Tỉ Lệ Các Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần Tại Mỹ (Theo Robin Và Regier, 1991)

– CIDI) ngoài việc xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, cuộc điều tra này còn nghiên cứu thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra, chất lượng cuộc sống và sử dụng các dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ người dân mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến là 17,7%. Trong tổng số những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, có 4,6% không bao giờ liên lạc với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, 29,4% đã có gặp bác sĩ và 7,5% đã có gặp bác sĩ tâm thần trong năm qua.

- Lần đầu tiên cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới năm 1990 (WHO) với bộ câu hỏi CIDI, trên 60.559 người ở trên 14 quốc gia khác nhau để xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra; và bộ câu hỏi khảo sát việc sử dụng dịch vụ y tế; hoạt động của ngành y tế v.v. Kết quả nghiên cứu này được cho trong bảng sau:

Bảng 1: Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới (WHO, 1990)



Vùng và quốc gia

Rối loạn tâm thần

Suốt đời

12 tháng

%

Độ lệch chuẩn

%

Độ lệch chuẩn

Châu Mỹ


Colombia

36

1,4

18

0,9

Mexico

25

1,1

13

0,9

Mỹ

47

1,1

26

0,9

Châu Âu


Bỉ

29

2,3

10

1,1

Pháp

38

2

14

1,2

Đức

25

1,6

8,6

0,9

Ý

18

1,1

7,2

0,7

Hà Lan

31

2,1

11

0,9

Tây Ba Nha

20

1,4

8,4

0,6

Ukranie

33

1,7

19

1,3

Châu Á





Nhật Bản

20

1,7

8,3

1,1

Thành phố Bắc Kinh

17

2,4

9,3

1,6

Thành phố Thượng Hải

8,6

1,3

4,5

0,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 3

Cả đời


1 năm


Sơ đồ 1: Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần tại Mỹ (theo Robin và Regier, 1991)

Trong giai đoạn thứ tư và thứ ba của các nghiên cứu dịch tễ học, các nghiên cứu dịch tễ học có xu hướng nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tìm tỉ lệ mắc bệnh ở cộng đồng. Số liệu nghiên cứu trong hai giai đoạn này được thu thập bằng một trong hai cách: a) phỏng vấn có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD 10 và DSM 4, thông qua các nghiên cứu viên được chính dự án nghiên cứu đào tạo; b) sử dụng các bảng hỏi điều tra cộng đồng có cấu trúc dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD 10 như bộ câu hỏi CIDI. Trong đó, phương pháp nghiên cứu dựa trên phỏng vấn có cấu trúc có nhiều hạn chế do thường rất tốn kém và tính thống nhất không cao do số liệu thu được phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng và quá trình đào tạo của cán bộ thu thập số liệu, và do vậy những độ tin cậy của các nghiên cứu này bị đặt câu hỏi. Chính vì vậy xu hướng trong các nghiên cứu dịch tễ học hiện đại là tập trung vào phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong cộng đồng.

Một số nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thất 44% người từ 18-54 tuổi trải nghệm một dạng nào đó của rối loạn tâm thần ở một thời điểm trong cuộc sống của họ (Kessler & Zhao, 1995; Regier & Burke, 2000). Điều tra dịch tễ học trên số lượng lớn gần đây nhất ở Mỹ chỉ ra nguy cơ cả đời mắc rối loạn tâm thần là 51% (Kessler et al, 2005). Theo số liệu gần đây nhất của WHO (WHO, 2004) thì trên thế giới, cứ 4 người có 1 người có những dấu hiệu rõ ràng về rối loạn tâm thần ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ về rối loạn tâm thần có thể chia làm hai loại: a) nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể; b) nghiên cứu dịch tễ về các vấn đề sức khỏe tâm thần chung.

Nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể

Một trong những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến nghiên cứu dịch tễ về bệnh tâm thần phân liệt do Nguyên Văn Siêm thực hiện (Nguyễn Văn Siêm, 2010), nghiên cứu trên một phường tại Thành Phố Đà Nẵng, khảo sát toàn bộ các hộ trong phường với tổng số hộ dân là 23758 vào năm 1977 và nghiên cứu lại năm 1999 cho thấy tỉ lệ mắc cả đời là 0,52 – 0,61%. Một số nghiên cứu dịch tễ khác về trầm cảm như của Nguyễn Văn Siêm (2010) cho biết tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm của một làng ven sông Hồng là 8,35%; Lâm Phương Điền cho biết tỉ lệ rối loạn cảm xúc ở Việt Nam là 3 đến 6%; Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức (2010) khảo sát tại Quảng Ninh, cho biết tỉ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,21%; động kinh là 0,12%, chậm phát triển tâm thần là 0,15%, nghiện rượu là 0,25), sa sút trí tuệ là 0,05%. Trần Viết Nghi & cộng sự (2006) cho biết tỉ lệ mắc căng thẳng trên 881 công nhân làm việc tại một công ty giày da là 11,5%.

Nghiên cứu dịch tễ về các vấn đề sức khỏe tâm thần chung.

McKelvey & cộng sự (1999) tiến hành khảo sát 1526 trẻ em ở hai khu vực dân cư tại Hà Nội để xác định tỉ lệ của các vấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh của trẻ từ độ tuổi 4 đến 18 tuối sống tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dựa trên điểm tiêu chuẩn của Mỹ, từ độ tuổi 4 đến 11 có 5,3% trẻ nam và 7,7% ở trẻ nữ, từ độ tuổi từ 12 đến 18 có 9,5% trẻ nam và 10,1% trẻ nữ được coi là mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần. Amstadter (2009) đánh giá mức độ các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam ở 2 tỉnh tại miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa) cũng như nhằm đánh giá các yếu tố có liên quan đến các rối nhiễu này. Kết quả cho thấy 9, 1% thanh thiếu niên cho là có mắc phải các vấn đề về tâm thần. Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương (2005) khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội trên 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi báo cáo tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46 %. Weiss, Nguyễn Cao Minh, Đặng Hoàng Minh (2012) trong nghiên cứu gần đây về tỉ lệ có các vấn đề SKTT ở trẻ từ 12-16 tuổi là 18%. Các số liệu trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy không cho một số liệu chung do số liệu về tỉ lệ rối loạn tâm thần luôn phụ thuộc vào phương pháp lấy mẫu và công cụ đánh giá (Wakefield, 1999). Kết quả nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng từ 9% đến 20%.

II. Lịch sử phát triển nghành sức khỏe tâm thần

Khái niệm sức khỏe tâm thần, với tính chất đa nghĩa và ranh giới không rõ ràng, đáng được xem xét về mặt lịch sử, nguồn gốc. Những gi chúng ta hiểu về sức khỏe tâm thần hôm này có nguồn gốc từ sự phát triển của sức khỏe công cộng, tâm thần học lâm sàng, tâm lý học.

Trong tiếng Anh, từ “sức khỏe thâm thần” được đề cập như một trạng thái từ trước thế kỉ thứ 20, nhưng chỉ đến năm 1946, từ này mới có ý nghĩa như một chuyên ngành, một lĩnh vực. Trong năm đó, Hội nghị sức khỏe thế giới quyết định xây dựng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội sức khỏe tâm thần được thành lập tại London. Trước thời điểm đó, thuật ngữ hay được dùng là “vệ sinh tâm thần” (Rosen, 1993). Năm 1948, tổ chức Y tế Thế giới được chính thức thành lập và Hội nghị Quốc tế về Sức khỏe tâm thần được tổ chức ở London. Ở đây, khái niệm “sức khỏe tâm thần” và “vệ sinh tâm thần” đã được định nghĩa như sau: “Vệ sinh tâm thần chỉ tất cả các hoạt động và kĩ thuật để khuyến khích SKTT. SKTT là một điều kiện, luôn ở trạng thái thay đổi, dao động do các nhân tố sinh học và xã hội. Điều kiện này cho phép cá nhân đạt được sự tổng hợp thỏa đáng về những mâu thuẫn tiềm tàng, các nhu cầu thúc đẩy bên trong; để hình thành và duy trì mối quan hệ hòa thuận với người khác; và để tham dự vào những thay đổi có tính chất xây dựng trong môi trường vật chất và xã hội của họ” (WHO, 1951). Tuy vậy việc chấp nhận một cách rộng rãi và rõ ràng khái niệm SKTT như một lĩnh vực chưa được đề cập đến ở đây.

1. Phong trào vệ sinh tâm thần

Phong trào vệ sinh tâm thần khởi nguồn từ công trình của Clifford Beers ở Hoa Kì. Năm 1908, ông xuất bản cuốn sách dựa vào trải nghiệm của ông làm việc ở ba bệnh viện tâm thần. Cuốn sách có được ảnh hưởng lớn và trong năm đó, hội Vệ sinh tâm thần được thiết lập ở Connecticut, Hoa Kì. Thuật ngữ “vệ sinh tâm thần” được Adolf Meyer đề xuất với Beers (Schneck, 1975) và sau đó nhanh chóng được hưởng ứng. Năm 1909, thành lập Ủy Ban Quốc Gia Hoa Kì về Vệ sinh Tâm thần (National Commission of Mental Hygiene). Từ năm 1919 trở đi, việc quốc tế hóa các hoạt động của ủy ban này dẫn đến sự thành lập nhiều hội liên quan đến vệ sinh tâm thần trên thế giới: Ở Pháp và Nam Phi năm 1920, ở Ý và Hungari năm 1924. Từ các tổ chức quốc gia này, Ủy ban quốc tế về vệ sinh tâm thần (International Committee on Mental Hygiene) được thành lập và sau này được thay thế bằng Liên Đoàn quốc tế về SKTT (World Federation of Mental Health). Phong trào vệ sinh tâm thần, phản ánh kinh nghiệm của Beers trong các bệnh viện tâm thần cơ bản chỉ quan tâm đến việc cải thiện chăm sóc những người có rối loạn tâm thần như loại

trừ lạm dụng, hung bạo, bỏ mặc- là cách mà người có bệnh tâm thần bị đối xử. Ở giai đoạn

sau này, Ủy ban đã mở rộng chương trình bằng cách thêm những dạng khuyết tật tâm thần ở thể nhẹ và quan tâm đến công tác phòng ngừa. Lý do ẩn sau sự thay đổi này là niềm tin rằng các rối loạn tâm thần thường khởi phát ở thời nhỏ và thanh niên và các biện pháp ngăn ngừa thường hiệu quả nhất ở giai đoạn đầu cuộc đời, và các điều kiện môi trường và cách sống tạo ra sự ốm yếu về SKTT. Năm 1937, Ủy ban Quốc Gia Hoa Kì về vệ sinh tâm thần tuyên bố các mục tiêu của ủy ban: (a) khuyến khích chẩn đoán và can thiệp sớm; (b) phát triển dịch vụ chăm sóc ở bệnh viện; (c) khởi động nghiên cứu; (d) hướng dẫn cá nhân và các nhóm áp dụng các nguyên tắc vệ sinh tâm thần; (f) hợp tác với các tổ chức chính phủ và tư nhân liên quan đến vệ sinh tâm thần.

Như vậy, phong trào vệ sinh tâm thần ban đầu có bản chất bán tâm thần, hướng các nỗ lực vào việc cải thiện chăm sóc tâm thần. Việc bổ sung các hoạt động phòng ngừa cũng là nội dung của tâm thần học. Tuy nhiên, phong trào này không nhằm đến một cá nhân nào mà hướng đến toàn bộ cộng đồng và nhìn nhận cộng đồng như một cá nhân mà tình trạng tâm thần và tình cảm được quyết định bởi các nhân tố nguyên nhân nhất định và nhu cầu thiết yếu là phòng ngừa hơn là chữa trị. Do đó, phong trào này mang nhiều tính chất với sức khỏe công cộng, và cùng hướng với phong trào sức khỏe công cộng (Bertolote, 2008).

2. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)

Ngay từ ban đầu, Tổ chức y tế thế gới luôn có đơn vị hành chính dành riêng cho SKTT. Báo cáo đầu tiên của Giám đốc WHO trong bản tiếng Anh đề cập đến đơn vị “SKTT” (mental health). Tuy nhiên, trong bản tiếng Pháp của báo cáo này, thuật ngữ được dùng vẫn là “vệ sinh tâm thần” (Hygiène Mentale). Đến những năm 1960, thuật ngữ “vệ sinh tâm thần” vẫn đôi khi xuất hiện trong các báo cáo tiếng Anh và tiếng Pháp của tổ chức này.

Lời tựa của hiến pháp WHO đã định nghĩa “sức khỏe là một trạng thái lành mạnh về tổng thể các mặt thể chất, xã hội và tinh thần; và không chỉ là sự không có bệnh” (WHO, 1994). Định nghĩa này đến nay vẫn được sử dụng, đề cập đến tính tổng thể và tích hợp vào y học khía cạnh xã hội. Theo định nghĩa này, SKTT chỉ một khía cạnh của một trạng thái, không phải là một lĩnh vực hoặc ngành cụ thể.

3. Hội nghị về sức khỏe tâm thần

Hội nghị quốc tế về SKTT được Hiệp Hội Quốc Gia Anh về Vệ sinh tâm thần tổ chức năm 1948 ở London. Ban đầu hội nghị được coi như là hội thảo quốc tế về vệ sinh tâm thần nhưng đến cuối, nó lại kết thúc với hàng loạt các kiến nghị về SKTT. Trong quá trình tiến hành, các từ “vệ sinh” và “sức khỏe” được dùng thay thế và không có sự phân biệt rõ ràng. Tuy vậy, trong 17 trang báo cáo và đề xuất, từ “vệ sinh” đã biến mất. Và cuối

(World Federation of Mental Health). Đồng thời, các hoạt động chính trị, vận động chính sách cũng được bổ sung, thay đổi tính chất của phong trào vệ sinh tâm thần. Năm 1949, Viện SKTT Quốc Gia Hoa Kì thành lập và bắt đầu hoạt động như hệ quả của hội nghị trên.

4. Sự phát triển hiện tại

Nửa thế kỉ phát triển, SKTT được sử dụng theo 2 nội hàm: (1) mô tả một trạng thái, một khía cạnh của sức khỏe- khía cạnh không thể thiếu trong định nghĩa sức khỏe; và (2) một trào lưu bắt nguồn từ phong trào vệ sinh tâm thần, nhấn mạnh việc sử dụng tâm thần học vào cộng đồng, xã hội hơn là cho cá nhân, khác với xu hướng tâm thần học lâm sàng. Và từ đó, SKTT cũng được nhìn nhận như một lĩnh vực, phân ngành, hoặc đồng nghĩa với tâm thần học, hoặc như một trong những lĩnh vực bổ sung của tâm thần học.

Trong báo cáo hàng năm của WHO năm 2001 về SKTT, tổng giám đốc của WHO tổng kết ba lĩnh vực kiến thức cơ bản: (a) tính hiệu quả của phòng ngừa và can thiệp; (b) kế hoạch hóa dịch vụ và dự phòng; (c) các chính sách để phá vỡ định kiến, phân biệt và có những quỹ hợp lý cho phòng ngừa và can thiệp.

Ở Việt Nam, lĩnh vực quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần là chuyên ngành tâm thần học, thuôc ngành y. Theo lịch sử chuyên ngành tâm thần học, từ xa xưa các rối loạn tâm thần cũng xuất hiện như trên thế giới, nhưng trong suốt thời kỳ Pháp đô hộ chỉ có hai cơ sở để nhốt người bệnh tâm thần cùng với các tù nhân, đó là nhà thương "Điên" ở Bắc Giang và Biên Hòa. Môn tâm thần học không được dạy trong trường Y ở Việt Nam. Nhưng từ sau năm 1954 đến nay, ngành tâm thần học đã phát triển mạnh mẽ hơn, các hệ thống bệnh viện tâm thần ra đời. Tuy nhiên, ngành tâm thần học quan tâm nhiều đến quản lý, điều trị các rối loạn tâm thần nặng trong bệnh viện, chủ yếu là tâm thần phân liệt. Từ những năm 70, ngành tâm thần nhi bắt đầu chú ý đến chậm phát triển tâm thần ở trẻ em. Từ những năm 80 đến 95, tâm thần học có những phối hợp với ngành tâm lý học, giáo dục học để nghiên cứu những khía cạnh tâm lý, xã hội tác động đến các rối loạn tâm thần. Cùng với thế giới, khái niệm SKTT theo quan niệm của WHO như một trạng thái sức khỏe xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 90 (Hoàng Cẩm Tú, 2001).

III. Mô hình sức khỏe tâm thần

1. Mô hình y học

Mô hình y học còn được gọi là mô hình sinh học có nguồn gốc từ chuyên ngành tâm thần học, thuộc ngành y. Ý tưởng chính của mô hình này là các vấn đề SKTT có nguồn gốc là sự mất cân bằng hoặc bất thường về mặt cơ thể (thể chất), sinh học như gene, não bộ, hệ thần kinh, các chất dẫn truyền thần kinh, v.v..; và giống như các bệnh thực thể khác,

hình là hiểu cách thức mà những xáo trộn, phá vỡ trong chức năng não bộ dẫn đến sự hình thành và phát triển các rối loạn tâm thần (Andreasen & Black, 1995; Cowan, Harter, & Kandel, 2000; Joffe, 2001). Khái niệm được quan tâm ở đây là “thực thể bệnh” với mục đích cuối cùng là định nghĩa được bệnh theo cơ chế sinh học (như sinh lý bệnh), hoặc nếu là nguyên nhân, sự phát bệnh. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, trong các định nghĩa rối loạn tâm thần, không có một dấu ấn nào của sinh học thần kinh (First & Zimmerman, 2006); các chẩn đoán vẫn dựa trên tập hợp các biểu hiện lâm sàng, là các hành vi, cảm xúc hay hành động, ứng xử tương tự nhau, giúp cho việc dự đoán xu hướng của cá nhân đó trong tương lai (theo Corcoran & Schwart, 2009). Mối quan hệ giữa chẩn đoán và nguyên nhân bệnh trong tâm thần học mang tính quay vòng, hồi quy: các phân loại chẩn đoán hiện tại được sử dụng để tìm sinh lý bệnh, và kiến thức sinh lý bệnh lai được dùng để cải thiện phân loại chẩn đoán.

Mô hình y học xuất hiện vào giữa thế kỉ 19, thay đổi cách nhìn nhận, quan niệm của xã hội về những đau khổ, bệnh tật về tâm trí theo hướng đạo đức và tôn giáo sang cơ sở y học. Tâm thần học cũng thống nhất với nhau vào thế kỉ 20, tích hợp vào ngành y và khái niệm “bệnh tâm thần” phát triển thành một thuật ngữ chung bao gồm sự đa dạng của hành vi và các biểu hiện hiện tượng. Tiếp cận của mô hình y tế được củng cố bởi niềm tin rằng chẩn đoán SKTT là việc gọi tên chính xác được quá trình bệnh một cách khách quan. Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (2000) là hệ thống được sử dụng rộng rãi vởi các ngành tâm thần học để chẩn đoán các rối loạn tâm thần. Phân loại bệnh quốc tế (ICD) do WHO xuất bản được sử dụng ít hơn (1992). Cả hai hệ thống này đều mặc định các khái niệm và thuật ngữ y tế và phác thảo các rối loạn vào các phân loại được chẩn đoán bằng một loạt các tiêu chí là biểu hiện, triệu chứng về hành vi, cảm xúc hoặc cơ thể chứ không phải dựa vào gốc bệnh như đã phân tích ở trên. Chẳng hạn như trường hợp tâm thần phân liệt trong DSM-IV nêu ra 5 triệu chứng đặc trưng và được chẩn đoán nếu có ít nhất 2 triệu chứng trong vòng 1 tháng. Như vậy, có thể thấy có thể có nhiều dạng tâm thần phân liệt dựa trên sự phối hợp khác nhau của hai triệu chứng. Hơn nữa, cùng 1 một triệu chứng như ảo giác nhưng có thể có nhiều nguồn gốc bệnh và cơ chế sinh học. Có thể có tâm thần phân liệt theo di truyền nhưng cũng có tâm thần phân liệt do kết hợp giữa di truyền và môi trường. Tâm thần phân liệt cũng có thể là kết quả của chấn thương ở não bộ. Các nhà khoa học hiện nay đều đồng ý rằng với việc xây dựng hệ thống chẩn đoán và phân loại chính thức, mô hình y học giúp cho những người làm chuyên môn có cơ sở khá đáng tin để thực hành công việc, tuy nhiên, cũng dễ

học, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ thống phân loại và đánh giá trong lĩnh vực SKTT không luôn luôn cho những nhận định khách quan. Quá trình chẩn đoán dựa nhiều vào việc diễn giải cảm xúc, hành vi của con người. Do đó, việc chẩn đoán chịu ảnh hưởng nhiều vào thái đọ và niềm tin (Double, 2002). Hơn nữa, quá trình mà những người làm chuyên môn (như bác sĩ, nhân viên CTXH, cán bộ tâm lý, v.v.) học về SKTT cũng ảnh hưởng bởi bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị mà khóa đào tạo đó đang diễn ra. Trên thực tế, bệnh nhân thường có những triệu chứng không rơi vào chỉ một loại rối loạn nào đó trong hệ thống phân loại, mà thường là triệu chứng của nhiều loại rối loạn khác nhau.

Cho đến nay, mô hình y học vẫn được sử dụng nhiều trong ngành y. Đó là lý do các rối loạn tâm thần được điều trị theo sinh lý bệnh bằng thuốc (chất hóa học dùng để thay đổi các quá trình sinh lý) hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng hầu hết các bác sĩ tâm thần ngày này cũng nhìn nhận mô hình y học chỉ là một thành phần để giải thích các vấn đề SKTT.

2. Mô hình xã hội

Nhiều người cho rằng mô hình xã hội là đối lập của mô hình y học. Trong khi mô hình y học chú trọng vào các nguyên nhân sinh học, cơ thể ở người bệnh (bên trong con người), mô hình xã hội lại quan tâm đến cách xã hội tương tác với con người. Nó cho rằng xã hội (các yếu tố bên ngoài con người) là nguyên nhân tạo ra các vấn đề SKTT. Mô hình này không phủ định ảnh hưởng của các quá trình sinh lý hay hóa học, nó nhấn mạnh rằng nhiều vấn đề mà con người đang đối diện có nguyên nhân hoặc/và bị duy trì bởi các yếu tố xã hội. Các sự kiện trong cuộc sống cá nhân mang tính xã hội như sự bỏ rơi, bạo lực, mất mát, v.v thường kích hoạt sự suy nhược tinh thần và các yếu tố xã hội, áp lực xã hội liên quan đến tầng lớp (sự nghèo đói, thất nghiệp), chủng tộc và sắc tộc (phân biệt chủng tộc, sắc tộc thiểu số), giới và tình dục (đồng giới), tuổi, khuyết tật sẽ đẩy nhanh sự lao dốc về SKTT. Chẳng hạn như vấn đề của tôi không nằm ở chỗ tôi khuyết tật trí tuệ hay tôi quá lo âu mà ở chỗ xã hội được tổ chức theo cách mà những người khuyết tật trí tuệ hay người lo âu bị định kiến và không thể tiếp cận được các dịch vụ, học tập hoặc việc làm. Mô hình này cho rằng cách xã hội ứng xử với những người có những khác biệt về mặt tâm lý mới thực sự là vấn đề. Các định kiến xã hội xung quanh rối loạn tâm thần chính là rào cản lớn gây ra sự phân biệt, loại trừ, công việc, bảo hiểm, điều kiện ăn ở và nhiều khía cạnh khác. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến tự trọng cũng như cơ hội phát triển, mưu cầu hạnh phúc, khỏe mạnh của cá nhân. Có thể lấy trường hợp đồng giới như một ví dụ minh họa. Trước những năm 70, đồng giới được coi là rối loạn tâm thần (DSM-I) và được coi là có

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí