Các Chính Sách Của Con Pnđt Được Hưởng Từ Nhà Trường

Chỉ có 43% phụ nữ đơn thân nuôi con được chính quyền địa phương hỗ trợ, còn lại các chị không được hỗ trợ gì.

Chính quyền hỗ trợ chủ yếu là “Vay vốn”, “Hỗ trợ kiến thức nuôi dạy con”. Như vậy, có thể nói rằng phụ nữ đơn thân nuôi con tại địa phương ít tiếp cận được và hưởng những chính sách của chính quyền nơi đây. Chính quyền địa phương nếu có hỗ trợ thì cũng rất hạn chế.

“Phỏng vấn lãnh đạo chính quyền địa phương xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo cho biết ở địa phương thì chưa có chính sách gì hỗ trợ riêng cho đối tượng là phụ nữ đơn thân nuôi con, mà chỉ có những chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,…Trong thời gian qua người dân trên địa bàn nói chung và nữ đơn thân nói riêng cũng được hưởng các chính sách như: vay vốn, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ về nhà ở, chính sách về giáo dục. Tuy nhiên, chính quyền cũng đã hỗ trợ được cho một số đối tượng trên địa bàn thôi, công tác hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn còn hạn chế”.

Cac chinh sach duoc huong tu phia

100


80


60


40


20


0

Mien giam hoc phi


Giup do cua cac manh

Ho tro chi phi hoc t Khong duoc ho tro gi


Cac chinh sach duoc huong tu phia nha truong v


Biểu đồ 15. Các chính sách của con PNĐT được hưởng từ nhà trường

và địa phương


(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)


Kết quả khảo sát cho thấy, có gần 50% con của phụ nữ đơn thân không nhận được sự hỗ trợ nhiều từ chính quyền địa phương, còn lại có một số ít được hỗ trợ về chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ từ các mạnh thường quân và Hội đoàn thể.

“Phỏng vấn lãnh đạo chính quyền địa phương xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo cho biết tại địa phương có chính sách miễn giảm học phí cho con của phụ nữ đơn thân nuôi con, đối với hộ nghèo thì được miễn đóng học phí, đối với hộ cận nghèo giảm 50% học phí. Ngoài ra, tại địa phương còn thực hiện chương trình gây quỹ “Vì đàn em thân yêu”, thông qua chương trình này hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có con của nữ đơn thân được trang trải chi phí học tập, mua xe đạp, sách vở,…Qua đó, cũng đã tiếp sức cho các em có thêm động lực để học tập tốt hơn”.


TIỂU KẾT


Qua khảo sát 200 PNĐTNC và qua phỏng vấn sâu các dạng mẹ đơn thân trên địa bàn huyện Phú Giáo cho thấy, đa số các chị làm nông nghiệp, trong đó đơn thân do ly hôn chiếm khá cao, có 50% các chị có trình độ THCS. Vẫn có số hộ PNĐTNC nghèo, cận nghèo. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của PNĐTNC cũng còn gặp những khó khăn nhất định như: khó khăn về gánh nặng kinh tế gia đình, khó khăn về sức khỏe, khó khăn trong việc giáo dục con cái,…

Qua khảo sát cho thấy phụ nữ đơn thân nuôi con có nhiều nhu cầu trong các lĩnh vực: về việc làm; học nghề miễn phí; vay vốn; chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi; nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội, tham gia vào các câu lạc bộ, tổ, nhóm sinh hoạt tại địa phương. Trong đó, nhu cầu được hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và hỗ trợ kiến thức nuôi dạy con được các chị lựa chọn nhiều.

Tìm hiểu về thực trạng vấn đề giáo dục và chăm sóc con của các bà mẹ đơn thân trên địa bàn huyện, thông thường các bà mẹ có một con, độ tuổi của các con đa số từ 12 đến 18 tuổi. Đa số các con của phụ nữ đơn thân đa số đều được đi học. Các bà mẹ đơn thân cũng ít có thời gian dành cho con của mình, thường dạy con các phẩm chất, đạo đức làm người công dân tốt. Hầu hết các bà mẹ đơn thân cho rằng thiếu những kiến thức nuôi dạy con. Đa số các con không nhận được sự yêu thương của cha, có lúc tâm trạng buồn tủi, có em nghiêng về lối sống nội tâm, khép kín.

Qua nghiên cứu, phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện cũng có nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về vay các nguồn vốn và hỗ trợ kiến thức nuôi dạy con; đối với các con của phụ nữ đơn thân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ chính sách miễn giảm học phí. Ngoài ra, ở địa phương chưa có nhiều hoạt động khác để hỗ trợ có hiệu quả cho nhóm PNĐTNC.


CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG


3.1. Hoạt động nâng cao năng lực cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo thông qua việc thành lập và hoạt động nhóm

Quá trình thành lập và đặc điểm nhóm viên Tiếp cận nhóm thân chủ

Nhóm nhỏ mà nhân viên CTXH chọn để thực hiện tiến trình công tác xã hội nhóm là các phụ nữ đơn thân tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

- Thời gian thành lập nhóm: Bắt đầu từ tháng 7/2018

- Quy mô nhóm: Nhóm nhỏ

- Số lượng: 10 thành viên

- Loại hình hoạt động nhóm: Nhóm giải trí kết hợp với giáo dục

- Cơ cấu tổ chức nhóm: Nhóm gồm 10 thành viên có điểm chung là đơn thân nuôi con, tuổi từ 41 đến 64, hoàn cảnh gia đình khó khăn, làm nghề cạo mủ cao su, làm công nhân ở các công ty, xí nghiệp mong muốn được tham gia nhóm để giao lưu chia sẻ, nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ.

Khi đã thành lập được nhóm, bầu nhóm trưởng và nhóm phó, nhân viên CTXH cùng nhóm trao đổi mục đích thành lập nhóm cũng như thỏa thuận thời gian sinh hoạt nhóm, cụ thể:

Mục đích thành lập nhóm

Nâng cao đời sống tinh thần, kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe nhằm giúp các chị sống vui sống khỏe và chăm sóc gia đình tốt hơn.

Mục tiêu sinh hoạt nhóm

Đáp ứng những nhu cầu của nhóm viên nâng cao đời sống tinh thần, kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe, cụ thể:

+ Nhóm viên cùng nhau chia sẻ những chuyện vui, chuyện buồn trong cuộc sống.

+ Nhóm viên cùng chia sẻ những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ

nữ.

+ Nhóm viên cùng nhau tham gia các hoạt động chăm sóc tốt cho sức

khỏe: tập dưỡng sinh, ca hát, đi bộ,...

Nội qui hoạt động nhóm

- Mỗi tháng nhóm viên sẽ gặp gỡ nhau 1 lần

- Thời gian, địa điểm họp nhóm do các thành viên nhóm chọn

- Các thành viên tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm

- Các thành viên tôn trọng giá trị của nhau khi tham gia nhóm

- Các thành viên nhóm giữ bí mật cho nhau khi tham gia nhóm.

Đặc điểm của từng nhóm viên


Stt

Họ tên

nhóm viên

Năm

sinh

Đặc điểm

1

P.T.O

1960

Sống đơn thân nuôi con, chồng mất năm 2004 do tai nạn, có 2 con trai, làm nghề cạo mủ cao su, kinh tế gia đình khó khăn, mong ước được tham gia nhóm để được chia sẻ với nhau về hoàn cảnh đơn thân nuôi con, nâng cao kiến thức chăm sóc

tốt cho sức khỏe.

2

T.T.T

1954

Sống đơn thân nuôi con, chồng mất năm 2000 do bệnh, có 1 con trai nhưng bị tai nạn đã qua đời, suy sụp tinh thần khi chồng con đều đã mất, kinh tế gia đình khó khăn, mong ước được tham gia nhóm để vơi đi nỗi buồn, sự cô đơn khi được chia sẻ cùng nhau. Thông qua đây được cung cấp nhiều

kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 9


3

P.T.N

1971

Sống đơn thân nuôi con, ly hôn năm 2002, có 1 con gái và 1 con trai, trước làm nghề cạo mủ cao su nay làm nghề buôn bán nhỏ, mong ước được tham gia nhóm để cùng nhau chia sẻ khó khăn với bạn bè cùng hoàn cảnh. Mong muốn được học nhiều kiến thức nuôi dạy con và chăm sóc sức

khỏe.

4

N.T.H

1977

Sống đơn thân nuôi con, chồng mất năm 2009, có 2 con trai, làm nghề cạo mủ cao su, kinh tế gia đình khó khăn, muốn tham gia nhóm cho có bạn bè cùng hoàn cảnh dễ chia sẻ với nhau trong cuộc

sống.

5

P.T.D

1969

Sống đơn thân nuôi con, chồng mất năm 2001, có 1 con trai và 1 con gái, hoàn cảnh gia đình khó khăn, làm nghề cạo mủ cao su, cảm thấy buồn khi bị hàng xóm coi thường khi là mẹ đơn thân, mong muốn có những chính sách bảo vệ cho phụ nữ đơn thân và tham gia nhóm cùng hoàn cảnh để động viên nhau, bảo vệ nhau, chia sẻ vui buồn trong

cuộc sống.

6

P.T.H

1973

Sống đơn thân nuôi con, ly hôn năm 2005, có 2 con trai, làm nghề cạo mủ cao su, cảm thấy mất niềm tin từ khi chồng ngoại tình, mong được vào

nhóm để chia sẻ vơi đi nỗi buồn.

7

B.T.T

1967

Sống đơn thân nuôi con, chồng đã mất, có 1 con gái và 1 con trai, làm nghề cạo mủ cao su, cảm thấy cô đơn không biết chia sẻ cùng ai từ khi chồng mất, mong muốn vào nhóm để được an ủi,

động viên khi chia sẻ nỗi niềm cùng bạn bè.


8

N.T.T

1968

Sống đơn thân nuôi con, chồng đã mất, có 2 con trai và 3 con gái, làm nghề cạo mủ cao su, mong được vào nhóm vì những người cùng hoàn cảnh biết chia sẻ cho nhau. Muốn được thoải mái, vui vẻ khi tham gia nhóm và học hỏi nhiều kiến thức

bổ ích.

9

N.T.T.H

1974

Sống đơn thân nuôi con, ly hôn chồng cách đây 16 năm, có 1 con trai 18 tuổi, chị bị bệnh tim bẩm sinh, sức khỏe yếu, không đủ sức lao động. Hoàn cảnh rất khó khăn, mọi chi phí sinh hoạt, chữa trị

bệnh tật đều nhờ vào mẹ ruột.

10

L.T.H

1972

Sống đơn thân nuôi con, ly hôn năm 2002, có 1 con gái 12 tuổi, làm công nhân, hoàn cảnh khó khăn, cảm thấy buồn khi sống đơn thân, mong muốn tham gia nhóm cùng động viên nhau trong cuộc sống. Muốn được hiểu biết nhiều kiến thức

chăm sóc sức khỏe.


3.2. Tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con:

3.2.1. Kế hoạch tổng thể sinh hoạt nhóm Phụ nữ đơn thân nuôi con

Mục đích: Thông qua các buổi sinh hoạt giúp nhóm thân chủ nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhằm giúp các chị sống vui sống khỏe và chăm sóc gia đình tốt hơn.

Thời gian

Nội dung

Phương pháp

thực hiện

Kết quả

mong đợi

Hoạt động 01

Nội dung: Nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con cùng

- Trò chuyện

- Chia sẻ

Tạo được mối tương quan giữa



nhau chia sẻ những chuyện vui, chuyện buồn trong cuộc sống.

- Lắng nghe

các thành viên nhóm, giữa các nhóm thân chủ và nhân viên XH. Nhóm thân chủ bộc lộ tâm trạng của mình trong

buổi sinh hoạt.

Hoạt động 02

Nội dung: Nhóm thân chủ cùng tìm hiểu những kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

- Xem video clip

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Lắng nghe

Nhóm PN đơn thân nuôi con được trang bị kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe phụ

nữ tiền mãn kinh.

Hoạt động 03

Nội dung: Nhóm thân chủ cùng tham gia tìm hiểu về bệnh stress.

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Chia sẻ kinh nghiệm

- Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm và

trình bày kết quả

Trang bị được cho nhóm phụ nữ đơn thân những kiến thức cơ bản về stress và cách xử lý khi bị stress.

Hoạt động 04

Nội dung: Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho nhóm thân chủ về “Phòng ngừa ung thư cổ

tử cung”.

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Lắng nghe

- Trao đổi

Nhóm PN đơn thân nuôi con được cung cấp kiến thức về phòng ngừa ung

thư cổ tử cung.

Hoạt động 05

Nội dung: Nhóm PN đơn thân nuôi con cùng

- Sinh hoạt nhóm

- Tổ chức ăn uống

Nhóm PN đơn thân nuôi con được sinh

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí