Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 20

149


3. Đời sống đạo của người Mông theo Công giáo ở Lào Cai hiện nay tương đối nền nếp và ổn định. Đội ngũ chức sắc, chức việc ngày càng nhiều. Số linh mục được cử đến các giáo họ, giáo xứ để làm mục vụ và hướng dẫn tín đồ thực hành nghi lễ tăng nhanh, nhất là các linh mục dòng. Mỗi giáo họ, giáo điểm có ban hành giáo giúp việc cho linh mục và phụ trách các hoạt động của cộng đoàn. Ở những giáo họ lớn đã xây dựng những hội đoàn như: Hội dâng hoa, Hội Lêgiô, ca đoàn,… Cơ sở thờ tự của giáo xứ, giáo họ và giáo điểm được tu sửa, xây mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Đến nay, các giáo họ được công nhận đều có nhà thờ hoặc nhà nguyện. Ở những nơi ít tín đồ có điểm sinh hoạt tập trung.

4. Gần một thế kỷ kể từ khi du nhập vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai, Công đã khẳng định sức sống riêng của nó. Đối với một bộ phận người Mông theo đạo, Công giáo đã làm thay đổi đời sống tâm linh của họ, từ thờ đa thần sang thờ độc thần; từ tín ngưỡng truyền thống sang tôn giáo mới. Công giáo thực sự có tác động đến đến mọi mặt của đời sống xã hội của một bộ phận người Mông ở đây. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực không thể phủ nhận của Công giáo, cũng nảy sinh những yếu tố tiêu cực trên các lĩnh vực mà chính quyền địa phương phải quan tâm.

5. Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai đang có chiều hướng phát triển và mở rộng địa bàn. Thực trạng đó đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi chính quyền và Giáo hội quan tâm giải quyết đó là việc thành lập xứ đạo và họ đạo, việc xây dựng đội ngũ chức sắc và cơ sở thờ tự. Thực tế hiện nay, một số “giáo họ” tự phát hình thành ở nhiều nơi, theo đó là địa điểm sinh hoạt cũng xuất hiện với danh nghĩa “mượn” nhà ở của tín đồ mà thực chất là nơi chuyên phục vụ hoạt động tôn giáo, làm cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở cơ sở gặp không ít khó khăn.

6. Trong thời gian tới, Công giáo trong cộng đồng người Mông sẽ có những biến đổi cả bên ngoài lẫn bên trong. Sự cạnh tranh giữa các tôn giáo trong vùng người Mông sẽ mạnh mẽ hơn, nhất là giữa đạo Tin lành với Công giáo. Sự chuyển đổi niềm tin tôn giáo và cải đạo trong cộng đồng dân tộc Mông tiếp tục diễn ra theo các chiều hướng: từ bỏ tín ngưỡng truyền thống sang theo Công giáo, đạo Tin lành, thậm chí là Phật giáo; từ bỏ đạo Tin lành sang theo Công giáo và ngược lại. Do đó, công tác nắm bắt tình hình tôn giáo ở cơ sở cần phải chủ động, sát sao, kịp thời và chặt chẽ, không để xảy ra mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết trong cộng đồng.

150


7. Để làm tốt công tác tôn giáo cần phải có các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực: củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao dân trí, đào tạo ngành nghề và tạo việc làm cho thanh niên người Mông theo Công giáo. Cần thống nhất quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước coi tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Đồng thời, xác định rõ công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Chính quyền cơ sở cần làm tốt công tác vận động tín đồ, chức sắc Công giáo tham gia tích cực vào các phong trào phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Bên cạnh đó phải đề cao cảnh giác, luôn đấu tranh với những luận điệu của các thế lực thù địch lợi dụng những kẽ hở trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm gây mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ tình đoàn kết giữa những người theo tín ngưỡng tôn giáo khác nhau; đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như những quy định của Giáo hội.

Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai phải có ý thức vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và phát triển lành mạnh, theo phương châm “Kính Chúa, yêu nước”; gìn giữ cả hai cái thiêng: Tổ quốc và Công giáo. Đấy chính là sự hội nhập của Công giáo vào văn hóa dân tộc, là sự “nhập thế” của Công giáo vào đời sống tâm hồn người có đạo trong thời kỳ mới ./.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

151


Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 20

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ


1. Lê Đình Lợi (2019), “Quá trình truyền nhập và phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (3), tr.91-103.

2. Lê Đình Lợi (2019), “Vài đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (5), tr.72-84.

152


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần XIV, nhiệm kì 2010-2015, NXB Chính trị quốc gia, Lào Cai.

2. Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo Đảng ủy xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo số 118-BC/BCĐ ngày 1-12-2016 về công tác tôn giáo năm 2016, Lào Cai.

3. Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo, Đảng ủy xã Hòa Mạc, huyện Văn Bàn, Lào Cai (2017), Báo cáo số 70 /BC-BCĐ ngày 19-5-2017 về tình hình thực hiện công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, Lào Cai.

4. Ban Dân vận Trung ương (2013), Công tác vận động đồng bào dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay - thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2003), Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng quan Dự án khảo sát thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số theo Công giáo, kiến nghị về chủ trương và giải pháp, Hà Nội.

10. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2012), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2012 (kèm theo báo cáo số 19/BC-BTG, ngày 18/12/2012 của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai), Lào Cai.

11. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2013), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2013 tính đến ngày 30/11/2013, (Kèm theo báo cáo số 16/BC-BTG, ngày 12/12/2013 của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai), Lào Cai.

153


12. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2014), Tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở tỉnh Lào Cai, Lào Cai.

13. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2014), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2014, (kèm theo báo cáo số 18/BC-BTG, ngày 20/12/2014 của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai), Lào Cai.

14. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2015), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2015, tính đến ngày 31/11/2015, (kèm theo báo cáo số 14/BC-BTG, ngày 17/12/2015 của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai), Lào Cai.

15. Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Lào Cai (2016), Báo cáo tình hình hoạt động công tác tôn giáo năm 2016, Lào Cai.

16. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2016), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2016, (kèm theo báo cáo số 16/BC-BTG, ngày 18/12/2016 của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai), Lào Cai.

17. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2017), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2017, (kèm theo báo cáo số 17/BC-BTG, ngày 21/12/2017 của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai), Lào Cai.

18. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2018), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2018, (kèm theo báo cáo số 13/BC-BTG, ngày 15/12/2018 của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai), Lào Cai.

19. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2019), Tổng hợp số liệu Công giáo tỉnh Lào năm 2019, Lào Cai.

20. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ Lào Cai (2019), Danh sách các linh mục hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lào Cai.

21. Lê Ngọc Bích (2009), Giám mục người nước ngoài qua chặng đường 1659- 1975 với các giáo phận Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

22. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, NXB Hà Nội, Hà Nội.

23. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc: thực trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Trương Bá Cần (Chủ biên) (1996), Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945-1995, Công giáo và Dân tộc xuất bản.

25. Trương Bá Cần (Chủ biên) (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam,

tập I, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

154


26. Trương Bá Cần (Chủ biên), (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam,

tập II, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

27. Chính phủ (2005), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005, Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

28. Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 8/11/2012, Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

29. Chính phủ (2017), Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017, Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

30. Đỗ Quang Chính (2008), Hòa mình vào xã hội Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

31. Hoàng Văn Chung (2018), “Tôn giáo trong phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (8), tr.3-18.

32. Công an nhân dân Lào Cai (2000), Lịch sử biên niên (1945-2000), Lào Cai.

33. P. Dourisboure (2008), Dân làng Hồ, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

34. Cao Thế Dung (2002), Việt Nam giáo sử tân biên, Quyển 1, Cơ sở Dân Chúa, Hoa Kỳ.

35. Cao Thế Dung (2002), Việt Nam giáo sử tân biên, Quyển 2, Cơ sở Dân Chúa, Hoa Kỳ.

36. Cao Thế Dung (2002), Việt Nam giáo sử tân biên, Quyển 3, Cơ sở Dân Chúa, Hoa Kỳ.

37. Trần Anh Dũng (1996), Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam (1960-1995),

Đắc Lộ Tùng thư, Paris.

38. Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Nguyễn Hồng Dương (1999), “Bước đường hội nhập văn hóa dân tộc của Công giáo Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, (1), tr.54-60.

40. Nguyễn Hồng Dương (1999), “Bước đường hội nhập văn hóa dân tộc của Công giáo Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo (2), tr.32-37.

41. Nguyễn Hồng Dương (2000), “Tìm hiểu Tổ chức xứ, họ đạo của Công giáo ở miền Bắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX”, Nghiên cứu Tôn giáo (4), tr.30-36.

42. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

155


43. Nguyễn Hồng Dương (2002), “Tìm hiểu Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo Nam bộ (đến đầu thế kỷ XIX)”, Nghiên cứu Tôn giáo, (3), tr.34-43.

44. Nguyễn Hồng Dương (2003), Nhà thờ Công giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Nguyễn Hồng Dương (2003), “Hội đoàn Công giáo - Lịch sử và hiện tại”,

Nghiên cứu Tôn giáo, (4), tr.44-51.

46. Nguyễn Hồng Dương (2004) “Mấy vấn đề về dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay”, Nghiên cứu tôn giáo, (4), tr.62-72.

47. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong văn hóa và phát triển ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Nguyễn Hồng Dương (2006), “Hoạt động truyền đạo Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở giáo phận Kon Tum, một số biểu hiện đặc thù”, Nghiên cứu tôn giáo, (5), tr.43-53.

49. Nguyễn Hồng Dương (2008), Công giáo Việt Nam: Một số vấn đề nghiên cứu, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

50. Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên) (2010), 30 năm Thư chung 1980 Hội đồng Giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

51. Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên), (2011), Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

52. Nguyễn Hồng Dương (2011), Tổ chức Xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử - hiện tại và những vấn đề đặt ra, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Nguyễn Hồng Dương (2012), Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay, NXB Từ điển Bác khoa, Hà Nội.

55. Nguyễn Hồng Dương (2016), Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam hiện nay, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

56. Nguyễn Hồng Dương (2017), Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền vững đất nước, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156


58. Hoàng Minh Đô, Đỗ Lan Hiền (2015), Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về tôn giáo và Công giáo. Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

59. Nguyễn Khắc Đức (2016), Vấn đề đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

60. Giàng Seo Gà (2004), Tang ca của người Mông Sa Pa, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

61. Lê Sĩ Giáo (Chủ biên) (1997), Dân tộc học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

62. Giáo xứ Lào Cai (2019), Giáo phận Hưng Hóa, tại trang laocaichurch.org.vi, [truy cập ngày 19/10/2019].

63. Giáo xứ Sa Pa (2019), Giáo phận Hưng Hóa, tại trang Sapachurch.org, [truy cập ngày 23/12/2019].

64. Mathieu Guérin, Andrew Hardy, Nguyễn Văn Chinh, Stan Boon Hwee (2004), “Sự truyền bá của Kitô giáo đối với cư dân Tây Nguyên: Tác động của chế độ thuộc địa và chiến tranh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (2), tr.55-61.

65. Trần Thị Thu Giang (2011), Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân Hmông ở giáo xứ Sa Pa (Lào Cai), Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Hà Nội.

66. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển Tôn giáo, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

67. Mai Thanh Hải (2006), Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, Tập II, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

68. Trần Trung Hiếu (2007), “Tôn giáo và công tác tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, (4), tr.52-60.

69. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

70. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

71. Nguyễn Hồng (1959), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, quyển 1, NXB Hiền Tài, Sài Gòn.

72. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam-Niên giám 2004, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí