Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 1

VIỆN HÀN LÂM

1.

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN


“CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI”

(Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.


N ội học

Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 1

931 03 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ã HỘI HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN


HÀ NỘI - 2020

LỜI CA ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, được tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc, các kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước được tiếp thu một cách cẩn trọng, trung thực, có trích nguồn dẫn trong luận án. Số liệu trong luận án này là do tác giả thiết kế điều tra, những kết quả, số liệu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.


Nghiên cứu sinh


NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN

LỜI CẢ ƠN


Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học, Phòng Quản lý Đào tạo đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thiện hồ sơ bảo vệ theo đúng chương trình đào tạo.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Bình Dương, đơn vị quản lý tôi trong công việc, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi cả về vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài, luận án nghiên cứu này. Trong quá trình cô hướng dẫn nghiên cứu, tôi không chỉ học được những kiến thức khoa học, mà còn có cơ hội hiểu biết thêm về đạo đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu.

Sau cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân. Sự động viên, khích lệ và những ủng hộ của họ có ý nghĩa lớn, giúp tôi nuôi dưỡng niềm say mê và tập trung hoàn thành đề tài, luận án này.


Nghiên cứu sinh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

C ươ 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 14

1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù. 14

1.2. Những nghiên cứu phụ nữ đơn thân, bà mẹ đơn thân ở Việt Nam 33

1.3. Các văn bản, chính sách liên quan 37

1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng trống nghiên cứu đang đặt ra 41

C ươ 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 44

2.1. Cơ sở lý luận 44

2.2. Cơ sở thực tiễn 60

CHƯƠNG 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN 70

3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ công nhân đơn thân 70

3.2 Đặc điểm công việc của bà mẹ công nhân đơn thân 81

3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ công nhân đơn thân 87

3.4 Tham gia hoạt động văn hóa giải trí và các mối quan hệ xã hội 95

CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN, TỈNH

BÌNH DƯƠNG 105

4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội 105

4.2. Hoàn cảnh gia đình 109

4.3. Đặc điểm doanh nghiệp và việc thực hiện chế độ chính sách của doanh nghiệp.120

KẾT LUẬN 139

TÀI LIỆUTHAM KHẢO 146

PHỤ LỤC .........................................................................................................................

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CNLĐ Công nhân lao động

BMĐT Bà mẹ đơn thân

CSXH Chính sách xã hội

ASXH An sinh xã hội

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NCS Nghiên cứu sinh

NQ/TW Nghị quyết/Trung ương

CT/TW Chỉ thị/Trung ương

BCH TW Ban Chấp hành trung ương

TT-BLĐTBXH Thông tư- Bộ lao động thương binh xã hội NĐ-CP Nghị định- Chính phủ

CT-TLĐ Chỉ thị - Tổng Liên đoàn

KH-TLĐ Kế hoạch – Tổng Liên đoàn

ĐA-TLĐ Đề án - Tổng Liên đoàn

CNLĐ Công nhân lao động

CNVCLĐ: Công nhân, viên chức, lao động

CN Công nhân

NLĐ Người lao động

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

PVS Phỏng vấn sâu

Tổng LĐLĐ VN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

Cty FDI Công ty có vốn nước ngoài

DANH MỤC BIỂU

Biểu 1: Đặc điểm về tuổi của bà mẹ đơn thân 71

Biểu 2 Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân 73

Biểu 3. Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân 75

Biểu 4. Lý do ban đầu lựa chọn làm mẹ đơn thân 78

Biểu 5 : Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm việc 86 Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế 89

Biểu 7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế 91

Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế 92

Biểu 9: Bà mẹ đơn thân liên lạc với gia đình 99

Biểu 10: Các hình thức liên lạc về nhà với người thân 100

Biểu 11: Tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân 101

Biểu 12: Nhóm tuổi và loại nhà ở của bà mẹ đơn thân 110

Biểu 13: nơi làm việc và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân 111

Biểu 14: tình trạng hợp đồng lao động và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân 112

Biểu 15: thu nhập và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân 113

Biểu 16: nhóm tuổi và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân 115

Biểu 17: học vấn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân 116

Biểu 18: trình độ chuyên môn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân 117

Biểu 19: nguồn gốc gia đình và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân 118

Biểu 20: nơi làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân 119

Biểu 21: số năm làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân 119

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân 74

Bảng 2: Độ tuổi của con cái bà mẹ đơn thân 75

Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân 76

Bảng 4:Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân 82

Bảng 5:Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân 83

Bảng 6: Diện tích nhà ở 88

Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ công nhân đơn thân 89

Bảng 8: Khó khăn khi tham gia các hoạt động văn hóa của bà mẹ đơn thân 96

Bảng 9: Số năm bà mẹ công nhân đơn thân làm việc tại Bình Dương 106

Bảng: 10. Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình 107

Bảng 11: Hoàn cảnh gia đình và loại hình nhà ở 109


DANH MỤC HỘP


Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà mẹ đơn thân 72

Hộp 2: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương 77

Hộp 3: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về trang thiết bị gia đình 108

Hộp 4: Ý kiến gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở 123

Hộp 5: Chính sách về khu vui chơi giải trí cho công nhân 127

Hộp 6: Doanh nghiệp với việc thực hiện chính sách 128

Hộp 7: Vấn đề thực thi chính sách 133

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh và rủi ro thiên tai, người chồng, người cha hy sinh ngoài mặt trận hoặc người đàn ông ở vùng biển thường phải mưu sinh xa nhà và gặp nạn mỗi khi có thiên tai. Những thập niên gần đây, nhóm bà mẹ đơn thân trẻ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Việt Nam đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ tính 5 năm trở lại đây số lượng các gia đình đơn thân đã tăng mạnh. Theo dữ liệu của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, năm 2012 cả nước mới có 7,64% gia đình chỉ có cha (hoặc mẹ) và con được khảo sát thì đến 6 tháng đầu năm 2016 tỉ lệ này đã tăng lên 11,17%. Điều này cho thấy đã xuất hiện một hình thái gia đình mới, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống và gia đình hiện đại đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, nuôi con theo kiểu “single mom” [9].

Có hai lý do mà nghiên cứu sinh thấy cần nghiên cứu về vấn đề này: một là, gia đình đơn thân như một hiện tượng xã hội nhưng chưa được quan tâm thỏa đáng về mặt chính sách, bao hàm cả khía cạnh pháp luật và thực thi pháp luật trong thực tế; hai là dù đã được giới khoa học xã hội bắt đầu quan tâm, nhưng sự thiếu vắng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về gia đình trong lĩnh vực chuyên biệt này làm cho những nghiên cứu chưa phản ánh được một cách đầy đủ và sâu sắc hiện tượng xã hội này. Một trong những hạn chế đó, chính là việc nhìn nhận chưa bình đẳng loại hình gia đình mới trong bối cảnh mới này so với các loại gia đình khác trong nền văn hóa xã hội truyền thống.

Trần Thị Kim Xuyến và Lê Thi cho rằng vài thập niên trước, trong các nguồn tư liệu nghiên cứu có trước, nổi lên vấn đề xã hội có liên quan tới hệ quả của chiến tranh như: phụ nữ góa chồng, đơn thân, lớn tuổi không có

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí