Cơ Sở Lý Luận Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài

hiểu được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của từng phụ nữ đơn thân nuôi con trong đời sống hiện nay.

5.5. Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp này giúp tác giả thu thập thông tin từ những thân chủ nhằm mục đích đánh giá thực trạng đời sống và nhu cầu của những phụ nữ đơn thân nuôi con. Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng, có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của thân chủ. Luận văn tiến hành thảo luận với 02 nhóm:

Nhóm 01: Nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đây là địa bàn có số phụ nữ đơn thân nuôi con đông nhất so với các xã khác trong toàn huyện.

Nhóm 02: Nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đây là nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con đang sinh sống trên địa bàn thành thị, khu trung tâm về kinh tế- văn hóa- xã hội của huyện.

Qua thảo luận nhóm giúp tác giả tìm hiểu sâu hơn về đời sống, nguyện vọng chính đáng, những khó khăn mà các chị đơn thân đang gặp phải, sinh hoạt nhóm giúp các chị tự tin hơn. Đồng thời, qua đây giúp các chị phụ nữ đơn thân nuôi con có dịp gặp gỡ, trao đổi, giao lưu, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, tìm thấy sự đồng cảm giữa những phụ nữ thiếu vắng chồng. Mục đích chọn 02 nhóm trên để thảo luận là vì 01 nhóm ở nông thôn có số phụ nữ đơn thân nuôi con đông nhất so với các địa phương khác trong huyện và 01 nhóm phụ nữ sống ở khu vực thành thị. Sau thảo luận nhóm để có sự so sánh giữa 02 nhóm này về các vấn đề có liên quan đến đời sống của người phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện.

5.6. Tiến trình thâu thập, xử lý thông tin

Trong thời gian từ giữa tháng 03/2018 đến tháng 12/2018 tác giả đã nghiên cứu các tài liệu trên trang internet, sách, thư viện; tư liệu phục vụ nghiên cứu; thiết kế cuộc nghiên cứu; xây dựng các bảng hỏi, bảng phỏng vấn tiến hành

thu thập thông tin và xử lý thông tin theo chương trình phần mềm của SPSS để phân tích thực trạng PNĐTNC trên địa bàn huyện; phát hiện, đề xuất, thiết kế và tổ chức thực hiện mô hình CTXH nhóm can thiệp phù hợp, hỗ trợ hiệu quả cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


6.1. Ý nghĩa khoa học

Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 3

Đề tài góp phần mang lại góc nhìn về thực trạng đời sống của người phụ nữ đơn thân nuôi con ở miền Nam nói chung, Bình Dương nói riêng qua việc nhận diện những đặc điểm xã hội của người phụ nữ làm mẹ đơn thân. Luận văn hướng tới khái quát một số quan điểm lý thuyết nhằm mở rộng sự hiểu biết đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân- một nhóm hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở xã hội Việt Nam.

Đề tài giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về những vấn đề khó khăn, những nhu cầu, diễn biến về mặt tâm lý của người phụ nữ đơn thân nuôi con; làm rõ những hoạt động trợ giúp cho phụ nữ đơn thân nuôi con dưới góc độ của nhân viên công tác xã hội.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn về thực trạng đời sống của người phụ nữ đơn thân nuôi con, những khó khăn mà người phụ nữ đơn thân nuôi con đang gặp phải, xác định những nhu cầu cần thiết của người phụ nữ đơn thân trong giai đoạn hiện nay. Tìm hiểu về thực trạng nuôi dạy con của các bà mẹ đơn thân. Những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương trong thời gian qua đối với phụ nữ đơn thân nuôi con. Từ đó, thiết lập mô hình giải quyết vấn đề dưới góc độ ngành công tác xã hội nhằm hỗ trợ, can thiệp có hiệu quả cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Từ kết quả nghiên cứu và thực hiện mô hình ứng dụng can thiệp hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con, luận văn còn nêu lên hàm ý đề xuất về mặt chính sách để góp phần cải thiện đời sống cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn

huyện Phú Giáo. Đồng thời có thể hỗ trợ các cơ sở vận dụng xây dựng mô hình CTXH nhóm đối với phụ nữ đơn thân phù hợp với địa phương của mình. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành có liên quan nghiên cứu hoạch định chính sách hỗ trợ nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện vì mục tiêu bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam.

7. Kết cấu luận văn:

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Mô hình Công tác xã hội với nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:

Phụ nữ đơn thân nuôi con là một trong những nhóm phụ nữ yếu thế trong xã hội hiện nay, đây là nhóm đối tượng ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng, xã hội. Trong những năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu về người phụ nữ đơn thân nuôi con nhưng vẫn còn ít, chỉ là những nghiên cứu ở những vùng nông thôn miền Bắc, khu vực Tây nguyên. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, tác giả nhận thấy rằng tính đến thời điểm hiện nay những nghiên cứu riêng về phụ nữ đơn thân ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu, hơn thế nữa ở miền Nam lại chưa có nghiên cứu nào về nhóm đối tượng này, ngoài ra chủ yếu là các bài viết trên các tạp chí và các bài báo.

Luận văn thạc sĩ CTXH của tác giả Chu Thị Thu Trang năm 2014, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội với đề tài “Vai trò của Công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học (XHH) và phương pháp trong CTXH. Nghiên cứu cho thấy nhóm PNĐTNC là một trong những nhóm phụ nữ yếu thế, quyền và vị thế của họ trong xã hội chưa được thừa nhận một cách công bằng. Vì vậy, cần hỗ trợ họ cải thiện chất lượng cuộc sống và công tác hỗ trợ gia đình phụ nữ đơn thân là trách nhiệm của cả cộng đồng. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của NVCTXH tại địa phương trong việc can thiệp, hỗ trợ phụ nữ đơn thân giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải; phát huy vai trò của cộng đồng, kết nối các nguồn lực sẽ giúp phụ nữ đơn thân phát triển kinh tế, vượt qua các rào cản tâm lý, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những khuyến nghị đối với Đảng, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp đối với loại hình phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quan tâm đội ngũ cán bộ phụ nữ cấp cơ sở, tạo điều kiện để nâng cao năng lực chuyên môn cho họ yên tâm công tác, có như vậy công tác hỗ trợ cho nhóm phụ nữ yếu thế mới có hiệu quả. Chính quyền địa

phương tạo điều kiện để phụ nữ đơn thân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi tốt hơn. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới để nâng cao vị thế, năng lực và cơ hội kinh tế cho phụ nữ đơn thân. Người dân và cộng đồng cần có cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những phụ nữ đơn thân. Và hơn ai hết bản thân người phụ nữ đơn thân phải chủ động, tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, sáng tạo, biết cách áp dụng các mô hình kinh tế hiệu quả trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình của mình.

Luận văn thạc sĩ CTXH của tác giả Hoàng Thị Thủy Lan năm 2017, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam học viện khoa học xã hội. Nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con từ thực tiễn tỉnh Điện Biên”. Tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra XHH, điều tra bảng hỏi với 37 phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tìm hiểu, thu thập thông tin, phỏng vấn sâu 45 trường hợp để tìm hiểu về đời sống, tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con và những thuận lợi, khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi thực hiện chính sách trợ giúp những phụ nữ này tại tỉnh Điện Biên. Tác giả đã vận dụng phương pháp CTXH cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân, NVCTXH đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ giúp đỡ thân chủ tăng cường khả năng huy động và vận dụng các nguồn lực của bản thân và xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình. Tác giả đưa ra các khuyến nghị để nâng cao nhận thức của xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con, góp phần giúp chính quyền địa phương, cán bộ, đoàn thể và bản thân phụ nữ đơn thân nuôi con nhận ra được vấn đề của mình và các giải pháp để giúp cải thiện tình hình.

Luận án tiến sĩ XHH của tác giả Võ Thị Cẩm Ly năm 2017, đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội với nghiên cứu về “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung bộ: chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế, nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”. Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp, sử dụng phương pháp khảo sát/điều tra XHH, nghiên cứu 994 phụ nữ làm mẹ

đơn thân của huyện Yên Thành, trực tiếp phỏng vấn 285 phụ nữ làm mẹ đơn thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc điểm quan trọng làm nên chân dung xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân gồm độ tuổi; trình độ học vấn; tình trạng sức khỏe, thu nhập, chi tiêu, nghề nghiệp và việc làm; tiết kiệm và vay nợ; nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt. Nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân khá cao và trình độ học vấn phổ biến là trung học cơ sở (THCS) và tiểu học. Tình trạng sức khỏe nhìn chung không tốt, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu của họ là do lao động vất vả và không có điều kiện chữa bệnh hoặc không có người chăm sóc. Thu nhập trung bình của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân vẫn thấp. Hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân thiếu hụt các tiện nghi phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như nồi cơm điện, giường tủ. Khó khăn lớn nhất là thiếu việc làm, mức thu nhập thấp, hộ nghèo của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân chiếm tỷ lệ cao, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, vì vậy đa số gặp khó khăn về tài chính và hạn chế về học vấn. Định kiến xã hội đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ngày càng giảm, từ thái độ coi thường chuyển dần sang thái độ cảm thông và chia sẻ. Nghiên cứu đặt ra vấn đề cần có những chính sách an sinh xã hội cụ thể và hiệu quả hơn đối với nhóm phụ nữ này, các chính sách cần chú trọng tăng cường tài sản sinh kế, hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất thấp để giảm chi phí tăng hiệu quả sản xuất, đề xuất chính sách hỗ trợ về vật tư, khoa học kỹ thuật, huy động các nguồn lực hỗ trợ trong gia đình và cộng đồng giúp nhóm phụ nữ này.

Nghiên cứu cuốn sách “Cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân ở Việt Nam” NXB khoa học- xã hội xuất bản tháng 3/2002 của Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ. Cuốn sách là công trình nghiên cứu của Giáo sư Lê Thi về phụ nữ đơn thân ở Việt Nam. Tác giả công trình đã tập trung làm rõ các vấn đề như: Phụ nữ đơn thân - họ là ai? những quan niệm, định kiến xung quanh phụ nữ đơn thân, thực trạng cuộc sống của họ, những khó khăn mà những người phụ nữ đơn thân phải đương đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra tâm lý và nhu cầu của người phụ nữ đơn thân. Đặc biệt, nghiên cứu đã dành riêng một phần để

tìm hiểu và đánh giá về vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc hỗ trợ những đối tượng này.

Bài viết “Cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân giữa xã hội Việt Nam hiện đại” của tác giả Phạm Thị Thu, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội. Bài viết đã đề cập đến tình trạng đời sống văn hóa, tinh thần của phụ nữ đơn thân, đối tượng này khó hòa nhập với cộng đồng và chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới đơn thân. Các chị khó có niềm vui trọn vẹn vì từ điều kiện sống, những ứng xử, đối xử trong gia đình cộng đồng làng xóm dễ ảnh hưởng đến tâm trạng, tình cảm, mặc cảm, tự ti, có cảm giác bị bỏ rơi. Vì vậy, từ “đơn thân” dễ trở thành “đơn chiếc”. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của những phụ nữ đơn thân cũng vô cùng khó khăn, không ổn định; số phụ nữ đơn thân có việc làm đều đặn thấp hơn so với phụ nữ có chồng. Việc làm của họ chưa ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Phụ nữ đơn thân ít có điều kiện để phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề hơn so với gia đình phụ nữ có chồng. Từ nghèo đói sinh ra bệnh tật dẫn đến sức khỏe của người phụ nữ đơn thân và con cái của họ cũng không được đảm bảo. Đời sống văn hóa tinh thần của phụ nữ đơn thân nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn rất nghèo nàn đơn giản, thấp kém hơn rất nhiều so với nam giới. Việc giáo dục con cái trong các gia đình đơn thân gặp không ít những khó khăn, trẻ thường bỏ học hoặc học hành không đến nơi đến chốn, có nhiều trẻ còn không được đến trường đặc biệt là trẻ em gái chịu thiệt thòi hơn trẻ em trai. Các trẻ này còn chịu sự thiệt thòi, bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền nhận cha và quyền được hưởng sự chăm sóc dạy dỗ của người cha. Bài viết cũng có ý kiến mong muốn xã hội và cộng đồng cần quan tâm đến những người phụ nữ đơn thân nhiều hơn nữa, Nhà nước cần có một số chính sách cụ thể hơn để giúp những người phụ nữ đơn thân sống tự lập vững vàng, sống tốt, sống vui vẻ hơn và tự tin để cống hiến được nhiều cho đất nước.

Bên cạnh đó, có bài viết “Chính sách nhà ở cho hộ phụ nữ nghèo, đơn thân và đang nuôi con nhỏ tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Như Quỳnh và Ông Thị Thanh Vân đã nêu lên thực trạng chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng

phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân và đang nuôi con nhỏ tại thành phố Đà Nẵng, địa phương đã thực hiện được công trình xây dựng nhà ở cho những đối tượng phụ nữ này với 126 căn hộ nhà cấp 4 liền kề và trị giá xây dựng mỗi căn hộ là 45,5 triệu đồng. Tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà chung cư với 117 hộ phụ nữ nghèo, đơn thân và đang nuôi con nhỏ đã được hưởng chính sách hỗ trợ, kết quả khảo sát cho thấy tình trạng học vấn của đối tượng phụ nữ đơn thân tương đối cao hơn so với các đối tượng chưa được hỗ trợ nhà ở, chất lượng nhà ở chung cư có 82,7% hộ đánh giá ở mức “tốt”. Chính sách hỗ trợ nhà ở này đã giúp phụ nữ nghèo, đơn thân có chỗ ở ổn định, tiết kiệm đáng kể khoản chi phí thuê nhà phải chi trả trước đây. Chính sách đã tạo được một số ưu điểm vượt trội trong chính sách an sinh xã hội của thành phố Đà Nẵng nói chung và chính sách nhà ở nói riêng.

Bài viết “Cuộc sống tăm tối của những bà mẹ đơn thân ở Nhật” của tác giả Nostalgia Spiderum đề cập đến vấn đề trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ ly hôn tại Nhật Bản đã tăng tới 66%, tuy nhiên những phụ nữ đơn thân tại đây lại không được chu cấp đủ tài chính để nuôi con một mình, họ là những bà mẹ đơn thân cực nhọc nhất trong số những phụ nữ đang phải nuôi con một mình trên thế giới. Bài viết cho biết tỷ lệ bà mẹ đơn thân trong lực lượng lao động ở Nhật Bản đang ở hàng cao nhất, lên tới 85% so với các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tỷ lệ nghèo của các gia đình có bố, mẹ đơn thân ở nơi làm việc chiếm tới 56%. Ngày càng có nhiều bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn tại Nhật Bản, theo giáo sư Kingston, khoảng 62% phụ nữ bỏ việc khi họ có con đầu lòng, đến khi vợ chồng ly hôn, khoảng thời gian họ nghỉ việc đã trở nên quá dài. Khi phụ nữ Nhật cố gắng trở lại với công việc, họ thường chỉ có khả năng tìm các công việc bán thời gian với mức lương thấp và thu nhập của họ ít hơn 30% so với đàn ông. Khả năng cống hiến cho công việc của các bà mẹ đơn thân thường bị đánh giá thấp. Trong số 77% phụ nữ Nhật có trình độ đại học, muốn được đi làm sau ly hôn để tự mình nuôi con, chỉ có 43% có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi đó ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 73%. Wantanabe cho rằng “Các nhà tuyển dụng luôn lo ngại rằng, những bà mẹ đơn thân sẽ không thể chú tâm

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí