Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 4

hoàn toàn vào công việc, và vì thế, họ thường không được đánh giá cao”. Trong năm 2011, chỉ có 20% các bà mẹ ly hôn nhận được trợ cấp nuôi con. Chính phủ hầu như không có động thái nào để giúp đỡ các bà mẹ đơn thân một cách hiệu quả. Ngày càng có nhiều phụ nữ Nhật ly dị và xin trợ cấp của Chính phủ. Nước này còn thực hiện những cải cách đã khiến cho khoản trợ cấp dành cho phụ nữ đơn thân nuôi con bị giảm xuống, đặt ra giới hạn thời gian về việc nhận trợ cấp. Những người ủng hộ phúc lợi trẻ em tại Nhật Bản quan ngại rằng, việc thiếu đi nguồn trợ cấp hợp lý dành cho các bà mẹ đơn thân, đang tạo ra một chu kỳ đói nghèo kéo dài. Qua đó, ngày càng có nhiều đứa trẻ lớn lên mà không nhận đủ những gì cần thiết và chúng sẽ buộc phải phát triển trong một điều kiện khắc nghiệt.

Năm 2015, tại diễn đàn nghiên cứu về văn hóa gia đình xuất hiện bài viết “Hiện tượng người mẹ đơn thân ở Hàn Quốc và liên hệ với Việt Nam từ góc nhìn chính sách xã hội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Vân. Bài viết đề cập đến hiện tượng người mẹ đơn thân ở Hàn Quốc ngày càng tăng, cùng với sự ủng hộ của các nhà hoạt động xã hội, nhóm người mẹ đơn thân bắt đầu lên tiếng về quyền lợi của mình. Chính vì vậy, chính sách xã hội đối với người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc được thực hiện căn cứ theo Luật hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên. Cụ thể hóa luật này, chính sách xã hội với người mẹ đơn thân có hai nội dung chính: Đầu tư và hỗ trợ nơi ở tạm thời cho các gia đình khuyết một thành viên, hỗ trợ về vật chất như chi phí nuôi con, miễn giảm học phí cho con cái các gia đình đối tượng thụ hưởng chính sách. Hàn Quốc có 5 loại nhà liên quan trực tiếp tới người mẹ đơn thân. Chính sách này đã góp phần hỗ trợ cho những người mẹ đơn thân cả về vật chất lẫn tinh thần ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, chi phí hỗ trợ còn quá thấp nên người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ thường không đủ để trả các chi phí phụ trội. Tiếp đến là những bất cập trong hoạt động và vận hành của các khu nhà tạm trú. Liên hệ ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện các loại hình gia đình mới đó là gia đình cha (mẹ) đơn thân. Theo kết quả nghiên cứu, nhóm người mẹ đơn thân thường có công việc bấp bênh, điều kiện kinh tế khó khăn và rất cần sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần để có thể cải thiện cuộc sống. Dư luận và định kiến xã

hội vẫn còn là một áp lực lớn đối với họ, khiến họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng về tâm lý. Ở Việt Nam chính sách xã hội mới chỉ có các hoạt động hỗ trợ đơn lẻ, hạn chế ở một vài khoản chi phí nhất định, giúp đỡ người mẹ đơn thân thu nhập thấp. Cũng có một vài khu nhà tạm trú dành cho họ. Ngoài ra, cũng có một số chương trình hỗ trợ người mẹ đơn thân được tổ chức nhỏ lẻ nằm trong chương trình hỗ trợ phụ nữ nghèo nói chung của Hội LHPN địa phương hoặc của một địa phương nhất định…Việt Nam cũng xuất hiện 06 khu nhà tạm trú lớn dành cho người mẹ đơn thân chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận. Tuy nhiên, chương trình này chưa thật sự hiệu quả trong việc giúp phụ nữ đơn thân có được hành trang tự lập, tạo điều kiện cho họ có thể nuôi con, hay góp phần cải thiện hình ảnh của người mẹ đơn thân trong mắt công chúng. Tác giả cũng đã chỉ ra đã đến lúc Việt Nam cần cân nhắc để có những chính sách mới hoặc điều chỉnh các chính sách hiện hành một cách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của nhóm người mẹ đơn thân nhằm hỗ trợ họ có thể tự chủ về kinh tế, có môi trường sống bình đẳng, không định kiến và đảm bảo được quyền nuôi con của mình.

Bài viết “Đơn thân nuôi con – Nhìn từ góc độ pháp luật” của Luật gia Huỳnh Minh Vũ (Trung tâm tư vấn Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình) cho biết qua thực tế làm công tác tư vấn về hôn nhân và gia đình, tác giả thấy có khá nhiều phụ nữ có nhu cầu muốn có đứa con để hủ hỉ, có người chăm sóc, nuôi dưỡng về già; họ hầu hết không muốn xin con nuôi mà chỉ muốn có một đứa con do chính mình sinh dưỡng; có người thì chỉ muốn “xin” đứa con từ một người đàn ông đã có vợ, sau đó không dan díu về tình cảm và cam kết sẽ giữ bí mật mãi mãi. Lại có những trường hợp sau khi có con người phụ nữ “bẻ chìa” đòi người cha phải đứng tên trong khai sinh hay kiện đòi cấp dưỡng, thừa kế…Có không ít trường hợp gia đình đang hạnh phúc bổng đổ vỡ do người vợ phát hiện chồng mình có con ngoài giá thú hoặc do ghen tuông…Cho nên đây là vấn đề mà pháp luật không khuyến khích. Dưới góc độ đạo đức xã hội, người phụ nữ vì một lý do nào đó mà muốn có con ngoài giá thú cần được xã hội giúp đỡ, cần được sự cảm thông, chia sẻ…hơn là sự dè bỉu hay những bàn tán dư luận. Bà Mai Thị Bích

Vân, Trưởng ban nữ công Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh cho rằng trong cuộc sống hiện nay, vợ chồng vừa đi làm vừa nuôi dạy một đứa trẻ đã rất khó khăn, huống chi người mẹ chỉ có một mình nuôi con. Phụ nữ phải thay người đàn ông làm từ việc lớn nhất đến việc nhỏ nhất trong gia đình, sự khó khăn, vất vả càng nhân lên gấp nhiều lần. Xã hội cần quan tâm, tạo cơ hội cho những phụ nữ một mình nuôi con có việc làm, thu nhập ổn định để họ có thể nuôi dạy con cái nên người. Mọi người cũng nên có cái nhìn cảm thông, sẻ chia với các bà mẹ này vì họ đã gánh chịu rất nhiều mất mát, thiệt thòi hơn những người phụ nữ khác.

Cuốn sách “Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” do trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ (xuất bản năm 1996), Cuốn sách “Chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn – Quá trình xây dựng và thực hiện” của tác giả Lê Thi, NXB khoa học xã hội, năm 1998. Hai cuốn sách nói về cuộc sống của những gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng ở nông thôn miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh đất nước những năm 80, đầu 90; những khó khăn về kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình phụ nữ đơn thân. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người phụ nữ thiếu vắng chồng nhận được rất ít sự trợ giúp từ phía gia đình, họ hàng và cộng đồng xã hội. Cuốn sách chỉ ra yêu cầu cần phải có những chính sách xã hội dành cho đối tượng là phụ nữ nông thôn như: chính sách ưu tiên, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho phụ nữ góa; kiểm tra, thực thi các điều luật về Hôn nhân và gia đình để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ sau ly hôn, ly thân.

Phụ nữ đơn thân có rất nhiều loại hình: đơn thân do chồng mất, đơn thân do ly hôn, ly thân, đơn thân do bị chồng ruồng bỏ, không chồng mà có con…Đối với mỗi một loại hình, người phụ nữ đơn thân lại có những hoàn cảnh và vấp phải những khó khăn khác nhau. Trong cuốn sách “Ly hôn - Nghiên cứu trường hợp Hà Nội” của Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, Nhà xuất bản (NXB) Khoa học xã hội, năm 2002 đã chỉ ra hậu quả mà ly hôn để lại phần nhiều ảnh hưởng đến phụ nữ và con cái của họ. Nghiên cứu đã mô tả thực trạng

cuộc sống cũng như tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ đơn thân nuôi con sau ly hôn qua một số trường hợp điển cứu.

“Quyền của phụ nữ” khía cạnh được đề cập đến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như pháp luật, góc nhìn xã hội, vấn đề an sinh và quyền con người. Về vấn đề này có một số công trình nghiên cứu nổi bật như luận văn thạc sĩ “Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Mai Hiên – Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam. Phân tích thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về các quyền của Phụ nữ Việt Nam trong một số lĩnh vực như chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao, y tế…Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ và những giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Cũng đề cập đến vấn đề quyền của phụ nữ, Thông tấn xã Việt Nam có bài viết “Liên hợp quốc kêu gọi gia tăng quyền cho phụ nữ vùng nông thôn” (Đăng tải ngày 16/12/2012) đã phát đi thông điệp khẳng định việc không ngừng mở rộng quyền và khả năng của phụ nữ nông thôn. Ngoài ra thông điệp của ông Bankimoon – Nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng đã khẳng định “Trách nhiệm giải quyết tình trạng phân biệt đối xử đang thuộc về mọi quốc gia, mọi dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, phải làm sao để phụ nữ có được tối đa quyền phát triển”, việc này có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc xóa bỏ nghèo đói bần cùng và tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ, bất bình đẳng giới và nó cũng rất có ý nghĩa khi mà hầu hết những người phụ nữ đơn thân nuôi con ở những vùng nông thôn đều phải chịu sự phân biệt đối xử này.

Tất cả các bài viết, các tài liệu trên đây cũng đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, công trình hay đề tài đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về lĩnh vực trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

thân nuôi con dưới góc nhìn và phương pháp tiếp cận của ngành CTXH thì vẫn còn rất ít.

1.2. Một số lý thuyết

1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Trong tiến trình thực hành công tác xã hội, nhân viên xã hội khi giúp đỡ thân chủ của mình cần áp dụng rất nhiều kĩ năng và kiến thức như: thuyết hành vi, thuyết phân tâm học, …và nhiều lý thuyết khác để giải thích hành vi của thân chủ từ đó đưa ra được tiến trình giúp đỡ phù hợp mang lại hiệu quả cao. Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội. Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân hoặc nhóm, cộng đồng không thể thiếu được lý thuyết hệ thống, bất cứ thân chủ nào cũng sống và hoạt động trong một hệ thống nhất định. Nhân viên xã hội cần chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu, cần đến những hệ thống trợ giúp nào, tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống. Có làm được như vậy thì nhân viên xã hội mới thực sự hoàn thành tiến trình giúp đỡ cá nhân. Chỉ khi nào thân chủ được sự giúp đỡ và tham gia các hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà CTXH hướng tới.

Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy là một nhà sinh học nổi tiếng, lý thuyết của ông là một lý thuyết sinh học cho rằng “Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn”. Lý thuyết này được áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng như những hệ thống sinh học.

Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác, tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết hệ thống trong thực hành CTXH trên toàn thế giới.

Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống đã có nhiều đóng góp cho ngành CTXH. Một trong những đóng góp quan trọng đó là định nghĩa 03 cấp độ hệ thống như sau:

Cấp vi mô: hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống tâm lý, sinh học và xã hội tác động lên cá nhân ấy.

Cấp trung mô: hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến các cá nhân như: gia đình, nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác.

Cấp vĩ mô: hệ thống này đề cập đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình.

Các cấp độ này có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau, cùng nằm trong hệ thống môi trường tự nhiên và xã hội.

Hệ thống sinh thái với mỗi cá nhân là không cố định, nó luôn biến đổi. Vì vậy, khi NVXH tiếp cận với thân chủ cần đặt thân chủ trong hệ thống - sinh thái, từ đó xem hệ thống nào tác động tới cá nhân, hệ thống nào cần phục hồi, cần thiết lập lại.

Cả hệ thống lý thuyết hệ thống và sinh thái đều hỗ trợ rất lớn cho những người làm CTXH trong mọi lĩnh vực, nó cung cấp cho NVCTXH khuôn mẫu để phân tích sự tương tác luôn thay đổi và luôn tác động lên con người. Trên cơ sở đó đòi hỏi NVCTXH khi xem xét thân chủ phải xem xét thân chủ như một hệ thống có mối liên hệ tổng hợp với các hệ thống khác lớn hơn như: bối cảnh, môi trường gia đình, cộng đồng xã hội…chứ không được xem họ như các yếu tố tách biệt, tự thân, vận hành một mình. Vì vậy, khi phân tích, nhận diện về thân chủ cần đặt thân chủ trong hệ thống sinh thái môi trường, gia đình, cộng đồng…để hiểu rõ các mối quan hệ cũng như các vấn đề của họ. Bên cạnh đó, đặt thân chủ trong hệ thống môi trường cũng là để tìm ra cấp độ can thiệp.

Trong việc tìm hiểu các vấn đề của phụ nữ đơn thân nuôi con thì lý thuyết này được ứng dụng vào việc rà soát, đánh giá các chính sách, các mối quan hệ xã hội, các nguồn lực hỗ trợ bên trong và bên ngoài cho thân chủ nhằm lý giải và

đánh giá đúng mức độ tác động để tìm ra nguyên nhân, giải quyết vấn đề bằng cách kết nối với các nguồn lực để giúp quá trình can thiệp được hiệu quả. Lý thuyết này là căn cứ, là cơ sở xem xét toàn diện đối với người PNĐTNC, đồng thời chỉ ra những giải pháp phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, thức uống, được ngủ nghỉ…Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt, nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng,…Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này.

Chi tiết nội dung của tháp nhu cầu Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng trong 1

Chi tiết nội dung của tháp nhu cầu: Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tử tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.


- Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục,…Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và

mạnh nhất của con người. Trong hình kim tử tháp chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Nhu cầu cơ bản này phù hợp với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: Con người trước hết phải được đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, ở,…

- Nhu cầu về an toàn, an ninh: nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như: chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,…

- Nhu cầu về xã hội: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tâm lý.

- Nhu cầu được quý trọng: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 02 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.

- Nhu cầu được thể hiện mình: khi nghe về nhu cầu này chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả, cống hiến cho cộng đồng xã hội.

Thông qua lý thuyết về thang nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học A.Maslow, NVXH sẽ tìm hiểu và chỉ ra hệ thống những nhu cầu của thân chủ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023