DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Các loại PNĐTNC trên địa bàn huyện Phú Giáo… 37
Biểu đồ 2. Trình độ học vấn của PNĐTNC 38
Biểu đồ 3. Nghề nghiệp của PNĐTNC 38
Biểu đồ 4. Các dạng hộ PNĐTNC 41
Biểu đồ 5. Số lần đi du lịch trong năm của PNĐTNC 42
Biểu đồ 6. Việc tham gia hoạt động của các Hội đoàn thể, tổ, nhóm của PNĐTNC 43
Biểu đồ 7, 8. Việc khám sức khỏe định kỳ của PNĐTNC 44
Biểu đồ 9. Loại bảo hiểm PNĐTNC đang tham gia 45
Biểu đồ 10. Số con của PNĐTNC 50
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 1
- Cơ Sở Lý Luận Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài
- Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 4
- Quan Điểm, Đường Lối Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Phụ Nữ Đơn Thân
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Biểu đồ 11. Chi phí cho việc học của con 51
Biểu đồ 12. Thời gian và việc làm PNĐTNC dành cho con trong một ngày 52
Biểu đồ 13. Niềm tin của con đối với PNĐTNC 52
Biểu đồ 14. Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương đối với PNĐTNC 54
Biểu đồ 15. Các chính sách của con PNĐT được hưởng từ nhà trường và địa phương 55
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. PNĐTNC phân theo địa bàn xã, thị trấn… 36
Bảng 2. Những đồ dùng PNĐTNC mua sắm được trong gia đình 40
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội ngày nay, số phụ nữ làm chủ với chính quyết định về hôn nhân của mình ngày càng gia tăng. Nhưng sau đó không ít cuộc hôn nhân do mình lựa chọn đã tan vỡ vì nhiều lý do khác nhau. Ly hôn đang là vấn đề báo động trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Phú Giáo là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương), phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Với tổng dân số năm 2018 là 97.714 người, có 23.581 hộ dân, phụ nữ chiếm trên 50% dân số toàn huyện, số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 20.824 người, chiếm tỷ lệ 41,5% trên tổng số nữ toàn huyện. Là một huyện nông nghiệp, Phú Giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Thực trạng cho thấy ly hôn đang là một vấn đề đáng báo động trên địa bàn huyện và có xu hướng gia tăng, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện năm 2017, đã tiếp nhận 511 vụ ly hôn, giải quyết thuận tình ly hôn 258 vụ, tăng 60 vụ so với cùng kỳ năm 2016. Phụ nữ trên địa bàn huyện Phú Giáo có xu hướng đứng đơn ly hôn ngày càng tăng, trong năm 2017 độ tuổi ly hôn trong gia đình trẻ (từ 20 – đến 30 tuổi) chiếm khoảng 43%. Vì vậy, trong số những phụ nữ đơn thân nuôi con, thì phụ nữ sau khi ly hôn đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ khá cao, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phú Giáo, đến nay số phụ nữ đơn thân nuôi con (PNĐTNC) trên địa bàn huyện là 626 người, trong đó do ly hôn là khoảng 300 trường hợp, số còn lại do chồng chết, bị chồng ruồng bỏ, ly thân và không chồng nhưng có con. Những phụ nữ đơn thân nuôi con không chỉ chịu gánh nặng về tài chính, kinh tế, về sức khỏe, họ đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống, nhất là những khó khăn về kinh tế, áp
lực về tâm lý, trong việc chăm sóc và giáo dục con. Phụ nữ đơn thân nuôi con một mình phải gánh trên vai trách nhiệm vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi con một mình với bao vất vả, đắng cay. Những đứa trẻ trong các gia đình thiếu vắng sự quan tâm yêu thương chăm sóc của người cha cũng một phần ảnh hưởng đến tâm lý, đến cuộc sống và tương lai của trẻ. Phụ nữ đơn thân nuôi con đang trở thành vấn đề của xã hội Việt Nam và trong xã hội hiện đại. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) cần quan tâm nhiều hơn đến những phụ nữ đơn thân nuôi con, đây là những người yếu thế trong xã hội, để giúp đỡ, hỗ trợ họ đáp ứng những nhu cầu cấp bách hiện nay, ổn định tâm lý vượt qua những khó khăn, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Bản thân học viên đang công tác tại Hội LHPN huyện Phú Giáo với chức năng của Hội là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho phụ nữ. Nhận thấy đây là vấn đề cần quan tâm, vì vậy học viên chọn đề tài “Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ. Qua đó, giúp tìm hiểu về thực trạng đời sống, nhu cầu, những khó khăn và vấn đề tâm lý của những phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện. Vận dụng những kiến thức được học chuyên ngành công tác xã hội (CTXH), lên kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ những đối tượng này. Đồng thời, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương có những cơ chế chính sách hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả cho những người phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng những khó khăn trong đời sống và những nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo. Từ đó, vận dụng kiến thức và kỹ năng của CTXH thông qua mô hình nhóm để hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn, vượt qua rào cản tâm lý, dần hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số khái niệm, lý thuyết như: lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết nhu cầu của A.Maslow làm công cụ phân tích thực hiện đề tài có hiệu quả.
Thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi điều tra số phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện, tìm hiểu thực trạng cuộc sống phụ nữ đơn thân nuôi con, tìm hiểu những khó khăn, những vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống; tìm hiểu những nhu cầu của họ hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương trong thời gian qua đối với phụ nữ đơn thân nuôi con. Đề xuất, kiến nghị chính sách hỗ trợ cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con có hiệu quả tại địa phương.
Thiết lập mô hình công tác xã hội nhóm nhằm hỗ trợ một cách có hiệu quả cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện.
3. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu:
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Những phụ nữ đơn thân nuôi con đang đối mặt với những khó khăn nào? Nhu cầu cấp bách và cần thiết của phụ nữ đơn thân nuôi con hiện nay là
gì?
Chính quyền địa phương đã có những hoạt động trợ giúp nào đối với
PNĐTNC? Công tác xã hội đối với PNĐTNC tại địa phương như thế nào?
3.2. Giả thiết nghiên cứu
Giả thiết 1: Những phụ nữ đơn thân nuôi con đang phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Những khó khăn này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Giả thiết 2: Chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội đã có những hoạt động trợ giúp đối với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn nhưng những hoạt động ấy chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với những khó khăn của phụ nữ đơn thân.
Giả thiết 3: Trên cơ sở các mô hình hỗ trợ cá nhân, nhóm và phát huy vai trò của cộng đồng, công tác xã hội khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giải quyết những vấn đề mà phụ nữ đơn thân nuôi con gặp phải, giúp họ vượt qua khó khăn. Phụ nữ đơn thân được tham gia sinh hoạt các Hội đoàn thể và tham gia các tổ nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con có cùng sở thích để giúp các chị vượt qua những rào cản tâm lý, tự tin, hòa nhập với cộng đồng, xã hội.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi
con.
4.2. Khách thể khảo sát: là phụ nữ đơn thân đang nuôi con trên địa bàn
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Phạm vi thời gian: từ tháng 03/2018 đến tháng 12/2018
5. Phương pháp nghiên cứu:
Với đối tượng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ đơn thân nuôi con nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng để có được một cái nhìn tổng thể, toàn diện nhằm phục vụ tốt nhất trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như thảo luận nhóm, khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu… để thu thập thông tin chung, đánh giá và phát hiện vấn đề của thân chủ. Phương pháp trong công tác xã hội nhằm tương tác trực tiếp với thân chủ, nhận diện vấn đề của thân chủ, lên kế hoạch can thiệp và hỗ trợ cho thân chủ.
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả đã nghiên cứu và phân tích một số lý luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua kết hợp phân tích các báo cáo của địa phương, các tài liệu
trên sách, báo, tạp chí, internet, tài liệu chuyên ngành các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan. Qua đó, tác giả đã kế thừa có chọn lọc, vận dụng những thông tin phù hợp với đề tài, giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, giúp tác giả có cái nhìn mới, cách tiếp cận mới và hướng nghiên cứu mới cho đề tài của mình.
5.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi, tiến hành chọn 200 mẫu đại diện cho 626 phụ nữ đơn thân nuôi con trên toàn địa bàn huyện, chiếm tỷ lệ 32%. Chọn mẫu ngẫu nhiên ở 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện (trừ xã Tam Lập do có ít phụ nữ đơn thân nuôi con). Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu của luận văn, các câu hỏi nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu, hình thành nên bảng hỏi. Bảng hỏi gồm 5 phần có 65 câu, có 47 câu hỏi sự kiện, 18 câu hỏi mang tính chất kiểm tra; câu hỏi mở có 4 câu chiếm 6,15%, câu hỏi đóng có 61 câu chiếm 93,85%. Thông qua bảng hỏi tìm hiểu về đặc điểm của thân chủ: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và chi phí sinh hoạt trong gia đình phụ nữ đơn thân, thực trạng đời sống của phụ nữ đơn thân, những nhu cầu, mong muốn, những khó khăn mà họ đang gặp phải, diễn biến tâm trạng của họ, việc chăm sóc nuôi dạy con cái, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo. Kết quả của việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con, qua đó đề xuất giải pháp và mô hình can thiệp hữu hiệu của công tác xã hội, đồng thời kiến nghị chính quyền địa phương hoặc những ngành có liên quan đề xuất chính sách thiết thực hỗ trợ có hiệu quả cho nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con tại địa phương.
5.3. Phương pháp quan sát
Tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát một cách ngẫu nhiên hoặc có kế hoạch, vừa dùng phương pháp quan sát có tham gia hoặc tham gia một phần trong các buổi làm việc với các thân chủ. Qua phương pháp quan sát để biết thêm về hoàn cảnh của thân chủ, điều kiện sống, tâm lý, thái độ, hành vi, biểu hiện về hình dáng bên ngoài của thân chủ và các con của thân chủ.
5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trên cơ sở điều tra thông qua các bảng hỏi, có cái nhìn toàn diện và phát hiện vấn đề cần đi sâu, tác giả tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu để phát hiện và phân tích sâu hơn các thông tin có liên quan đến nhu cầu, mong muốn của thân chủ, những khó khăn mà họ đang gặp phải. Tác giả đã kết hợp phương pháp phỏng vấn tiểu sử để hiểu được bản chất của vấn đề. Từ đó, có cơ sở để thiết lập mô hình can thiệp, hỗ trợ phù hợp với điều kiện, nhu cầu và nguyện vọng của đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở kết quả điều tra diện rộng, tác giả phát hiện cần đi sâu hơn, nên đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tiếp cận những bà mẹ đơn thân thuộc các nghề nghiệp, trình độ học vấn, thành phần xã hội,…nhằm để tìm hiểu về cuộc sống của những bà mẹ đơn thân nuôi con, những khó khăn mà người phụ nữ đơn thân nuôi con đang gặp phải và xác định những nhu cầu của người phụ nữ đơn thân nuôi con hiện nay. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác, luận văn đã sử dụng tư liệu phỏng vấn sâu từ 16 bà mẹ đơn thân nuôi con thuộc các loại mẹ đơn thân như: chồng chết, bị chồng ruồng bỏ, ly hôn, không chồng mà có con. Ngoài ra, còn tiến hành phỏng vấn sâu đại diện chính quyền địa phương, hội Phụ nữ tại địa phương,…Những buổi phỏng vấn này được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Địa điểm phỏng vấn có thể tùy điều kiện mà chọn cho từng trường hợp và hoàn cảnh của từng chị như: văn phòng ấp, trụ sở ủy ban nhân dân, nhà thân chủ hoặc những địa điểm thuận tiện, có không gian phù hợp. Qua phỏng vấn sâu đã tạo mối tương quan tốt giữa người nghiên cứu và thân chủ, đồng thời tìm