Hiệu Quả Hoạt Động Kết Nối Gđ Và Các Bên Có Liên Quan

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

3.68

3.87 3.75

3.48

2.24 2.08

1.92

2.02

2.18 2.25

2.13 2.02

1.11 1.07

Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nghiện internet

Gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong hỗ trợ HS

Liên kết với Liên kết Giúp học các cơ sở y các trung sinh có biểu tế để khám tâm cai hiện nghiện và điều trị nghiện internet cho học sinh internet trên tham gia các

toàn quốc giúp HS cai nghiện internet

câu lạc bộ cai nghiện internet bên ngoài cộng động

Liên kết với Vận động các tổ chức gây quỹ trợ tự nguyện giúp học để hỗ trợ sinh nghiện học sinh có internet có biểu hiện hoàn cảnh

nghiện khó khăn và internet gia đình học

sinh

HS NGHIỆN INTERNET

NVCTXH TH

ĐTB

3,68 và 3,48) được thực hiện tương đối hiệu quả. Riêng các nội dung liên kết với các Trung tâm cai nghiện, y tế hay các dịch vụ đều thực hiện ở mức hiệu quả thấp.


Biểu đồ 3.11. Hiệu quả hoạt động kết nối GĐ và các bên có liên quan

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Tổng hợp kết quả khảo sát từ các hoạt động CTXH nêu trên, luận án nhận thấy tùy vào điều kiện thực tế ở mỗi trường mà các hoạt động CTXH trong hỗ trợ học sinh nghiện internet tại các trường THCS ở tỉnh Bình Định đã được triển khai áp dụng dưới nhiều mức độ khác nhau. Bước đầu cho thấy đa số các hoạt động được triển khai đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ HS nghiện internet xóa bỏ những rào cản về mặt tâm lý, ổn định về đời sống tinh thần để thực hiện tốt các chức năng của bản thân trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, sinh hoạt và cải thiện các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và thầy cô giáo. Đặc biệt, thông qua hoạt động tư vấn, tham vấn; hoạt động giáo dục, học sinh nghiện internet được nâng cao sự hiểu biết về tác hại của nghiện internet đối với bản thân và các em có thêm một số kỹ năng cơ bản để phòng ngừa việc tái nghiện internet. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng cho thấy chỉ có hoạt động Truyền thông, giáo dục và hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội có mức độ thực hiện ở mức cao nhất, trong khi những hoạt động can thiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet ở các trường THCS tại tỉnh Bình Định, quan điểm cho rằng cần dựa trên nhiều căn cứ lý luận và thực tiễn khác nhau. Chẳng hạn dựa trên quan điểm của lý thuyết về hệ thống – sinh thái; thực tiễn nguyên nhân việc học sinh bị nghiện internet hay phương diện liên quan đến thực tiễn ngành, nghề CTXH và đội ngũ thực hiện hoạt động công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay.

3.4.1. Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh của học sinh nghiện internet

Luận án đánh giá những yếu tố ảnh hưởng từ bản thân HS nghiện internet dựa trên các khía cạnh như: Kiến thức, sự hiểu biết; Thái độ; Ý chí, nghị lực của học sinh và một số khía cạnh liên quan đến sức khỏe, hoàn cảnh gia đình của HS.v.v.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của yếu tố xuất phát từ học sinh qua đánh giá của giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học

Nhân tố

Mức độ ảnh hưởng (N = 100)

ĐTB

Thứ

bậc

1

2

3

4

5

Ý chí, nghị lực của

học sinh

4

(4,0)

3

(3,0)

23

(23,0)

58

(58,0)

10

(10,0)

3,67

1

Kiến thức, sự hiểu

biết của HS

3

(3,0)

9

(9,0)

16

(16,0)

63

(63,0)

9

(9,0)

3,66

2

Sức khỏe cá nhân,

hoàn cảnh gia đình

2

(2,0)

5

(5,0)

27

(27,0)

59

(59,0)

7

(7,0)

3,64

3

Thái độ hợp tác trong

quá trình hỗ trợ

2

(2,0)

6

(6,0)

34

(34,0)

51

(51,0)

7

(7,0)

3,55

4

Điểm TBC


3,63


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Ký hiệu: Không ảnh hưởng = 1; Ảnh hưởng ít = 2; Ảnh hưởng trung bình = 3; Ảnh hưởng nhiều = 4; Ảnh hưởng rất nhiều = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Thực hiện khảo sát cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học về yếu tố ảnh hưởng bởi HS nghiện internet, kết quả bảng 3.13 cho thấy yếu tố liên quan đến Ý chí, nghị lực của học sinh được cho là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB= 3,67), cụ thể: có 68% NVCTXHTH trả lời ở mức ảnh hưởng nhiều và rất nhiều; 23%

cho là ảnh hưởng ở mức trung bình.Việc can thiệp, trợ giúp HS nghiện internet nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi là một quá trình lâu dài, tốn rất nhiều thời gian, vì vậy nếu HS thật sự có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm thay đổi thì quá trình trợ giúp sẽ diễn ra thuận lợi và ở chiều hướng ngược lại sẽ khó kỳ vọng vào một kết quả tích cực. Việc học sinh nghiện internet thiếu ý chí, nghị lực xuất phát từ nhiều lý do, trong đó theo quan điểm của Erikson trong học thuyết về các giai đoạn phát triển con người cho rằng: ở giai đoạn của tuổi thiếu niên – đây là thời kỳ có sự phát triển hoàn thiện về sinh lý, kinh nghiệm sống và vai trò xã hội, trẻ nhận thức được bản sắc, giá trị của bản thân, người ta gọi đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn. Trong khoảng thời gian này, họ tìm hiểu và hình thành bản sắc riêng bằng việc tự khám phá ra mình là ai. Nếu thất bại trong việc thiết lập một ý thức về bản sắc trong xã hội (“Tôi không biết những gì tôi muốn khi tôi lớn lên”) có thể dẫn đến nhầm lẫn vai trò, từ đó dẫn đến các em lúng túng, mất phương hướng và thậm chí gây nên những khủng hoảng, thiếu ý chí, nghị lực để phấn đấu cho những công việc khác nhau [129]. Bên cạnh đó, do sự ảnh hưởng từ việc nhận dạng bản sắc cá nhân, thiết nghĩ sức cuốn hút của không gian ảo trên mạng internet là quá lớn khiến các em khó chấp nhận thực tế khi phải đối diện với những hoạt động trị liệu do NVCTXHTH tổ chức. Một nam học sinh trường THCS Quang Trung nói rằng: “Em cũng muốn được tham gia các lớp tư vấn do nhân viên CTXHTH thực hiện để tìm kiếm biện pháp hạn chế việc lên mạng. Ban đầu thì nghĩ vậy, nhưng em rất khó từ bỏ ý nghĩ, vẫn thèm muốn được vào mạng để chơi game, nên ban đầu em có ng i nghe NVCTXHTH nói chuyện cùng với tập thể nhưng sau đó em cảm thấy mình vẫn chưa thực sự sẵn sàng để thay đổi được” (H.V.H, Nam, 12 tuổi). Vì vậy, vai trò của người lớn ở giai đoạn này rất quan trọng, một sự khích lệ, động viên nhẹ nhàng từ phía NVXH cũng là giải pháp quan trọng giúp HS nghiện internet phát huy ý chí và nghị lực để hướng đến việc thay đổi hành vi sử dụng internet không có lợi cho các em HS.

Yếu tố tiếp theo cũng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động CTXH là Kiến thức, sự hiểu của HS (ĐTB = 3,66). Trong đó, có 72% số cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học cho rằng có ảnh hưởng ở mức nhiều và rất nhiều đến hoạt động CTXH; chỉ có 3% cho là rất ít ảnh hưởng. Theo quan điểm của lý thuyết nhận thức và hành vi thì một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch về hành vi là sự hạn chế về tri thức; tri thức cứng nhắc hoặc tri thức bị lệch lạc [69]. Một trong những

nhiệm vụ quan trọng của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXHTH trong hỗ trợ học sinh nghiện internet là làm cho các em chuyển biến về mặt nhận thức, tư duy để thay đổi việc sử dụng internet không lành mạnh. Tuy nhiên, việc thay đổi này thật sự không dễ dàng, nhất là khi một số HS nghiện internet không có nhu cầu, mong muốn vì bản thân các em chưa thực sự nhận thấy hậu quả của việc bị nghiện internet. Hơn nữa do tâm lý sợ sai; khó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ khi đối diện với chuyên gia của HS nghiện internet cũng tạo ra những khó khăn để NVCTXHTH thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu hỗ trợ của HS nghiện internet.

Với yếu tố ảnh hưởng liên quan đến tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh gia đình HS nghiện internet, kết quả cho thấy có 59% số cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXHTH trả lời ở mức ảnh hưởng nhiều, chỉ có 2% cho rằng rất ít ảnh hưởng. Nghiên cứu cho rằng việc sử dụng internet nhiều dẫn đến tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần của HS nghiện internet sẽ không được tốt (sao nhãng việc ăn uống, ngũ nghĩ, lười vận động, …), điều này khiến HS khó tập trung để nghe tư vấn hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng NVCTXHTH tổ chức. Bên cạnh yếu tố cá nhân HS, hoạt động CTXH còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình của HS nghiện internet, chẳng hạn: gia đình không có điều kiện để quản lý, kiểm soát con cái; một số trường hợp gia đình không chịu hợp tác để cùng NVCTXHTH trong trợ giúp HS. Ngoài những yếu tố trên, thì thái độ hợp tác của HS nghiện internet cũng được cán bộ, giáo viên trường học đánh giá có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động CTXH (chiếm 51%). Theo chia sẽ của nhân viên CTXHTH:“Trong thời gian qua ở Nhà trường một số cán bộ và giáo viên được tham dự các lớp về tư vấn tâm lý cho HS có hành vi lệch chuẩn do trường Đại học tổ chức. Vớinhững vấn đề liên quan đến học sinh nghiện Game online do các trường tổ chức, nhưng quả thực để tư vấn cho HS giảm thiểu tình trạng nghiện internet là rất khó. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là HS phải có ý chí, phải kiên trì nghe các cô tư vấn hay không. Có một số HS khi biết mình nghiện internet, các loại game là cố tình trốn tránh không muốn nghe các cô tư vấn” (L.V.D, Nam, 33 tuổi).

3.4.2. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học

Hiệu quả của hoạt động CTXH trong can thiệp, trợ giúp HS bị nghiện internet phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm

nhiệm CTXH trong trường học (NVCTXHTH). Như đã phân tích ở phần trên, các NVCTXHTH ở các trường trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay chưa được đào tạo chuyên nghiệp về CTXH, học làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, sự đam mê để hỗ trợ HS gặp phải những vấn đề khó khăn mà bản thân những HS đó không có khả năng tự giải quyết được. Theo tìm hiểu thực tế thì những cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH ở các trường chủ yếu là cán bộ làm công tác đoàn, phụ trách công tác học sinh, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế học đường. Xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố này, luận án đánh giá dựa trên năm khía cạnh như: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, thái độ nghề nghiệp và thâm niên nghề nghiệp được mô tả cụ thể ở kết quả khảo sát thống kê mô tả dưới đây.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của yếu tố từ cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học

Nhân tố

Mức độ ảnh hưởng (N = 100)

ĐTB

Thứ bậc

1

2

3

4

5

Kiến thức, kỹ năng làm

việc về nghiện internet, game online


3

(3,0)


5

(5,0)


18

(18,0)


49

(49,0)


25

(25,0)


3,94


1

Kiến thức, kỹ năng về

nghề công tác xã hội

10

(10,0)

8

(8,0)

21

(21,0)

53

(53,0)

8

(8,0)

3,45

2

Trình độ chuyên môn

2

(2,0)

8

(8,0)

37

(37,0)

48

(48,0)

5

(5,0)

3,44

3

Thái độ nghề nghiệp

6

(6,0)

14

(14,0)

27

(27,0)

42

(42,0)

11

(11,0)

3,42

4

Thâm niên nghề nghiệp

5

(5,0)

7

(7,0)

38

(38,0)

50

(50,0)

0

(0,0)

3,33

5

Điểm TBC


3,52


Ký hiệu: Không ảnh hưởng = 1; Ảnh hưởng ít = 2; Ảnh hưởng trung bình = 3 Ảnh hưởng nhiều = 4; Ảnh hưởng rất nhiều = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Kết quả khảo sát ở bảng 3.15 cho thấy, nhân tố liên quan đến Kiến thức, kỹ năng làm việc về nghiện internet, game online là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB = 3,94). Trong đó, có 49% NVCTXHTH cho là ảnh hưởng nhiều và 25% ảnh hưởng rất nhiều, không có ý kiến nào trả lời ở mức không ảnh hưởng. Khi được hỏi: Thầy (cô)

và các anh/chị từng biết đến những thông tin liên quan đến học sinh nghiện internet thông qua những kênh thông tin nào? kết quả cho thấy có đến 53% NVCTXHTHcho biết đến thông qua sách, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng; 33% tự tìm hiểu lấy thông qua kinh nghiệm bản thân; chỉ có 5% được tập huấn về vấn đề này (Xem phụ lục 5.5). Để nhận biếtnhững biểu hiện nhận thức, cảm xúc, hành vi; các nguyên nhân và hậu quả và biện pháp giải quyết vấn đề nghiện internet ở HS thực sự là một công đoạn khó khăn, đòi hỏi người trợ giúp phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực này. Nếu không được đào tạo, tập huấn mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, sự đam mê, lòng nhiệt để trợ giúp HS có vấn đề trong sử dụng internet thì những sai số đáng kể sẽ xuất hiện, hiệu quả mang lại không như mong đợi và nhiều khi còn làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Theo chia sẻ của một nam học sinh Trường THCS Nhơn Hải: “Các nhân viên ở trường em rất nhiệt tình trong việc tư vấn cho HS, trong những buổi dạy học môn giáo dục công dân cô thường xuyên lắng nghe, chia sẻ về vấn đề nghiện internet, nghiện game cho những bạn có xu hướng nghiện game. Em cũng từng gặp riêng để nhờ cô chỉ bảo, nhưng cô chỉ nói một cách chung chung, chưa thực có cách để em từ bỏ việc chơi game nhiều”.

Tiếp đến là sự ảnh hưởng của nhân tố “kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực CTXH, ở nhân tố này có 61% NVCTXHTHcho là có ảnh hưởng nhiều và rất nhiều. Mỗi ngành, nghề đều có đối tượng làm việc đặc thù, mục tiêu và thế mạnh khác nhau theo sự phân công của xã hội. Đã từ lâu, nghề CTXH hướng đến đối tượng trợ giúp là con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng) có vấn đề khó khăn liên quan đến kinh tế, sự rối nhiễu về mặt tâm lý, lệch chuẩn về hành vi và một số khía cạnh khó khăn khác trong đời sống xã hội của họ, và, HS nghiện internet chính là đối tượng nằm trong phạm vi cần sự trợ giúp của ngành CTXH. Với kiến thức nền tảng về tâm lý, hành vi con người và môi trường xã hội; kiến thức về chính sách an sinh xã hội, … cùng với đó là hệ thống những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, người làm CTXH trường học dễ dàng tiếp cận, thấu cảm tâm lý HS nghiện internet và từ đó đưa ra những hình thức can thiệp, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp giúp HS nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng và thế mạnh của bản thân để giải quyết vấn đề nghiện internet. Vì vậy, rõ ràng việc thiếu kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực công tác xã hội nói chung và CTXH làm việc với HS bị nghiện internet đã có những khó khăn nhất định đối với cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXHTH trong việc trợ giúp HS nghiện internet trong thời gian qua. Theo kết quả

khảo sát cho thấy, trong số 100 NVCTXHTHlàm công tác kiêm nhiệm học đường ở các trường THCS tại Bình Định thì chỉ có 03 người được đào tạo sơ cấp, trung cấp về CTXH và 18% tổng số khách thể nghiên cứu được tham gia các lớp tập huấn về lĩnh vực CTXH theo Kế hoạch phát triển nghề CTXH trong ngành giáo dục giai đoạn 2017

– 2020 của Bộ GD&ĐT do tỉnh Bình Định tổ chức.

Nhân tố có ảnh hưởng nhiều tiếp theo đến hoạt động CTXH đối với học sinh nghiện internet đó là “Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học”, cụ thể có 53 người được hỏi cho là ảnh hưởng ở mức nhiều và rất nhiều, chỉ có 2% cho là không có sự ảnh hưởng. Trình độ chuyên môn là nhân tố then chốt trong dạy học và hàm chứa mức độ hiểu biết những kiến thức liên ngành, các vấn đề về xã hội khác ngoài lĩnh vực được đào tạo. Xét về yếu tố trình độ chuyên môn kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học có trình độ chuyên môn ở bậc Đại học là 65%, 28% trình độ Cao đẳng, 4% Trung cấp chuyên nghiệp và 3% trình độ Sau đại học. Điều đó cho thấy đa số NVCTXHTH đều có trình độ chuyên môn đã được chuẩn hóa theo Điều 2 của Thông tư liên tịch số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập, trong đó Giáo viên trung học cơ sở hạng I và hạng II phải có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên và Giáo viên trung học cơ sở hạng III có bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên [72]. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là không có nhân viên CTXHTH nào có trình độ Đại học ngành CTXH hoặc cao đẳng, điều này rõ ràng là một sự thiếu hụt đáng kể và ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp HS có vấn đề nói chung và HS nghiện internet.

Biểu đồ 3 12 Tỷ lệ trình độ chuyên môn của NVCTXHTH Ngu n Kết quả khảo 1

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ trình độ chuyên môn của NVCTXHTH

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về sự ảnh hưởng của yếu tố liên quan đến thái độ nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học, kết quả cho thấy ĐTB của yếu tố này là 3,42, tương đương sự ảnh hưởng nhiều đến kết quả CTXH. Trong đó có 42% ý kiến cho là ảnh hưởng nhiều, 11% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều. Thái độ hàm chứa hành vi, cách hành xử của CBTH khi làm việc với HS nghiện internet, tức là đề cập đến tính chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Trong CTXH thái độ nghề nghiệp được lượng định dựa trên quy điều đạo đức của nhân viên CTXH, chẳng hạn, trích Thông tư 01 năm 2017 của Bộ LĐTB & XHquy định: Thứ nhất, phải có sự cần, kiệm, liêm, chính; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân với nghề nghiệp; Thứ hai, có sự tâm huyết, phải trách nhiệm; chủ động và sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng; Thứ ba, kiên nhẫn, thấu hiểu, và quan tâm đối với đối tượng; đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề công tác xã hội; chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật” [20].

Biểu đồ 3 13 Tính chuyên nghiệp của NVCTXHTH qua đánh giá của học sinh Ngu n 2

Biểu đồ 3.13: Tính chuyên nghiệp của NVCTXHTH qua đánh giá của học sinh

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Khi được hỏi về thái độ làm việc của NVCTXHTH, biểu đồ 3.13 cho thấy, có 47,5 trường hợp HS nghiện internet đánh giá mức bình thường, 23,7% cho rằng chuyên nghiệp, 13,6% cho rằng rất chuyên nghiệp, số còn lại cho rằng chưa thực sự chuyên nghiệp (chiếm 15,3%), điều đó cho thấy vẫn còn nhiều NVCTXHTH vì lý do nào đó khi làm việc có thể còn tỏ thái độ khó chịu, mang tính bề trên, không chịu lắng nghe hoặc thậm chí áp đặt trong quá trình trợ giúp HS nghiện internet. Dĩ nhiên mỗi nghề đều có quy định đạo đức riêng của ngành, song việc không được đào tạo chính quy về CTXH

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022