Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 2

giật...) nên những nhà tâm lý thường sử dụng từ sức khỏe tinh thần nhằm làm giảm nhẹ những định kiến xã hội với sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên để thống nhất với chung với các nghiên cứu trong y học cũng như với thế giới, chúng tôi sử dụng thuật ngữ tâm thần trong cuốn sách này.

Ở một trạng thái ngược lại của sức khỏe tâm thần là có các vấn đề về sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần, rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần. Vì sao lại tồn tại nhiều thuật ngữ như vậy? Chính là vì việc định nghĩa rối loạn, có vấn đề phụ thuộc vào việc chúng ta dựa vào quan điểm xã hội, hay quan điểm của người bị ảnh hưởng bởi những người có vấn đề, có rối loạn, hay quan điểm của chính người có rối loạn. Định nghĩa rối loạn tâm thần không đưa ra được một ranh giới rõ ràng giữa những trường hợp bệnh lý và trường hợp bình thường. Nếu trong trường hợp các bệnh thực thể, các trắc nghiệm y học lâm sàng như trắc nghiệm máu, trắc nghiệm virut hoặc phim chụp xương có thể đưa ra một kết luận rõ ràng bệnh nhân có bị bệnh hay không vì những trắc nghiệm này giúp xác định một cách định lượng sự có mặt hay không có mặt của những mầm bệnh, những sự sai lệch chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, với rối loạn tâm thần, không có những trắc nghiệm y tế để xác định sự xuất hiện của mầm bệnh, định lượng sự sai lệch chức năng tâm thần.

1. Định nghĩa rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần (hay còn được gọi là rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần, có vấn đề về sức khỏe tâm thần) là trạng thái, biểu hiện hành vi, hoặc cảm xúc gây cho cá nhân những đau khổ, tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt của đời sống của cá nhân đó như công việc, gia đình, xã hội hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cộng đồng. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể phân tích các chiều cạnh:

Rối loạn tâm thần như là sự lệch khỏi các tiêu chuẩn xã hội và thống kê. Theo nghĩa này, cá nhân được coi là có rối loạn tâm thần khi hành vi lệch khỏi các quy định, chuẩn mực xã hội một cách có ý nghĩa thống kê. Ở mỗi xã hội đều có những quy tắc, chuẩn mực, điểm chung và có sự khác biệt giữa các xã hội khác nhau. Nhưng có những điều chung mang tính phổ quát cho các xã hội. Chẳng hạn như một người không chú ý đến vệ sinh, ăn bẩn, mặc bẩn, dùng nước bẩn (chẳng hạn nước cống) để tắm có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần. Khi những hành vi này không được xã hội chấp nhận và lệch khỏi hầu hết mọi người (qua thống kê), chúng có thể là dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, một số hành vi có vẻ không chuẩn mực đối một nền văn hóa này nhưng lại phù hợp với nền văn hóa khác. Chẳng hạn hiện tượng nghe được tiếng nói hoặc nhìn thấy người đã quá cố có thể được xem như là bình thường ở Việt Nam hoặc Trung quốc nhưng là bất

trong giao tiếp được coi là bất thường ở châu Âu hoặc Mỹ lại được coi là bình thường ở Campuchia.

Rối loạn tâm thần như là sự đau khổ mà cá nhân trải qua. Ở đây có thể hiểu là cá nhân đó cảm thấy đau đớn, buồn khổ, mệt mỏi, cạn kiệt, không còn bất cứ hứng thú về các hoạt động và cuộc sống, thường thấy ở các bệnh nhân trầm cảm hoặc lo âu.

Rối loạn tâm thần như là những hành vi tự hủy hoại, giảm chức năng hoặc có hại đến người khác. Chiều cạnh này nhận mạnh đến hệ quả tiêu cực của hành vi. Một số hành vi có hại cho chính cá nhận đó, cản trở cá nhân đó thực hiện các chức năng của cuộc sống. Chẳng hạn như một cá nhân sợ đám đông nên không dám ra khỏi nhà, một người uống rượu quá nhiều nên bị đuổi việc. Một số hành vi lại được cho là ổn với cá nhân đó và không thấy có gì bất thường nhưng lại có hại, nguy hiểm cho người khác, như quấy rối, đập phá trong lớp học, chơi lửa, hoặc chơi cờ bạc đến mức gia đình không còn tiền.

Như đã nói ở trên, và qua việc phân tích các chiều cạnh, chúng ta thấy chẩn đoán rối loạn tâm thần bao hàm sự phán xét các giá trị tiềm ẩn về thế nào là bất thường, thế nào là bình thường (Widiger % Sankis, 2000). Các tiêu chuẩn rối loạn tâm thần không phải không chịu ảnh hưởng về giá trị như tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn thực thể. Khi đánh giá bệnh thực thể, mọi người đều có thể thống nhất rằng tim không hoạt động đều nhịp (có chỉ số) là bệnh, bất kể các giá trị của cá nhân đó là gì. Tuy nhiên, phán xét về rối loạn tâm thần phản ánh các giá trị xã hội chiếm thế (thịnh hành), các xu hướng xã hội, các quyền lực chính trị cũng như sự phát triển về khoa học (Kutchins, Kirk, 1997; Mechanic, 1999). Thử hình dung về hiện tượng đồng tính qua thời gian. Trước đây, đồng tính được nhìn nhận như rối loạn tính dục của hệ thống phân loại bệnh của hiệp hội Tâm thần học Hoa kì. Tuy nhiên đến nay, nhờ sự thay đổi các quan niệm xã hội, đồng tính được chấp nhận và không còn được liệt kê như một rối loạn tâm thần trong Bảng phân loại bệnh quốc tế, và đặc biệt ở một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha, pháp luật đã công nhận hôn nhân đồng tính.

Về mặt thuật ngữ, chúng ta cũng thường có những từ phân biệt rõ ràng như bất thường và bình thường, sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần. Điều này thường gây nhầm lần rằng chúng ta có thể phân thành hai nhóm người khác nhau: một nhóm khỏe mạnh, bình thường và một nhóm không. Trên thực tế, rất khó để kẻ một đường ranh giới rõ ràng giữa lành mạnh và rối loạn. Mỗi cá nhân đều có những lúc có hành vi lệch chuẩn, có khi lại cảm thấy đau buồn, hoặc có những hành vi kém thích nghi. Những người được nhìn nhận có rối loạn tâm thần khi các biểu hiện này ở quá mức. Nhưng thế nào là quá thì cũng không có tiêu chuẩn rõ ràng. Do đó, rối loạn tâm thần ngày nay được coi là một phổ liên tục từ nhẹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

được sử dụng nhiều hơn vì nó biểu đạt được hàm ý từ nhẹ đến nặng, và khi chưa xác định được chẩn đoán rõ ràng.

2. Định nghĩa về rối loạn tâm thần

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 2

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, “tâm thần” hay được dùng như một tính từ chỉ trạng thái của những người bị điên (tâm thần phân liệt), khuyết tật tinh thần. Từ “tâm thần”, “hâm”, “điên” cũng được nhắc đến với một hàm ý miệt thị, chỉ sự không bình thường, ví dụ như “chị này tâm thần à?’ “anh này tâm thần đấy!”. Các vấn đề về SKTT (sức khỏe tâm thần) cũng thường được chữa trị theo cách suy nghĩ và cảm xúc tách rời khỏi cơ thể thể chất. Chính sự phân biệt nhân tạo này được phản ánh trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta cũng như trong các cơ sở chăm chữa. Nói một cách khác, chúng ta đã có những định kiến, kì thị khi nhắc đến từ “tâm thần”. Trong khi những định kiến về bệnh thực thể như ung thư và động kinh, phong v.v đã giảm nhiều, các rối loạn tâm thần vẫn là những bệnh có nhiều định kiến và kì thị nhất. Những quan điểm có tính định kiến như vậy đã gây ra sự phân biệt đối xử với những người mắc bệnh.

Thái độ về bệnh tâm thần đã bắt nguồn sâu trong xã hội. Quan niệm bệnh tâm thần thường đi kèm với sự sợ hãi về mối đe dọa/nguy hại mà người mắc bệnh mang đến. Đó thường là các quan niệm như:

- Người có vấn đề về tâm thần hung hãn, nguy hiểm cho người khác

- Người có vấn đề về tâm thần không có ích cho xã hội, là “bỏ đi”

- Những người có vấn đề về tâm thần là những người kém phát triển trí tuệ

- Người có vấn đề về tâm thần là người kì lạ, và rất khác biệt với những người khác

- Bệnh tâm thần là bệnh giả vờ hay tưởng tượng

- Bệnh tâm thần phản ánh nhân cách, tính cách yếu

- Các rối loạn là do tự trả giá, trời phạt, số phận

- Những người có bệnh tâm thần không còn tương lai gì

- Bệnh không chữa được

- Mọi người không thể giao tiếp được với người có bệnh.

Chưa nói đến tính đúng/sai của những quan niệm trên (mà thực ra là sai), những suy nghĩ này đã tạo ra một ranh giới ngăn cách giữa “họ”- những người có rối loạn và “chúng ta”- những người không có rối loạn. Điều này khiến cho những người có vấn đề về SKTT cảm thấy hổ thẹn, mất tự tin, góp phần gây nên đổ vỡ mối quan hệ gia đình, ảnh hưởng xấu đến sự giao lưu, làm việc.

Mặc dù các vấn đề về SKTT đều xảy ra trong mọi gia đình ở một thời điểm nào đó,

khác và họ cảm thấy xấu hổ và bị xa lánh. Chính việc định kiến và phân biệt này thường khiến những người có nhu cầu không dám đi tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn (bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, v.v) vì sợ bị dán nhãn.

Từ góc độ chuyên môn, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niềm tin, cảm xúc, thái độ của cá nhân ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó hiểu về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần. Thompson (2006) lưu ý rằng những người thực hành cần luôn ý thức rằng họ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội. Ông đề xuất mô hình “cá nhân - văn hóa - cấu trúc” (PCS: Personal- Cultural-Structural) (hình 1) như một công cụ hỗ trợ những người thực hành hiểu thêm về mối quan hệ giữa xã hội vĩ mô, văn hóa dân gian và thái độ cá nhân. Thành tố “cá nhân” chỉ thái độ, quan niệm, suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, đặc biệt là về một nhóm người nào đó, chẳng hạn như chủng tộc hoặc giới tính. Thành tố này nằm ở giữa do niềm tin và thái độ cá nhân chịu phụ thuộc vào hai thành tố còn lại. Thành tố “văn hóa” liên quan những ý tưởng, giá trị chung mà xã hội cùng chia sẻ về những tình huống cụ thể cũng như đạo đức và các thống nhất chung về việc gì được phép, các hành vi được mong đợi của xã hội và những thành viên của nó. Thành tố “cấu trúc” quan tâm đến cách xã hội được cấu trúc và phân chia qua thể chế như tôn giáo, truyền thông, chính trị,

v.v. và thông qua sự phân chia này, sự phân biệt, kì thị và áp đặt được hình thành. Thành tố này ảnh hưởng đến cả chuẩn mực xã hội và niềm tin cá nhân và đóng vai trò gắn kết các niềm tin trong xã hội.

Cách chúng ta hiểu và hành xử với thế giới xung quanh ta, với những người khác được định hình bởi nền văn hóa mà chúng ta sống trong đó. Những người thực hành nghề chăm sóc sức khỏe không “miễn dịch” với những thái độ, suy nghĩ, hành vi có tính định kiến. Hiểu được điều này là bước quan trọng để trở thành một người thực hành luôn tự ý thức về mình, có khả năng nhận biết và giải quyết những định kiến của cá nhân.

Cấu

Văn

Hình 1: Mô hình Cá nhân - Văn Hóa - Cấu trúc của Thompson (2006)


10

3. Phân loại rối loạn tâm thần

Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề trọng yếu. Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng rãi. Đó là Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của Hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ 4 (DSM- IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10). Sự ra đời của hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích với những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học (Henderson, 2000).

Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư (DSM-IV) là bảng phân loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích cung cấp những thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm thần. Phiên bản đầu tiên của bảng phân loại bệnh này là vào năm 1952. Bảng phân loại bệnh này được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và một số nơi trên thế giới. Bảng phân loại bệnh này là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân có thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau:

- Trục I: có hoặc không có hầu hết các hội chứng lâm sàng, bao gồm chủ yếu các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thường gặp bao gồm rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tăng động giảm chú ý, chứng tự kỷ, chứng ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn…

- Trục II: có hoặc không có trạng thái bệnh lí kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân cách và rối loạn phát triển tâm trí. Các rối loạn thường gặp bao gồm các rối loạn nhân cách như nhân cách bị hại, nhân cách phân liệt, nhân cách kiểu phân liệt, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách không thành thâṭ, rối loạn nhân cách lảng tránh, rối loạn nhân cách phụ thuộc, ám ảnh-cưỡng bức, chậm phát triển tâm trí.

- Trục III: thông tin về trạng thái sức khỏe cơ thể của cá nhân. Các rối loạn thường gặp bao gồm các tổn thương não và các rối loạn sức khỏe thể chất …

- Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trường

- Trục V: Đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích động liên tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì nhân cách hài hoà, không có các triệu chứng).

Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) được WHO xuất bản và được đưa vào sử dụng từ năm 1994. Phiên bản đầu tiên của ICD được công bố vào năm 1900. ICD- 10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến


y tế nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng trong lâm sàng. Phần các vấn đề về

11

sức khỏe tâm thần thuộc chương 5 của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10. Nó gồm các mảng sau đây:

- Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng

- Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần

- Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng

- Rối loạn cảm xúc

- Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể

- Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất

- Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành

- Chậm phát triển tâm thần

- Rối loạn phát triển tâm lý

- Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên

- Rối loạn tâm thần không xác định

4. Tỉ lệ rối loạn tâm thần

Như vậy, số người trong dân số có các rối loạn tâm thần là bao nhiêu? 10% hay 30%, hay 50%? Việc tìm ra tỉ lệ người mắc rối loạn tâm thần thuộc về lĩnh vực dịch tễ học- khoa học nghiên cứu tỉ lệ, phân bố của bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó trong dân số. Trong dịch tễ học, tỉ lệ hiện hành chỉ phần trăm nhóm người có rối loạn trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với rối loạn tâm thần, người ta quan tâm nhiều đến tỉ lệ mắc cả đời hơn là tỉ lệ phần trăm người mắc một rối loạn cụ thể trong một thời điểm bất kỳ nào trong cuộc đời1. Trong dịch tễ học tâm thần, có hai loại tỉ lệ được nghiên cứu. Đó là tỉ lệ mắc lâm sàng (clincal prevalence) và tỉ lệ mắc tại cộng đồng (actual prevalence). Tỉ lệ mắc lâm sàng có được dựa trên số lượng bệnh nhân được các cán bộ chuyên môn (bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý) chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác. Tỉ lệ này tương đối dễ nghiên cứu do nó sử dụng các số liệu sẵn có tại bệnh viện và các cơ sở y tế. Tỉ lệ mắc tại cộng đồng là tỉ lệ ước lượng số người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần tại cộng đồng theo phương pháp điều tra xã hội học dựa trên các thang đo tự thuật hoặc các bảng phỏng vấn có cấu trúc theo DSM hoặc ICD. Tuy nhiên, với mục đích can thiệp và phòng ngừa các nhà dịch tễ học tâm thần quan tâm nhiều hơn đến tỉ lệ mắc tại cộng đồng. Tỉ lệ này đuợc nghiên cứu dựa trên những khảo sát tại cộng đồng.

1 Ngoài ra, còn có khái niệm “tỉ lệ mắc theo thời điểm” (tổng số trường hợp mắc hoặc phần trăm người mắc một rối nhiễu nào đó tại một thời điểm nhất định), và “tỉ lệ mới mắc” (Số những trường hợp mới (khởi phát) của một rối nhiễu nào đó trong một khoảng thời gian cụ thể)


12

Sự phát triển dịch tễ học tâm thần trên thế giới được chia ra 4 giai đoạn. Trong lịch sử, cách hiểu về các vấn đề tâm thần đã có nhiều thay đổi rất đáng kể. Sự thay đổi cách hiểu đó ảnh hướng trực tiếp lên kết quả nghiên cứu về tỉ lệ phân bố bệnh trong từng giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn này bắt đầu từ thời gian đầu xuất hiện dịch tễ học và kéo dài đến giữa thế kỷ 20 (năm 1950). Những nghiên cứu trong giai đoạn này dựa trên số liệu của người bệnh ở bệnh viện, nên nghiên cứu đã bỏ qua những người có bệnh những không đến bệnh viện. Kết quả là những số liệu thống kê trong giai đoạn này thường đơn lẻ và không mang tính đại điện, không thể hiện được tỉ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng (theo Đặng Hoàng Hải, 2010).

- Năm 1838, Jean Etienne Esquirol báo cáo số bệnh nhân tâm thần nhập viện tại các bệnh viện Paris tăng gấp 4 lần trong vòng 15 năm (từ 1786 đến 1801).

- Robert Faris và Warren Dunham nghiên cứu tại chỗ ở của người bệnh tâm thần, giữa những năm 1922 và 1934 tại Chicago; kết quả cho thấy, tỷ lệ Tâm thần phân liệt ở nông thôn thấp hơn ở thành thị.

