Những Vấn Đề Lý Luận Nghiệp Vụ Về Xuất Bản Giáo Trình Phục Vụ Công Tác 5

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2007


MéT Sè GI¶I PH¸P

N¢NG CAO CHÊT L¦îNG XUÊT B¶N GI¸O TR×NH ë HäC VIÖN CHÝNH TRÞ QUèC GIA Hå CHÝ MINH


(Mã số: CS 07-46)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Cơ quan chủ trì: Nhà xuất bản Lý luận chính trị

Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Đường Vinh Sường

Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 11


HÀ NỘI – 2008

MỤC LỤC


Trang

Phần mở đầu 3

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH 5

1.1. Những vấn đề lý luận nghiệp vụ về xuất bản giáo trình phục vụ công tác 5

đào tạo

1.2. Một số đặc trưng của giáo trình 5

1.3. Hệ thống giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 7

Yêu cầu và đặc điểm

Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH 11

Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

2.1. Tình trạng bản thảo 11

2.2. Tình hình biên tập giáo trình 13

2.3. Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật 16

2.4. Tình hình và chất lượng in ấn giáo trình 18

2.5. Đánh giá thực trạng chất lượng giáo trình ở Học viện Chính trị 19

quốc gia Hồ Chí Minh

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT 21

LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH PHỤC VỤ CHO NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

3.1. Phương hướng chung 21

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình ở Học viện 21

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Kết luận 22

Tài liệu tham khảo 22

PHẦN MỞ ĐẦU


I. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo trình và các tài liệu được sử dụng làm giáo trình (gọi tắt là giáo trình) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo cán bộ các hệ trung, cao cấp lý luận chính trị. Việc xuất bản có chất lượng các giáo trình đòi hỏi một hệ thống quy chế, quy trình chặt chẽ từ khâu xác định nội dung, chương trình đào tạo đến khâu tổ chức biên tập, xuất bản, in ấn và phát hành. Tuy nhiên, việc xuất bản giáo trình hiện nay ở các hệ đào tạo của Học viện CTQG Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng xuất bản còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo cán bộ. Do đó, đòi hỏi Nhà xuất bản Lý luận chính trị phải nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình và ứng dụng trực tiếp kết quả nghiên cứu vào hoạt động xuất bản của đơn vị.

II. Tình hình nghiên cứu

Về chất lượng xuất bản giáo trình ở nước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu lồng ghép trong các đề tài lớn về phương pháp giảng dạy - đào tạo. Ở trong nước đã có một số đề tài khoa học và công trình dưới dạng sách tham khảo viết về xuất bản sách giáo khoa phổ thông của Nhà xuất bản Giáo dục, của Khoa Xuất bản thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền về công tác biên tập sách giáo trình, giáo khoa dùng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành biên tập xuất bản. Trong khi đó, chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng xuất bản sách giáo trình dùng cho đào tạo cán bộ lãnh đạo hệ trung, cao cấp lý luận ở Học viện.

III. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng về chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo hiện nay ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là việc xuất bản các bộ giáo trình của Học viện trong công tác đào tạo.

- Phạm vi nghiên cứu: áp dụng vào công tác xuất bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trị hiện nay.

V. Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh các phương pháp truyền thống, đề tài sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu tài liệu, điều tra chọn mẫu, mô hình hóa để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của mình.

VI. Đóng góp của đề tài

- Khái quát về tác dụng của giáo trình đối với công tác đào tạo, giảng dạy của Học viện, nhấn mạnh về công tác biên tập nội dung, biên tập kỹ - mỹ thuật, chất lượng in ấn giáo trình của Học viện. Nêu một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

- Là một tài liệu thực tiễn, giúp ích cho công tác xuất bản giáo trình của Nhà xuất bản Lý luận chính trị.

VII. Nội dung nghiên cứu

Chương I: Những vấn đề chung về xuất bản giáo trình.

Chương II: Thực trạng chất lượng xuất bản giáo trình ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ cho nhu cầu đào tạo của Học viện CTQG Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH


1.1. Những vấn đề lý luận nghiệp vụ về xuất bản giáo trình phục vụ công tác

đào tạo

Bất cứ môn khoa học nào cũng đều có chức năng là truyền bá, phổ biến nội dung kiến thức của mình ngày càng rộng rãi trong xã hội. Đây là lý do để tồn tại và phát triển. Hình thức phổ biến nhất, hiệu quả nhất để thể hiện chức năng đó mà các khoa học hay sử dụng là thông qua giáo dục, đào tạo, tức thông qua học tập. Mà muốn học tập chất lượng cao, bất cứ môn khoa học nào, bất cứ cấp chương trình nào cũng cần có giáo trình. Có thể nói, giáo trình là loại hình văn hóa đọc luôn cần thiết không thể thiếu đối với việc học tập. Nếu không có giáo trình sẽ trở nên dạy chay, học chay và tất yếu kết quả không thể cao, mục đích giáo dục đào tạo sẽ rất hạn chế, kể cả xã hội hiện đại.

Đối với khoa học lý luận chính trị cũng không nằm ngoài lựa chọn đó. Muốn truyền bá, phổ biến, giáo dục và học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chúng ta cần phải có giáo trình lý luận chính trị. Thông qua đó nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp cách mạng, góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, nâng cao không ngừng tri thức lý luận chính trị, đạo đức, lối sống và phương pháp công tác cho cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân. Những tri thức lý luận chính trị thu nhận qua học tập được vận dụng trong thực tiễn xây dựng cuộc sống mới, con người mới, xã hội mới, đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội và của cách mạng nước ta.

Để tìm hiểu và xem xét giáo trình lý luận chính trị là gì, hay nói cách khác, để

phân biệt nó với các loại sách lý luận chính trị khác, cần xác định:

- Giáo trình là sách dành cho học tập, giảng dạy ở trường lớp trong hệ thống giáo

dục.

- Giáo trình lý luận chính trị là loại sách để dạy về khoa học Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ta cho sinh viên, cán bộ, đảng viên ở các trường hệ thống Nhà nước và hệ thống trường Đảng trong cả nước.

1.2. Một số đặc trưng của giáo trình

1.2.1. Đặc trưng về tính chuẩn mực và tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị

- Tính cơ bản chuẩn mực

Nội dung của giáo trình lý luận chính trị có tính chuẩn mực bắt buộc về kiến thức và kỹ năng mà người học phải đạt được và người dạy phải quán triệt nhằm thống nhất việc học tập và giảng dạy đối với các học viện, trường đại học trong cả nước. Giáo trình phải lựa chọn những yếu tố kiến thức cơ bản, thích hợp để hình thành những đơn vị kiến thức đúng yêu cầu quy định của chương trình. Các khái niệm công cụ là cần thiết không thể thiếu để hướng người đọc đi từ kiến thức đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.

- Tính hệ thống

Như mọi loại giáo trình khác, giáo trình lý luận chính trị không phải chỉ có tác dụng cho một năm học, một cấp học mà có tác dụng trong nhiều cấp học - đó là hệ thống dọc. Giáo trình lý luận chính trị của cấp học này là cơ sở cho sách của cấp học sau và cả cấp học sau nữa.

Ngoài ra, giáo trình lý luận chính trị còn có mối liên hệ ngang - đó là mối liên hệ hữu cơ giữa các môn lý luận chính trị với nhau và với các môn học khác. Đảm bảo mối liên hệ ngang sẽ tăng thêm tính hiệu quả của sách.

- Tính sư phạm

Giáo trình lý luận chính trị là một trong những công cụ để giáo viên thực hiện vai trò nghề nghiệp của mình trong quá trình dạy học. Các cuốn giáo trình có thể đưa ra nhiều con đường mới, công cụ mới, bài thực hành mới vận dụng lý luận dạy học và sự nhạy cảm của mỗi giáo viên với hoàn cảnh sư phạm.

Sự phát triển của lý luận dạy học các môn được thể hiện trong giáo trình đem đến cho giáo viên một loạt các hành động thích hợp để cải tiến hoặc đổi mới phương pháp dạy học. Những tư liệu được trình bày trong giáo trình, những chú dẫn, chỉ dẫn để khai thác, các dạng đánh giá mà giáo trình đề cập giúp giáo viên các khả năng truyền thụ tri thức cho học viên, sinh viên.

Đối với học viên, sinh viên, giáo trình lý luận chính trị hỗ trợ họ tích hợp điều đã học và sau đó ứng dụng vào các tình huống. Tích hợp kiến thức là một quá trình tích hợp dọc và tích hợp ngang, biến đào tạo thành tự đào tạo với mức độ tăng dần từ cấp học thấp lên cấp học cao. Giáo trình không chỉ truyền thụ kiến thức và kỹ năng mà còn nâng cao khả năng ứng xử, giúp học viên, sinh viên tích lũy vốn hiểu biết, thích nghi với môi trường rèn luyện, làm việc sau này.

1.2.2. Đặc trưng về tính chính trị trực tiếp của giáo trình lý luận chính trị

Xuất phát từ vai trò, chức năng của mình mà giáo trình lý luận chính trị trước hết chứa đựng hệ tư tưởng giai cấp công nhân, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời qua đó đem lại cho học viên, sinh viên, cán bộ quản lý khả năng vận dụng những quan điểm chính thống để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra

trong đời sống chính trị. Nếu như sách lý luận chính trị nói chung được xem như “công nghiệp nặng của ngành tư tưởng” thì chắc chắn giáo trình lý luận chính trị sẽ là cơ sở của ngành công nghiệp đó.

- Đối với công tác tuyên truyền giáo dục, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ:

+ Giáo dục thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân sinh quan lành mạnh,

động lực phấn đấu mạnh mẽ, tự giác.

+ Trực tiếp phổ biến đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

- Đối với công tác cổ động, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ:

+ Tác động vào tình cảm, nâng cao nhiệt tình cách mạng, hướng dẫn hành động.

+ Đưa ra điển hình tiên tiến, số liệu thực tiễn được tổng kết nâng cao niềm tin vào sự nghiệp cách mạng.

+ Động viên nhiệt tình cách mạng của thế hệ trẻ, tăng cường tiềm lực của đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chống lại kẻ thù trên mặt trận tư tưởng.

Đứng về mặt quy trình xuất bản, tính chất chính trị trực tiếp bộc lộ trong tất cả các khâu từ kế hoạch đề tài đến biên tập, từ nội dung đến hình thức. Ví dụ như kế hoạch đề tài của giáo trình lý luận chính trị cho hệ thống trường Đảng được tổng hợp từ các Học viện khu vực, Trường Chính trị thông qua Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) gửi đến Nhà xuất bản Lý luận chính trị hay Nhà xuất bản Chính trị quốc gia rồi mới đưa lên Cục Xuất bản để đăng ký. Trước khi tiến hành công đoạn đó, bản thân đề tài và bản thảo kèm theo phải giữ vững những nguyên tắc chính trị cơ bản của Đảng và Nhà nước, tính định hướng rõ ràng. Ngay cả lúc đọc phân tích, đánh giá bản thảo theo tiêu chuẩn khoa học, tiêu chuẩn chính trị cũng phải đặt lên hàng đầu. Việc tổ chức nhân bản, phát hành sách cũng luôn phải đảm bảo sự chính xác, phục vụ kịp thời cho công tác tư tưởng...

1.3. Hệ thống giáo trình của Học viện CTQG Hồ Chí Minh - yêu cầu và đặc

điểm


Hệ thống giáo trình của Học viện có một số yêu cầu và đặc điểm sau:

1.3.1. Đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ của hệ thống giáo trình lý luận chính trị của Học viện có đặc

điểm riêng đó là: đội ngũ giảng viên của Học viện và học viên thuộc các hệ đào tạo. Trong đó đối tượng phục vụ chủ yếu là học viên đang theo học các lớp trong chương trình đào tạo các hệ của Học viện.

1.3.2. Tác giả giáo trình lý luận chính trị của Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Tác giả của giáo trình lý luận chính trị là những cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các viện chuyên ngành thuộc Học viện, họ hầu hết là các cán bộ có trình độ khoa học, có trình độ sư phạm và có học hàm, học vị, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghiên cứu

và giảng dạy các môn lý luận chính trị. Trong các đầu giáo trình lý luận chính trị, nội dung được trình bày dưới dạng các bài, các chuyên đề riêng phù hợp với từng ngành học, môn học. Các chuyên đề, các bài lại được giao cho từng cá nhân tác giả hoặc tập thể tác giả biên soạn (các tác giả phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến nội dung).

Căn cứ vào nội dung cơ bản của môn học và dựa trên cơ sở nội dung sách đã Nhà nước quy định riêng cho Học viện, các tác giả biên soạn, hoàn chỉnh, sau đó quy trình hoàn thiện nội dung cuốn sách được thực hiện theo các bước: Hội đồng khoa học của đơn vị (viện, khoa) nghiệm thu trước và chuyển lên Hội đồng nghiệm thu của Học viện hoàn thiện lần cuối rồi đưa xuất bản. Do tính chất và mục đích hoạt động; mục tiêu giảng dạy, đào tạo của Học viện (trong đó chủ yếu là đào tạo, nâng cao trình độ cho những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan trung ương và địa phương) nên tác giả của giáo trình lý luận chính trị là những người có trình độ khoa học cao. Chính sự đảm bảo về trình độ của các tác giả và quy trình nghiệm thu đã đảm bảo cho tính chính thống của hệ thống giáo trình lý luận chính trị của Học viện.

1.3.3. Vai trò, vị trí của giáo trình lý luận chính trị đối với công tác đào tạo của Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Thực hiện mục tiêu và các chức năng cơ bản của mình, giáo trình lý luận chính trị thực sự đóng vai trò trọng yếu trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện nói riêng và trong đời sống văn hoá, tư tưởng chính trị của xã hội cũng như trong công tác lý luận tư tưởng của Đảng nói chung.

- Vai trò của giáo trình lý luận chính trị về mặt lý luận chung bao gồm những vấn

đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, giáo trình lý luận chính trị góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường sức chiến đấu của công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan đến lý luận chính trị.

Thứ hai, giáo trình lý luận chính trị cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng đường lối chính trị và tri thức, phương pháp khoa học cho hoạt động chính trị trong thực tiễn cho người học.

Thứ ba, giáo trình lý luận chính trị còn là công cụ thông tin chính thống, là phương tiện tổ chức, quản lý kinh tế, xã hội.

Thứ tư, giáo trình lý luận chính trị là một loại “vũ khí” trang bị cho người học những tri thức chính trị cơ bản để đấu tranh chống lại các tư tưởng phản động, thù địch.

Thứ năm, giáo trình lý luận chính trị là phương tiện để người học có thể trao đổi, tranh luận, tìm tòi chân lý khoa học phê phán các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tư tưởng chính trị.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí