Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 13

thương. Những nhân vật của Thạch Lam dường như chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó ngoài cuộc đời, chính vì vậy mà giọng điệu của Thạch Lam hướng tới nỗi đau chung của con người.

4.2. 3 Giọng trầm tĩnh khoan hòa.

Đây là một giọng điệu hầu hết có trong các truyện ngắn của Thạch Lam. Đó là thái độ điềm tĩnh nhẹ nhàng khi kể chuyện. Giọng điệu trầm tĩnh khoan hòa kết hợp với trữ tình sâu lắng đã tạo nên sức hấp dẫn cho ngôn ngữ nghệ thuật của Thạch Lam. Giọng điệu đó được thể hiện dưới nhiều cách thức khác nhau, như cách đặt tên các nhân vật của mình. Điều này không giống với Nam Cao, ông thường đặt cho nhân vật của mình những cái tên khá lạnh lùng. Thông thường nhà văn thường gọi với đại từ chỉ ngôi thứ 3 như hắn, y, thị...Ngay cả những nhân vật có tên những cũng thường bị thay thế như vậy. Cách gọi tên như vậy tưởng chừng như là tàn nhẫn, nhưng là sự cảm thông bên trong trước nỗi đau của họ. Với Thạch Lam ông không hề che dấu thái độ với nhân vật, hơn nữa trong những sáng tác của ông không có những nhân vật phản diện nên thái độ của nhà văn với các nhân vật là khá rõ ràng. Ông thường gọi tên nhân vật một cách trực tiếp như Tân, Tâm, Loan...hoặc chàng nàng..Đây cũng là những đại từ thứ ba những chứa đựng những yêu thương trìu mến.

Trong những câu chuyện có kết cấu hồi tưởng, người kể chuyện là nhân vật tôi giọng trầm tĩnh khoan hòa thể hiện khá rõ nét. Đó là những truỵên như Một cơn giân, Tiếng chim kêu, Tình xưa, Sợi tóc. Giọng điệu trầm tĩnh khoan hòa thể hiện qua giọng điệu của người kể chuyện luôn tin rằng “Tôi là người, không có gì thuộc về con người xa lạ với tôi” (ngạn ngữ). Giọng trầm tĩnh khoan thể hiện thái độ của nhà văn với các hành động của nhân vật.

Trong truyện ngắn Tình xưa giọng trầm tĩnh kết hợp hài hòa với trữ tình sâu lắng. Giọng vui vẻ hân hoan khi kể về sự xuất hiện của cô gái xinh đẹp

giữa lớp học toàn những cậu con trai. Bọn học trò thầm bàn tán chỉ tay về phía cô. Ngay cả thầy giáo cũng có vẻ ngượng nghịu. Đám học trò xôn xao, những bức thư tình gửi đi như bươm bướm. Nhà văn tỏ ra thông cảm với những niềm vui như gió nhẹ thoáng qua của tuổi mới lớn, khi những chàng trai bắt đầu để ý đến các cô thiếu nữ. Giọng kiêu hãnh của chàng trai khi nhận được sự để ý của cô gái. Giong trìu mến kể về niềm vui sướng của cô gái đang yêu. Tình yêu cũng làm cho cô gái trẻ hân hoan thay đổi lạ kì. Rồi giọng buồn rầu khi mối tình tan vỡ, cô gái âm thầm đau khổ, còn chàng trai thì vẫn thản nhiên vui vẻ, say sưa với bao nỗi quan tâm hấp dẫn ngoài tình yêu. Nhiều năm trôi đi chàng trai nông nổi ngày nào đã trưởng thành, biết ân hận về câu chuyện tình đơn bạc ngày xưa. Nhà văn không đánh giá nhân vật theo tiêu chuẩn đạo đức mà đó là một giọng trầm tĩnh hoà vào đó là lấp lánh nụ cười bao dung cho những nông nổi của tuổi mới lớn.

Khi kể về những người dân nghèo thành thị, những nhân vật bất hạnh mòn mỏi, Thạch Lam luôn có thái độ khoan hòa trầm tĩnh vơi thái độ trìu mến. Cuộc đời mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), cô Tâm (Cô hàng xén), cô Liên ( Một đời người), cô Dung( Hai lần chết), Liên, An (Hai đứa trẻ), Huệ (Tối ba mươi)...có lẽ rất nhiều chuyện đau buồn tủi cực, nhiều gió rét mưa phùn trong những đêm mùa đông như bóng tối đêm ba mươi. Những câu chuyện về họ thường được kể với giọng lâm li, u uất. Khi kể về nỗi buôn đau vẫn ánh lên một chút ít niềm vui.

Khi kể về đời người phụ nữ đau khổ có thể lấy Dì Hảo của Nam Cao và Xuất giá tòng phu của Nguyễn Công Hoan để so sánh với sáng tác của Thạch Lam. Trong Dì Hảo kể về cuộc đời bất hạnh của Dì Hảo đồng thời cũng bộc lộ sâu sắc tình cảm của nhà văn đối với số phận nhỏ bé tủi nhục. Giọng điệu chủ đạo của truyện là buồn thương da diết đầy tiếc nuối. Trong Xuất giá tòng phu kể về nỗi tủi nhục của người phụ nữ bị chồng ép mang thân làm quà cho

các quan trên mong đựơc thăng tiến. Tình thương xót của nhà văn được thể hiện qua ngôn ngữ chua cay. Ở Một đời người, Thạch Lam cũng kể về cuộc đời bất hạnh của Liên với bao nỗi cay đắng vì chồng vũ phu, mẹ chồng ác nghiệt. Giọng điệu buồn thương lan tỏa khắp câu truyện nhưng không da diết bằng Dì Hảo của Nam Cao, không chua cay như Xuất giá tòng phu của Nguyễn Công Hoan. Điệu buồn được bộc lộ một cách trầm tĩnh khoan hòa. Những nhân vật trong các tác phẩm của Thạch Lam thường không chua cay với những nỗi khổ, họ xem nỗi khổ đó như là một định mệnh, họ chấp nhận. Trong nỗi khổ triền miên, ngày qua ngày Liên vẫn có được niềm vui để sống...

Khi cần thái độ khinh bạc yêu ghét, nhà văn vẫn có được giọng điệu trầm tĩnh khoan hòa trữ tình sâu lắng. Thái độ yêu ghét được thể hiện rất điềm tĩnh, không lạnh lùng khách quan, không bồng bột qua khích. Tình cảm yêu mến những người phụ nữ tần tảo, cứng cỏi như Tâm ( Cô hàng xén) được ẩn dấu trong lời kể nhẹ nhàng sâu lắng, khắc họa đậm nét đức tính nhẫn nại, hi sinh của nhân vật mà không một lời kêu ca. Trong Trở về ông kể về một gã công chức mất gốc, hờ hững với mẹ già bằng thái độ lạnh lùng bình thản. Sau sáu năm xa cách, người con giàu có mới ghé về thăm mẹ già ở vùng quê nghèo khó. Nhà văn vẫn dành cho nhân vật một không gian yên tĩnh mát mẻ ở vùng quê. Nhân vật được đón nhận những tình cảm yêu thương gần gũi của những con người quê hương. Giọng văn nhẹ nhàng điềm tĩnh, không hề có một chút thái độ thể hiện sự căm ghét, khinh bỉ “Ra đến ngoài, Tâm nhẹ hẳn cả mình. Chàng tự cho là đã làm xong bổn phận”. Nhưng đằng sau giọng trầm tĩnh khoan hòa ấy “giấu một tính tình khinh bỉ, một cảm tưởng chua chát không biết đến chừng nào” [7 , tr 279]. Như vậy dù phê phán hay ngợi ca thì thái độ của Thạch Lam cũng vẫn mực thước theo lối của mình. Chất trữ tình được thông qua cảm giác, cảm xúc, cảm tưởng của nhân vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

4.2. 4 Sự kết hợp các kiểu giọng điệu.

Trong truyện ngắn của Thạch Lam, hiện tượng tác phẩm chỉ có một kiểu giọng điệu chỉ có một vài truyện. Ví dụ trong Đứa con đầu lòng, Tiếng chim kêu, Dưới bóng hoàng lan là giọng thủ thỉ tâm tình, “Người lính” là giọng buồn thương ngậm ngùi. Thông thường trong truyện ngắn của ông xuất hiện nhiều hơn một giọng điệu. Ở một số truyện thủ thỉ tâm tình thường kết hợp với giọng điệu buồn thương man mác, như trong Trong bóng tối buổi chiều, Cuốn sách bỏ quên,. Có truyện kết hợp giữa giọng thủ thỉ tâm tình với giọng khoan hòa như Trở về, Người đầm, Người bạn cũ. Phần nhiều truyện của Thạch Lam kết hợp cả ba giọng điệu. Có thể kể ra một số tác phẩm: “Hai đứa trẻ, Tối ba mươi, Cô hàng xén, Một đời người, Trong bóng tối buổi chiều, Hai lần chết, Người bạn cũ, Nhà mẹ Lê... Sự kết hợp cả ba giọng điệu đó làm cho truyện ngắn của Thạch Lam vừa thể hiện được chiều sâu nội dung tác phẩm, vừa tạo được sắc thái rất riêng, chất trữ tình sâu lắng.

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 13

Trong truyện Đứa con tiêu biểu cho sự kết hợp cả ba giọng điệu. Với giọng thủ thỉ tâm tình kể về hai người đàn bà với hai nỗi đau khác nhau, hai niềm hạnh phúc khác nhau. Chị Sen mang thân phận người ở trừ nợ, suốt ngày đầu tắt mặt tối luôn chịu đựng những oan ức. Nhưng trời ban cho chị được làm mẹ đứa con kháu khỉnh bụ bẫm. Bà cả, là chủ nợ giàu có nhưng keo kiệt và ác lại không có nổi lấy mụn con. Tiền của không thay thế được hạnh phúc làm mẹ. Nhà văn tâm tình với mọi người về nỗi éo le của cuộc đời, hạnh phúc của người này là nỗi bất hạnh của người khác. Hòa chung vào giọng thủ thỉ tâm tình là giọng buồn thương ngậm ngùi của chị Sen. Suốt ngày làm vất vả lại còn bị chửi mắng, đòn roi. Giọng buồn thương ngậm ngùi chan chứa trong những tiếng thở than “Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này”. Khi lại là nỗi nhịn nhục thầm kín không dám nói thành lời. Khi miêu tả nhân vật bà Cả nhà văn vẫn dành cho những tình cảm, sự sẻ chia đối với người phụ nữ khát khao được làm mẹ. Đã biến bà Cả từ một con người cay

nghiệt, sang một con người sởi lởi dễ dãi với những người xung quanh. Truyện mang lại suy ngẫm hãy biết thông cảm với những nỗi bất hạnh của những người xung quanh, dù họ là ai. Sự kết hợp các giọng điệu thể hiện khả năng đồng cảm thấu hiểu sâu sắc đối với những nỗi buồn đau trong cuộc đời của nhà văn, sức cảm thông lạ lùng trước những bất hạnh của con người. Giọng điệu đó có khả năng lan truyền tới bạn đọc, đấy là sự cảm thông, niềm yêu thương, niềm tin tưởng vào con người.

Nói tóm lại, nhà văn có tài là nhà văn phải tạo được cho mình một giọng điệu riêng. Giọng điệu trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam không trộn lẫn với các nhà văn hiện thực đương thời, không buồn đau, ướt át như những cây bút lãng mạn đương thời. So với những nhà văn được coi là cùng dòng truyện ngắn trữ tình, giọng điệu của ông có nét khác biệt. Đó là giọng thủ thỉ nhẹ nhàng điềm tĩnh dù kể chuyện đời hay chuyện người.

Các kiểu giọng điệu trong truyện ngắn của Thạch Lam được kết hợp một cách hài hòa. Lúc thì thủ thỉ, tâm tình, lúc thì buồn thương ngậm ngùi, lúc thì trầm tĩnh khoan hòa nhưng chất trữ tình sâu lắng. Giọng điệu đó đã tạo nên một phong cách riêng cho Thạch Lam.

Mặc dù vậy giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam vẫn có những hạn chế đó là khi đọc truyện ngắn của ông ta thấy thiếu vắng một cái gì đó gấp gáp, một sắc thái đa thanh. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, kết hợp với giọng điệu buồn thương, và giọng điệu trầm tĩnh khoan hòa đã tạo nên một nét riêng cho phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam.


PHẦN KẾT LUẬN

Sự nghiệp cầm bút của Thạch Lam tuy ngắn ngủi, nhưng ông cũng đã để lại cho nền văn học nước nhà những dấu ấn riêng. Ông không theo đuổi những mục đích lớn lao, ông lẳng lặng góp cho đời những câu chuyện bình dị, xinh xăn khiến cho bao thế hệ bạn đọc phải nhớ mãi. Những thành công đó của Thạch Lam được xây dựng nên từ nhiều yếu tố

Truyện ngắn của Thạch Lam viết về những con người bé nhỏ. Ông quan tâm đến những số phận bất hạnh của họ. Ở điểm này văn chương của Thạch Lam có những nét tương đồng với các nhà văn hiện thực đương thời. Ông là nhà văn lãng mạn, trong nhóm Tự lực văn đoàn, nhưng Thạch Lam không đi theo con đường văn nghiệp mà các nhà văn trong nhóm đã lựa chọn. Mà ông chủ yếu đi sâu vào phát hiện và mô tả những vẻ đẹp tiềm tàng khuất lấp trong tâm hồn con người, nhất là vẻ đẹp của những tâm hồn bình dị đời thường. Khi đọc truyện ngắn Thạch Lam chúng ta dễ dàng nhận ra đóng góp lớn nhất của ông là đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm của con người. Con người được ông miêu tả theo cái nhìn của đời thường với bao tâm trạng cảm giác, cảm xúc khác nhau. Ông quan tâm đến hiện thực đời sống, chú trọng diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những khoảnh khắc rất đời thường của những con người bình dị trong xã hội. Những nhân vật của ông chủ yếu là những con người nghèo khổ, bế tắc. Về điểm này tuy khả năng phân tích tâm lí nhân vật của ông chưa bằng các nhà văn như Nam Cao, nhưng rõ ràng những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà là không nhỏ.

Là người yêu sự sống, thiết tha với cái đẹp, sáng tác nào của ông cũng nhằm hướng tới cái đẹp và tìm tòi cái đẹp. Đó là cái đẹp của tình người, lòng trắc ẩn vị tha, ở thiên nhiên trong lành gần gũi với tâm hồn Việt. Ông là một người nghệ sĩ chân chính yêu quê hương đất nước, tình yêu ấy được thể hiện trong các trang truyện đây hương vị dân tộc. Từ mùi quen của đất, mùi bèo dưới ao, mùi phân trâu nồng ấm...

Phần lớn truyện ngắn của Thạch Lam không tập trung vào những đề tài xã hội. Ông chỉ quan tâm đến những trạng thái tâm lí của thế giới tâm hồn con người. Ông quan tâm đến đời sống nội tâm, đến những rung động, cảm giác của họ. Thế giơi nhân vật của Thạch Lam hiện lên không đa sắc màu như những nhà văn hiện thực đương thời, không ồn ào, mà chủ yếu là lặng lẽ, âm thầm. Đó là những người trí thức tiểu tư sản nghèo khổ, đó là những người nông dân nghèo khổ bần cùng, nhưng không tha hóa, hay những người phụ nữ nông thôn Việt Nam mang một vẻ tần tảo chịu thương chịu khó và luôn phải chịu những cảnh đời bất hạnh.

Như vậy qua việc đi tìm hiểu phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam chúng ta thấy được những đóng góp của ông trong nền văn học 1930- 1945 nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Từ đó chúng ta thấy được một Thạch Lam với một phong cách rất riêng, không giống với các nhà văn đương thời và các nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Những đóng góp về phong cách nghệ thuật chủ yếu trên những phương diện.

Thạch Lam có một phong cách viết văn nhẹ nhàng, thấm đượm tình người. Những trang văn của ông đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, tìm hiểu, khắc họa những tâm trạng, cảm xúc, xúc cảm của các nhân vật. Đó là những đóng góp trong việc xây dựng các kiểu nhân vật trong những truyện ngắn. Đó là những người trí thức nghèo, luôn phải đấu tranh với cuộc sống hàng ngày đó là bát cơm manh áo, đó là những bon chen, những phút yếu lòng

sa ngã đánh mất danh dự phẩm chất của con người. Đó là những người dân nghèo khổ ở các vùng quê hay những phố huyện. Họ là những con người dường như khi sinh ra đã phải chấp nhận những số phận nghèo khổ. Họ vất vả, đói khổ, có khi dẫn tới những cái chết thương tâm. Một kiểu nhân vật nữa chúng ta thấy xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Thạch Lam và các nhà văn đương thơì đó là những nhân vật người phụ nữ bất hạnh. Dù hiện lên trong những hoàn cảnh nào thì những người phụ nữ vẫn mang đầy đủ diện mạo của người phụ nữ Việt Nam, tần tảo, chịu thương, chịu khó, lam lũ kiếm sống và phải chịu bao nỗi vất vả đắng cay của cuộc đời. Ở kiểu nhân vật này Thạch Lam thường hướng ngòi bút xót thương, thông cảm với với cuộc đời của họ. Những trang văn của Thạch Lam miêu tả về họ không “tàn nhẫn’ như Nam Cao, mà là ông đi vào việc khám phá những vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn họ. Dù miêu tả những con người dưới đáy xã hội nhưng Thạch Lam không gay gắt, mà chủ yếu dùng giọng điệu xót thương thông cảm.

Một trong những đóng góp của Thạch Lam về phương diện ngôn ngữ và giọng điệu. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam là hệ thống từ ngữ tập trung miêu tả cảm giác hướng nội và hướng ngoại. Trong truyện ngắn của mình Thạch Lam không sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại mà chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ của Thạch Lam là ngôn ngữ giàu chất thơ, ngôn ngữ của cảm giác nội tâm. Ông thành công khi lựa chọn trong vốn từ Tiếng Việt những từ ngữ mang vẻ đẹp giản dị, gợi cảm diễn tả thật sát với tâm trạng nhân vật. Đặc biệt nhà văn sử dụng những tính từ, động từ trạng thái có khả năng gợi được những sắc thái âm điệu tình cảm khác nhau, các lối so sánh ẩn dụ... làm cho ngôn ngữ trở thành tiếng vọng của tâm hôn. Đây là một điểm khác với các nhà văn cùng thời. Thạch Lam chủ yếu miêu tả diễn biến tâm lí, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật bằng cách kể truyện. Cũng có khi ngôn ngữ kể chuyện là ngôn ngữ của nhà văn, vì vậy mà chuyện của ông chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023