Nghĩa Vụ Của Công Chức Trong Nền Kinh Tế Thị Trường

2.3.2. Nghĩa vụ của công chức trong nền kinh tế thị trường

Nghĩa vụ là một thuật ngữ thuộc phạm trù quan hệ xã hội. Con người đơn độc không phải làm nghĩa vụ với ai. Nhưng mọi con người đều là thành viên của cộng đồng ở các cấp độ khác nhau, từ cộng đồng nhỏ là gia đình, đến các cộng đồng lớn hơn, như cơ quan, xí nghiệp và lớn hơn nữa là xã hội, là quốc gia... Vì thế, mỗi người đều phải có nghĩa vụ đối với cộng đồng, mà mình là thành viên, đó là những gì mà họ phải làm cho cộng đồng, vì cộng cồng để duy trì, phát triển cộng đồng, môi trường mà cá nhân họ không thể thiếu để tồn tại và phát triển. Công chức trong bộ máy hành chính nhà nước cũng phải làm những việc có tính chất bắt buộc như vậy.

Như vậy, nghĩa vụ của công chức là tổng thể những việc mà công chức phải làm(hoặc không được làm) theo quy định của pháp luật.

Định nghĩa này có một số điểm đáng lưu ý:

Một là, nghĩa vụ phải được thể hiện dưới dạng việc làm

Hai là, việc làm trong nghĩa vụ là những việc làm bắt buộc

Ba là, sự bắt buộc có hai khía cạnh: phải làm hoặc không được làm

Bốn là, những việc phải làm hoặc không được làm đó chỉ liên quan đến chủ thể có tư cách pháp lý là công chức.

Điểm thứ tư chính là nét đặc trưng để phân biệt nghĩa vụ công chức nói riêng với nghĩa vụ công dân nói chung. Bởi vì, công chức cũng là công dân. Vì thế, ngoài nghĩa vụ của công chức nói riêng thì công chức cũng phải có nghĩa vụ công dân là cái chung, cái đương nhiên phải làm, như nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cao, nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm pháp luật dân sự, hình sự...

Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

Công chức trong nền kinh tế thị trường - 7

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật

này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [32].


Luật cán bộ công chức bổ sung, quy định rõ nghĩa vụ về lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; chịu sự giám sát của nhân dân; nghĩa vụ trong quan hệ hành chính và trong công vụ.

2.3.3. Những việc mà công chức không được làm

Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những

việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền [32].

Nội dung này trước đây đã được quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức nhằm chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Luật cán bộ, công chức đã kế thừa, hoàn thiện và khẳng định lại giá trị pháp lý các nội dung liên quan đến những việc công chức không được làm.

2.4. Những bất cập của pháp luật trong việc quy định địa vị pháp lý của công chức

2.4.1. Về quy định của pháp luật về cán bộ công chức (quản lý cán bộ công chức)

Chế độ công vụ, cán bộ công chức là nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hành chính quốc gia. Trong thời kỳ đổi mới, cán bộ công chức vừa là đối tượng của quá trình đổi mới, cải cách, vừa là thước đo của quá trình đổi mới và dân chủ hóa đời sống xã hội. Với pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998 và được thay thế là luật cán bộ công chức năm 2008 có hiệu lực thi hành năm 2010 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và quản lý các hoạt động có liên quan đến công vụ, công chức, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, từng bước đổi mới cơ chế quản lý công chức phù hợp với thời đại xây dựng và phát triển đất nước.

Qua quá trình đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động công vụ đã góp phần thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho việc hội nhập sâu, rộng, trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ cán bộ, công chức cũng từng bước xây dựng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

Hoạt động công vụ, công tác quản lý cán bộ, công chức chưa được đổi mới và theo kịp với sự đổi mới về vai trò của Nhà nước trong quản lý đời sống xã hội và tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Nhận thức về hoạt động công vụ, công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ tập trung bao cấp. Trong hoạt động công vụ, mối quan hệ giữa hành chính với chính trị, hành chính với sự nghiệp công; giữa hoạt động quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân định triệt để và thực hiện có hiệu quả.

Việt Nam chưa có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; tệ quan liêu tham nhũng, sách nhiễu dân chưa được ngăn chặn gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước.

Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ thiếu thống nhất, chưa đảm bảo thông suốt; kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức chưa nghiêm, việc phân loại công chức chưa đảm bảo khoa học, khách quan dẫn đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn.

- Về mặt pháp lý, chúng ta đã có luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ quy định về hoạt động của cán bộ công chức. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các quy định của pháp luật hiện nay chưa bao quát đầy đủ và toàn diện hoạt động công vụ của cán bộ

công chức. Ngoài ra, một số quy định quản lý nhà nước đối với công chức chưa tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn.

- Trên thực tế, việc tuyển dụng và sử dụng và quản lý công chức hiện nay chủ yếu gắn với chỉ tiêu biên chế, cách thức tuyển dụng công chức áp dụng theo chế độ làm việc lâu dài, phù hợp với kế hoạch hóa tập trung, nhưng chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động. Trong nhiều cơ quan, tổ chức việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, quản lý cán bộ công chức còn mang nặng tính văn bằng, chứng chỉ, chưa chú trọng đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức, dẫn đến đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tiễn. Hiện tượng này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, làm suy giảm hiệu quả hoạt động công vụ và chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng và bổ sung cho nền công vụ, trong khi xã hội đang có xu hướng dịch chuyển lực lượng lao động sang khu vực tư.

Các hạn chế trên đã làm cho hoạt động công vụ chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, phát sinh các tiêu cực ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của công chức, giảm sức sáng tạo trong hoạt động công vụ, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức Nhà nước trong quá trình phục vụ nhân dân. Các biểu hiện về thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về năng lực, chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức đã làm cho bộ máy hành chính trì trệ, kém hiệu quả, các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tồn tại trong cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Từ thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân, xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ thực hiện tốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập nền kinh tế quốc tế việc ban hành luật cán bộ, công chức là hết sức cần thiết.

Thêm vào đó cán bộ công chức phải có tính tích cực lao động và được đo bằng mức độ hoạt động, số lượng và chất lượng lao động. Tính tích cực lao động của cán bộ, công chức thể hiện ở sự năng động của người đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, sự năng nổ, chịu khó, sự chủ động sáng tạo, có trách nhiệm trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và người dân.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng thiếu tích cực lao động của cán bộ, công chức. Trước tiên, phải nói đến chúng ta chưa quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cho từng loại hình công việc, từng phòng ban, từng cá nhân trong tổ chức, nhất là quy định chịu trách nhiệm cá nhân. Hiện tượng "bình quân chủ nghĩa" còn khá phổ biến, chưa có sự cạnh tranh trong cán bộ công chức dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên. Thực hành dân chủ vẫn chưa thường xuyên, rộng khắp và chưa trở thành nếp sinh hoạt văn hóa công sở. Vẫn tồn tại không ít hiện tượng áp đặt, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, tự do vô tổ chức, tùy tiện, coi thường kỷ cương, luật công vụ. Điều này dẫn tới việc cán bộ công chức không phát huy được tinh thần sáng tạo, không đề xuất được những sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính, cán bộ công chức bị bị động phụ thuộc, nghe ngóng, dựa dẫm. Đặc biệt là chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức còn chưa đủ sống. Bên cạnh đó, công tác tổ chức lại thể hiện những tiêu cực, yếu kém rõ rệt. Từ khâu tuyển chọn, đề bạt cán bộ, công chức chưa mình bạch, tiêu cực, đến việc đánh giá cán bộ, công chức không cụ thể, xác đáng, việc sắp xếp chưa phù hợp chuyên môn, đúng người đúng việc. Hệ quả là giảm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức gây ra sự chán nản, không khuyến khích được sự cố gắng nỗ lực, tính sáng tạo trong giải quyết công việc của cán bộ công chức. Đáng chú ý là chính việc suy giảm uy tín của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022