Việc Tiếp Và Xử Lý Trường Hợp Nhiều Người Cùng Khiếu Nại, Tố Cáo, Kiến Nghị, Phản Ánh Về Một Nội Dung


bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng dẫn đến việc hồ sơ địa chính không đồng bộ, thiếu tư liệu, công tác lưu giữ tư liệu địa chính chưa được thực hiện tốt.

Nội dung tố cáo của công dân chủ yếu về cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật, vi phạm pháp luật về quản lý, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhà nước giao; tố cáo cơ quan, người đứng đầu trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến lợi ích của công dân chiếm tỷ lệ trên 60%; 40% còn lại liên quan đến các nội dung tố cáo khác.

2.2.3.2. Việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung

Trong thời gian qua, tình hình khiếu nại, khiếu kiện đông người có chiều hướng gia tăng về số lượng, phát sinh ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng. Đa số thường tập trung tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk để khiếu kiện làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị trên địa bàn. Có những đoàn đông người kéo lên Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh nhưng vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện.

Bảng 2.8. Chi tiết số đoàn đông người được tiếp từ 2016 – 2020 [24]


Năm

Số đoàn đông người

Số đoàn

Số người

Số vụ

2016

01

15

01

2017

21

843

19

2018

27

368

25

2019

04

790

04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 10



2020

-

-

-

Tổng

53

2.016

49


Từ năm 2016 đến năm 2020, số đoàn đông người được tiếp là 53 đoàn đông người/49 vụ việc (53 đoàn/2.016 người), trong đó:

+ Trụ sở tiếp công dân tỉnh: 50 đoàn đông người với 1.998 lượt người (46 vụ việc);

+ Nơi tiếp công dân của các sở, ngành: 03 đoàn đông người với 18 lượt người (03 vụ việc).

Những vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thời gian gần đây tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và mức độ gay gắt càng cao; có nhiều mâu thuẫn trong quan điểm giải quyết. Điển hình một số vụ việc nổi bật từ năm 2016 đến năm 2020, cụ thể như sau:

+ Vụ việc khiếu nại của 322 hộ (nay còn 263 hộ) tiểu thương Chợ tạm Buôn Ma Thuột: Khiếu nại Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh về mức phí Khu B chợ Buôn Ma Thuột.

+ Vụ của các hộ dân trồng cà phê liên doanh với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm với nội dung kiến nghị về việc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm chưa thực hiện đầy đủ những điều khoản đã ký với các hộ dân trong hợp đồng đã ký kết, không đảm bảo cơ sở pháp luật và thực tế.

+ Vụ của các hộ dân nhận khoán với Công ty TNHH hai thành viên cà phê Cư Pul với nội dung khiếu nại về hợp đồng nhận khoán giữa các hộ dân và Công ty TNHH hai thành viên Cư Pul, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải thể Công ty cà phê TNHH HTV cà phê Cư Pul chuyển giao diện tích đất của Công ty cà phê Cư Pul quản lý về cho UBND huyện Krông Pắc và UBND xã Hòa Đông quản lý để cấp quyền sử dụng đất cho các hộ nhận khoán.


Thực tế cho thấy công dân có ý thức hơn trong việc sử dụng quyền khiếu nại nhưng cũng thể hiện sự báo động về nguy cơ bất đồng về quyền và lợi ích hợp pháp giữa công dân và Nhà nước. Trong một số vụ việc khiếu nại đông người còn có sự can thiệp của kẻ xấu đã kích động, xúi giục, lôi kéo những người đi khiếu nại, liên kết đông người với nhau trụ bám dài ngày tại trụ sở tiếp công dân hoặc thực hiện những hành vi quá khích, cản trở không cho thực hiện dự án, gây rối trật tự, thậm chí có những trường hợp còn lợi dụng tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo chủ động quay phim, chụp ảnh, viết bài vu khống đưa lên mạng nhằm bôi nhọ chính quyền, làm ảnh hưởng xấu tới an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Năm 2019 tuy có 04 đoàn đông người nhưng số người đến lại rất đông, lí do là những tiểu thương Chợ tạm Buôn Ma Thuột kéo rất nhiều người đến và mang nhiều pano, áp phích để gây rối tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh; đoàn khiếu nại này có những đặc điểm như sau:

- Tổ chức chặt chẽ, có người chỉ huy, có bộ phận tiếp tế lương thực, nước uống, sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, quay phim chụp ảnh… để gây áp lực với chính quyền các cấp, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn.

- Thái độ đi khiếu nại bức xúc, gay gắt, cực đoan.

- Có sự lôi kéo, kích động, xúi giục, giúp đỡ về vật chất của các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị…[5].

Việc giải quyết các vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung gặp khó khăn vì: trong quá trình giải quyết công dân cung cấp nội dung sự việc, bằng chứng, tài liệu không rõ ràng. Đơn viết nặng về phê phán các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi xâm hại của nhân viên nhà nước, thường giấu kín những vi phạm của bản thân mình hoặc của gia đình; đòi khôi phục hiện trạng ban đầu hoặc đòi bồi thường thiệt hại không đúng quy định ...Thực tế cho thấy, có nhiều quyết


định hành chính liên quan đến nhiều người và họ đều có quyền khiếu nại nhưng Luật khiếu nại không quy định việc khiếu nại tập thể. Bởi vì tuy nhiều người cùng khiếu nại một quyết định nhưng mỗi người có lợi ích riêng và có những yêu cầu khác nhau, được giải quyết khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể; thêm nữa, việc giải quyết khiếu nại có thể qua nhiều lần, có người sẽ đồng ý với việc giải quyết của cấp này và chấm dứt khiếu nại, người khác lại không đồng ý với quyết định giải quyết và khiếu nại tiếp...

2.2.3.3. Kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo từ năm 2016 -2020 Bảng 2.9. Số liệu đơn thư tiếp nhận từ năm 2016 – 2020 [24]

Năm

Khiếu nại

Tố cáo

KNPA

Tổng

2016

298

168

297

757

2017

262

170

317

749

2018

387

171

301

859

2019

380

125

287

792

2020

218

196

476

890


400

350

300

250

200

150

100

50

0

Khiếu nại

Tố cáo

2016 2017 2018 2019 2020

Biểu 2.2: Số lượng đơn nhận được từ năm 2016 - 2020

Qua các báo cáo tổng kết về tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, số lượng đơn khiếu nại, tố cáo qua các năm có sự biến động; đơn khiếu nại tăng cao vào năm 2018, 2019 tuy nhiên


lại giảm vào năm 2020 và thay vào đó là tăng đơn tố cáo. Nguyên nhân của việc tăng đơn tố cáo là vì đây là năm chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, chính vì vậy lượng đơn thư tố cáo về cán bộ, công chức là nguồn nhân sự trong kỳ đại hội tăng lên rất nhiều. Tuy lượng đơn thư được tiếp nhận ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có số lượng lớn nhưng quá quá trình xử lý, giải quyết theo quy định thì đơn không đủ điều kiện để giải quyết vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Cụ thể như sau:

Bảng 2.10. Số lượng đơn đủ điều kiện và không đủ điều kiện xử lý từ 2016 2020 [24]

Năm

Số đơn thư

tiếp nhận

Số đơn đủ

điều kiện xử lý

Tỷ lệ

%

Số đơn không đủ

điều kiện xử lý

Tỷ lệ

%

2016

757 đơn

407 đơn

54%

350 đơn

46%

2017

749 đơn

364 đơn

49%

385 đơn

51%

2018

859 đơn

400 đơn

47%

459 đơn

53%

2019

792 đơn

459 đơn

58%

333 đơn

42%

2020

890 đơn

444 đơn

49,89%

446 đơn

50,11%


Khảo sát thực tế, tác giả thấy rằng tình hình công dân gửi đơn khiếu nại đến không đúng cơ quan có thẩm quyền chiếm tỷ lệ đáng kể, một số công dân cho rằng việc gửi đơn lên các cơ quan cấp có thể tác động để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, KNPA của mình được giải quyết nhanh hơn, một số công dân lại không hiểu rõ cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn của mình nên gửi đơn đi rất nhiều cấp theo tính chủ quan của mình. Một số vụ đã hết thời hiệu khiếu nại, tố cáo nhiều vụ việc kéo dài hàng chục năm nhưng công dân gửi đơn đến cấp có thẩm quyền và được giải thích là không giải quyết thì lập tức gửi đơn vượt cấp và cấp trên lại xử lý chuyển đơn về cấp có thẩm


quyền giải quyết. Có trường hợp công dân trong một thời gian dài thỉnh thoảng lại có đơn gửi đi các nơi (không mang tính liên tục) để gây sức ép yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết.

2.3. Nhận xét, đánh giá chung‌

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Một là, về công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan chuyên môn đối với công tác tiếp công dân

Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân một cách khoa học và hiệu quả, cụ thể đã bố trí lực lượng triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các công chức của Ban, phòng phụ trách theo dõi các mảng nội dung, công việc cụ thể, rõ ràng và thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại nơi tiếp công dân. Việc phân công cụ cho cán bộ, công chức giúp việc theo dõi trở nên thuận tiện, việc nắm bắt thông tin các vụ việc được kịp thời, nhanh chóng.

Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn ngoài việc thực hiện tiếp công dân, còn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện, đồng thời trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành đã thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật có liên quan. Đặc biệt, chú trọng gặp gỡ trực tiếp và đối thoại với công dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công dân, kịp thời giải thích, hướng dẫn cho công dân hiểu rõ, cũng như giải quyết thỏa đáng, đúng pháp luật các nội dung yêu cầu của công dân, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, hạn chế phát sinh đơn thư.


Từ năm 2016 đến năm 2020, đã triển khai 56 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân tại 81 cơ quan, đơn vị [24]. Qua đó đã hướng dẫn, chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác này.

- Hai là, về tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ, công chức thực hiện tiếp công dân

Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã chú trọng trong việc thành lập, bố trí cán bộ công chức làm việc tại phòng Tiếp công dân của đơn vị mình. Phòng tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn có cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc đảm bảo.

Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân đều có phẩm chất, đạo đức tốt; có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm thực tế trong hoạt động tiếp công dân.

- Ba là, về xây dựng và ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân

Việc ban hành Nội quy tiếp, quy chế tiếp công dân và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận tiếp công dân thực hiện tốt nhiệm vụ mà còn tạo điều kiện thuận tiện cho công dân được thực hiện các quyền của mình, cũng như theo dõi, có ý kiến phản hồi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tiếp dân.

Tất cả các cơ quan chuyên môn hàng năm đều ban hành thông báo, quy định rõ thời gian, nội dung tiếp công dân. Trong số các cơ quan chuyên môn tác giả nghiên cứu, khảo sát chỉ có 01 cơ quan chuyên môn Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn chưa ban hành quy chế, còn các cơ quan chuyên môn đều đã có nội quy, quy chế tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn đã quy định cụ thể thời gian, nội dung, đối tượng tiếp công dân, các quy định đều đúng với các văn bản pháp luật và thực tiễn địa phương.


- Bốn là, về công tác tiếp công dân

Trong thời gian qua, mặc dù công dân trực tiếp đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, trong đó phần lớn là Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ngày càng nhiều với mức độ gay gắt càng tăng nhưng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tiếp dân chu đáo, đúng theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công chức tiếp công dân đã giải thích, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm cho công dân tạo điều kiện để công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Qua quá trình tiếp, công dân một phần nào nắm và hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giúp công dân hiểu và chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

- Năm là, về việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Việc phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk được thực hiện đúng theo Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Công tác tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định pháp luật; tham mưu đầy đủ, kịp thời việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với công dân trước khi ban hành Quyết định giải quyết theo quy định của pháp luật. Tùy theo nguồn đơn, công chức Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk có cách xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 03/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí