi bị giảm bớt, Các gia đình người mẹ đơn thân Đan Mạch trong bối cảnh quốc tế) (2001)

cho các gia đình nói chung, thì quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân và con cái của họ - những người được coi là những người ngoài lề (do gia đình họ không phài là gia đình đầy đủ và không có tư cách pháp lý) là một thứ quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi của chính mình. Các tác giả cho rằng giáo dục chính là con đường có thể giúp các bà mẹ đơn thân thoái khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập bên cạnh đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết [160].

1.2. N ữ iê cứu p ụ ữ đơ t â , b mẹ đơ t â ở Việt Nam

Hôn nhân là một việc hệ trọng của đời người, nó là cầu nối giữa 2 con người không cùng chung huyết thống hòa làm một, nó là sợi dây ràng buộc giữa người đàn ông và người phụ nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại vấn đề ly hôn đang xảy ra ngày càng nhiều ở Việt Nam. Ngày càng nhiều phụ nữ chủ động đứng đơn ly hôn và chấp nhận làm mẹ đơn thân sau khi chia tay chồng. Theo Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho biết, hiện tượng ly hôn đang tăng lên chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thuỷ của hai giới. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ ly hôn là 2,6% với lứa tuổi từ 18-60, thành thị là 3,3%, nông thôn là 2,4% và tỷ lệ phụ nữ xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Hầu hết trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn đều sống với mẹ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, GSO và UNICEP, Viện Gia đình và Giới)[9]

Trong các nhóm phụ nữ yếu thế ở Việt Nam hiện nay thì nhóm phụ nữ đơn thân là nhóm ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng, xã hội. Trong các nghiên cứu khoa học xã hội thì vấn đề phụ nữ đơn thân nói chung và phụ nữ đơn thân nuôi con cũng ít được bàn tới. Vấn đề này chỉ được đề cập đan xen trong các công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, các nghiên cứu về ly hôn và các công trình nghiên cứu về nhóm phụ nữ nghèo. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, tác giả nhận thấy hiện nay những nghiên cứu riêng về phụ nữ đơn thân ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu, ngoài ra chủ yếu là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023