117
Chương 4
VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI HIỆN NAY
VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ
4.1. VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI
4.1.1. Đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trong những năm gần đây tiếp tục có sự phát triển cả về tăng tự nhiên cũng như tăng cơ học, có nghĩa là một bộ phận đồng bào tiếp tục từ bỏ tín ngưỡng truyền thống chuyển sang Công giáo. Vấn đề này không đơn giản là chuyển đổi niềm tin tôn giáo mà quan trọng hơn nó tác động đến các mặt của đời sống xã hội những nơi có Công giáo, ảnh hưởng nhất định về văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Thực tế là hiện nay, vùng người Mông ở Lào Cai hình thành một cộng đồng người Mông theo Công giáo. Cộng đồng này vừa gắn bó (trong quan hệ gia đình, dòng họ, láng giềng, đồng tộc) vừa tách biệt (trong sinh hoạt tôn giáo) với các cộng đồng cư dân Mông truyền thống hay người Mông Tin lành. Chính vì vậy, khi hai các cộng đồng này sống cạnh nhau, nhất là trong một thôn, bản rất dễ nảy sinh mâu thuẫn. Hơn nữa, khi yếu tố tôn giáo đan lồng, hòa quyện với yếu tố dân tộc, sẽ luôn tiềm ẩn những yếu tố nhậy cảm, phức tạp, do đó, không thể chủ quan, xem nhẹ công tác dân tộc, dân vận và công tác tôn giáo trong vùng đồng bào có đạo.
Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, bên cạnh những ưu điểm của Công giáo, thì sự chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang tôn giáo mới đã và đang làm mất đi nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Mông. Các mối quan hệ từ gia đình, dòng họ đến cộng đồng xã hội bị thay đổi; văn hóa truyền thống bị mai một; vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng họ, thầy shaman không còn, bị thay thế bởi vai trò của linh mục, tu sĩ, chánh trương, trùm trưởng họ đạo. Một bộ phận thanh thiếu niên người Mông theo Công giáo không có ý thức giữ gìn bản sắc của dân tộc mình, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị lãng quên thậm chí không còn tồn tại trong đời sống tinh thần như thổi khèn, múa khèn, thổi kèn, hát ru… những thứ mà phải cần một thời gian đủ dài mới có thể khôi phục được. Sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng phần nào
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Công Giáo Đối Với Tín Ngưỡng, Phong Tục Tập Quán Và Một Số Lĩnh Vực Của Đời Sống Xã Hội
- Ảnh Hưởng Của Công Giáo Đến Đời Sống Xã Hội Của Người Mông Theo Công Giáo Ở Lào Cai Hiện Nay
- Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Kinh Tế Và An Sinh Xã Hội
- Dự Báo Xu Hướng Công Giáo Trong Cộng Đồng Người Mông Ở Lào Cai Thời Gian Tới
- Xu Hướng Biến Đổi Bên Trong Cộng Đồng Người Mông Theo Công Giáo
- Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Vận Động Thực Hiện Chủ Trương, Đường Lối Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước Cho Đội Ngũ Chức Sắc
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
118
làm cho sự cố kết cộng đồng xã hội ít nhiều bị rạn nứt giữa những người Mông theo Công giáo với những người Mông theo tín ngưỡng truyền thống. Nếu phần lớn các hộ trong dòng họ theo đạo thì các hộ còn lại gần như cô lập trong nhiều sinh hoạt tập thể. Ngược lại, trong làng bản chỉ có một số hộ theo Công giáo thì họ khó tham gia vào các hoạt động chung, nhất là những lễ hội truyền thống.
Mặt khác, trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai hiện nay, còn một bộ phận khá lớn theo đạo Tin lành, nảy sinh hiện tượng trên địa bàn một thôn, có những hộ theo Công giáo, có những hộ theo đạo Tin lành, có những hộ theo tín ngưỡng truyền thống, tạo nên tính đa dạng, phức tạp trong văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán. Nhiều người Mông theo Công giáo cho rằng những người theo tín ngưỡng truyền thống là cổ hủ, lạc hậu, mê tín; coi đạo Tin lành là “đạo cải cách” không chính thống. Những người Mông theo đạo Tin lành cho rằng, họ mới là người theo “con đường mới”, “lý mới”. Còn người Mông theo tín ngưỡng truyền thống lại coi thờ cúng các ma là đúng đắn nhất, phải giữ bản sắc của dân tộc mình, không thể “cúng Trời” mà quên cúng ông bà tổ tiên. Người Mông theo Công giáo quan niệm khi chết thì linh hồn của tất cả mọi người đều được lên Thiên đường, vì vậy không phải thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các ma theo tín ngưỡng truyền thống.
Trong các dịp tế lễ, cúng bái, tang ma giữa người Mông theo Công giáo với người Mông theo tín ngưỡng truyền thống có những cách thức khác nhau, phân biệt rất rõ ràng. Người Mông theo Công giáo không ăn những đồ thờ cúng của người Mông theo tín ngưỡng truyền thống. Do đó, trong đám tang, hoặc nhà có công to việc lớn, mời anh em họ hàng, làng bản đến dự, nếu có người theo Công giáo, gia chủ phải chuẩn bị hai loại cỗ, một loại để cúng (người theo tín ngưỡng truyền thống cùng ăn), một loại để cho khách (người Công giáo ăn riêng), vì thế, ít nhiều có sự phiền toái trong sinh hoạt cộng đồng thôn bản.
Hôn nhân cũng có những trở ngại giữa người Mông theo Công giáo và người Mông theo tín ngưỡng truyền thống, đôi khi trở thành rào cản không chỉ của đôi trai gái mà còn là vấn đề khó thống nhất về cách thức tiến hành lễ cưới của hai gia đình, hai dòng họ do khác nhau thủ tục. Việc trao đổi hôn nhân thường diễn ra trong nội bộ các nhóm tôn giáo, nếu người khác tôn giáo kết hôn với nhau thì người vợ phải theo đạo của chồng (hoặc ngược lại). Một số trường hợp gia đình ngăn cản con cháu kết hôn với người không cùng tôn giáo, nhằm giữ đạo (nhất là nữ giới
119
Công giáo) vì sợ con cháu không thích ứng được với phong tục của bên nhà chồng. Do vậy, tỉ lệ tín đồ người Mông theo Công giáo lấy người khác tôn giáo rất ít. Nếu đôi trai gái quyết tâm lấy nhau thì bên theo tín ngưỡng truyền thống phải chấp nhận cải sang theo Công giáo mới được tổ chức hôn lễ. Hơn nữa là sự khó khăn trong thoả thuận về số tiền thách cưới và thực hiện nghi lễ cưới xin. Chẳng hạn, nếu bên nhà gái tổ chức theo nghi lễ truyền thống và bên nhà trai tổ chức theo nghi lễ Công giáo thì khi đón dâu, theo nghi thức truyền thống chú rể phải là lễ trước bàn thờ tổ tiên và cha mẹ vợ, trong khi đó, người Công giáo không quỳ lạy ai ngoài Chúa. Vì thế có trường hợp rất lúng túng khi phải thực hiện nghi thức này.
Đời sống kinh tế của người Mông ở Lào Cai từ sau Đổi mới đến nay có nhiều cải thiện đáng kể. Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu đãi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, trong đó có vùng người Mông theo Công giáo. Cuộc sống của đồng bào được ổn định hơn. Hệ thống kết cấu hạ tầng vùng cao như đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện; diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Tâm lý trông chờ, ỉ nại vào sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn khá phổ biến. Đây là mối quan tâm lớn nhất đối với chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Về phương diện chính trị, sự phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang phục hồi và phát triển. Số lượng tín đồ Công giáo là người Mông trên phạm vi cả nước hiện khoảng 17.000 người (chiếm 2,4% tín đồ Công giáo), chủ yếu ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên và Sơn La. Đây là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Những năm qua, Giáo hội Công giáo chủ trương tập trung truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số nhằm tăng số lượng tín đồ một cách cơ học làm cho tình hình an ninh chính trị ở những nơi đó tiềm ẩn một số yếu tố phức tạp, cần quan tâm đúng mức.
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Mông chiếm 26% dân số toàn tỉnh. Tuy chỉ có 3.805 tín đồ người Mông theo Công giáo, một cộng đồng chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng cần chú ý là mối quan hệ đồng đạo giữa giáo dân người Mông với giáo dân người dân tộc khác; mối quan hệ giữa Công giáo với đạo Tin lành trong cùng tộc người; mối quan hệ giữa người
120
Mông ở Lào Cai với người Mông ở Tây Nguyên, mối quan hệ giữa người Mông ở Tây Bắc và người Mông các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,v.v… Hơn nữa, thị xã Sa Pa - nơi có tín đồ Công giáo người Mông đông nhất lại là trung tâm du lịch, khách trong nước và ngoài nước thường xuyên đến thị trấn Sa Pa, xã Lao Chải, Hầu Thào và các xã khác. Nếu chính quyền không quản lý tốt có thể kẻ xấu lợi dụng niềm tin của đồng bào Mông để tuyên truyền, kích động nhân dân tham gia vào các hoạt động ngoài tôn giáo, gây phức tạp tình hình.
4.1.2. Đối với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Quản lý nhà nước về tôn giáo là một nhiệm vụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình hình tôn giáo có những vấn đề nổi lên cần quan tâm, nhất là ở vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quản lý nhà nước về tôn giáo cần phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân, các hoạt động tôn giáo được diễn ra đúng theo pháp luật, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo.
Trước khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, cũng như các địa phương khác, ở Lào Cai triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 18-6-2004 và Nghị định số 22, ngày 01-3-2005; Nghị định số 92/NĐ-CP, ngày 08-11-2012 của Chính phủ Thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân; thể chế hóa các quan điểm.chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội, đặc biệt là Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Về công tác tôn giáo.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo tạo hành lang pháp lý ghi nhận, bảo đảm thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; đảm bảo tính tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Việc thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã có sự chuyển biến trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, vận động quần chúng nhân dân đến giải quyết các vấn đề cụ thể; giúp xác định rõ thẩm quyền, thời hiệu giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng; góp phần cho công tác tôn giáo ở địa phương đạt được hiệu quả.
121
Sau 16 năm thực hiện Pháp lệnh, bên cạnh những đóng góp tích cực trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào, còn bộc lộ những bất cập trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội về tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú đa dạng, phức tạp. Pháp lệnh còn thiếu một số quy định cụ thể, có chỗ quy định chưa rõ ràng, khó áp dụng; mới đưa ra chế định mà chưa có chế tài xử lý, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Chẳng hạn, về điều kiện thành lập chia tách tổ chức trực thuộc chưa cụ thể, đặc biệt về số lượng tín đồ quy định theo hiến chương, điều lệ của tôn giáo. Trên thực tế, Công giáo không quy định số lượng tín đồ cho tổ chức trực thuộc. Do vậy gây khó khăn khi chính quyền xem xét giải quyết đề nghị của Công giáo khi xin tách giáo họ, giáo xứ.
Thẩm quyền giải quyết chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, trong Pháp lệnh chưa có quy định thẩm quyền giải quyết đề nghị của Công giáo xin sáp nhập, thành lập, chia tách, hợp nhất họ đạo Công giáo. Pháp lệnh chỉ quy định việc mở các lớp bồi dưỡng người hoạt động tôn giáo, còn việc quản lý mở lớp thì chưa được đề cập. Về phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo, Pháp lệnh chưa quy định chi tiết về các tổ chức tôn giáo đăng ký phong chức, phong phẩm. Trong thời gian qua, các tổ chức tôn giáo mới chỉ đăng ký với chính quyền về phong phẩm trật tôn giáo, chưa đăng ký bổ nhiệm chức vụ hành đạo Công giáo như chính xứ, phó xứ, quản nhiệm giáo xứ…Việc đăng ký hoạt động của hội đoàn cũng chưa cụ thể nên chính quyền địa phương gặp khó khăn trong công tác quản lý.
Từ ngày 01-01-2018, Luật tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực. Sự ra đời của Luật tín ngưỡng, tôn giáo là một bước phát triển mới, hoàn thiện về cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Luật đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này. Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài người và chủ nghĩa xã hội được phát huy; giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Luật còn góp
122
phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống Đảng và Nhà nước; thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, do đó để thực hiện tốt Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng cần phải có sự đồng bộ với các văn bản pháp lý khác. Ví dụ như tại Khoản 4, Điều 56, Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan” như vậy liên quan đến Luật đất đai. Hay ở Điều 55 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho phép các tổ chức tôn giáo “được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan”, tham gia như thế nào, cần cụ thể trong Luật giáo dục.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo là một luật mới, liên quan đến nhiều tầng lớp nhân dân nên cần có những văn bản dưới luật hướng dẫn để không chỉ chức sắc, tín đồ các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng mà còn những người làm công tác tôn giáo phải nắm vững để thực hiện hiệu quả.
Hệ thống chính trị ở các xã có người Mông theo Công giáo ở Lào Cai hiện nay nhìn chung còn nhiều bất cập. Hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, nhất là các chi bộ thôn bản bộc lộ nhiều yếu kém. Đảng viên ở các thôn bản Công giáo số lượng còn ít, chất lượng còn thấp. Đặc biệt là số đảng viên là người Công giáo rất ít ỏi (xã Hầu Thào có 14 đảng viên là người Công giáo/102 đảng viên của Đảng bộ; xã Lao Chải có 13 đảng viên người Công giáo/111 đảng viên của Đảng bộ; những nơi khác không có đảng viên là người Công giáo). Việc phát triển Đảng trong vùng người Mông theo Công giáo rất khó khăn vì: (i) trình độ dân trí thấp; (ii) thanh niên không tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, không có nguyện vọng vào Đảng; (iii) các tổ chức chính trị - xã hội ở đây chưa thu hút được quần chúng tham để qua đó tuyên truyền, giác ngộ họ, tạo nguồn phát triển đảng viên.
Chính quyền cơ sở ở các xã có người Mông theo Công giáo ở Lào Cai còn nhiều hạn chế. Năng lực quản lý nhà nước và điều hành mọi hoạt động công tác chung cũng như công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở xã gặp không ít lúng túng. Đội ngũ cán bộ xã về cơ bản đã qua đào tạo và được chuẩn hóa theo quy định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ phụ trách về công
123
tác tôn giáo ở các xã đều chưa được đào tạo chuyên môn, chủ yếu chỉ được tập huấn các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, do đó vừa thiếu kiến thức về tôn giáo học và nghiệp vụ công tác tôn giáo. Sự hiểu biết pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của cán bộ phụ trách công tác này ở các xã rất hạn chế. Trong khi chức sắc Công giáo lại nghiên cứu rất kỹ về văn bản pháp quy của Nhà nước để vận dụng “linh hoạt”, có khi còn “lách” luật để hoạt động. Đây là một khó khăn của các địa phương trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động của tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
Ở cấp huyện, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện do một cán bộ Phòng Nội vụ (thường là Phó phòng Nội vụ) đảm nhiệm theo dạng kiêm nhiệm. Họ hầu hết cũng chưa được đào tạo chuyên môn về tôn giáo học và công tác tôn giáo, nên khi đối diện với các vấn đề liên quan đến thực tế có nhiều trở ngại, nhất là tiếp xúc với chức sắc Công giáo, hoặc giải quyết những bức xúc của giáo dân. Từ thiếu hiểu biết về chuyên môn dẫn đến bộ phận cán bộ này ngại va chạm với những vấn đề liên quan đến tôn giáo và thường cho là “nhạy cảm”, là “phức tạp” khó xử lý. Khi có vấn đề xảy ra liên quan đến tôn giáo, cán bộ địa phương không tránh khỏi khó khăn, lúng túng, thiếu kỹ năng giải quyết.
4.1.3. Đối với Giáo hội Công giáo
Hiện nay, số lượng linh mục hoạt động trong vùng dân tộc Mông theo Công giáo số lượng tuy được tăng cường nhưng không ổn định. Địa bàn miền núi rộng, những buổi làm lễ ở các giáo họ, giáo điểm khoảng cách khá xa, nên có nơi thỉnh thoảng linh mục mới đến được. Mặt khác, hầu hết linh mục là người Kinh ở miền xuôi được Tòa Giám mục Hưng Hóa cử lên Lào Cai, nhiều người không biết (hoặc biết ít) tiếng Mông, không hiểu phong tục tập quán của người Mông, nên gặp không ít khó khăn trong việc truyền giảng đạo. Đội ngũ linh mục thường có sự luân chuyển (cả linh mục triều và linh mục dòng), cho nên có người chưa hiểu biết nhiều về địa bàn và giáo dân là trở ngại cho việc quản xứ và giảng đạo.
Tòa Giám mục Hưng Hóa rất quan tâm đến việc đào tạo linh mục là người địa phương. Nhưng do nhiều nguyên nhân (trình độ học vấn thấp, thanh niên khó chấp nhận sự dấn thân làm tu sĩ phải sống độc thân, khiết tịnh và khó nghèo) nên cho đến nay mới chỉ có 01 chủng sinh người Mông tốt nghiệp Đại Chủng viện Hà Nội, được thụ phong phó tế tháng 2-2020. Như thế, trong thời gian tới sẽ thiếu linh mục là người Mông. Giáo phận Hưng Hóa vẫn phải luân chuyển linh mục từ nơi khác đến.
124
Để hỗ trợ cho việc truyền giảng giáo lý, Giáo hội chú trọng đến đào tạo đội ngũ giáo lý viên. Hằng năm mở các lớp bồi dưỡng cả về kiến thức và phương pháp giảng đạo. Số người qua đào tạo khá đông (khoảng 60 người) nhưng tham gia dạy giáo lý chỉ có trên 10 người, số còn lại hầu như không hoạt động gì, phần vì không có lương bổng, phần vì bận việc gia đình. Có trường hợp không có khả năng truyền thụ giáo lý. Thực trạng đó cho thấy, linh mục vừa thiếu, vừa phải hoạt động trên địa bàn xa xôi, cách trở, đi lại khó khăn, không thường xuyên đến được với các điểm giáo ở xa, việc sinh hoạt chủ yếu do ban hành giáo và giáo lý viên đảm nhận, chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến việc củng cố đức tin Công giáo.
Ban hành giáo họ đạo được lựa chọn và bầu từ cộng đồng, là những người hiểu biết về giáo lý, lễ nghi; có trách nhiệm trong thực hành tôn giáo. Nhưng do hoàn cảnh và điều kiện xã hội, đa số thành viên ban hành giáo ở các giáo họ có trình độ học vấn thấp, chủ yếu chỉ học hết trung học cơ sở, có người mới hết tiểu học. Với trình độ học vấn như vậy, họ gặp không ít khó khăn trong khi tổ chức thực hành các lễ nghi tôn giáo và các công việc khác khi được phân công.
Số lượng tín đồ Công giáo người Mông ở Lào Cai không nhiều nhưng lại sống rải rác ở các thôn bản, xen kẽ với những hộ theo đạo Tin lành và những hộ theo tín ngưỡng truyền thống. Đặc điểm cư trú đó sẽ có những sự khác biệt về văn hóa giữa những người có niềm tin tôn giáo khác nhau. Đôi khi có những mâu thuẫn nhỏ nảy sinh trong dòng họ, cộng đồng dân tộc. Dân trí vùng đồng bào Mông theo Công giáo còn thấp, nhiều người không biết tiếng và chữ phổ thông. Trong khi đó, linh mục là người miền xuôi biết ít tiếng Mông, thiếu hiểu biết về phong tục tập quán của đồng bào; giáo lý viên người Mông thì chưa được đào tạo bài bản, nên việc truyền giảng đạo còn nhiều bất cập. Trình độ hiểu biết giáo lý, giáo luật của tín đồ còn nhiều hạn chế, nhiều nội dung họ hiểu theo cách nghĩ của mình, xa với những điều trong kinh bổn. Sự hiểu biết ít ỏi, nông cạn như thế có thể dẫn đến hiểu sai nội dung giáo lý, Kinh thánh. Điều nguy hại hơn có thể bị kẻ xấu lợi dụng đưa vào những tư tưởng lệch lạc, xuyên tạc nhằm mục đích ngoài tôn giáo, thậm chí chống đối chính quyền, đi ngược lại lợi ích cộng đồng dân tộc.
Việc thực hành nghi lễ Công giáo còn những điểm mà Giáo hội cần phải quan tâm. Giáo dân người Mông tuy rất nhiệt thành sốt sắng tham gia các ngày lễ trọng của Công giáo, nhưng nhiều người không hiểu lắm về ý nghĩa của những ngày lễ