Nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội của phụ nữ đơn thân nuôi con: Mức độ nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội của phụ nữ đơn thân nuôi con được thống kê như sau: “Hội Phụ nữ” là lựa chọn cao nhất với 119 lựa chọn (67 phiếu rất cần thiết, 52 phiếu cần thiết), có khoảng cách xa so với các lựa chọn khác. Qua đây, cho thấy tổ chức Hội phụ nữ luôn được các chị phụ nữ đơn thân lựa chọn và mong muốn được tham gia nhiều nhất trong số các Hội đoàn thể khác.
Nhu cầu được tham gia vào các câu lạc bộ, tổ nhóm của phụ nữ đơn thân nuôi con: Các chị có nhu cầu được tham gia sinh hoạt “Câu lạc bộ phát triển kinh tế” là nhiều nhất, tiếp đến là “Câu lạc bộ phụ nữ đơn thân”, tuy nhiên cũng có chị muốn tham gia vào “Nhóm tôn giáo”. Qua khảo sát cho thấy, vấn đề kinh tế cũng luôn được các chị phụ nữ đơn thân quan tâm nhiều nhất, bên cạnh đó các chị cũng cần được tham gia vào câu lạc bộ của những người có cùng hoàn cảnh để chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.
Kết quả khảo sát cho thấy phụ nữ đơn thân nuôi con có nhiều nhu cầu nhưng nhu cầu lớn nhất là về hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ nữ và hỗ trợ kiến thức nuôi dạy con là nhiều nhất chiếm (68%); nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội (65%); nhu cầu được vay vốn (63,5%); nhu cầu về việc làm (62,4%); được tham gia vào các câu lạc bộ, tổ nhóm cùng sở thích (60,9%); nhu cầu được học nghề miễn phí, hỗ trợ kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống đều chiếm trên (50%); nhu cầu thấp nhất là về Nhà ở (28,2%).
2.7. Những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Những khó khăn của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo: kết quả nghiên cứu cho thấy, khó khăn lớn nhất hiện tại đối với phụ nữ đơn thân nuôi con là gánh nặng về kinh tế (44,8%); khó khăn về sức khỏe (40,6%); khó khăn trong giáo dục con (33,9%); khó khăn trong nuôi dạy con (22,4%); không có việc làm (19,3%); còn lại số ít các PNĐTNC gặp những dư
luận xã hội, khó khăn trong việc đưa đón con, không có người trông con, khó khăn về vay nguồn vốn phát triển kinh tế, khó khăn về Nhà ở, khó khăn trong việc làm các giấy tờ cho con.
Nghề nghiệp của phụ nữ đơn thân nuôi con liên quan đến kinh tế và sức khỏe: Đối với PNĐTNC làm công nhân gặp khó khăn về kinh tế nhiều hơn, kế đến là các chị làm nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn về kinh tế. Bên cạnh đó, PNĐTNC làm nông nghiệp thì gặp những vấn đề về sức khỏe nhiều nhất, kế đến là các chị làm công nhân cũng gặp những vấn đề về sức khỏe.
Dạng hộ phụ nữ đơn thân nuôi con liên quan đến khó khăn về gánh nặng kinh tế: gánh nặng kinh tế chủ yếu rơi vào nhóm phụ nữ đơn thân làm công nhân, nông dân và những hộ trung bình chiếm cao nhất, hộ cận nghèo và hộ nghèo.
Người chia sẻ với PNĐTNC khi gặp những khó khăn trong cuộc sống:
Nhìn chung ba mẹ ruột là những người chia sẻ nhiều nhất với PNĐTNC; kế đến là anh chị em ruột; con cái; bạn bè thân; và cũng có một số phụ nữ đơn thân không chia sẻ với ai khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Đường Lối Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Phụ Nữ Đơn Thân
- Khái Quát Chung Về Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con Trên Địa Bàn Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
- Đời Sống Vật Chất Của Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
- Các Chính Sách Của Con Pnđt Được Hưởng Từ Nhà Trường
- Các Hoạt Động Sinh Hoạt Nhóm Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con
- Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 11
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
“Phỏng vấn trường hợp chị N.T.T.M, sinh năm 1984, mẹ đơn thân của 2 bé gái 11 tuổi và 7 tuổi, sống tại xã Phước Sang, huyện Phú Giáo. Ly hôn khi bé nhỏ mới sinh, với đồng lương khi đó ít ỏi chỉ vỏn vẹn hơn 2 triệu đồng, vừa học đại học tại chức vừa nuôi hai con nhỏ. Vì vậy, mọi khó khăn đều đè nặng trên hai vai của chị. Những lúc khó khăn nhất cha mẹ ruột là người che chở và lo cho ba mẹ con chị vượt qua giai đoạn này”.
Những vấn đề thường gặp của phụ nữ đơn thân nuôi con: Trong cuộc sống phụ nữ đơn thân nuôi con thường gặp nhiều nhất là “Cô đơn, buồn tủi”, có lúc các chị có cảm giác “Lo lắng, căng thẳng” và “Nặng nề, áp lực”. Vấn đề các chị phụ nữ đơn thân nuôi con ít gặp nhất là “Suy kiệt” và “Gặp dư luận xã hội xung quanh mình”.
“Phỏng vấn trường hợp chị B.T.T, sinh năm 1967, hiện đang sống tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, chồng chị đã mất cách đây 15 năm, thời gian từ đó đến nay chị ở vậy nuôi con, hiện có 01 con trai, 01 con gái. Chị tâm sự: trong lòng từ lâu chất chứa nhiều nỗi buồn mà không biết chia sẻ cùng ai. Ban ngày thì chỉ biết đi làm kiếm tiền lo cho con, không để ý đến thời gian, nhưng khi màn đêm buông xuống, trong căn nhà vắng vẻ chị nằm một mình cảm thấy rất cô đơn, trống vắng lắm, buồn tủi vô cùng, có lúc nước mắt không biết vì sao cứ tự chảy ra...”.
Qua đây có thể thấy rằng, phụ nữ đơn thân gặp không ít những vấn đề về mặt tâm lý, một mình nuôi con nên sẽ không tránh khỏi sự cô đơn, buồn tủi; bên cạnh đó còn gặp những lo lắng, căng thẳng, nặng nề, áp lực trong cuộc sống khi làm mẹ đơn thân vì một mình gồng gánh nuôi dạy con. Tuy nhiên, với một huyện thuần nông nhưng phụ nữ đơn thân lại ít gặp vấn đề về những dư luận xã hội xung quanh mình.
Tâm trạng của PNĐTNC khi gặp tình huống trong cuộc sống
Phụ nữ đơn thân nuôi con thường “Bế tắt” và “khủng hoảng” khi gặp tình huống “Con bị bệnh, bị tai nạn”. Cho thấy phụ nữ đơn thân rất yêu thương, quan tâm đến sức khỏe và tính mạng của con mình. Cũng như bao bà mẹ khác có lẽ con cái là người thân quan trọng nhất trong cuộc sống của các chị. Bên cạnh đó, các chị cũng rơi vào khủng hoảng, bế tắt “Khi chồng chết” và “Khi con không nghe lời”.
Phụ nữ đơn thân rơi vào khủng hoảng khi bị “Mất việc làm”, “Khi không có chỗ ở”. Điều này cho thấy rằng việc làm và chỗ ở cũng rất quan trọng đối với phụ nữ đơn thân nuôi con, chửng tỏ vì phải một mình nuôi con, cuộc sống còn vất vả nên các chị có những tâm trạng lo lắng, bế tắt, khủng hoảng khi mất việc và không có chỗ ở.
Suy nghĩ về tình cảm trong tương lai của PNĐTNC: Qua khảo sát, các chị phụ nữ đơn thân nuôi con “Chỉ muốn ở vậy nuôi con”; bên cạnh đó, các chị
cũng “Cần người chia sẻ nhưng không ràng buộc trong hôn nhân”; cũng có một số ít chị “Muốn đi thêm bước nữa”. Kết quả cho thấy, đa số phụ nữ đơn thân không muốn lấy chồng khác chỉ muốn ở vậy để nuôi con, tuy nhiên cũng có chị cần người chia sẻ tình cảm mà không ràng buộc hôn nhân.
“Phỏng vấn trường hợp chị V.T.B.T, sinh năm 1983, có 1 bé gái sinh năm 2008. Chị cho biết bản thân có lúc cũng cô đơn cần có người chia sẻ nhưng suy nghĩ lại sợ con thiệt thòi nên chỉ muốn ở vậy để nuôi con. Nhưng nếu may mắn gặp được người đàn ông tốt, luôn quan tâm yêu thương chia sẻ với mình, thương yêu mình và con gái thì chị sẽ suy nghĩ lại và chị nghĩ cũng sẽ đáp lại tình cảm của người đó, tuy nhiên chị lại không muốn bị ràng buộc bởi hôn nhân”.
Mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại của phụ nữ đơn thân nuôi con: Qua khảo sát cho thấy, đa số phụ nữ đơn thân nuôi con cho rằng “hài lòng” với cuộc sống hiện tại của mình chiếm 74%, một số chị “Ít hài lòng” , “Không hài lòng” và “Rất hài lòng” về cuộc sống hiện tại của mình. Như vậy, phải chăng phụ nữ đơn thân nuôi con tạm chấp nhận với cuộc sống hiện tại, tự hài lòng với những gì mình đang có.
2.8. Thực trạng giáo dục và chăm sóc con của các bà mẹ đơn thân hiện nay trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
100
80
60
40
20
So con cua chi
0
1 con
2 con
3 con
4 con
5 con
So con cua chi
Biểu đồ 10. Số con của phụ nữ đơn thân
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Biểu đồ trên cho thấy phụ nữ đơn thân đa số chỉ có 01 người con chiếm 46%, 02 con chiếm 33%, còn một số ít chị có từ 3 con trở lên.
Độ tuổi con của phụ nữ đơn thân nuôi con: Qua khảo sát cho thấy, đa số các con của phụ nữ đơn thân trong độ tuổi trên 12 đến 18 tỷ lệ 72,7%; Kế đến là độ tuổi trên 18 tuổi chiếm 45,4% và độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi 35,6%.
Việc học tập của con phụ nữ đơn thân: Khảo sát cho thấy, đa số con của phụ nữ đơn thân đều được đến trường, chiếm tỷ lệ 75%. Và hầu hết các con đang còn học ở cấp THCS và THPT. Các con xếp loại học tập ở mức “khá” là nhiều nhất tỷ lệ 55%; xếp loại “giỏi” 25%, trung bình 20%. Mức xếp loại hạnh kiểm “tốt” chiếm 76%, mức “khá” chiếm 24%. Cho thấy rằng việc học tập của con các chị phụ nữ đơn thân khá tốt và đa số có phẩm chất đạo đức tốt.
Danh gia ganh nang ve chi phi hoc t
80
60
40
20
0
Rat nang
Kha nang
Khong nang lam
Khong he cam thay co
Danh gia ganh nang ve chi phi hoc tap cua con
Biểu đồ 11. Chi phí cho việc học của con
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Chi phí trung bình cho việc học tập của các con phụ nữ đơn thân dao động ở mức 2 triệu là nhiều nhất. Vì vậy, các chị cho rằng việc chi phí cho việc học tập của các con là “không nặng lắm”, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chi phí việc học của con là “khá nặng” và “rất nặng”.
Thoi ngian chi danh cho con trong 1 ngay
Missing
Den 30 phut
Khong co thoi gian d
Khac
Tu 31 den 60 phut
Tu 61 den 90 phut
Biểu đồ 12. Thời gian và việc làm PNĐT dành cho con trong một ngày
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Thời gian các chị phụ nữ đơn thân dành cho con nhiều nhất là “từ 31- 60 phút”, tỷ lệ 30%, tiếp đến “từ 61 đến 90 phút” tỷ lệ 26%, cũng có một số ít chị không có thời gian dành cho con. Trong khoảng thời gian đó các chị phụ nữ đơn thân thường trò chuyện với con, còn lại dành thời gian dạy con về đạo đức.
Niem tin cua con doi voi chi nhu the nao
Missing Khong biet
Nghi ngo, khong tin Tin tuong nhung khon
Hoan toan tin tuong
Biểu đồ 13. Niềm tin của con đối với phụ nữ đơn thân
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Khảo sát niềm tin của con đối với mẹ thì cho thấy, đa số các con đều “hoàn toàn tin tưởng” ở mẹ với tỷ lệ 91%. Qua đây có thể thấy mối quan hệ và sự gắn kết tình cảm giữa mẹ con trong gia đình của các bà mẹ đơn thân rất tốt.
Việc xử lý khi con bị bệnh và người giúp đỡ PNĐT khi con bệnh: Khi con bị bệnh đa số các bà mẹ đơn thân đều ý thức tốt việc cần phải đưa con đến bệnh viện hoặc trạm y tế để chữa trị, chăm sóc sức khỏe tốt cho con của mình. Khi các con bị bệnh đều có người để chăm sóc chiếm tỷ lệ 64%. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khi các con bệnh không có ai chăm sóc. Đây cũng là điều quan tâm, lo ngại của các mẹ đơn thân, các chị còn phải đi làm để lo phát triển kinh tế gia đình.
Việc giáo dục con của Phụ nữ đơn thân
Phụ nữ đơn thân đều có quan niệm dạy con những phẩm chất để trở thành người công dân tốt như: lòng tự trọng, tính tự lập, lòng nhân ái, trung thực, kiên nhẫn, kính trọng, nhường nhịn, gọn gàng, ngăn nắp,…Các bà mẹ cũng thường xuyên quan tâm dạy con về đạo đức, dạy con về kỹ năng sống, dạy về tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên, những hậu quả của tai nạn giao thông, tác hại việc nghiện game cũng được các bà mẹ lựa chọn để dạy con.
Các bà mẹ đơn thân nuôi con cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc nuôi dạy con là “thiếu những kiến thức về giáo dục con”, chiếm tỷ lệ 40%. Điều này cho thấy việc tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục con của các bà mẹ đơn thân cũng còn nhiều hạn chế. Cũng có một số bà mẹ cho rằng “không gặp khó khăn gì” trong việc nuôi dạy con của mình.
Những vấn đề gặp phải khi thiếu cha của con phụ nữ đơn thân
Những vấn đề thường gặp của con các bà mẹ đơn thân là “thường xuyên” không nhận được sự yêu thương quan tâm của người cha. Các em “thỉnh thoảng”
cũng gặp những “buồn tủi”, một số ít các em “bị bạn bè trêu ghẹo”, “sống nội tâm, khép kín” và “mê chơi game”.
Lý do trở thành phụ nữ đơn thân nuôi con
Qua kết quả khảo sát cho thấy, lý do các chị trở thành mẹ đơn thân nhiều nhất là “do vợ chồng không hợp nhau” tỷ lệ 38%, dẫn đến sớm kết thúc hôn nhân. Tiếp đến do các chị “Muốn được tự kiếm tiền nuôi con và dạy dỗ con” với tỷ lệ 35%. Một số ít các chị “muốn được tự do quyết định những điều mình muốn”.
Những phẩm chất cần có của phụ nữ đơn thân nuôi con
Trong 200 phụ nữ đơn thân nuôi con, các chị cho rằng bà mẹ đơn thân cần có một “Sức khỏe tốt”; thứ hai cần có “Việc làm ổn định”; kế đến là cần có “Nghị lực, chịu khó”; cần có “Sự can đảm, sự tự tin”.
2.9. Các chương trình hỗ trợ về mặt chính sách đối với phụ nữ đơn thân nuôi con
duoc ho tro chinh sach tu chinh quyen dia p
Missing
Co
Khong
Biểu đồ 14. Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương đối với PNĐTNC
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)