pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa bảo đảm, chậm đổi mới. Đó là những dấu hiệu vi phạm pháp luật như tham ô, hối lộ, tham những trong việc thi hành công vụ theo quy định đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Sự hiểu biết sai trong cơ chế thị trường trong hoạt động quản lý nhà nước đã làm cho công chức thực thi công vụ cũng lợi dụng để dễ kiếm lời. Họ lợi dụng những quy định về nghĩa vụ phải thực thi công việc đó là bắt buộc công dân, xã hội phải hối lộ mới thực thi công vụ. Nhà nước khuyến khích nhiều loại cơ chế cung cấp dịch vụ, nhưng lại buông lỏng kiểm soát nên cũng tạo cơ hội để công chức lợi dụng quan hệ thị trường để kiếm lợi bất chính. Cơ chế một cửa với thời gian hẹn bắt buộc đã tạo ra "cơ chế muốn nhanh thì đi đường tắt".
Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách cải cách hành chính. Trong chiến lược cải cách hành chính Việt Nam tập trung vào bốn nhiệm vụ chính: cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công. Như vậy, cải cách công chức cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Trong cải cách công chức có những nội dung cơ bản sau:
- Đổi mới việc quản lý công chức: tổ chức điều tra, đánh giá lại đội ngũ công chức nhà nước, sửa đổi hệ thống ngạch, bậc, chức danh hiện nay cho hợp lý, cơ cấu lại đội ngũ công chức, tổ chức việc tuyển dụng,đánh giá, đề bạt cán bộ, giảm biên chế hành chính, kiện toàn các cơ quan tổ chức, phân cấp quản lý cán bộ hợp lý.
- Cải cách chế độ tiền lương
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức công chức để có đủ trình độ thực thi công việc theo yêu cầu mới. Xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng loại công chức, đổi mới chương trình đào tạo, sắp xếp lại hệ thống đào tạo cán bộ công chức để làm tốt hơn nhiệm vụ này.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công chức.
Chính vì vậy Đảng, Nhà nước ta phải biết phát huy, tận dụng những điểm mạnh của công chức trong nền kinh tế thị trường và hạn chế những mặt còn chưa tốt của công chức trong nền kinh tế thị trường. Để cho công chức nước ta có vị thế cao trên trường quốc tế, thúc đẩy hợp tác, giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Pháp luật điều chỉnh công chức trong nền kinh tế thị trường là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh công chức trong nền kinh tế thị trường.
1.3. Đặc trưng cơ bản của công chức trong nền kinh tế thị trường
Có thể bạn quan tâm!
- Công chức trong nền kinh tế thị trường - 1
- Công chức trong nền kinh tế thị trường - 2
- Công chức trong nền kinh tế thị trường - 3
- Công chức trong nền kinh tế thị trường - 5
- Địa Vị Pháp Lý Của Công Chức Phù Hợp Với Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
- Nghĩa Vụ Của Công Chức Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Công chức trong nền kinh tế thị trường có những đặc điểm sau đây:
- Tính nghề nghiệp (career). Tính nghề nghiệp thể hiện ở việc công chức thực hiện thường xuyên một công vụ theo nghiệp vụ chuyên môn mà công chức đó đảm nhiệm (kế toán, kiểm toán, văn thư...);
- Tính quan liêu (bureaucratic). Tính quan liêu trong thực thi công vụ thể hiện trên các phương diện khác nhau như không phụ thuộc vào bất kỳ một tác động nào khác của chính trị, kinh tế hay dân sự. Công chức thực hiện công vụ theo một quy trình công tác đã được pháp luật xác định và họ không có quyền thay đổi nếu không được pháp luật cho phép;
- Tính thứ bậc. Công chức được chia thành những bậc hạng khác nhau tùy theo tính chất, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của công việc và được bổ nhiệm vào vị trí công tác theo thứ bậc đó (ví dụ: Công chức ở Trung Quốc chia thành 15 bậc, cao nhất là Thủ tướng Quốc vụ viện và thấp nhất là cán sự);
- Tính được nhà nước trả lương. Vì công chức thực thi công vụ nhà nước do vậy được hưởng lương từ ngân sách của nhà nước. Đặc điểm này giúp ta phân biệt công chức với những người là việc ở các doanh nghiệp và khu vực tư nhân hưởng lương không do nhà nước chi trả.
Tùy theo quan điểm trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức mà mỗi nước có sự nhấn mạnh, chú trọng nhiều hơn đến một trong số các đặc điểm trên theo đó tạo nên sự khác nhau trong quan niệm về công chức. Ví dụ: các nước như Pháp, Đức... coi trọng tính nghề nghiệp của công chức trong khi đó các nước theo chế độ công vụ việc làm như Anh, Mỹ... không chú trọng nhiều đến đặc điểm này.
Sử dụng phương pháp so sánh để xem xét quan niệm về công chức của các nước ta thấy:
- Phạm vi công chức của Mỹ chỉ là những người thực thi công vụ trong ngành hành chính (hoạt động chuyên môn nghiệp vụ quản lý hành chính) và không nhấn mạnh đến tính nghề nghiệp của công chức mà coi trọng hơn đến mức độ khả thi khi công chức thực thi công vụ. Khác với Mỹ, Pháp và một số nước khác như Đức, Đan Mạch... quan tâm rất nhiều đến tính nghề nghiệp và xem đó là một chức nghiệp của công chức. Như vậy tính nghề nghiệp của công chức thể hiện rất đậm nét trong quan niệm của người Pháp, Đức... có phần mờ nhạt hơn trong quan niệm của Anh và gần như không còn gì trong quan niệm của Mỹ. Từ đó có những chế độ công vụ khác nhau như chức nghiệp (career system), việc làm (jobs system).
- So với Anh thì phạm vi công chức theo quan niệm của Pháp, Mỹ rộng hơn với đối tượng là công chức các địa phương.
- Xét trên phương diện đặc điểm công chức thì có những nét tương đồng giữa quan niệm của Anh với quan niệm của Pháp thể hiện cụ thể như: tính quan liêu trong khi thực thi công vụ; tính thứ bậc với các ngạch bậc khác nhau theo yêu cầu về mặt chuyên môn nghiệp vụ quản lý mà công chức đó đảm nhiệm; lương của công chức do nhà nước chi trả.
- So sánh các quan niệm về công chức của các nước với nước ta thì thấy chúng ta tổng hợp hơn theo đó phạm vi công chức rộng hơn với cả công chức làm
chuyên môn nghiệp vụ, công chức trung ương, công chức địa phương, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công và công chức xã. Sự khác biệt căn bản trong quan niệm từ đó đi đến khác nhau về phạm vi công chức của các nước so với nước ta còn thể hiện ở chỗ các nước không coi những người làm việc trong các đảng phái và tổ chức phi chính phủ là công chức và theo đó không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật về công chức.
Nghiên cứu khái niệm công chức của một số nước và cách phân loại công chức trong các văn bản pháp luật Việt Nam có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản như sau:
- Người làm việc cho Nhà nước và do Nhà nước trả lương:
- Do Nhà nước tuyển dụng (tuyển dụng, bổ nhiệm hay nhà nước giao nhiệm vụ);
- Trong biên chế (không mang tính tạm thời, nhiệm kỳ hợp đồng), được nhà nước bảo đảm việc làm suốt đời;
- Được điều chỉnh bằng những văn bản pháp luật riêng bên cạnh một số văn bản pháp luật điều chỉnh chung đối với những người làm việc cho nhà nước.
1.4. Thực trạng hoạt động của công chức trong nền kinh tế thị trường
1.4.1. Số lượng cán bộ công chức
Năm 1986, theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, số lượng cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người, hiện tại là hơn 1,7 triệu người, bằng 2% dân số cả nước, trong đó biên chế trong khối sự nghiệp nhà nước khoảng 1,4 triệu người, và nếu so với nhiều nước trên thế giới, đây là một tỷ lệ không cao.
Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 qua 2 lần sửa đổi vào các năm 2001 và 2003, đã có sự phân loại tương đối rõ đối tượng cán bộ, công chức,
tạo căn cứ pháp lý để định ra yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất và chế độ, chính sách đãi ngộ tương ứng (cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở cấp xã).
Tính đến thời điểm năm 2006, theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, tổng số biên chế cán bộ, công chức (không kể cấp xã) của cả nước là 1.778.734 người. Trong đó, biên chế hành chính thuộc Chính phủ quản lý là 237.654 người; biên chế hành chính thuộc Văn phòng Quốc hội là 467 người; biên chế hành chính thuộc Văn phòng Chủ tịch nước là 86 người; biên chế thuộc tòa án nhân dân là 12.024 người và của Viện Kiểm sát nhân dân là 11.840 người. Biên chế các cơ quan Đảng và đoàn thể do Ban Tổ chức Trung ương quản lý là 82.003 người.
Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số biên chế cán bộ, công chức của cả nước là 1.971.172 người, trong đó cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là 1.778.734 người.
Ở cấp xã, cán bộ công chức là 192.438 người (trong đó, cán bộ bầu cử là 111.124 người, công chức chuyên môn nghiệp vụ là 81.314 người). Đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nước ta đã tạo thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần tích cực đưa đất nước ta từ một nước nghèo, lạc lậu sang đất nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.4.2. Chất lượng cán bộ công chức
Trong thi hành công vụ, chất lượng công chức có vai trò quyết định đến chất lượng thi hành công vụ. Chất lượng công chức là tập hợp các yếu tố phản ánh khả năng thực hiện công vụ của mỗi công chức và sự kết hợp của từng cá nhân trong một thể thống nhất. Chất lượng cán bộ công chức được thể hiện trên các yếu tố cơ bản sau đây:
- Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức
Đây là tiêu chí đầu tiên, bản chất để đánh giá chất lượng công chức. Trình độ chuyên môn, thể hiện ở sự hiểu biết kỹ năng nghề nghiệp của công chức, đánh giá trên cơ sở hệ thống văn bằng, chứng chỉ, theo từng ngành và từng ngạch công chức khác nhau. Để bố trí được công chức có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp với yêu cầu công vụ, cần phải có hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ và chức danh trong các cơ quan nhà nước hoàn chỉnh và khoa học.
- Kỹ năng nghề nghiệp của công chức
Là mức độ thành thạo trong thực thi công vụ của công chức. Kỹ năng của công chứ thể hiện ở kết quả công việc, ở năng suất, hiệu suất, hiệu quả công việc và kết quả cụ thể trong thực tế thực thi công vụ của công chức. Để có kỹ năng tốt của công chức trong thực thi công vụ, cần đảm bảo quy trình và chất lượng công tác đánh giá công chức.
- Đạo đức công chức
Đạo đức của người công chức trong hoạt động công vụ, luôn đi liền với mục tiêu xã hội, lợi ích toàn dân và tính nhân văn. Đạo đức công chức thể hiện trong hành vi công vụ như: đúng pháp luật; có hiệu quả; thái độ ứng xử đúng mực; hài hòa giữa lý và tình... Đạo đức công chức có thể ví như một cái phanh để ngăn chặn sự thoái hóa của thể chế, của bản thân công chức. Nó là sức mạnh tự bảo vệ con người của công chức và thể chế nhà nước không tự đánh mất mình, không rơi vào tình trạng tự hủy hoại... Đạo đức công chứ còn là động lực tinh thần, giá trị văn hóa thúc đẩy xã hội phát triển, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Do đó, bên cạnh việc tăng cường giáo dục cho công chức về tinh thần trách nhiệm, tự giác thực hiện các quy định trong thực thi công vụ, cần phải sớm cụ thể hóa các quy định về đạo đức công chức.
- Thể chất công chức
Là yếu tố quan trọng để hợp thành chất lượng công chức. Nếu công chức không đảm bảo sức khỏe, thì mọi hoạt động công vụ diễn ra rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện công vụ theo yêu cầu.
Ưu điểm của công chức trong nền kinh tế thị trường:
- Công chức trong nền kinh tế thị trường được trang bị kiến thức chuyên sâu và tổng hợp, tôn trọng nhân dân, liên hệ tốt với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức kỷ luật, cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Qua thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ công chức chúng ta thấy rằng nhìn chung thể chế mới về quản lý cán bộ công chức đã dần dần được hoàn thiện, thực hiện khá nghiêm túc và đạt được kết quả bước đầu. Đã có bước tiến quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, đã đưa công tác quản lý nhân sự dần dần vào nề nếp, theo pháp luật từ tuyển chọn, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, đề bạt đến đào tạo, phát triển đội ngũ công chức đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính hiện nay. Việc đổi mới, phân cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cụ thể là nhiệm vụ quản lý công chức đã dần phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi công chức trong bộ máy chính quyền nhà nước, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở đảm bảo thống nhất của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Việc quy định thẩm quyền quản lý công chức và biên chế về cơ bản phù hợp với nhu cầu của cải cách hành chính, với khả năng tổ chức và quản lý của các cấp trong tình hình hiện tại. Những kết quả đạt được ở một số lĩnh vực như thi tuyển, thi nâng ngạch, đào tạo bồi dưỡng, tiêu chuẩn hóa chức danh, ngạch, bậc cán bộ công chức đã chuyển công tác quản lý nhân lực sang phương pháp, cách làm mới, đảm bảo để người có đức, có tài, đáp ứng nhu cầu chuyên môn được tuyển vào làm
việc trong các cơ quan Nhà nước, đảm bảo sự công bằng xã hội và mỗi người đều có cơ hội trở thành công chức.
- Hệ thống chính sách tiền lương và thù lao cho cán bộ, công chức đã có sự cải cách. Về cơ bản đã tiền tệ hóa được (tuy chưa đầy đủ) các thu nhập của cán bộ, công chức thông qua tiến lương. Điều đó có tác dụng khuyến khích công chức phấn đấu, nâng cao trình độ, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức.
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngày càng chủ động theo quy hoạch, kế hoạch và có nề nếp hơn.
- Công chức trong nền kinh tế thị trường có lý luận chính trị vững vàng.
Bên cạnh những thành công bước đầu như đã phân tích ở trên, thực tiễn cho thấy công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng có không ít những nhược điểm, bất cập.
1.5. Lịch sử phát triển công chức của Việt Nam
Ở nước ta khái niệm công chức được hình thành, gắn với sự phát triển của nền hành chính nhà nước qua từng giai đoạn khác nhau:
Theo Điều 1 Sắc lệnh số 76/SL ngày 25/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì công chức là: "Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng do Chính phủ quy định". Như vậy, phạm vi công chức rất hẹp, chỉ là những người được tuyển dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, không bao gồm người làm trong các cơ quan đơn vị sự nghiệp, cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát…
Sau đó một thời gian dài (từ đầu thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX), ở nước ta hầu như không tồn tại khái niệm công chức mà thay vào đó