Nhận Thức Và Công Tác Lãnh Chỉ Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng Và Chính Quyền Tỉnh Phú Thọ Trong Việc Vận Dụng Các Nghị Quyết Của Đảng Về Công Nghiệp


nhanh, cơ bản có độ phủ sóng tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bưu chính, viễn thông đã được triển khai từ cấp tỉnh đến cấp huyện và đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, đa số các chỉ tiêu về bưu chính, viễn thông của tỉnh Phú Thọ còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước; mật độ người sử dụng và chất lượng dịch vụ còn chưa cao và chưa đồng đều; hoạt động của các bưu điện văn hoá còn hạn chế.

* Toàn tỉnh hiện có ba tờ báo được cấp phép hoạt động: báo Phú Thọ, Đài phát thanh- truyền hình Phú Thọ và Tạp chí văn nghệ Đất Tổ, ngoài ra còn có một số bản tin, tạp san chuyên ngành của các đơn vị, tổ chức đoàn thể, xã hội. Các nguồn báo viết và báo hình này đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật các vấn đề phát triển của tỉnh nhà.

* Là tỉnh giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, được coi là mảnh đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Nhắc đến Phú Thọ là người ta nghĩ ngay đến Đền Hùng nhưng Phú Thọ không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu di tích lịch sử quý báu mang tầm cỡ quốc gia này mà còn bởi non nước hữu tình, người và vật đều mến khách.

Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ có địa hình đa dạng: miền núi, trung du, đồng bằng nên có thể phát triển nhiều loại hình du lịch có sức hấp dẫn du khách như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái. Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ cũng rất đa dạng, mang nét văn hoá đặc sắc của những bản làng, có thể thấy ở Phú Thọ đâu đâu cũng có những ngày lễ hội. Không những thế Phú Thọ còn có kho tàng thơ, ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê Trung du rõ nét, từ lâu đã nổi tiếng làm say đắm lòng người.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh


Phú Thọ cũng có nhiều khó khăn: Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng yếu tố truyền thống, tự cung, tự cấp, manh mún, phân tán, lạc hậu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm. Cơ sở công nghiệp nông thôn chưa nhiều, nhất là công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng ngày một giảm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống; dịch vụ kém phát triển, trình độ và khả năng cạnh tranh hàng hoá còn hạn chế. Trình độ năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ trong cơ chế thị trường còn nhiều bất cập.

Những khó khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ.‌

2.2. Nhận thức và công tác lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Phú Thọ trong việc vận dụng các Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

2.2.1. Về nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ trương đường lối lớn và nhất quán của Đảng về đổi mới và phát triển kinh tế, xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991 của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó nhấn mạnh “phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống cho nhân dân”; “thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa…,cải biến căn bản tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển” của nước ta…

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 7


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thời gian qua các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ luôn thống nhất trong nhận thức, nghiêm túc quán triệt tinh thần của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luôn bám sát những chủ trương, chính sách, định hướng của Trung ương và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương trong từng thời kỳ; đồng thời coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, chi phối các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh.

* Đại hội lần thức XIV (1997 - 2000) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chủ trương phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, bền vững an toàn gồm sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây có giá trị kinh tế, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá tập trung, phù hợp với môi trường sinh thái và thị trường. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tập trung đầu tư nhanh chóng tạo ra sản phẩm hàng hoá có hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích; không ngừng nâng cao mức sống của nông dân. Tăng cường đầu tư cho vùng sản xuất lương thực tập trung, gắn nâng cao năng suất đồng đều trên địa bàn tỉnh. Nhanh chóng ổn định về lương thực, lấy lương thực làm cơ sở để phát triển các cây, con khác.

Cùng với phát triển sản xuất phải xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất trong nông thôn phù hợp với công cuộc đổi mới nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đưa nhanh công nghệ sinh học vào sản xuất trên tất cả các lĩnh vực. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản. Phát triển trồng trọt gắn với chăn nuôi. Chỉ đạo và khuyến khích phát triển kinh tế nông trại, lâm trại coi đây là một trong những hướng cơ bản làm giàu từ đồi rừng, phát triển kinh tế nông thôn miền núi.

* Đại hội lần thứ XV (2000 – 2005) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ xác định


phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp toàn diện, chú trọng đầu tư phát triển các chương trình trọng điểm, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở nâng cao trình độ kỹ thuật và chất lượng phát triển nông nghiệp, phát triển ngành nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và xây dựng các điểm thị trấn, thị tứ…nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn. Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng điều chỉnh lại quy hoạch chuyên ngành sản xuất nông nghiệp. Tập trung sản xuất hàng hoá, ưu tiên cho hàng hoá xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập của các sản phẩm mũi nhọn: chè, nguyên liệu giấy và sản phẩm chăn nuôi để tạo khâu đột phá phát triển nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới và nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp quốc doanh nông, lâm nghiệp để thực hiện tốt vai trò là trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dịch vụ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong vùng. Tăng cường đào tạo nguồn lực, chú trọng đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến ngư và đội ngũ nông dân chủ chốt ở cơ sở để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Đại hội cũng nhấn mạnh, tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; xem xét bổ sung kịp thời các chính sách; lồng ghép các chương trình mục tiêu, các nguồn lực để kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển ngày càng hiệu quả. Chủ động đổi mới để phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò quản lý kinh tế của các cấp chính quyền, hỗ trợ và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển. Tiếp tục sắp xếp lại các cơ sở kinh tế nhà nước. Đổi mới hợp tác xã và phát triển mạnh các loại hình kinh tế hợp tác đa dạng, kể cả tổ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp chế biến.


* Đại hội lần thứ XVI (2005 - 2010) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh tiếp tục đổi mới toàn diện, khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội đã xác định phát triển cơ sở hạ tầng là khâu đột phá quan trọng. Nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư, cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển đô thị và các vùng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh. Phát triển giao thông nội đồng, thuỷ lợi vùng đồi; đẩy nhanh việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Cơ cấu lại diện tích đất nông nghiệp và phấn đấu hoàn thành việc dồn điền đổi ruộng. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; giải quyết tốt khâu giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông…

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các khâu giống, thuỷ lợi, chế biến bảo quản sau thu hoạch, điện, đường, trường, trạm…, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh sản xuất hàng hoá. Phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và kinh tế trang trại; phát triển các ngành nghề dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tăng tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trong các kỳ đại hội và các giai đoạn phát triển vừa qua, Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ đều luôn coi trọng yêu cầu nâng cao nhận thức và tăng cường việc triển khai nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng, tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ; tạo sự đồng thuận trong tầng lớp nhân dân toàn tỉnh; tiếp thu chuyển hoá những quan điểm, nội dung của các Nghị quyết để xây dựng thành các chương trình công tác toàn khoá và từng năm cụ thể, từ đó định hướng cho các cấp, các ngành, địa phương và đơn vị tổ chức thực


hiện có hiệu quả

2.2.2. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền tỉnh trong việc vận dụng Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Với phương châm chỉ đạo thực hiện theo tinh thần tập trung, kiên quyết, hiệu quả; phân công rõ trách nhiệm và xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình; kết hợp với tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ thời gian qua đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình hành động và nhiều chính sách ưu đãi trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 12/6/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Phát triển lương thực giai đoạn 2001– 2005; Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 17/6/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp đến năm 2006; Nghị quyết số 60/2006/NQ-HĐND ngày 17/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc Thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006 – 2010; Nghị quyết số 17–NQ/TU ngày 29/5/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp - thuỷ sản giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015…Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa (Theo quyết định số 3035/2000/QĐ- UB ngày 16/9/2002 của UBND tỉnh Phú Thọ); chính sách trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm sắn củ tươi; chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi; trợ giá và giá bán giống lúa lai, lúa nguyên chủng, lúa chất lượng cao…


Trong sản xuất nông lâm nghiệp: Thực hiện văn bản số 36 của Chính phủ về Định hướng và những giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới và Nghị quyết số 02 ngày 12/6/2001 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về Phát triển lương thực; Nghị quyết số 236/2005/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về Một số chính sách khuyến khích phát triển cây ăn quả. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Tập trung quan tâm đến sản xuất lương thực; tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng khâu giống, tiếp tục thực hiện trợ giá giống, nhất là giống lúa lai, ngô lai, tăng số lượng giống và kinh phí trợ giá, mở rộng diện tích lúa lai, ngô lai.

Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tỉnh đã và đang tập trung sự lãnh đạo và coi đây là khâu hết sức quan trọng để phát triển nhanh kinh tế của tỉnh. Tỉnh uỷ khoá XV có Nghị quyết 21-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về Phát triển tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2001 – 2005; Văn bản số 2084/UBND-NL ngày 25/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và Nghị quyết số 111/2007/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020…Theo đó Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có những quy định, quyết định đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn như việc đầu tư kinh phí hỗ trợ các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường…Những chủ trương và Nghị quyết trên được triển khai, phổ biến và tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc góp phần phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, củng cố quan hệ sản xuất, tạo thêm việc làm, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.


Với việc xác định “phát triển cơ sở hạ tầng là khâu đột phá quan trọng”, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh hoàn thiện, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn như: Nghị quyết số 1975/QĐ-UB ngày 16/9/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại – dịch vụ giai đoạn 1998 – 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết số 1947/QĐ-UBND về việc xây dựng công trình đường ô tô đến các xã khó khăn; Nghị quyết số 1956/QĐ-UBND về Xây dựng và mở rộng mạng lưới điện nông thôn…Ngoài ra Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề y tế, giáo dục, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Các chủ trương, chính sách của địa phương đã tác động rất lớn đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ, và trên thực tế những năm qua đã mang lại những kết quả khả quan. Song không phải mọi chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đều được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ cũng đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải có phương hướng, bước đi cụ thể, phù hợp với tình hình mới.‌

2.3. Tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Phú Thọ từ năm 1997 đến nay

2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Sau một thập kỷ tái lập (1997 - 2007) Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ với sự phấn đấu nỗ lực đã giành được những thành tựu xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Từ một tỉnh miền núi thiếu lương thực, Phú Thọ đã vươn lên đứng thứ 2 trong 11 tỉnh vùng Đông Bắc bộ về sản xuất lương thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023