Những nghiên cứu ở giai đoạn thứ nhất đã có nỗ lực rất lớn nhằm cung cấp thông tin về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh trên các nhóm người khác nhau. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu trong giai đoạn này là không cho ra được các tỉ lệ người mắc trong cộng đồng mà mới chỉ đưa ra được tỉ lệ mắc các bệnh tâm thần tại bệnh viện. Tỉ lệ mắc trong cộng đồng trong giai đoạn này thường được ước lượng bằng cách lấy số bệnh nhân trong bệnh viện rồi chia cho tỉ lệ toàn dân số trong vùng hoặc quốc gia đó. Tuy nhiên cách tính này không bao quát hết được những người có bệnh vì có rất nhiều người có bệnh không tiếp cận các bệnh viện.

Giai đoạn thứ hai từ nhăm 1950 đến 1980

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều quân nhân bị bệnh tâm thần, tỷ lệ bệnh tâm thần ở trong quân đội được quan tâm và nghiên cứu, nhiều cuộc điều tra trong quân đội được tiến hành. Từ đây, khái niệm điều tra trong cộng đồng bắt đầu được sử dụng. Trong dân sự, các nhà tâm thần học bắt đầu nghiên cứu bệnh tâm thần trong cộng đồng và bắt đầu điều tra bệnh tâm thần trong cộng đồng. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu sử dụng các bảng câu hỏi để nghiên cứu tại cộng đồng. Sau đây là một vài thí dụ:

- Trong điều tra ở Midtown Manhattan, do chuyên viên xã hội tiến hành, việc đánh giá người bệnh dựa vào hậu quả của bệnh tâm thần, kết quả điều tra cho thấy, 23% mẫu bị

- Điều tra Stirling County ở New York trên 1.010 hộ dân dựa trên bộ câu hỏi, và dựa vào Cẩm Nang Hướng Dẫn Thống Kê Chẩn Đoán về Các Chứng Bệnh Tâm thần lần 1 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội tâm thần Mỹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần là 20% dân số.

- Trong một điều tra ở New Haven, Connecticut, August Hollingshead và Frederick Redlich kết luận rằng tỷ lệ bệnh tâm thần ở người có tình trạng kinh tế xã hội thấp cao hơn ở lớp xã hội kinh tế cao.

Những nghiên cứu trong giai đoạn này đã cung cấp được số liệu về tỉ lệ các vấn đề trong cộng đồng, nhờ sử dụng bảng câu hỏi mà kết quả có tính chất thống nhất và khách quan. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán và thu thập số liệu chưa được thống nhất giữa các cuộc điều tra. Bên cạnh đó các công cụ nghiên cứu trong giai đoạn này không dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán. Số liệu từ những cuộc điều tra cộng đồng trên diện rộng sử dụng các bảng hỏi tự thuật về các dấu hiệu căng thẳng, đau buồn nhưng không dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán tổ chức hợp lý (Kadzin, 2000)

Giai đoạn thứ ba từ 1980 đến 1990

Trong giai đoạn này, các bảng câu hỏi vẫn được sử dụng trong các điều tra, nhưng với sự ra đời của ICD 10 và DSM IV, các bảng câu hỏi đã dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý. Sự ra đời của ICD 10 và DSM IV được đánh giá là nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học (Henderson, 2000). Bộ câu hỏi được chú ý trong giai đoạn này là Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (Diagnostic Interview Schedule -DIS) xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV. Sau đây là một vài cuộc điều tra:

- Điều tra dịch tễ vùng (Epidemiological Catchment Area - ECA) tại Hoa kỳ, với bộ câu hỏi Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (DIS), xác định tỷ lệ bệnh tại Hoa kỳ, được coi là cuộc điều tra đầu tiên trên thế giới có sử dụng phiếu hỏi chẩn đoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vòng sáu tháng, cứ năm người Mỹ thì có một người bị mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu tính trong thời gian của cả đời, thì cứ 3 người Mỹ sẽ có người mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Giai đoạn thứ tư từ 1990 đến nay

- Các điều tra trong giai đoạn này cũng nhằm nhiều mục đích khác nhau: tỷ lệ bệnh trong cộng đồng, các thiệt hại của bệnh tâm thần, nhận thức của xã hội về bệnh tâm thần, tổ chức y tế v.v…

- Cuộc điều tra quốc gia ở Úc năm 1999 (Henderson et al, 2000) với bộ câu hỏi

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí