Quan Điểm, Đường Lối Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Phụ Nữ Đơn Thân

Phù hợp với nhu cầu của đối tượng là yêu cầu tiên quyết, không thể thiếu quyết định hiệu quả của các hoạt động trợ giúp; việc tìm hiểu nhu cầu của nhóm thân chủ là khâu không thể thiếu trong việc thực hành CTXH.

Thuyết nhu cầu của Maslow là căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau.

Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con:

Hầu hết phụ nữ đơn thân nuôi con thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những người đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân như việc lo ăn uống, học hành của con cái, chi phí sức khỏe cho bản thân và con cái, chi phí sinh hoạt trong gia đình…Thậm chí có nguy cơ bị đe dọa đến sự an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, xã hội và đặc biệt là nhân viên CTXH.

Việc đáp ứng các nhu cầu của con người chính là động cơ thúc đẩy họ tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng các nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ đóng góp cho xã hội.

Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hỗ trợ giảm chi phí và tăng hiệu quả khi tránh được những dư thừa hay không đầy đủ khi trợ giúp cho thân chủ.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow trong tham vấn, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Do đó, trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nữa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ thỏa mãn các nhu cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn. Trường hợp thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là cần thiết. Tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp

thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

Lý thuyết này là căn cứ, cơ sở để phát hiện các nhu cầu của thân chủ, chỉ ra những nhu cầu đó, nhất là các thang bậc nhu cầu đã được giải quyết đến đâu và giải phóng cho phù hợp với từng loại nhu cầu cho từng loại đối tượng.

1.3. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

1.3.1. Phụ nữ

Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn trung lập hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó đề cập đến hoặc hướng người ta đến những mặt tốt hoặc ít nhất là không xấu đến những giá trị, đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này (Lê Thi, “Gia đình, Phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004, tr.98).

Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 5

1.3.2. Phụ nữ đơn thân – Phụ nữ đơn thân nuôi con

Trong cuốn sách “Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” của Trung tâm nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ, tác giả Lê Thi đưa ra khái niệm “Phụ nữ cô đơn” gồm “Những người phụ nữ có thể chưa lấy chồng, hay không muốn lấy chồng, sống một mình hay sống với gia đình, họ hàng. Họ có thể có con (hay con nuôi) hay không có con”.

Trong cuốn sách khác của Lê Thi, cuốn sách mang tên “Single women in Viet Nam” (Cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân ở Việt Nam), bà đã đưa ra một định nghĩa khá cụ thể về khái niệm phụ nữ đơn thân “Họ là những người phụ nữ chưa kết hôn hoặc đã từng kết hôn nhưng vợ chồng họ sống xa cách với nhiều lý do khác nhau”.

Bà chia phụ nữ đơn thân thành 2 nhóm chính:

- Phụ nữ đã kết hôn: bao gồm những người phụ nữ rơi vào tình trạng góa bụa, ly hôn, ly thân hoặc thiếu vắng chồng trong một thời gian dài.

- Phụ nữ chưa kết hôn: những người phụ nữ không lấy chồng hay không bao giờ lấy chồng. Những người phụ nữ này lại chia thành hai nhóm, đó là: những người phụ nữ không lấy chồng nhưng lại có con ngoài giá thú hoặc nhận con nuôi và những người phụ nữ sống độc thân, không xây dựng gia đình.

Dựa vào hai khái niệm trên, có thể hiểu phụ nữ đơn thân là những người phụ nữ chưa lấy chồng hoặc không muốn lấy chồng, những người phụ nữ góa bụa, ly hôn, ly thân hoặc bị chồng ruồng bỏ. Họ có thể có con (hay con nuôi) hoặc không có con. Họ có thể sống một mình hay sống cùng con cái, gia đình, họ hàng. Tuy nhiên, đề tài chỉ đề cập đến những phụ nữ đơn thân nuôi con, vì vậy những người phụ nữ đơn thân không có con thì không thuộc đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm phụ nữ đơn thân nuôi con được hiểu như sau: Phụ nữ đơn thân nuôi con là những người phụ nữ chưa lấy chồng hoặc không muốn lấy chồng, những người phụ nữ góa bụa, ly hôn, ly thân hoặc bị chồng ruồng bỏ, có con (con đẻ hoặc con nuôi). Họ có thể sống một mình hay sống cùng con cái, gia đình, họ hàng.

1.3.3. Công tác xã hội

Công tác xã hội là một khoa học và là một nghề thực hành thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển xã hội, sự cố kết xã hội, tăng quyền lực và giải phóng người dân. Các nguyên tắc công bằng xã hội, quyền con người và tinh thần trách nhiệm chung và tôn trọng sự đa dạng là trọng tâm của nghề CTXH. Vận dụng những lý thuyết của CTXH, khoa học xã hội, khoa học nhân văn và kiến thức bản địa, CTXH vận động thu hút người dân và các tổ chức nhận diện những thách thức trong cuộc sống và tăng cường an sinh cho con người (Global definition of social work).

1.3.4. Công tác xã hội với cá nhân

CTXH cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện. Các nhân viên này phải có các kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc cảm.

Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó. Nhân viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ. Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp. (Trích từ Specht và Vickery, Integrating Social Work Methods 1977 Allen anh Unwin London).

1.3.5. Công tác xã hội nhóm

CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là:

- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm).

- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn

đề.

- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ

trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.

1.4. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phụ nữ đơn thân


Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, đóng góp to lớn, góp phần xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc của Tổ quốc, tạo dựng nên truyền thống vẻ vang: Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.

Chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ Việt Nam có mặt trong mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn, chủ động tham gia các hoạt động của đời sống xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, phụ nữ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, là điểm tựa tinh thần vững chắc, gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc.


Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tham gia ký và phê chuẩn Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được Việt Nam phê chuẩn ngày 18/12/1982. Việt Nam đang tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ và văn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao giờ hết. Việt Nam cũng là nước được Liên Hiệp Quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng cách bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, tiền lương,…Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của phụ nữ, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ ngày càng nhiều hơn, vì vậy, phụ nữ tham gia vào lãnh đạo và quản lý ngày càng tăng.

Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách khá đầy đủ và rõ ràng trong việc đảm bảo cho phụ nữ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Luật Bình đẳng giới được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ X thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2007; Nghị quyết số 11 – NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Chỉ thị số 21- CT/TW, ngày 20/01/2018 “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” cũng đã nêu rõ cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X. Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

Bên cạnh đó xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ yếu thế, trong đó có phụ nữ đơn thân.

Qua đây, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều chính sách thúc đẩy sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ. Ngay từ thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phụ nữ cũng đã được quan tâm thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản pháp lý của Nhà nước Việt Nam ta. Từ những năm 1967 Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XII cũng đã ban hành Nghị quyết số 153- NQ/TW, ngày 10/01/1967 “Về Công tác cán bộ nữ”. Và như thế, các chính sách về công tác phụ nữ liên tục được Đảng và Nhà nước ta ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả.

Những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang có sự tác động mạnh mẽ đến đời sống của phụ nữ nói chung và phụ nữ đơn thân nuôi con nói riêng. Các chính sách xã hội có liên quan đến Phụ nữ đều hướng đến mục tiêu bình đẳng giới, phụ nữ ngày càng được hưởng các phúc lợi xã hội như: chính sách ưu đãi xã hội cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc ít người (đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn kinh doanh, hỗ trợ nhà ở,…); hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ theo quy định của Nhà nước (trong thời gian mang thai, sinh đẻ, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình,…) Ngoài ra, phụ nữ là một trong những nhóm yếu thế còn được cứu trợ thông qua các chính sách xã hội của nhà nước ta.

Các chính sách liên quan đến phụ nữ ra đời, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện tốt hơn vai trò trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Đối với nước ta, đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội luôn là nhiệm vụ, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị- xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước rất quan tâm đến phúc lợi xã hội đối với phụ nữ thông qua các dịch vụ như trả tiền lương hưu trí, trợ cấp BHXH, có chương trình học bổng đối với học sinh nữ, hỗ trợ những chi phí học tập không mất tiền, phụ nữ được hưởng các dịch vụ y tế như: khám thai, tiêm ngừa, hưởng chế độ thai sản hợp lý,…Bên

cạnh đó, các đoàn thể xã hội cũng thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực phúc lợi xã hội đối với phụ nữ như: tổ chức trao nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, chương trình tặng học bổng cho trẻ em gái, quỹ hỗ trợ trẻ em gái vượt khó học tập, quỹ khuyến khích tài năng nữ. Thành lập các nhóm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý như: Hội nữ doanh nhân, câu lạc bộ nữ trí thức, nữ lãnh đạo quản lý,…Các doanh nghiệp cũng có nữ tham gia vai trò lãnh đạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ nữ lãnh đạo quản lý ngày càng tăng, nhà nước có các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ như đề án mới nhất 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 2017- 2025”, các doanh nghiệp có đông lao động nữ cũng được hưởng các chính sách đặc thù,…

Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay các quyền tự do cơ bản của con người đã được pháp luật quy định, được tôn trọng và bảo vệ ngay trong Hiếp pháp năm 2013 (sửa đổi), ở Điều 16, Chương II có nói “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Ngày nay, con người được quyền tự do kết hôn, không lập gia đình của nam nữ; quyền được sinh con và nuôi con của người phụ nữ, mặc dù họ chưa lập gia đình. Nhưng ở nước ta, đâu đó vẫn còn tư tưởng lạc hậu và những nguyên nhân xã hội khác đã dẫn đến những quan niệm đánh giá khác nhau trong dư luận xã hội, khiến cuộc sống đơn thân của người phụ nữ trở thành đối tượng không bình thường dưới con mắt của những người trong xã hội, rồi chính họ trở nên mặc cảm, tự ti về thân phận của mình.

Mỗi người phụ nữ đơn thân có những hoàn cảnh khác nhau, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trở thành bà mẹ đơn thân: có người do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dẫn đến ly hôn, có người bị rơi vào hoàn cảnh không chồng mà có con, rồi có người thì chồng chết,…Dù ở trong hoàn cảnh chủ động hay bị động trở thành người mẹ đơn thân thì họ đều có chung một điểm là phải một mình nuôi dạy con, thực hiện đồng thời cả hai vai trò làm mẹ và làm cha, trong đó có những người hoàn cảnh rất khó khăn, không ai vánh gác chia sẻ, ….Mặc dù trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này, tuy nhiên vẫn chưa nhiều, chỉ có số ít địa phương thực hiện những

chính sách như: hỗ trợ nhà ở, trợ cấp thường xuyên,... Những hoạt động hỗ trợ đó vẫn chưa mang lại kết quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những chính sách cụ thể, thiết thực, rõ ràng hỗ trợ cho nhóm phụ nữ đơn thân giúp họ vượt qua những rào cản, khó khăn, tự tin vươn lên trong cuộc sống.


TIỂU KẾT


Trong chương này, tác giả đã tổng quan lại những nghiên cứu, tài liệu, bài viết có liên quan đến đề tài để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về người PNĐTNC trong xã hội Việt Nam; tác giả làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm phụ nữ, phụ nữ đơn thân nuôi con, CTXH, CTXH cá nhân, CTXH nhóm. Tác giả sử dụng một số lý thuyết như: lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết nhu cầu của A.Maslow để nghiên cứu PNĐTNC, phát hiện những nhu cầu, khó khăn mà PNĐTNC đang gặp phải nhằm lên kế hoạch hỗ trợ có hiệu quả cho PNĐTNC trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, làm rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến PNĐTNC trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất những chính sách hỗ trợ cho đối tượng PNĐTNC trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí