Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Kỹ Thuật – Xã Hội Hiện Đại Ở Nông Thôn, Đưa Nông Thôn Phát Triển Ngày Càng Văn Minh, Hiện Đại


phải nâng cao trình độ dân trí cho dân cư nông thôn, đặc biệt là đối với lực lượng lao động, mà điều này chỉ có được khi có sự tác động tích cực của hệ thống giáo dục đào tạo. Việc phổ cập giáo dục cho cư dân nông thôn là điều kiện đầu tiên tạo cho nông dân khả năng tiếp cận được với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới, từ đó cho phép họ nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, tăng năng suất lao động. Đây là cơ sở để người nông dân làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chủ động lựa chọn các phương án sản xuất tối ưu, hiệu quả cao. Cùng với phát triển hệ thống giáo dục đào tạo phải chú ý phát triển hệ thống truyền thanh truyền hình, thư viện, nhà văn hoá để nâng cao trình độ cho người lao động ở nông thôn. Hệ thống này sẽ cung cấp và cập nhật những thông tin về khuyến nông cho lực lượng lao động nông thôn, nhờ đó tiếp cận được những phương thức canh tác tiên tiến. Tuy nhiên, để làm tốt điều này cần phải xây dựng các trung tâm khuyến nông, trung tâm chuyển giao công nghệ, xây dựng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để đào tạo đội ngũ lao động có văn hóa, tay nghề cao, năng động trong sản xuất kinh doanh và tiếp thu khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy quá trình này sớm đi đến thành công.

Một bộ phận có vai trò rất lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ hợp tác xã. Những năm gần đây, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn có chiều hướng phát triển mạnh, nhưng lực lượng cán bộ quản lý chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Thực tiễn này đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho các địa phương phải có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, cũng như kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh cho đội ngũ này.


Dưới tác động của cơ chế thị trường, sự tồn vong của một số ngành nghề truyền thống đang đòi hỏi sự phát huy tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo của các cấp quản lý ở địa phương. Vì vậy, trí thức hoá đội ngũ cán bộ quản lý cho các địa phương vừa là điều kiện, vừa là mục đích của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

1.3.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội hiện đại ở nông thôn, đưa nông thôn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn có nội dung là xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Nói đến kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn là nói tới những điều kiện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn như: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, bệnh viện, trường học, thư viện, bưu điện văn hóa xã.

Trong tiến trình phát triển nền kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng được khẳng định. Thiếu hệ thống thông tin, viễn thông hiện đại, thiếu hệ thống giao thông thông suốt, thiếu dịch vụ tín dụng ngân hàng thì kinh tế, xã hội khó có thể phát triển mạnh. Phải thấy rằng, sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến chỉ có thể có được khi có một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Bởi vậy, việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trở thành một nội dung quyết định của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá đất nước nói chung.

Cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng, cần quan tâm xây dựng mạng lưới đô thị nhỏ phù hợp với điều kiện của từng vùng nông thôn. Đó là những trung tâm giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa có tác động lớn trong việc nâng cao mức sống vật chất và tinh thần ở nông thôn, xoá dần khoảng cách chênh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

lệch giữa nông thôn và thành thị.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn phát triển sẽ tạo sự thay đổi về chất của bộ mặt nông thôn và đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu dài, hiện đại. Đây cũng là cách thức để xoá bỏ sự cách biệt về địa lý, xã hội, hình thành những cơ sở cho việc tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa, phá bỏ sự khép kín của nông thôn truyền thống, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận được với những dịch vụ mới và đưa nông dân vào sự chuyển động chung của tiến trình phát triển hiện đại.‌

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 5

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc phát triển nhanh trong những năm cải cách và mở cửa. Trước hết, Trung Quốc đã thực hiện những cải cách kinh tế theo hướng tập trung khai thác thế mạnh của kinh tế nông nghiệp và nông dân trên cơ sở coi trọng vai trò kinh tế hộ. Nhờ đó kinh tế đã có sự thay đổi, tạo việc làm cho hơn 80 triệu lao động ở nông thôn (thời kỳ 1980 - 1989) và thu nhập của nông dân tăng bình quân từ 2% đến 3% một năm.

Thành công nổi bật trong cải cách kinh tế Trung Quốc đó là từ năm 1978 đến năm 1992, Trung Quốc đã tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế, mở ra một thời kỳ mới cho công nghiệp hoá nông thôn, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương” và “ nhập xưởng bất nhập thành” để phát triển công nghiệp. Từ đây, mô hình công nghiệp hương trấn ra đời và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô thu hút lao động nông nghiệp. Doanh nghiệp hương trấn (Township and Village Enterprises) là doanh nghiệp sở hữu tập thể ở các thị trấn hay huyện, xã và thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước, có quyền huy


động vốn từ cộng đồng, từ các khoản vay cá nhân hoặc từ ngân hàng nhà nước, tự chủ trong quản lý sản xuất. Doanh nghiệp hương trấn là hình thức mới, cao hơn của công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc. Bước đi này của Trung Quốc là thận trọng từ thấp đến cao, không còn chạy theo phong trào, chủ nghĩa thành tích như thời kỳ công xã nhân dân trước đó. Kết quả, về sản lượng của doanh nghiệp hương trấn giai đoạn 1978 -1995 tăng trưởng ở mức 24,7%/năm, chiếm 56% sản lượng công nghiệp, giải quyết việc làm cho 130 triệu lao động, gấp 2 lần doanh nghiệp nhà nước. Năm 1996 cả nước có 23,36 triệu doanh nghiệp hương trấn, thu hút 130 triệu lao động nông thôn chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ với tổng giá trị 213 tỷ USD, chiếm 30% GDP cả nước, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 70% xuống dưới 50%. Sự phát triển của công nghiệp hương trấn đã đem lại hiệu quả góp phần quyết định thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn Trung Quốc, làm giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, công nhân với nông dân. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông, sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, sử dụng được phần lớn lao động dư thừa của nông nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp truyền thống.

Bước đi ban đầu của quá trình phát triển công nghiệp nông thôn Trung Quốc là phát triển tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản, bước cao hơn là phát triển ở 5 ngành lớn: công nghiệp chế biến nông sản; công nghiệp dịch vụ; kiến trúc; giao thông vận tải và dịch vụ thương nghiệp với quy mô tương đối lớn. Tuy nhiên, thời kỳ đầu, một số doanh nghiệp hương trấn do kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu dẫn đến phá sản. Từ năm 1986, chính phủ Trung Quốc đã đề ra chương trình “đốm lửa”. Thực chất đó là bước thứ hai của công nghiệp hoá nông thôn, với mục tiêu chủ yếu là chuyển giao công nghệ và khoa học, kỹ thuật tới những vùng nông thôn rộng lớn, kết hợp khoa học kỹ thuật với kinh tế. Bốn nguyên tắc của chương trình


“đốm lửa‟ là : hướng vào thị trường; vốn hoạt động tự góp cộng với vay ngân hàng; đường lối công nghệ là quay vòng ngắn; huy động mọi lực lượng khoa học kỹ thuật tăng cường cho xí nghiệp hương trấn để giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm. Nhờ cách làm đúng đó, trong những năm 1995 -2000 khoa học công nghệ đã đóng góp tới 40,7% tổng sản phẩm nông nghiệp cả nước. hiện nay, để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, Trung Quốc chủ trương tập trung giải quyết „tam nông”: nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan

Bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đài Loan lại bắt đầu từ phát triển nông nghiệp toàn diện. Từ năm 1953, thực hiện phương châm “nông nghiệp bồi dưỡng, hỗ trợ cho công nghiệp phát triển”, Chính phủ Đài Loan đành ưu tiên hàng đầu cho nông nghiệp cả về vốn đầu tư và cơ chế, chính sách. Khi nông nghiệp đã phát triển, nhân công dư thừa mới chuyển sang các ngành công nghiệp nhẹ cần nhân lực, sau cùng mới phát triển công nghiệp nặng.

Để tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, năm 1953 Chính phủ Đài Loan đã ban hành chính sách với 9 nội dung hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp và nông thôn: Bãi bỏ việc dùng lúa đổi phân hoá học; huỷ bỏ các khoản phụ thu thuế ruộng; giảm nhẹ lãi suất tín dụng nông nghiệp; cải thiện giao thông nông thôn; hiện đại hoá các công trình công cộng, kết cấu hạ tầng nông thôn; đẩy mạnh kỹ thuật tổng hợp nuôi trồng trong nông nghiệp; khuyến khích lập khu công nghiệp chuyên ngành; tăng cường nghiên cứu, thí nghiệm phục vụ sản xuất; khuyến khích lập nhà máy ở khu vực nông thôn.

Những biện pháp này đã góp phần bù đắp thiệt thòi cho nông dân trong bước đầu công nghiệp hóa, từ đó tăng sức mua của thị trường nông thôn, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Thập kỷ 60 -70 của thế kỷ XX với


những chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh với nhiều lợi thế như khai thác nội lực vốn của nhân dân, thu hút lao động rẻ, tạo nhiều việc làm, áp dụng công nghệ đơn giản, phân bổ về nông thôn, uyển chuyển thay đổi mặt hàng theo yêu cầu thị trường. Chính phủ Đài Loan thành lập 17 khu công nghiệp nông thôn để hỗ trợ phát triển ngành thủ công và công nghiệp nông thôn. Các doanh nghiệp với sự bảo trợ của Chính phủ, phối hợp với nông hội ký kết hợp đồng với nông dân sản xuất nguyên liệu cho nhà máy và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đài Loan chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tạo nên giá trị gia tăng cao cho hàng hoá nông sản, tăng sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, hình thành mối quan hệ hợp đồng giữa nông dân sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến. Có thể nói, Đài Loan đã áp dụng thành công mô hình kinh tế liên kết. Các thành phần kinh tế đều kết nối chặt chẽ và chia sẻ lợi ích với nhau: nông hội - chính phủ; doanh nghiệp nước ngoài - doanh nghiệp vệ tinh trong nước - nông dân - nhà máy chế biến; sản xuất tiêu thụ nội địa - xuất khẩu; công nghiệp thành phố - kinh tế nông thôn. Có thể nói đây là mô hình công nghiệp hoá từ nông nghiệp thành công.

Mặt khác, Đài Loan đã lựa chọn mô hình phát triển công nghiệp theo hướng phân tán với quy mô vừa và nhỏ ở đô thị và nông thôn để đẩy nhanh tốc độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của lãnh thổ, thông qua huy động nguồn lực tại chỗ. Do đó, đã thúc đẩy sự hình thành các liên hợp nông - công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp. Do sự phát triển công nghiệp xen kẽ, nên không còn ranh giới rõ rệt giữa thành thị và nông thôn, thu hút được lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn, làm cho nhiều hộ nông dân trở thành hộ kiêm ngành nghề. Cơ cấu kinh tế nông thôn Đài Loan có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, với 91% số hộ nông dân


tham gia hoạt động công nghiệp, dịch vụ và thu nhập từ các hoạt động này chiếm 70% tổng thu nhập của các hộ nông dân. Có thể hình dung các bước đi của công nghiệp hoá nông thôn Đài Loan theo một quy trình khép kín như sau: nông nghiệp - công nghiệp - công nghiệp nông thôn - nông nghiệp. Quy trình đó luôn gắn mục tiêu giải phóng lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập cho nông dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, khăc phục xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị. Đó là bài học đáng giá về sự lựa chọn bước đi của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của Đài Loan, một vùng đất không mấy được thiên nhiên ưu đãi.

1.4.2. Kinh nghiệm trong nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, những năm qua, kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân 15,3%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 6,3%, cao hơn so với bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: công nghiệp, xây dựng chiếm 52,2%, dịch vụ chiếm 26,6%, nông nghiệp chiếm 21,2%. So sánh các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp thứ 3 về giá trị sản xuất công nghiệp và đứng thứ 4 về tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng thu ngân sách, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tỉnh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào ngành trồng trọt, chăn nuôi nên nông nghiệp đã phát triển dần theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Năm 2005 tỷ trọng trồng trọt giảm xuống còn 61,1%, chăn nuôi tăng từ 25,5% lên 35,2%, dịch vụ nông


nghiệp tăng từ 3,5% lên 3,7%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm do phát triển công nghiệp và đô thị hoá, nhưng năng suất, sản lượng lương thực có hạt vẫn tăng, diện tích cây công nghiệp phát triển khá. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, mô hình vùng trồng hoa ở huyện Mê Linh, vùng nuôi trồng thuỷ sản huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Bình Xuyên với diện tích trên 5.400ha, đã thu được kết quả cả về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Nhằm khai thác lợi thế vị trí địa lý về giao thông tỉnh đã coi trọng ngay từ đầu công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực sản xuất, vùng kinh tế. Nét nổi bật của Vĩnh Phúc là trên cơ sở quy hoạch, tỉnh chủ trương phát triển thu hút đầu tư các khu công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh hình thành 5 khu công nghiệp tập trung, 4 cụm công nghiệp nhỏ và vừa, 28 cụm thủ công nghiệp, làng nghề với diện tích gần 1.400ha, thu hút hàng vạn lao động, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, tạo thêm tiền đề cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Hà Tây

Hà Tây là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong sự nghiệp đổi mới, Hà Tây đã có bước tiến đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2005 là 9,67%, GDP bình quân đầu người đạt 6,1 triệu đồng/năm. Để nông nghiệp, nông thôn phát triển, trước hết tỉnh coi trọng khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh của một tỉnh liền kề thủ đô Hà Nội để phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường, có cơ cấu tiến bộ: giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây dựng, kinh tế nông thôn phát triển, đời sống nhân dân không ngừng nâng lên. Đặc biệt, tỉnh chủ trương phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống, khai thác

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí