tính giải thích sâu về cuộc sống của họ, những thông tin này sẽ bổ sung cho các thông tin định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phỏng vấn thêm cán bộ công đoàn cấp tỉnh và công đoàn cơ sở, lãnh đạo một số sở, ngành, doanh nghiệp nhằm làm rõ hơn về các chính sách đang thực hiện trong việc hỗ trợ đối với cuộc sống của bà mẹ đơn thân ở các doanh nghiệp.
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp tại các doanh nghiệp, việc chọn danh sách bà mẹ đơn thân được thực hiện ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm; Chúng tôi đã mã hóa và gắn tên mỗi bà mẹ đơn thân một mã số và chọn ra bằng cách bốc/nhặt ra các mã số đã được gắn ký hiệu trong tổng thể mẫu.
Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát cụ thể như sau: Công ty Yazaki, công ty Asama, công ty Chutex, công ty O’leer, Công ty Duy Hưng, công ty Liên Phát,
Số mẫu bà mẹ đơn thân ở các công ty thuộc khu công nghiệp Sóng Thần là 774 người.
Mẫu tham gia phỏng vấn bảng hỏi là bà mẹ đơn thân đang làm việc tại các doanh nghiệp.Tổng số mẫu tham gia trả lời phỏng vấn bằng bảng hỏi là 150 người.
Mẫu tham gia phỏng vấn sâu: 40 người, trong đó có 10 cán bộ sở, ngành, cán bộ công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp và 30 công nhân là bà mẹ đơn thân nhằm tìm hiểu sâu về các khía cạnh liên quan đến thực tế đời sống của các bà mẹ đơn thân tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần Tỉnh Bình Dương.
Khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã gặp một số khó khăn đó là một số bà mẹ đơn thân nằm trong danh sách mẫu đã từ chối tham gia trả lời phỏng vấn về cuộc sống của họ, mặc dù chúng tôi đã thăm lại nhiều lần để thuyết phục họ đồng ý. Do vậy, nhóm nghiên cứu liên tục phải bổ sung mẫu phỏng vấn bà mẹ đơn thân là công nhân.
Các chính sách đối
với bà mẹ đơn thân:
Có thể bạn quan tâm!
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 1
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 2
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 4
- N Ữ Iê Cứu P Ụ Ữ Đơ T Â , B Mẹ Đơ T Â Ở Việt Nam
- Những Kết Quả Nghiên Cứu Đạt Được Và Khoảng Tr Ng Nghiên Cứu Đa Đặt Ra
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
- Chính sách về việc làm , nhà ở….
-Chính sách về tiếp
cận dịch vụ xãhội….
Các chính sách xã hội; môi trường, điều kiệ lao động trong doanh nghiệp công nhân, bà mẹ đơ t â
Đặc điểm xã hội:
- Tuổi, Học vấn, chuyên môn
- Nơi làm việc, Thu nhập
- Hoàn cảnh gia đinh, Số con
- Số năm công tác, hợp đồng lao động.
….
Đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường sống nơi bà mẹ đơn thân ở
Khung phân tích
Đời sống vật chất Đời sống tinh thần
5. Đó óp mới v ý ĩa t ực tiễn của luận án
5.1. Đó óp mới
Luận án góp phần nhận diện chân dung, đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn thân là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hiện nay; thấy được thân phận cũng như sự khác biệt của những bà mẹ đơn thân công nhân so với các nhóm bà mẹ có người chồng cùng chung sống; những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà họ đang phải đối diện trong cuộc sống hiện nay.
Luận án phân tích các yếu tố chi phối cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân, tính chất của lao động di cư và nghề nghiệp đặc thù; đối chiếu với hệ thống chính sách hiện hành cũng như vai trò tham gia của các chủ thể xã hội khác nhau trong hỗ trợ nhóm bà mẹ đơn thân. Đây là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp hướng đến xây dựng mô hình chính sách, quan tâm hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo quyền của người
lao động là bà mẹ đơn thân và phát triển bền vững doanh nghiệp và địa phương.
6. Ý ĩa lý luận v ý ĩa t ực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án sẽ góp phần bổ sung về nhận thức cho những quan điểm lý luận nghiên cứu về gia đình, bà mẹ đơn thân, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã hội học lao động ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, việc vận dụng các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp phần tìm hiểu khả năng áp dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học vào thực tiễn nghiên cứu bà mẹ đơn thân là công nhân. Qua đó có những đóng góp tri thức vào việc hoàn thiện khái niệm về nhóm bà mẹ đơn thân, quan điểm lý luận về hướng nghiên cứu bà mẹ đơn thân ở nước ta và trên thế giới.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về bà mẹ đơn thân là công nhân. Khảo sát sẽ cho thấy chân dung xã hội, cuộc sống thực tế và những thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân đang làm việc tại các KCN và cư trú trên một số địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân. Điều quan trọng nhất là bằng chứng từ kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong việc hoàn thiện chính sách, huy động nguồn lực và sự tham gia của các chủ thể xã hội, góp phần cải thiện hơn nữa đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp mà ở đây là cuộc sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp trong cả nước nói chung và ở Bình Dương nói riêng. Ngoài ra, những kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội đối với bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp sẽ được vận dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác chăm lo cho các nhóm yếu thế ở Bình Dương hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất giải pháp, nội dung của Luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Chân dung xã hội và cuộc sống của bà mẹ công nhân đơn thân Chương 4. Các yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ công nhân
đơn thân ở khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương
C ươ 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về chủ đề nữ đơn thân nuôi con một mình nói chung và mẹ đơn thân là công nhân nói riêng, tác giả luận án gặp không ít trở ngại do sự hạn chế của các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vì vấn đề mà tác giả đã chọn lại là sự giao thoa giữa hai lĩnh vực: thứ nhất là nghiên cứu gia đình, trong đó gia đình có chủ hộ là phụ nữ đơn thân như một loại hình đặc thù của sự đa dạng các dạng thức gia đình trong bối cảnh đương đại. Thứ hai, nghiên cứu về nữ công nhân tại các khu công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Chính vì vậy, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu này, hai nội dung lớn sẽ được đề cập tới là những nghiên cứu về gia đình có đề cập tới gia đình có phụ nữ đơn thân ở nước ngoài và ở Việt Nam, những vấn đề liên quan tới đời sống của những người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ tại các khu công nghiệp.
1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù
Từ các nguồn tài liệu sẵn có trên thế giới mà NCS tiếp cận được có thể nhận thấy, các gia đình có mẹ đơn thân thường xuất hiện nhiều hơn, đồng thời những gia đình cha mẹ đơn thân do người đối ngẫu đã mất ngày càng giảm đi kể cả theo thực tế và theo thống kê, có nghĩa là những gia đình chủ hộ đơn thân do ly hôn hoặc không kết hôn ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ở khía cạnh này các tác giả phương Tây cho rằng đô thị hóa, công nghiệp hóa phương tây đã mang đến một sự biến đổi đầy kịch tính về cấu trúc và hình thái gia đình. Gia đình hạt nhân có đầy đủ bố mẹ và con cái ngày càng giảm, thay vào đó tỉ lệ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân nuôi con do ly dị, sống thử ngày càng tăng (Klett-Davies) [154] .
Bà mẹ đơn thân là ai?
Các tác giả (Gucciardi, Celasun, Stewart. Wendy Wang và cộng sự) cho rằng mẹ đơn thân là những người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn hay đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt pháp lý [147].
Các nguồn tư liệu trên thế giới cho thấy, trong những năm 2000, mối liên hệ giữa gia đình có mẹ đơn thân và tình cảnh sống bấp bênh được quan sát thấy ở những bà mẹ trẻ. Mẹ đơn thân thường có trình độ học vấn thấp hơn (so với nhóm mẹ sống có chồng). Họ thường sinh con sớm trong bối cảnh người cha đứa trẻ thường là công nhân hoặc viên chức (Martine Segalen)[77].
Giới trẻ Mỹ đều có xu hướng muốn sau này họ sẽ kết hôn (Cherlin)[145]. Tuy nhiên, theo số liệu năm 2013 của Hoa Kỳ thì có đến 40% trẻ em sinh ra trong gia đình không hôn nhân [156]. Theo như Shattuck và Kreider cho biết thì có đến 60% phụ nữ sinh con nhưng không kết hôn trong độ tuổi từ 20-24 [179]. Trong khi đó ở nước Anh gia đình truyền thống không còn chiếm ưu thế và được thay thế bằng cuộc sống hiện đại hóa, không theo tiêu chuẩn, việc sống chung hoặc chấp nhận làm mẹ đơn thân đang dần phổ biến trong xã hội Anh và những người này là nhóm trẻ trong xã hội (Berrington, Perelli-Harris & Trevena)[138]. Kết quả nghiên cứu định tính của Jason Deparle và cộng sự cũng cho thấy, các bà mẹ đơn thân trong nghiên cứu đều có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi và có con từ 1-6 tuổi, 2/3 số trẻ em ở Mỹ được sinh ra bởi những bà mẹ dưới 30 tuổi [178].
Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ, vào năm 1960 tỷ lệ ông bố, bà mẹ đơn thân chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng số hộ gia đình của nước này, đến năm 2000 là 20%, và đến năm 2007 tỷ lệ này là 27%, tuy nhiên đến năm 2011 có khoảng 12 triệu hộ gia đình đơn thân và trong số này có đến 80% là bà mẹ đơn thân. Điều đặc biệt ở đây là có khoảng 45% bà mẹ làm mẹ đơn thân chưa bao giờ kết hôn. Kết quả này cũng trùng với nghiên cứu năm 2005
của Amato, Paul [140]. Tại Australia có 31% đứa trẻ khi sinh ra ở trong gia đình bà mẹ chưa bao giờ kết hôn vào năm 2001, có 14% bố mẹ đơn thân vào năm 2003, và đến năm 2011 tỷ lệ bố mẹ đơn thân ở quốc gia này chiếm 15,9% tổng số hộ gia đình của nước này (Văn phòng Thống kê Australia, 2011). Khi nhắc đến bố mẹ đơn thân không thể không nhắc đến Thụy Điển, một đất nước phát triển, trình độ dân trí cao, quyền phụ nữ được tôn trọng, và cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bà mẹ đơn thân cao. Quốc gia này có những chính sách về phúc lợi xã hội cho người mẹ đơn thân và những đứa trẻ sinh sống trong gia đình bà mẹ đơn thân [140].
Xét về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ đơn thân từ các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn bà mẹ đơn thân đều có tình trạng kinh tế
- xã hội thấp và sinh con đầu ở độ tuổi còn trẻ (Shattuck và Kreider) [161]. Với những phụ nữ đơn thân sinh con sớm sẽ cản trở việc học hành và dẫn đến hạn chế năng lực kiếm tiền của họ (Budig và England) [143], kết quả này cũng giống với số liệu của văn phòng thống kê Mỹ năm 1997 (U.S. Census Bureau) [196].
Ở một nghiên cứu khác của Hyunjoon Park phát hiện rằng, không có sự khác biệt nhiều về trình độ giáo dục của bà mẹ đơn thân cũng như những phụ nữ không phải bà mẹ đơn thân nhưng lại khác nhau nhiều về ham muốn học hỏi giữa hai nhóm bà mẹ này [180].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình. Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen, E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans,
V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã
hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, nhiều bà mẹ đơn thân việc làm không ổn định, thậm chí thất nghiệp và không có thu nhập. Vì vậy, sự giúp đỡ của người thân và gia đình về vật chất, tinh thần là phương thức hỗ trợ mẹ đơn thân chăm sóc tốt cho con của họ.
Nếu nhìn theo quan điểm thị trường lao động, tỷ suất hoạt động lao động của phụ nữ đơn thân cao hơn so với tỷ suất hoạt động của phụ nữ có chồng. Tức là mẹ đơn thân để có thể trang trải chi phí cho gia đình, thường phải đi làm nhiều hơn.
Một đặc điểm nữa của nhóm các gia đình có mẹ đơn thân là sự tích hợp các yếu tố dễ bị tổn thương như: tuổi người mẹ có con sớm thường còn trẻ; không được hưởng đời sống lứa đôi; thiếu sự giúp đỡ của người cha đứa trẻ; trình độ nghề nghiệp thấp; thất nghiệp. Do vậy, các nước phương Tây có các hình thức trợ cấp cho những phụ nữ này. Thông thường những người mẹ đơn thân do việc làm bấp bênh, hay thu nhập thấp, hay không có thời gian trông con nên họ thường nhận trợ cấp theo chế độ thu nhập thấp (Martine Segalen) [77].
Vì sao nghèo thường gắn với những gia đình nữ đơn thân? Wang Shijun2[167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi và cơ cấu kinh tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính phủ Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về việc làm cho phụ nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ cho phụ nữ trước khi kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục. Đó cũng là lý do có khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ đơn thân.
Khi nghiên cứu về gia đình có mẹ đơn thân trong tiến trình ly hôn và sau ly hôn, Claude Martin [149] chỉ ra rằng, người nuôi con có được hỗ trợ hay không còn tùy thuộc vào cách thức mà mối liên hệ với người chồng cũ
2(王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân”