Công tác vận động quần chúng ở Ba Vì, Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 2

7. Kết cấu của khóa luận‌

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 02 chương và 05 tiết.

ươ 1

Ư ƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ỘNG QUẦN CHÚNG


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm “quần chúng”

Từ rất lâu quan niệm về quần chúng hay còn được gọi là dân, nhân dân được những nhà Nho giáo hoặc một số vị vua quan niệm như sau:

Một là, “dân” trong quan niệm của Khổng Tử là Thần dân trăm họ, là “bá tính” chịu sự cai quản thống trị của người chịu cai quản cao nhất là vua. Khổng Tử cũng có những tư tưởng trọng dân và hết sức vì dân. Theo Khổng Tử, đức tin của dân giữ một vai trò quan trọng, nếu thiếu lòng tin của nhân dân thì chính quyền sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Khổng Tử không chỉ quan tâm đến việc nuôi, dưỡng dân về mặt vật chất, chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân .

Hai là, trong tư tưởng của Mạnh Tử dân là người lao động chân tay, họ đã và đang sản xuất ra của cải vật chất duy trì sự tồn tại của xã hội”. Mạnh Tử chú trọng đến việc chăm lo đời sống no đủ cho nhân dân , có thể nói tư tưởng “trọng dân”, “tín dân”, “dân vi quý”, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho dân, coi nhẹ hình phạt giáo hóa dân của Khổng Tử và Mạnh Tử đã trở thành tư tưởng tiền đề cho các học thuyết nói chung và quan điểm về “dân” “vai trò nhân dân của Hồ Chí Minh” nói riêng. Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng tam dân đó là: “độc lập dân tộc, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Tư tưởng này đề cao hết sức vai trò của nhân dân và nó trở thành ba nguyên tắc: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” của cả nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập sau này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Ba là, Nguyễn Trãi quan niệm về dân như sau: tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân . Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân

mà có: “thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc . Do đó, ông đã nhận thấy rất rò những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rò được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử .

Công tác vận động quần chúng ở Ba Vì, Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 2

Từ những quan điểm trước, chủ nghĩa Mác – Lênin đã “kế thừa và phát triển quan điểm về quần chúng nhân dân vượt trội so với các quan điểm khác trong lịch sử xã hội”. Chủ nghĩa lịch sử duy vật cho rằng : Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử . Vai trò của quần chúng nhân dân rất quan trọng, trong chủ nghĩa duy vật lịch sử được thể hiện trên ba quan điểm sau :

Quần chúng là lực lượng sản xuất, lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Quần chúng là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng trong xã hội .

Quần chúng là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất.

Trong Wikypedia, “quần chúng hay còn gọi là nhân dân, người dân, dân là thuật ngữ chỉ về toàn thể những con người sinh sống trong một quốc gia, và tương đương với khái niệm dân tộc”. Nhân dân còn có khái niệm rộng hơn và được sử dụng trong pháp lý, trong tư tưởng chính trị. Trong lĩnh vực chính trị pháp lý, nhân dân còn tương đồng với thuật ngữ công dân là những con người mang quốc tịch và được bảo hộ của một nhà nước nơi họ đang sinh sống và thông thường là không bao gồm những người trong bộ máy cai trị.

Khái niệm quần chúng hay còn được gọi là dân, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc . Đó là “Mọi con dân nước Việt”, “Mỗi một con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng , “già, trẻ gái trai, giàu nghèo,

quý tiện” [16, tr.195]. Hồ Chí Minh đưa ra một số quan điểm về quần chúng như sau : Thứ nhất, quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp quần chúng . Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng. Người luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng . Thứ hai, Hồ Chí Minh có viết: quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, quần chúng còn là người sáng tác nữa . Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý . Những giá trị tinh thần do nhân dân sáng tạo là cơ sở cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật .

Như vậy, quan điểm của Hồ Chí Minh về quần chúng là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

1.1.2. Khái niệm “Công tác vận động quần chúng”

Khái niệm công tác vận động quần chúng còn được hiểu là công tác dân vận . Là làm cho dân tin tưởng, ủng hộ và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Là tuyên truyền cho dân hiểu để loại bỏ những hủ tục lạc hậu từ thời xa xưa hoặc các phong tục tập quán như: mê tín dị đoan ở một số dân tộc ít người sống ở khu vực miền núi nước ta hoặc hủ tục cướp vợ, chữa bệnh bằng phương thức cúng bái .

Dân vận là vận động tất cả các lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân , để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho . Dân vận không thể chỉ dùng, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, báo chương, truyền đơn, chỉ thị mà đủ mà phải kết hợp công tác vận động tuyên truyền đến từng người dân để dân hiểu và thực hiện.

Hồ Chí Minh có nói về công tác dân vận : “Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân”, “Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết” [17, tr.432]. Trong lúc thi hành phải theo dòi, giúp đỡ, khuyến khích dân . Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm tra lại công việc, rút kinh nghiệm, phê

bình và khen thưởng động viên dân . Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta, muốn làm công tác dân vận khéo thì phải thật sự yêu dân, kính dân, thương dân và hiểu dân, phải biết vận động nhân dân làm tốt những việc có lợi cho cách mạng, cho đất nước”, “để đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”. Ðây sẽ là cẩm nang cho Ðảng và Nhà nước ta trong tiến trình lãnh đạo, tổ chức toàn dân tiến hành sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu bật vai trò nhân dân trong đổi mới đất nước và đi lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà trong Di chúc Người đã căn dặn Ðảng ta, trong cuộc chiến đấu chống lại những hư hỏng, nghèo nàn, lạc hậu để xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi thì phải dựa vào nhân dân, giáo dục và tổ chức toàn dân . Những việc đó chính là để nhân dân tự giác thực hiện trách nhiệm của mình, có những đóng góp nhiều nhất vào quá trình tiến hành đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong nhiều tác phẩm, bài nói và viết trên các bài báo , Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành”. Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập của Ðảng, mỗi cán bộ, đảng viên của đảng cầm quyền, để thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, thiết nghĩ tự mỗi người cần thường xuyên học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [16, tr.698].

Như vậy, công tác vận động quần chúng là vận động nhân dân làm tốt những việc có lợi cho cách mạng , là làm cho dân tin tưởng, ủng hộ và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước , đồng thời phải tuyên truyền cho dân hiểu và thấy được lợi ích của dân để nhân dân tự giác thực hiện trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng sự nghiệp đất nước .

1.1.3. Khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng”

Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán về dân, vạch rò nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền hành đó là nhân dân. Đây là quan điểm gốc để Người coi sự nghiệp cách mạng quần chúng nhân dân; công cuộc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm và công việc của dân.

Theo quan điểm Hồ Chí Minh thì dân có vai trò rất quan trọng, tất cả mọi lợi ích đều vì nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân chúng dù nhỏ cũng có gắng, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng phải tránh . Dân là gốc của nước, Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm : Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành .

Khái niệm "công tác vận động quần chúng" cũng được sử dụng bằng cụm từ "dân vận". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho".

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về: “xây dựng củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc”; “trách nhiệm của Đảng và Chính quyền trong công tác vận động quần chúng, tuyên truyền”; “vận động và tổ chức quần chúng nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng”; “yêu cầu đối với cán bộ làm công tác vận động quần chúng”. Đó là hệ thống tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam .

1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân và những nộ du cơ bản của công tác vậ động quầ c ú tr tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.1. Về vai trò của quần chúng nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc ta . Không những

vậy, Người còn là một là chiến sĩ xuất sắc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc .

Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các vị anh hùng dân tộc, các bậc minh quân đều đánh giá cao vai trò, sức mạnh quật cường của nhân dân Việt Nam , biết tập hợp và khai thác lực lượng của nhân dân lập nên những chiến công lẫy lừng và những thành công rực rỡ . Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, từ những bài nói, bài viết, cho đến cả cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng phong phú và và đa dạng, ta thấy quan điểm quần chúng của Người vô cùng đúng đắn, kiên định, phong phú, sáng tạo và mang tính chất độc đáo của Việt Nam . Ở quan điểm quần chúng của Hồ Chí Minh, ta không những thấy tư tưởng tiến bộ, đúng đắn của chủ nghĩa Mác về vai trò quần chúng trong lịch sử . “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, quần chúng nhân dân vừa là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, vừa là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội, đồng thời cũng là người sáng tạo, lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần” , mà còn thấy sự phát triển sáng tạo và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam .

Hồ Chí Minh đã nêu cao quan điểm về con người, và đồng thời là quan điểm về dân : “Tất cả vì con người và do con người; tất cả vì dân và do dân; con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn nhất”. Tư tưởng đó được thể hiện trên nhiều phương diện . Trước hết đó là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh : Sống vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội. Con người vừa là mục tiêu”, vừa là động lực biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc . Quan điểm về con người, về nhân dân của Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở tư tưởng chính trị - xã hội “ dân là chủ”. Bao nhiêu lợi ích và quyền hạn đều làm cho dân và vì dân . Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân . Quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân , về con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành phương pháp, tác phong công tác : tin ở dân, dựa vào dân, học hỏi dân . “Có dân là có tất cả”. “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [23, tr.212]. Quan điểm về tác phong quần chúng của Hồ Chí Minh bao hàm nhiều nội dung phong phú . Trước hết đó là niềm tin tưởng mãnh liệt vào sức

mạnh vĩ đại của quần chúng; là tính khiêm tốn học hỏi quần chúng, tôn trọng quần chúng; quan tâm đến lợi ích thiết thân của quần chúng; sống có tình có nghĩa với quần chúng - một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng : Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng , có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng Việt Nam . Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận - công tác vận động quần chúng - là một hệ thống những quan điểm, phương thức dân vận được thấm nhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người. Thương yêu nhân dân, thương yêu con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh , cơ sở để hình thành tư tưởng về công tác dân vận của Người. Người luôn ý thức dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết . “Dân là gốc của nước. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Trong xã hội muốn thành công phải có ba điều kiện là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là quan trọng hơn hết” [16, tr.194].

Tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học đúng đắn: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề đoàn kết, dân có đoàn kết lại thì mới tập hợp được đông đảo nhân dân”. Đảng dù vĩ đại đến mấy cũng chỉ là một bộ phận của nhân dân . Người nêu lên một luận đề như một chân lý: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [16, tr.698]. Hồ Chí Minh muốn khẳng định công tác dân vận không chỉ là những thao tác cụ thể, những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học - khoa học về con người, một nghệ thuật - nghệ thuật tiếp cận và vận động con người, phải dày công tìm tòi suy nghĩ để phân tích chính xác tình hình nhân dân, vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận vào thực tiễn sinh động để vận động nhân dân có hiệu quả . “Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế, đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân giải quyết các

Xem tất cả 56 trang.

Ngày đăng: 08/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí