Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Dân Cư Của Tỉnh Đắk Lắk


vòng vo, nói thiếu mạch lạc; phải quan tâm đến thái độ người nghe để điều chỉnh cho phù hợp. Người cán bộ tiếp công dân phải tạo được sự gần gũi với người dân qua tác phong cởi mở, chân tình, chu đáo, tế nhị, tinh thần hiếu khách. Không chỉ vậy, người cán bộ còn cần phải tạo được sự kính trọng từ người dân qua sự chững chạc, đàng hoàng, phong cách lịch sự, nghiêm túc. Nếu rèn được kỹ năng nói như trên thì tính thành công của buổi tiếp công dân có tỷ lệ khá cao. Cán bộ tiếp công dân nên chủ động chào hỏi trước, tự giới thiệu về mình, sau đó hỏi họ tên và nội dung mà người dân cần trao đổi. Trong quá trình người dân trình bày, cán bộ cần ngồi ngay ngắn, nghiêm túc với nét mặt, cử chỉ thân thiện, tập trung lắng nghe và ghi chép những nội dung cần thiết. Trong mọi trường hợp, người cán bộ không được tỏ thái độ nóng nảy, quát tháo, đập bàn; không cắt ngang lời người dân đang nói; tránh mọi biểu hiện hách dịch, sách nhiễu, cửa quyền. Nếu người cán bộ tiếp công dân thực hiện tốt những điều nói trên thì người dân sẽ tin, sẽ yêu, sẽ kính trọng, sẵn sàng gửi gắm những băn khoăn, bức xúc, sẵn sàng hợp tác giải quyết vấn đề rất thiện chí, trên tinh thần xây dựng. Từ đó, hoạt động tiếp công dân ngày càng có hiệu quả hơn và sẽ phát huy tối ưu vai trò của mình [28].

Khi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phân công cán bộ tiếp công dân, thiết nghĩ người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân nên hành động ngay trong công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ tiếp công dân sao cho phù hợp, đó là những cán bộ có trình độ, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng phương án để tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của người cán bộ tiếp công dân ngày càng toàn diện hơn nữa, chuyên sâu hơn nữa. Mặt khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có giải pháp để nhân rộng về số lượng cán bộ tiếp công dân phù hợp, không thể nằm mãi ở số “một” và mục


tiêu cần hướng đến là tất cả các cán bộ trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đều đủ điều kiện tiếp công dân.


Tiểu kết Chương 1‌

Tiếp công dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nhằm đảm bảo và phát huy sự tham gia của nhân dân vào quá trình thực hiện quản lý nhà nước.

Tại chương 1, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở khoa học tiếp công dân. Cụ thể, tác giả đã làm rõ các khái niệm công dân, tiếp công dân, công tác tiếp công dân, công tác tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; vai trò, nội dung, quy trình TCD của các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TCD và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác TCD của các cơ quan chuyên môn. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để tác giả làm sơ sở nghiên cứu cho các nội dung tiếp theo của luận văn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chương 2‌

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK‌

Công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 7

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu‌

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện dân cư của tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, diện tích tự nhiên là 13.125,37 km2, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện), trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn); 2.447 buôn, thôn, tổ dân phố [27].

Dân số của tỉnh là 1.869.322 người, đứng đầu khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 10 trong cả nước. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 143,5 người/km2. Tỷ số giới tính của dân số là 101,7 nam/100 nữ cao hơn tỷ số giới tính toàn quốc (toàn quốc là 99,1 nam/100 nữ). Có 49 dân tộc hiện đang cư trú trên địa bàn; đông nhất là dân tộc kinh chiếm 64,3%, kế đến là dân tộc Ê đê chiếm 18,79%, Nùng chiếm 4,1%, Tày chiếm 2,3%, Mông chiếm 2,1%,… Một số dân tộc như Tày, Nùng, Mường ở vùng các tỉnh phía bắc di cư vào Đắk Lắk những năm giai đoạn 1999-2009 tăng, đến giai đoạn 2009-2019 đã

giảm dần.

Đắk Lắk có 14 thành phần tôn giáo. Năm 2019 có 465.746 người theo tôn giáo, chiếm 24,91% dân số. Nhiều nhất là Tin lành chiếm 9,87%, Công giáo chiếm 9,79%; Phật giáo chiếm 5,01%; Cao đài 0,13%. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

Hơn một phần ba dân số (từ 15 tuổi trở lên) đạt trình độ học vấn từ THPT trở lên (28,6%); có 85,7% dân số (từ 15 tuổi trở lên) không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT). Dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia LLLĐ được


đào tạo CMKT từ sơ cấp trở lên toàn tỉnh là 17,1%; trong đó khu vực thành thị cao gấp 3,16 lần khu vực nông thôn (tương ứng là 36,4% và 11,5%). Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 1,85% thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với toàn quốc (toàn quốc tỷ lệ này là 2,05%), là tỉnh cao hơn trong các tỉnh khu vực Tây Nguyên cụ thể: (Kom Tum 1,82%, Gia Lai 1,61%, Đắk Nông 1,23%, Lâm Đồng 0,88%). Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị (tương ứng là 1,59% và 2,72%). Trong những năm qua tỷ trọng lao động có việc làm theo ngành có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng tỷ lệ tăng vẫn còn thấp. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và xây dựng, thương mại và dịch vụ ít, vị trí việc làm trong lĩnh vực này hạn chế. “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” vẫn là ngành có tỷ trọng lao động nhiều nhất, chiếm 68,3%; tiếp đến là ngành “Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 8,5%” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 23,2%” [31].

Đắk Lắk có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn cùng với đó là đa thành phần tôn giáo nên có nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhiều dân tộc còn duy trì các luật tục với nhiều sắc thái khác nhau trong đời sống cộng đồng, dẫn đến việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo nói tiêng có những khó khăn.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm qua, tình hình kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có những chuyển biến rõ rệt, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo, chủ động tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh; tập trung giải quyết những công việc còn tồn đọng, những công việc và thủ tục trực tiếp liên quan đến sản xuất, kinh doanh, đầu tư của


doanh nghiệp, của nhân dân; cùng với đó là sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương. Đây là điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk tập trung triển khai thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế cho đồng bào các vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tình hình mọi mặt trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét, như giao thông đi lại thuận tiện, các điều kiện về vệ sinh, môi trường, nước sạch có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện và nâng lên đáng kể; khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh đã từng bước được rút ngắn so với sự phát triển chung trên địa bàn tỉnh. Nhờ cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật phục vụ cuộc sống, công việc chuyên môn, sinh hoạt được đầu tư xây dựng, đời sống kinh tế được cải thiện và nâng cao nên người dân ở tỉnh Đắk Lắk có điều kiện thuận lợi hơn để hăng hái, nhiệt tình tham gia hoạt động giáo dục pháp luật dành cho họ; qua đó, củng cố và nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng. Đồng thời, toàn tỉnh tích cực thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế. Kết quả đạt được về kinh tế cụ thể như sau:

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2020 (giá so sánh 2010) ước thực hiện 39.494,46 tỷ đồng, bằng 63,19% KH, tăng 8,67% so với cùng kỳ năm 2019 (KH: 62.500 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 11,11%). Trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản ước thực hiện 15.095 tỷ đồng, bằng 67,69% KH (KH: 22.300 tỷ đồng), tăng 27% so với cùng kỳ năm 2019; công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 5.408 tỷ đồng, bằng 51,75% KH (KH: 10.450 tỷ đồng), giảm 6,21% so với cùng kỳ năm 2019; dịch vụ ước thực hiện 17.432 tỷ đồng, bằng 62,37% KH (KH: 27.950 tỷ đồng), tăng 0,39% so với cùng kỳ năm 2019; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước thực hiện 1.560 tỷ đồng, bằng 86,67% KH (KH: 1.800 tỷ đồng), tăng 17,56 % so với cùng kỳ năm 2019 [22].


2.1.3. Khái quát về các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

2.1.3.1. Số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Tỉnh Đắk Lắk có 19 sở, ban, ngành là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: (1) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; (2) Sở Thông tin và Truyền thông; (3) Sở Khoa học và Công nghệ; (4) Sở Nội vụ; (5) Sở Tư pháp; (6) Sở Kế hoạch và Đầu tư; (7) Sở Giáo dục và Đào tạo; (8) Sở Y tế; (9) Sở Xây dựng; (10) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (11) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (12) Sở Tài chính; (13) Sở Công Thương; (14) Sở Tài nguyên và Môi trường; (15) Sở Giao thông vận tải; (16) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; (17) Thanh tra tỉnh; (18) Sở Ngoại vụ; (19) Ban Dân tộc.

2.1.3.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lắk

- Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk: Thuộc Văn phòng UBND tỉnh và chịu sự quản lý của UBND tỉnh Đắk Lắk (theo Quyết định số 1315/QĐ- UBND về việc thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk); biên chế công chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk nằm trong tổng số biên chế công chức của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk theo quyết định của UBND tỉnh giao hàng năm trên cơ sở đề án vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Phòng tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk: Hầu hết, Giám đốc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã bố trí, thành lập Phòng Tiếp công dân và phân công cho Thanh tra Sở, ban, ngành (Chánh Thanh tra Sở phân công công chức của Thanh tra Sở làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên) và công chức bộ phận Văn phòng (Thanh tra tỉnh) thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân phù hợp với yêu cầu,


tính chất tổ chức và hoạt động của từng cơ quan đúng theo quy định của khoản 2 Điều 16 Luật Tiếp công dân.

2.2. Phân tích thực trạng công tác tiếp công dân‌

2.2.1. Về công tác tổ chức bộ máy

2.2.1.1. Ban tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk

Thực hiện theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân và Công văn số 1952/CV-TTCP, ngày 20/8/2014 của Thanh tra Chính phủ về việc triển khai thành lập Ban tiếp công dân các cấp; ngày 29/5/2015 UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1315/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở tổ chức lại Phòng Tiếp dân, trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh Đắk Lắk về công tác tiếp công dân.

Trụ sở làm việc của Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk được bố trí địa chỉ tại số 32 Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trụ sở tiếp công dân tỉnh được xây dựng khang trang, rộng rãi, trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác tiếp công dân. Bố trí nơi tiếp công dân riêng của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh và Lãnh đạo UBND tỉnh; nơi tiếp công dân trong trường hợp đông người; nơi tiếp công dân thường xuyên bảo đảm công tác tiếp công dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Tại Điều 2, Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk, quy định:

+ Về chức năng: Là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tiếp công dân để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân; là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy trình của Luật Khiếu nại, Luật Tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2023