Sự Cần Thiết Của Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Nông Nghiệp, Nông Thôn


thôn, biến nông thôn thành thành thị. Các quan niệm này đều phản ánh các khía cạnh khác nhau của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhưng còn phiến diện, chưa thấy hết các mối quan hệ nội tại và khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Xuất phát từ yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần phải phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình này ở nông nghiệp, nông thôn, cũng như phải thể hiện được mục tiêu, biện pháp, phương tiện thực hiện quá trình đó.

Công nghiệp hoá nông nghiệp là việc áp dụng các phương pháp sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp, là việc sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu mức độ lệ thuộc của con người vào thiên nhiên, giúp con người chế ngự được thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện được điều kiện lao động cực nhọc, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và thu hẹp sự cách biệt giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.

Công nghiệp hoá nông thôn có nội dung cốt lõi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng: Giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, trong đó toàn bộ nền kinh tế nông thôn được cải biến dần trên nền tảng của phương thức sản xuất có tính chất công nghiệp.

Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình ứng dụng các thành tựu và sử dụng các phương tiện sản xuất hiện đại do khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại cung cấp và áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào nông nghiệp để cải biến phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu thành phương thức sản xuất tiên tiến, biến nền nông nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp hiện


đại. Cốt lõi của hiện đại hoá nông nghiệp là để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện quá trình sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt kinh tế nông thôn, biến lao động thủ công thành lao động cơ khí, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiêp (công nghiệp nông thôn, dịch vụ...), từ đó biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn theo hướng gần với thành thị. Nhưng trong điều kiện hiện nay thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn phải là quá trình chuyển khu vực nông thôn từ trạng thái nông nghiệp cổ truyền thành khu vực có quan hệ thị trường phát triển, với hệ thống phân công lao động đạt trình độ cao, dựa trên nền tảng kỹ thuật - công nghệ hiện đại và hội nhập kinh tế toàn cầu, trong khuôn khổ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Đây cũng là quá trình đô thị hoá, cải biến xã hội nông thôn lên một trình độ văn minh cao hơn, bảo đảm cho mọi người dân có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.

Ta có thể thấy rằng việc vượt qua giới hạn kỹ thuật cơ khí của quá trình công nghiệp hoá cổ điển để từng bước đạt đến các công nghệ - kỹ thuật hiện đại do kinh tế tri thức tạo ra là một nguyên tắc bắt buộc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó hàm ý sự nhảy vọt về cơ cấu, về công nghệ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đối với một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, mà phần lớn dân số là lao động nông nghiệp như Việt Nam hiện nay, thì thành quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quyết định rất lớn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung, đến sự phát triển của các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Chính vì vậy việc làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế là yêu cầu bắt buộc của quá trình xây dựng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 3

Quan niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng trên là cơ sở để tổng kết, đánh giá tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta giai đoạn vừa qua, cũng như để luận chứng, thiết kế khuôn khổ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.

1.2. Sự cần thiết của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam đăng trên báo Cứu quốc, số 229, ngày 1-1-1946, Bác viết “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Vì thế, trong khi luôn coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta vẫn xác định nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm trước mắt là: “coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn” và “huy động mọi nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Điều đó bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

- Trước hết, xuất phát từ vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và những lợi thế so sánh của Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam cũng là tiềm năng về phát triển nông nghiệp, gồm: tài nguyên đất, tài nguyên rừng, biển, tài nguyên mặt nước, và cả yếu tố con người…Đây là vừa điều


kiện, phương tiện, vừa là mục đích của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta. Việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhằm khai thác triệt để và phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng của các nguồn lực này. Nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam cho phép chúng ta phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Diện tích đất nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 39,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất có độ màu mỡ cao chiếm tỷ lệ tương đối lớn (chủ yếu tập trung ở các tỉnh cùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và một số tỉnh cùng Bắc Trung Bộ). Đây là điều kiện để phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. Tài nguyên rừng Việt Nam cũng khá phong phú, trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm 53%, được phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, các tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Ngoài ra, Việt Nam còn có hơn 3200km bờ biển với hệ thống sinh vật biển đa dạng và phong phú, với hơn 1700 loài cá biển, cung cấp sản lượng bình quân 1 triệu tấn/năm.

Với khoảng gần 80% dân số sinh sống ở nông thôn, Việt Nam có lực lượng lao động nông nghiệp khá dồi dào, với trình độ học vấn tương đối cao. Đó là điều kiện quan trọng để người lao động tiếp thu và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ thế giới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Có thể nói, việc xác định chiến lược phải đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn và cũng phù hợp với quy luật phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại. Phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì mới tạo được sức bật vực dậy khu vực nông thôn, và nhờ đó đẩy mạnh phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc Đảng ta đặt ra


nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn lên hàng đầu trong những năm trước mắt vừa hợp với quy luật, vừa hợp với yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế.

- Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “sản xuất lương thực và thực phẩm là rất quan trọng”, nông nghiệp có một vị trí đặc biệt đối với xã hội, phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Người cho rằng nông nghiệp được đề cao bởi vấn đề lương thực, thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Trong khi nước ta còn nghèo, công nghiệp kém phát trển, quy mô dân số ngày càng tăng thì nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng tăng lên rất nhanh. Do đó, để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực cho hơn 80 triệu dân đòi hỏi nông nghiệp phải được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải có sự phát triển vượt bậc về năng suất cây trồng, vật nuôi. Hơn nữa, nếu nông nghiệp không sản xuất đủ lương thực thì việc nhập khẩu lương thực sẽ là gánh nặng đè lên chi tiêu của Chính phủ, làm giảm đầu tư cho đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế nói lên rằng, nếu trong cơ cấu kinh tế quốc dân mà không có nền nông nghiệp phát triển đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho xã hội thì toàn bộ nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi quốc gia và cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, nhờ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện phân công lại lao động xã hội một cách hợp lý hơn.

- Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu của việc phát triển công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn không chỉ sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho người dân, mà còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công


nghiệp, trước hết là cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Vì vậy, sự lạc hậu hay tiến bộ của nông nghiệp, nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu.

Thực tế nhiều nước đã chỉ ra rằng, sự lạc hậu của lực lượng sản xuất tại nông thôn đã làm hạn chế sự tăng trưởng của công nghiệp thành thị. Trong trường hợp đó, khu vực công nghiệp ở thành thị không đủ sức để cải tạo khu vực nông nghiệp cổ truyền ở nông thôn như vai trò vốn có của nó, mà ngược lại cả công nghiệp và nông nghiệp đều rơi vào tình trạng kém phát triển. Chỉ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, khối lượng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp nhiều hơn, khi đó công nghiệp mới có cơ hội phát triển và đến lượt nó công nghiệp sẽ thúc đẩy trở lại đối với sự phát triển nông nghiệp và các ngành khác. Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu nông nghiệp, là nhân tố có tác động quan trọng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác.

Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn cho lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và cũng là động lực thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển. Tốc độ tăng trưởng thu nhập và quy mô dân số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ tác động đến dung lượng của thị trường nội địa đối với hàng hoá khu vực công nghiệp, dịch vụ. Nói cách khác, tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào việc tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Ngoài ra, nông nghiệp, nông thôn còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành kinh tế khác. Dưới tác động của khoa học và công nghệ, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giải phóng một bộ phận lao


động ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, do đó, công nghiệp và dịch vụ sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Quá trình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đều gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tuy không đòi hỏi tăng nhanh số lượng lao động vào các hoạt động thuần túy công nghiệp, nhưng nó đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ hỗ trợ như: vận chuyển hàng hoá, đóng gói, phân loại sản phẩm, thông tin thị trường, tiếp thị, y tế, văn hoá, giáo dục khi các hoạt động này tăng nhanh cả về số lượng và năng lực thì nó đòi hỏi nguồn lao động bổ sung rất lớn từ nông nghiệp.

- Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao đời sống xã hội nông thôn

Ngày nay, vai trò quan trọng của nông thôn đối với sự ổn định chính trị, xã hội là không thể phủ nhận. Không riêng gì ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác mà ngay cả các nước công nghiệp phát triển và các nước mới công nghiệp hoá cũng hết sức chú trọng đến khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nông thôn phát triển, đời sống nông dân no đủ họ sẽ tin tưởng vào cuộc sống, vào chế độ xã hội, từ đó yên tâm làm giàu, xây dựng nông thôn hiện đại, góp phần giữ vững chính trị và ổn định xã hội của cả nước. Việt Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu lại trải qua nhiều năm chiến tranh, do đó, đang tồn tại sự chênh lệch khá xa về kinh tế và văn hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Hơn nữa, sự lạc hậu của nông nghiệp và nông thôn đã làm tăng thêm làn sóng di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, tạo nên hiện tượng quá tải ở thành thị và tiềm ẩn nguy cơ của sự bất ổn. Do vậy, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước coi trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhưng cũng cần phải gắn công nghiệp hoá, hiện đại


hoá nông nghiệp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn để giảm dần sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

- Cuối cùng, xuất phát từ tình trạng yếu kém của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Nước ta hiện nay căn bản vẫn là nước nông nghiệp, phần lớn người dân sống và lao động ở khu vực nông thôn và hơn 58% lao động ở nông thôn làm nông nghiệp. Ruộng đất bình quân đầu người thấp (khoảng 800m2 /người) và đang có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hoá, mở rộng kết cấu hạ

tầng và phát triển khu công nghiệp. Trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chủ yếu là kỹ thuật thủ công truyền thống. Vì vậy, dù nông dân đã thâm canh tăng vụ, quay vòng đất nhanh, thực hiện kinh doanh tổng hợp, nhưng việc làm, thu nhập của họ vẫn còn khó khăn dẫn đến sức mua hạn chế, dung lượng thị trường nông thôn không lớn (khoảng 75% số dân nông thôn đang có thu nhập dưới mức bình quân chung của xã hội). Bên cạnh đó, kinh tế nông thôn đang ở tình trạng yếu kém, chậm phát triển, năng suất lao động thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp thấp. Cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh của nông sản và hàng hoá sản xuất từ nông thôn trên thị trường thấp. Đời sống nhân dân nhìn chung còn nhiều khó khăn. Nhiều tiềm năng chưa được khai thác và khai thác một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là các loại giống cây trồng, vật nuôi còn hạn chế. Công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển. Thị trường nông sản gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản nước ta còn thấp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, chưa gắn bó hiệu quả với thị trường. Sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát. Công nghiệp nông thôn chậm phát triển, nhất là trong chế biến nông sản, dịch

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí