Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 4

còn duy trình hay đứt quãng. Trong số những người trong mẫu nghiên cứu của ông chỉ có 75% cặp thuận tình ly hôn được nhận tiền trợ cấp. Còn trong trường hợp chấm dứt mối liên hệ hoàn toàn, thì có 58% người không được nhận. Ly hôn áp đặt cho hai vợ chồng, nhất là người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng con cái những lựa chọn về chỗ ở hay về công việc tạo thu nhập, mà không phải ai cũng có được sự lựa chọn tối ưu. Đó chính là lý do gia đình mẹ đơn thân thường gắn với nhóm nghèo hơn.

Mặc dù tình hình chung như vậy, nhưng các tác giả cho rằng, trong số những người mẹ đơn thân vẫn có sự phân tầng nhất định. Những người thuộc tầng lớp trên khá phù hợp với hình thức gia đình mới này, còn những tầng lớp nghèo phải trả giá cho sự tan vỡ hôn nhân của họ. Chẳng hạn, những phụ nữ có bằng cấp và thu nhập ổn định không nhất thiết rơi vào hoàn cảnh như vậy. Họ có thể vẫn đi làm tạo thu nhập rồi thuê người trông con. Martine Segalen [77].

Những con đường để trở thành mẹ đơn thân

Ly hôn là một trong những cách nhanh nhất để biến một gia đình đầy đủ thành một gia đình đơn thân. Như đã trình bày, sau ly hôn, nam giới có xu hướng tái hôn nhiều hơn so với phụ nữ. Trong bối cảnh của các nước phương Tây, các tác giả cho rằng, ly hôn dẫn tới nhiều sự đứt đoạn khác ngoài sự cắt đứt mối liên hệ vợ chồng, chẳng hạn như sự gián đoạn về lĩnh vực xã hội, lĩnh vực tình cảm, kinh tế v.v… Đường đời của cá nhân như vậy tạo ra sự đứt quãng, nhiều khi dẫn tới hệ quả không mong muốn, vì không phải ai cũng có thể “làm lại cuộc đời mình” bằng việc tái hôn. Cụ thể, từ cuộc khảo sát qua điện thoại với 321 người đã ly hôn, Claude Martin đã nêu ra một số trường hợp như:

1. Nhóm những người mẹ đơn thân và không muốn tái hôn. Nhóm này dù mong muốn có được vị thế độc lập nhưng có cảm giác khó thực hiện được.

2. Nhóm những người mẹ rơi vào hoàn cảnh bấp bênh và đơn độc.

3. Nhóm những người chừng 50 tuổi ly hôn với tình huống con cái họ đã rời khỏi nhà, thường không có ý định tái hôn.

4. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thấp, tương đối đơn độc nhưng được bố mẹ hỗ trợ sau khi chấm dứt hôn nhân.

5. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thường có xu hướng tái hôn. Họ vẫn giữ mối liên hệ với vợ hay chồng cũ.

Như vậy, sau khi ly hôn, sự độc lập về tài chính sẽ giúp cho những người cha hay mẹ đơn thân không băn khoăn khi sống độc thân. Họ muốn giữ vị thế độc thân hơn là dự kiến tái hôn. Tuy nhiên, với những người có tuổi và có trình độ chuyên môn thấp, kinh tế bấp bênh sẽ khiến họ bị phụ thuộc nhiều vào gia đình và xã hội hơn. Những phân tích vừa nêu thuộc về tiếp cận chủ thể. Trong nghiên cứu với quan điểm tổng thể luận, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ ra một chiều kích khác. Đó là quan điểm cho rằng, những sự thay đổi của hôn nhân, gia đình có nguồn gốc từ sự thay đổi cấu trúc xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Tập hợp những nghiên cứu xã hội học gia đình của các quốc gia phương Tây, Martin Segalen đã thực hiện một phân tích lịch đại về diễn biến của các kiểu hôn nhân. Theo ông, trong những năm 1960, xã hội học thường quan tâm tới tính quyết định mang tính văn hóa xã hội và địa lý của tỷ lệ kết hôn, rằng kết hôn do tình yêu tương đương với các cuộc hôn nhân bình đẳng. Giai đoạn 1950-1970 việc kết hôn đòi hỏi cả tình yêu và hôn nhân hợp pháp như là sự bổ sung cho nhau. Sự lôi cuốn cá nhân vẫn là biện minh duy nhất cho việc kết hôn. Nhưng đến những năm 70, xã hội học lại tập trung vào việc phân tích những nguyên nhân, những đặc trưng và hậu quả của việc mất lòng tin vào hôn nhân. Ông cho rằng, các tác giả đã sai lầm khi giải thích sự giảm sút số lượng đám cưới vào năm 1973 bằng biểu hiện của “sự trì hoãn hôn nhân”. Ông nhận định, cần phải xem xét lại cách giải thích này, khi nhiều tác giả cho rằng các cặp đôi chỉ lùi lại dịp kết hôn của họ, sau khi “sống thử”. Thật ra ở đây không phải là vấn đề thời điểm, mà là một cách ứng xử mới đã

được đặt vào đúng vị trí của nó. Nhận thấy sự gia tăng bất ngờ của hiện tượng ly hôn cũng vào thời điểm đó, ông cho rằng, đồng thời với việc mất niềm tin vào hôn nhân, người ta cũng ly hôn nhiều hơn. Hiện tượng này diễn ra trong bối cảnh phong trào nữ quyền nổi lên và quyền bình đẳng về giới được công nhận trong xã hội phương Tây.

Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 4

Các nhà xã hội học chứng kiến hiện tượng này đã đặt ra câu hỏi phải chăng tình yêu là sự lựa chọn của cái riêng tư, mà nhà nước không nên can thiệp vào? Họ lý giải rằng sự lựa chọn tạm thời sẽ thay thế cho khái niệm lứa đôi với sự cam kết lâu dài. Việc kết hôn dần dần xuất hiện như thủ tục đơn giản, sống chung không hôn thú (kết hôn thử) là một thực hành hợp lý [148].

Có lẽ vì vậy, những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà xã hội học đã không còn quan tâm tới hình thái của cuộc sống lứa đôi, mà quan tâm nhiều hơn tới những gì diễn ra trong cuộc sống của họ. Chính vì vậy, xu hướng nghiên cứu dưới tiếp cận tâm lý xã hội và xã hội học vi mô lại nổi lên trong thời gian này. Chẳng hạn, Frangxoa De Singly và Jean-Claude Kaufmann đã chủ trì một công trình nghiên cứu nổi tiếng: vai trò của sự hình thành cá tính và bản sắc cá nhân trong cuộc sống lứa đôi (Martine Segalen)[150].

Từ thời gian này trở đi, theo cách nói của Martine Segalen, thuật ngữ sống chung không hôn thú (sống thử) đã bị xóa khỏi vốn từ vựng của các nhà xã hội học. Các tác giả mô tả sự tranh luận trong lý luận và thực tiễn khá chi tiết trong phần tổng quan nghiên cứu của mình và cuối cùng đưa ra một khái niệm được nhiều người chấp nhận nhất, đó là từ “bạn đời”.

Đồng thời, nếu như ly hôn và tái hôn giống như một trò chơi đu quay, nơi người ta có thể bước lên, rời khỏi nó và cũng có thể quay trở lại3 (Cherlin, 2009). Tuy nhiên, có một vấn đề, nếu như ở châu Âu, vào khoảng những năm 1980, người ta coi hôn nhân là một giai đoạn nằm trong chu trình đời sống gia đình,

3 Trong nghiên cứu của mình, Cherlin nhắc đến những nghiên cứu về hệ quả ly hôn trong bối cảnh nước Mỹ, trong đó họ nhấn mạnh về cái giá phải trả đối với trẻ em, và những cảnh báo đối với những ai có ý định kết hôn. (Cherlin, 2009; trích theo Martine Segalen, 2013).

bao gồm kết hôn, ly hôn rồi tái hôn4, tức là ly hôn đã trở thành thường xuyên và coi như hiện tượng xã hội được chấp nhận, thì cái mà người ta cũng quan sát được là tỷ lệ những người tái hôn ngày càng ít đi. Như vậy, ly hôn không phải là sẽ xếp những người làm cha mẹ đơn thân vào nhóm những người chuẩn bị tái hôn, mà có khả năng cao đẩy họ tới hoàn cảnh làm cha mẹ đơn thân.

Tình hình này cũng đã diễn ra tại châu Á. Phân tích sự thay đổi Xã hội và Gia đình ở Đài Loan, Arland Thornton và Hui Shenglin [141] đã chỉ ra tác động của sự biến đổi của xã hội ảnh hưởng tới gia đình đương đại. Họ đã chỉ ra lý do quan trọng của sự gia tăng tình trạng mẹ đơn thân là sự thay đổi về giá trị cũng như thực hành hôn nhân. Xã hội Đài Loan đã chứng kiến sự thay đổi, từ những cuộc hôn nhân do sắp đặt đã dần thay thế bằng nhưng cuộc hôn nhân do tình yêu. Đồng thời, trong qua trình tiến tới hôn nhân, người ta cũng quan sát được những thay đổi trong cách hẹn hò và hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Sự thay đổi trong quan niệm về giá trị đứa con, về số con, giới tính đứa con hay thậm chí tầm quan trọng của tính vẹn toàn của gia đình v.v….cũng là những nội dung phản ánh trong những nghiên cứu của các tác giả này. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ tình cảm, giao tiếp, khả năng giải quyết những mâu thuẫn nẩy sinh trong quan hệ vợ chồng, sự chung thủy về tình dục... là những vấn đề gợi mở cho luận án tiếp tục nghiên cứu và so sánh.

Thực tế cũng đã chứng minh, khi một trong hai người đối ngẫu mất đi thì người còn lại đương nhiên rơi vào cảnh sống đơn thân dù họ có muốn hay không. Tuy nhiên, từ những phân tích thống kê, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nhóm này chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong số những gia đình có cha mẹ đơn thân và tỷ lệ này ngày cảng giảm (Algava) [142]. Trong phân tích thống kê về các loại hình gia đình ở Pháp nêu rõ: vào năm 1962 trong số

700.000 gia đình cha mẹ đơn thân, trong đó có tới 50% gia đình góa vợ hoặc


4Martine Segalen, (2013) đưa ra con số thống kê: Trong những năm 1990 cứ 20 cuộc kết hôn thì có một người ly hôn (1/20). Tỷ lệ này vào năm 1975 là 1/6 và vào năm 1980 là 1/3.

chồng, còn vào năm 1990 con số này là 1.175.000 hộ, năm 1999 là 1.500.000 hộ, và cuối Thế Kỷ XX chỉ có 11% người góa bụa trong số những người làm cha mẹ đơn thân.

Bên cạnh việc đưa ra những con số về sự giảm dần của các hộ gia đình có chủ hộ là người góa, các tác giả phương Tây cũng đưa ra những dẫn chứng về sự tăng dần của các cặp đôi không tái hôn sau khi ly hôn. Họ cố gắng chứng minh rằng, tình trạng độc thân của những người sau ly hôn không phải là giai đoạn “chờ đợi” cho cuộc tái hôn, mà là một sự lựa chọn mang tính quyết định cho cuộc sống gia đình của mình.

Như vậy, con đường dẫn tới cuộc sống độc thân không chỉ là do ly hôn, không chỉ do góa bụa mà do quan niệm và thực hành cuộc sống lứa đôi. Với sự “lựa chọn tạm thời” được thay thế cho khái niệm lứa đôi có sự cam kết lâu dài, thì việc chia tách các cặp đôi dường như trở nên dễ dàng hơn. Cùng với sự hỗ trợ của các chính sách xã hội, với sự độc lập về kinh tế, việc phụ nữ nuôi con một mình dù có khó khăn hơn nhưng cũng vì thế mà ngày càng tăng lên.

Hệ quả của sự tan vỡ gia đình

Nhiều nghiên cứu trên thế giới không chỉ dừng lại ở chỗ mô tả tình hình đời sống của những gia đình có mẹ đơn thân, mà còn chỉ ra những hệ quả của những hoàn cảnh đó. Họ phân tích những tác động khác nhau của tính dễ bị tổn thương về kinh tế của nam giới và phụ nữ, khi gặp những thay đổi về đặc điểm gia đình như khi kết hôn hoặc khi ly hôn. Martine Segalen [77] khi nghiên cứu về gia đình và các quan hệ của gia đình ở châu Âu đã đặt gia đình và sự biến đổi gia đình trong các quan hệ với dòng họ, thân tộc, xã hội và đề cao vị thế thiết chế xã hội của gia đình, dòng họ và nhấn mạnh vai trò giáo dục, xã hội hoá gia đình. Ông nêu rõ những sự đứt đoạn khi có chia tách gia đình, dẫn tới những sự gián đoạn trong mạng lưới hỗ trợ từ phía dòng họ đối với một người trong cặp vợ chồng ly tán. Trước khi ly hôn, mỗi khi có vấn đề khó khăn, kể cả về kinh tế lẫn những vấn đề phi kinh tế, các bên đối

ngẫu có thể nhờ cậy phần nào ở họ hàng từ hai phía, nhưng sau khi ly hôn, sự hỗ trợ này giảm hẳn đi một nửa.

Cuộc sống của những cặp đôi sau ly hôn cũng thường được các tác giả mô tả bằng tính bấp bênh của thu nhập. Nhiều phụ nữ sau khi ly hôn tham gia vào việc tạo thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình và những đứa con. Điều đó giúp họ duy trì sự độc lập. Tuy nhiên, vì phải thực hiện vai trò kép, vừa giành thời gian cho việc kiếm tiền, vừa cần thời gian để chăm sóc cho con cái và làm việc nhà, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh hơn. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu so với những người đàn ông sau khi ly hôn, dường như ly hôn đẩy phụ nữ vào lĩnh vực nghề nghiệp và tham gia cộng đồng tốt hơn so với nam giới. Bertaux (1977) lập luận, vào giai đoạn trưởng thành, ít nhất đối với người đàn ông, một lối sống ổn định được xây dựng trên ba trụ cột là nhà ở, việc làm (bao hàm cả thu nhập và sự hòa nhập xã hội) và gia đình. Khi một trong ba thành tố này biến mất, những người đàn ông này thấy mình bị “tổn thương”, thậm chí còn hơn cả phụ nữ, họ thấy mình bị mất cân bằng và thường bị rơi vào nghiện ngập rượu bia, thất nghiệp và cuối cùng dẫn tới mất chỗ ở. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra tỷ lệ khá cao, những người đàn ông sau ly hôn gia nhập hàng ngũ những người vô gia cư.

Trong bối cảnh văn hóa phương Đông đối với gia đình chia tách, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi sự hỗ trợ từ mạng lưới họ hàng thân tộc luôn được đề cao. Các tác giả châu Á cũng đã chỉ ra tình trạng bị giới hạn sự giúp đỡ khi các cặp đôi chia tay. Ít nhất, họ mất hẳn một nửa sự hỗ trợ của mạng lưới gia đình, dòng họ.

Nghiên cứu về vấn đề khó khăn ở những gia đình bà mẹ đơn thân và nguyên nhân nghèo khổ của họ Li Hongtao5 [166] đã dựa trên tiếp cận về vai


5(李洪涛) 单亲母亲现状研究Tình hình hiện tại của bà mẹ độc thân”.

trò giới để chỉ ra hoàn cảnh của các bà mẹ đơn thân khi họ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế, gia đình, tinh thần, con cái mà không có người hỗ trợ.

Về hệ quả của ly hôn có liên quan tới trẻ em, Xu Anqi(徐安琪) và Ye

Wenzhen (叶文振) [163] cho rằng, việc ly hôn sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Nghiên cứu của họ chỉ ra những sự khác biệt ở trẻ em từ 7-13 tuổi của các gia đình cha mẹ đơn thân do ly dị so với những gia đình đầy đủ. Những ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống mới tới sự phát triển trí tuệ của trẻ thể hiện rõ qua các hành vi của trẻ trong hoạt động xã hội như trầm cảm, kết quả học tập và khả năng giao tiếp xã hội thấp hơn so với những trẻ cùng trang lứa sống trong môi trường gia đình hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, những biến cố về hoàn cảnh gia đình không chỉ dẫn tới những hệ quả tiêu cực, ngược lại hoàn cảnh đó cũng có thể dẫn tới kết quả tích cực khác. Chẳng hạn, Sun Li Ping ( 孙 立 萍 6 [175] đã đưa ra những bằng

chứng để xác nhận rằng, chính những trẻ em trong các gia đình mẹ đơn thân lại được giáo dục tốt hơn, rằng chúng có tính tự lập rất cao.

