Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Giá So Sánh Năm 1994


và đứng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất chè đen, đưa Phú Thọ vươn lên vị trí số 1 trong 14 tỉnh Trung du miền núi Bắc bộ và đứng thứ 18 trong cả nước về sản xuất công nghiệp. Sau khi tái lập, tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đơn vị hành chính mới. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cao hơn so với giai đoạn 1996 - 2000 và phù hợp với định hướng phát trển chung của tỉnh và tổ chức thực hiện vượt hầu hết các mục tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức khá cao, giai đoạn 1997 - 2000 đạt 8,16%, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 9,73% và đạt 10,84% vào năm 2007. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Tỷ trọng nông lâm nghiệp liên tục giảm từ 33,1% năm 1997 xuống 29,8% năm 2000; 28,7% năm 2005 và năm 2007 còn 27%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 33,2% năm 1997; 36,5% năm 2000 lên 38% năm 2007. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 33,7% năm 1997 và tiếp tục duy trì ở mức 33,3 - 33,7% trong các năm 2001 - 2005, và đạt 35% vào năm 2007.

Bảng 2. 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

(Đơn vị tính: %)


Chỉ tiêu

1997

2001

2003

2005

2007

Toàn nền kinh tế

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Công nghiệp - xây dựng

33,2

37,4

36,9

37,6

38,0

Nông lâm thuỷ sản

33,1

29,3

29,8

28,7

27,0

Dịch vụ

33,7

33,3

33,3

33,7

35,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 8

Nguồn 1: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2003 – 2005, [46]

Một số huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh như huyện Lâm Thao giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 37%, công nghiệp tăng lên 30,5%, dịch vụ lên 32,5% năm 2005 (mục tiêu của nghị quyết đại hội đảng bộ huyện đến


năm 2005 là nông nghiệp 50 - 55%, công nghiệp 25 - 30% và dịch vụ 20 - 25%); huyện Tam Nông thực hiện theo tỷ lệ tương ứng là 54% - 13,5% và 32,5% (mục tiêu: 65% - 12% và 23%), huyện Thanh Sơn là 63,5% - 22,6% và

13,9% (mục tiêu: 72,9% - 15,8% và 11,3%), huyện Hạ Hoà là 42,2% - 38,8%

và 18,9% (mục tiêu là 47% - 29% - 24%) [48]...

Sau 10 năm tái thành lập, tình hình kinh tế xã hội Phú Thọ có chuyển biến rõ rệt, khá toàn diện. Cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù, gặp nhiều khó khăn song giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân tăng 7,9%/năm vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu tăng trên 5%). Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 33,1% năm 1997 xuống 27% năm 2007, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp - xây dựng liên tục tăng qua các năm. Với một tỉnh có điểm xuất phát thấp, kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp như Phú Thọ, đặc biệt là sau khi tái lập còn rất nhiều những khó khăn thì mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy có thể coi là một thành tích đáng nể.

Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 nhìn chung tăng khá, từ 961,2 tỷ đồng năm 1997 lên

2.025 tỷ đồng năm 2007; giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 123,6 tỷ đồng lên 199,0 tỷ đồng; giá trị sản xuất thuỷ sản tăng từ 48,4 tỷ đồng lên 111,0 tỷ đồng năm 2007.

Bảng 2. 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh năm 1994

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

1997

2000

2001

2003

2005

2007

Nông nghiệp

961,2

1.317,520

1.454,159

1.792,782

1.928,882

2.025,0

Lâm nghiệp

123,6

121,241

128,253

170,884

198,764

199,0

Thuỷ sản

48,4

67,780

67,612

87,209

94,466

111,0

Nguồn 2: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2000 – 2003 – 2005-[58]

Tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt


7,9%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 7,8% (trồng trọt tăng 7,28%, chăn nuôi tăng 9,14%), thuỷ sản tăng 8,4%, lâm nghiệp tăng 8,47%/năm. Song tỷ trọng ngành lâm nghiệp vẫn giữ ở mức 8 - 8,4%, ngành thuỷ sản 4,2 - 4,4% trong giá trị sản xuất toàn ngành.

* Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ tăng, từng bước nâng cao giá trị, thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Tỷ trọng giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt giảm từ 72% năm 2000 xuống còn 63% năm 2007, ngành chăn nuôi tăng từ 26% lên 34% và chiếm 29,5% trong ngành nông nghiệp (tăng 1,6% so với năm 2000), ngành dịch vụ tăng từ 2% lên 3%.

Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, những năm qua đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung và từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong 10 năm qua tỉnh Phú Thọ đã trồng mới được gần

100.000 ha rừng, trong đó có hơn 20.000 ha cây nguyên liệu giấy. Hàng năm tổ chức chăm sóc 10 - 12 nghìn ha rừng trồng, khoanh nuôi bảo vệ 38 - 42 nghìn ha; nâng độ che phủ rừng tăng từ 35,8% năm 1997 lên 47% năm 2007. Các huyện có giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng cao phải kể đến như là Thanh Ba tăng 10,7%, Đoan Hùng 10,8%, Thanh Thuỷ 7,9%, Yên Lập 8,8%, Lâm Thao 6,9%...Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng từ lâm nghiệp Nhà nước thuần tuý sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hình thành nhiều mô hình kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại tổng hợp, liên doanh, liên kết hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác tăng từ 15,6 triệu đồng/ha (năm 2001) lên 20,2 triệu đồng/ha (năm 2005); hệ số sử dụng đất nông nghiệp bình quân đạt 2,15 lần, tăng 0,13 lần so với năm 1997. Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2007 đạt 127,06 ngàn ha, trong đó cây lương thực có hạt 93,46 ngàn ha;


diện tích lúa 71,82 ngàn ha; ngô 21,63 ngàn ha; cây lương thực có củ: khoai lang 4.050 ha, sắn 7.499 ha; rau đậu các loại 11,09 ngàn ha; cây công nghiệp hàng năm 7,93 ngàn ha [59].

Diện tích chè tăng từ 7,1 ngàn ha năm 1997 lên 13.684 ha năm 2007, đưa Phú Thọ lên vị trí thứ 5 trong số 32 tỉnh trồng chè của cả nước. Sản lượng chè búp tươi tăng từ 23,2 ngàn tấn lên hơn 83 ngàn tấn; năng suất bình quân liên tục tăng từ 23,2 tạ/ha năm 1997 lên 70,5 tạ/ha. Cơ cấu giống chè chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ diện tích các giống chè mới: các địa phương chủ yếu trồng các giống LDP1, LDP2 (chiếm 45 - 47% diện tích), đồng thời đã đưa vào sản xuất thử nghiệm một số giống chè chất lượng cao: Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Keo Am Tích, Kim Tuyên, PT95 phù hợp với cả chế biến chè xanh và chè đen, có năng suất, chất lượng khá cao.

Tổng diện tích gieo cấy lúa hàng năm giai đoạn 2001 - 2007 dao động trong khoảng 71,1 - 73,4 ngàn ha, bình quân đạt 72,7 ngàn ha/năm so với khoảng 69,1 ngàn ha năm 1997. Cơ cấu giống cũng có sự thay đổi lớn: diện tích lúa lai, ngô lai được mở rộng tạo bước đột phá về năng suất. Diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao đạt 26,24 ngàn ha, chiếm 36,5% tổng diện tích lúa, trong đó lúa lai 22.361,9 ha, lúa chất lượng cao 1.857,9 ha. Những địa phương duy trì được tỷ lệ diện tích lúa lai cao là: Hạ Hoà (62,6%), Yên Lập (43,6%), Thanh Thuỷ (59,3%), Đoan Hùng (38,1%), Phù Ninh (48,2%). Tỷ lệ diện tích lúa lai từ 3% năm 1997 đã tăng lên 51,04% năm 2001- năm có diện tích lúa lai lớn nhất (từ năm 2003 trở lại đây diện tích lúa lai ổn định ở mức 30 - 31%). Năm 2007, năng suất lúa bình quân đạt 49,8 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 358,675 ngàn tấn, so với mục tiêu vượt 17,75 ngàn tấn, đạt 105,26% kế hoạch. Năng suất, sản lượng có bước tăng trưởng liên tục qua các năm, tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất, sản lượng có xu hướng chậm lại: từ năm 1997 đến năm 2003 năng suất trung bình đạt 3,97 tạ/ha/năm, sản lượng tăng 31,63


ngàn tấn/năm; từ năm 2003 - 2007 năng suất bình quân chỉ tăng 0,4 tạ/ha/năm, sản lượng tăng trung bình 3,25 ngàn tấn/năm.

Bảng 2. 3: Sản lượng một số cây trồng chủ yếu

(Đơn vị tính: Tấn)

Chỉ tiêu

1997

2000

2003

2005

2007

Chè

23.155,4

29.346,0

45.059,2

69.505,9

83.331,0

Lúa

204.469

282.301

350.107

355.333

358.675

Bưởi

5.057,0

5.043,6

7.287,3

6.157,7


Ngô

33.968,0

42.497,2

66.501,4

74.782,2

82.175,41

Lương thực có hạt

267.437,0

324.798,4

416.607,9

430.200,3

406.063,0

Nguồn 3: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2003 – 2005- [58]

Diện tích ngô năm 2007 tăng 7,194 ngàn ha so với năm 1997 (từ 13,12 ngàn ha lên 21,63 ngàn ha). Năng suất bình quân đạt 37,99 tạ/ha (năm 2007 đạt 38,5 tạ/ha), tăng 10,93 tạ/ha so với năm 1997 (25,89 tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2007 đạt 82,17 ngàn tấn, vượt 2,63 ngàn tấn so với mục tiêu, đạt 120% kế hoạch (So với năm 2006 diện tích tăng 3,67 ngàn ha; năng suất tăng 1,35tạ/ha, sản lượng tăng 16,1 ngàn tấn). Khác với cây lúa, năng suất và sản lượng ngô tăng liên tục qua các năm, có nguyên nhân chủ yếu là do tiềm năng năng suất của giống ngô lai còn rất lớn.

Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh tăng vụ đã tăng sản lượng lương thực từ 26,7 vạn tấn (năm 1997) lên 43 vạn tấn (năm 2007), đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn.

Ngành thuỷ sản được chú trọng phát triển nhanh về diện tích và sản lượng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể từ 3.600 ha năm 1997 lên 8.545 ha năm 2007, sản lượng đạt 16.939 tấn tăng hơn gần 3 lần so với năm 1997 (6.273 tấn); sản lượng khai thác đạt 1.276 tấn; sản lượng nuôi trồng năm 2007 tăng 9.171 tấn so với năm 1997; giá trị sản xuất thuỷ sản tăng đáng kể từ 48,4 tỷ đồng (1997) lên đạt 258.98 tỷ đồng (2007). Nhiều giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế cao như cá rô phi đơn tính, chép lai V1, tôm


càng xanh công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng hoóc môn được ứng dụng có kết quả vào sản xuất. Phương thức nuôi đa dạng theo hướng tập trung, thâm canh, quy mô sản xuất mở rộng. Nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển diện tích đất sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá chuyên hoặc cá vụ đạt hiệu quả cao. Năm 2007 riêng 8 huyện vùng trọng điểm phát triển thuỷ sản đã chuyển đổi được 390 ha diện tích đất úng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.

Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng thông qua thực hiện chương trình sind hoá đàn bò, phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc. Đến nay tỷ lệ bò lai sind đạt trên 30% tổng đàn (năm 1997 mới chỉ đạt 6,2%), lợn lai hướng nạc đạt 38 – 40% tổng đàn. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá chăn nuôi quy mô trang trại, áp dụng công nghệ tiên tiến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đã hình thành nhiều mô hình phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh, nhất là phát triển chăn nuôi lợn và đại gia súc. Tổng đàn trâu hiện có 95,168 con so với 84.909 con năm 1997; đàn bò đạt 163,388 con; đàn lợn đạt 552,311 con tăng 194.183 con so với 385.817 con năm 1997; đàn gia cầm được khôi phục khá nhanh (đặc biệt sau dịch cúm gia cầm năm 2004), tăng từ 5287 năm 1997 lên 6.559 ngàn con năm 2000 và 8.068 ngàn con năm 2007; sản lượng thịt đạt 52 ngàn tấn, tăng 42,8%.

Bảng 2. 4: Giá trị sản xuất nông nghiệp Phú Thọ

(Đơn vị tính: tỷ đồng)


Chỉ tiêu

1999

2001

2003

2005

2007

Trồng trọt

827,877

1.026,287

1.175,136

1.265,995

1.276

Chăn nuôi

322,359

393,683

561,572

588,094

667

Dịch vụ nông nghiệp

32,600

34,189

56,074

74,878

82

Nguồn 4: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2003 – 2005, [58]

Các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, từng bước nâng cao chất


lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Mạng lưới dịch vụ từ chỗ hoạt động phân tán, quy mô nhỏ bé, giá trị tăng bình quân mới đạt 7,2%/ năm (năm 1997), đến nay đã được mở rộng về quy mô, đã hình thành các chợ đầu mối trung tâm giao dịch, trung tâm phân phối hàng hoá, trung tâm thương mại, dịch vụ siêu thị. Giá trị dịch vụ tăng bình quân trên 12%/năm.

* Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,7% lên 16,4% năm 2005, ngành dịch vụ tăng từ 9,4% lên 13,5%, ngành nông nghiệp giảm từ 79,8% xuống còn 70,1%. Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm từ 501.000 người năm 1997 còn 487.000 người năm 2005; và lao động công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng tương ứng là:

65.000 - 100.600 người; 55.000 - 86.900. Số lượng lao động toàn tỉnh khoảng

787.500 người (chiếm 59,35% tổng dân số), lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm khoảng 61% tổng số lao động. Lao động chưa có việc làm ở nông thôn giảm từ 3,5% xuống còn 3,2%; tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn tăng từ 75,15% lên 79,2% [45]. Theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội Phú Thọ dự báo đến năm 2020 có khoảng 840.000 lao động, trong đó khoảng 60 - 65% số lao động tham gia làm việc được đào tạo, trong đó có khoảng 60 - 70% là công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao.


Bảng 2. 5: Dự báo phát triển dân số tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

(Đơn vị tính: 1000 người)



2005

2010

2020

Nhịp độ tăng bình quân năm

2006 – 2010

2011 - 2020

Tổng dân số

1.326,8

1.385

1.479

0,86

0,66

1. Thành thị

219

316

621

7,61

6,99

% tổng số

16,5

22,8

42,0



2. Nông thôn

1.107,8

1.069

858

- 0,71

- 2,17

% tổng số

83,5

77,2

58,0



Nguồn 5: Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2005 – 2020

Qua đây cho thấy, nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh khá dồi dào đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, tuy nhiên cũng cần có chiến lược đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ trong nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tới.

2.3.2. ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nông

thôn

Trong những năm qua, nhất là khi có Nghị quyết Trung ương 2 và Nghị

quyết số 08 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về Khoa học - công nghệ và môi trường, công tác nghiên cứu, ứng dụng đưa các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

* Từ năm 1999 đến nay Trung tâm giống cây trồng tỉnh đã sản xuất thành công một số tổ hợp lúa lai, ngô lai F1, Bắc ưu 903, Nhị ưu 63, Bồi tạp sơn thanh với tổng diện tích sản xuất khoảng 80ha, năng suất hạt lai F1 đạt 1,2 - 1,6 tấn/ha; hiện Trung tâm đang phối hợp cùng Trường Đại học Nông nghiệp 1 - Hà Nội sản xuất thử tổ hợp lúa lai Việt lai 20, bước đầu cho kết quả tốt. Việc đưa vào sản xuất giống lúa, ngô thương phẩm đã tạo bước đột phá tăng nhanh năng suất, sản lượng lương thực, góp phần bảo đảm an toàn lương thực trên địa bàn. Cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tăng diện tích trà xuân muộn, giảm diện tích trà xuân trung. Tỷ lệ cơ cấu các trà lúa có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023