Trong khi một số tác giả nhấn mạnh hệ quả kinh tế của việc chia tách gia đình dẫn tới sự nghèo khó của gia đình mẹ đơn thân, một số khác lại nhìn nhận vấn đề của những người mẹ đơn thân dưới tiếp cận nhu cầu. Tang Weijun7[168] là một trong số đó. Tác giả cho rằng, một người mẹ đơn thân cần 4 vấn đề: một là nhu cầu giúp đỡ về kinh tế, thứ hai cần có sự nhìn nhận khoan dung, thứ ba cần loại bỏ tính tiêu cực, thứ tư là trẻ em ở những gia đình này cần phải được điều chỉnh.

Một vài nghiên cứu ở Nam Hàn - đất nước chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Khổng giáo, việc một người phụ nữ nước này mang thai và sinh con


6Sun Li Ping (孙立萍) 当前我国离婚式单亲家庭与其子女社会化

7(唐文军) 单亲母亲的处境和需要Tình hình và nhu cầu của các bà mẹ đơn thân

ngoài giá thú sẽ bị áp lực bởi bạn bè, gia đình và xã hội, cho nên phần lớn những phụ nữ này sẽ lựa chọn phương án phá thai hoặc sau khi sinh con ra sẽ cho con đi làm con nuôi. Khoảng 90% trẻ em được cho làm con nuôi đều xuất thân từ con của những phụ nữ không chồng nhưng có con, thậm chí có rất nhiều phụ nữ không đăng ký cho con của họ vì sợ bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, do sự thay đổi xã hội Nam Hàn dẫn đến sự gia tăng các gia đình bà mẹ đơn thân và rất nhiều gia đình này có cuộc sống khó khăn cho nước này đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cho các gia đình đơn thân [179].

Có thể nói, đây là những nghiên cứu hết sức giá trị giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn sâu sắc và cụ thể để định hướng cho luận án cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân họ cũng là những đối tượng được coi là có thu nhập thấp trong xã hội Việt Nam hiện nay. Những vấn đề liên quan tới tình cảnh nghèo khó và sự bấp bênh của cuộc sống, khiến cho nhiều nghiên cứu chuyển sang xu hướng phân tích các chính sách xã hội đối với những bậc cha mẹ đơn thân, đặc biệt khi người đó là phụ nữ.

Đời s ng vật chất và tinh thần của bà mẹ đơ t â

Theo thống kê của Bộ Lao Động (Labor Department), năm 2011, có 2,3 triệu phụ nữ có con dưới 18 tuổi thất nghiệp, chiếm tỉ lệ hơn 50% trong tổng số 1,200.000 bà mẹ thất nghiệp tại đất nước này và thu nhập của bà mẹ đơn thân dưới $25,000/năm ($24,487). Trong khi đó, một gia đình có đủ vợ chồng thu nhập trung bình là $77,749/ năm. Những bà mẹ đơn thân chỉ nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ khoảng $300/tháng. Tỷ lệ nghèo trong gia đình bà mẹ đơn thân mẹ chiếm là 40,7% so với 8,8% đối với gia đình có đủ vợ chồng. Đa số các trẻ em nghèo chiếm 24% và có 3/4 gia đình vô gia cư là những gia đình người mẹ đơn thân [8]

Hiện nay chính phủ Mỹ có chương trình trợ giúp phiếu thực phẩm dành cho 2/3 bà mẹ độc thân, có 41% trẻ em của các bà mẹ đơn thân, nhận được phiếu nhận thực phẩm. Mặc dù 2/5 các bà mẹ đơn thân là người nghèo, nhưng

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí