Vấn Đề Lương Của Cán Bộ Công Chức Trong Nền Kinh Tế Thị Trường

Việc trả lương còn nặng về chủ nghĩa bình quân "sống lâu lên lão làng", không phản ánh đúng năng lực của mỗi cán bộ, nhất là chưa tương xứng với năng lực và kết quả làm việc của những người tài.

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiều công chức bỏ việc đi làm cho tư nhân là do nơi đến có điều kiện môi trường làm việc tốt hơn, nhiều ưu đãi về vật chất hơn, có cơ hội học tập và thăng tiến tốt hơn.

Ngoài nguyên nhân về chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, còn do nền nếp, kỷ cương làm việc bị buông lỏng; việc phân loại công chức chưa bảo đảm tính khoa học, khách quan, còn dựa trên cảm tình cá nhân, bè phái, dẫn đến hậu quả sai lệch trong việc bố trí, sử dụng, quy hoạch và đề bạt cán bộ, không đáp ứng đúng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Đấy cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chán nản, bất bình đối với những cán bộ có năng lực, từ đó họ xin nghỉ việc ra làm ngoài tự do thoải mái hơn.

2.4.4. Vấn đề lương của cán bộ công chức trong nền kinh tế thị trường

Tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước ta phải đảm bảo cho người lao động những nhu cầu tối thiểu nhất về ăn, mặc, ở, giải trí. Tiền lương của công chức chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của công chức, không trang trải đủ cho những nhu cầu thiết yếu và không là nguồn thu nhập chính của một bộ phận công chức, việc nâng cao đời sống đối với cán bộ, công chức chưa được coi là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Tiền lương là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Tiền lương không còn có ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ, công chức làm việc, có quan Nhà nước không thu hút được nhân tài, dẫn tới hiện tượng "chảy máu chất xám" trong khu vực nhà nước ngày càng tăng. Tình hình thực tế của tiền lương của cán bộ công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ và nhiều nhà hoạt động xã hội cho rằng: "Mức lương hiện tại chỉ đáp ứng vỏn vẹn 30 - 50% nhu cầu tối thiểu của gia đình công chức". Có một câu nói của Chủ tịch Hồ

Chí Minh với cán bộ trước khi Chính phủ về tiếp quản thủ đô năm 1954: "Nếu về thành mà lương không đủ sống thì chỉ có hai cách, một là ăn cắp của Chính phủ, hai là nhũng nhiễu nhân dân để sống". Chính vì vậy nếu tiền lương không đủ sống thì các tệ nạn sách nhiễu, tham nhũng trong khu vực công ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm suy thoái nhân cách, đạo đức công vụ. Hơn nữa, lương thấp dẫn đến thực tế là Nhà nước không còn là chủ duy nhất sử dụng sức lao động của công chức trong hệ thống.

Với cách tính lương hiện nay, chỉ ăn và mặc đã "khấu trừ" gần hết.

Nhu cầu ở và giải trí thì vẫn còn "ở nơi đâu... xa lắm".

Nhiều có nhiều ý kiến cho rằng: "giá cả thị trường còn tiền lương thì bao cấp". Giá điện, giá xăng, viễn thông... đều đã ngang ngửa với các quốc gia phát triển trong khi tiền lương còn lẹt đẹt với một mớ bùng nhùng cách tính từ thời bao cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Tiền lương trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay có một số đặc điểm sau:

- Tiền lương được hình thành trên thị trường có sự quản lý của Nhà nước thông qua các quy định pháp luật.

Công chức trong nền kinh tế thị trường - 9

- Tiền lương có mối quan hệ thuận với mức tăng lợi nhuận, tăng năng suất lao động xét trong phạm vi từng doanh nghiệp.

- Giá trị sức lao động là căn cứ để xác định mức tiền lương, việc trả lương cho từng cá nhân lại dựa trên kết quả lao động của họ.

- Thông qua chính sách tiền lương, Nhà nước tham gia tích cực vào các quá trình phân phối và được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế, xã hội, khuyến khích lợi ích chính đáng, tính tích cực, sáng tạo của họ, đồng thời hạn chế tiêu cực.

Do việc làm, an toàn lao động và an sinh xã hội là mối quan tâm của người lao động nên mức tiền lương cần phải tính đúng, tính đủ hao phí cần thiết để duy trì cuộc sống, ngay cả khi người lao động không còn sức lao động.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CHỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả của chế độ công vụ trong nền kinh tế thị trường

Phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả vào tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước cùng với những sự thay đổi to lớn của bối cảnh quốc tế đặt ra những yêu cầu và thách thức mới đòi hỏi cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của chế độ công vụ trong nền kinh tế thị trường phải thay đổi hẳn phương hướng và cách thức tiến hành.

Trước hết đó là sự chuyển đổi mạnh về chất sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự vận hành nền kinh tế theo các quy luật của thị trường sẽ tác động sâu sắc và đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ vai trò, chức năng của Nhà nước nói chung và của nền hành chính nhà nước nói riêng, đòi hỏi phải chuyển mạnh từ nền hành chính "cai trị" sang nền hành chính "phục vụ", xóa bỏ triệt để cơ chế "xin - cho", phải khắc phục sự can thiệp trực tiếp, tùy tiện vào các hoạt động của doanh nghiệp, phải tôn trọng và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội; Kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nước và nền hành chính phải thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế đất nước, phải đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra "sân chơi", "luật chơi" phù hợp với quy luật của thị trường và thực hiện tốt vai trò của người "trọng tài"

khách quan, công bằng trong việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chính sách của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

Với việc gia nhập tổ chức WTO, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Trong điều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới; phải đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức để có thể hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, cộng đồng khu vực, trong khi Việt Nam đang ở một khoảng cách khá xa so với thế giới.

Cùng với quá trình cải cách kinh tế và hội nhập, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội cũng đã trở thành một xu thế không thể cưỡng lại được. Kết quả của nó đặt ra những yêu cầu cao hơn về phát huy dân chủ cơ sở, đòi hỏi thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước, đòi hỏi phải đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thể chế, chính sách, thủ tục hành chính cũng như trong thực thi công vụ, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước và các công chức trong bộ máy hành chính phải thích ứng cả về nội dung lẫn phương thức hoạt động.

Sự phát triển nhanh của tiến bộ khoa học, công nghệ, đặt ra yêu cầu cao về hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Yêu cầu về xây dựng Chính phủ điện tử, hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức hành chính đang tác động mạnh mẽ đến mọi cấp. Trong khi đó ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây, sức ỳ của nền hành chính cũ đang in đậm trong nếp nghĩ, cách làm của đội công chức trong bộ máy và đang là trở ngại, thách thức lớn đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Nếu không có một quyết tâm cao, cũng như các giải pháp mạnh, có tính cách mạng thì sẽ dẫn đến tình trạng "bình mới rượu cũ" trong nội dung và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính.

Sự lúng túng, chưa đủ rõ về mặt lý luận đối với những vấn đề rất cơ bản, rất hệ trọng trong đường lối, chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trong phát triển khu vực xã hội dân sự cũng là những thách thức đáng kể đối với việc hoạch định các chủ trương, phương hướng tổng thể cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

Công cuộc cải cách hành chính của nước ta được tiến hành trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hợp tác kinh tế quốc tế và hội nhập đã tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Qua đó, có tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

Phải khẳng định rằng, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao mà Đảng và nhân dân ta đã đặt ra trong thời kỳ mới. Song, cũng cần nhận thấy một thực tế: còn không ít cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay làm việc thiếu tích cực. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhiều cán bộ, công chức bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc quan liêu, hành chính hóa, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm... dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động trong các cơ quan hành chính khi người dân kêu ca về tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm của không ít cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, lợi ích của người dân bị tổn hại. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì chính quyền sẽ không được lòng dân và cán bộ sẽ ngày càng xa dân. Và điều này đã đi ngược lại với phương châm xây dựng một nền hành chính phát triển, hiện đại của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa "của dân, do dân, vì dân". Từ đó cho thấy cần phải có những phương hướng, giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng, nhất là nâng cao tính tích cực lao động của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.

Tính tích cực lao động của cán bộ, công chức được đo bằng mức độ hoạt động, số lượng và chất lượng lao động. Tính tích cực lao động của cán bộ, công chức thể hiện sự năng động của người đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, sự năng nổ, chịu khó, sự chủ động trong lao động, sự sáng tạo, có trách nhiệm trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và với người dân.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng thiếu tích cực lao động của cán bộ, công chức. Trước tiên phải nói đến là việc chúng ta vẫn chưa có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cho từng loại hình công việc, từng phòng ban, từng cá nhân trong tổ chức, nhất là những quy định về tính chịu trách nhiệm cá nhân. Hiện tượng "bình quân chủ nghĩa" còn khá phổ biến, chưa có sự cạnh tranh giữa các cán bộ, công chức dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức ỷ lại dựa dẫm vào cấp trên, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên. Thực hành dân chủ vẫn chưa thường xuyên, đều khắp và chưa trở thành nếp sinh hoạt văn hóa công sở. Vẫn còn tồn tại không ít hiện tượng áp đặt, quan liêu cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, tự do vô tổ chức, tùy tiện, coi thường kỷ cương, kỷ luật công vụ. Điều này dẫn tới việc cán bộ, công chức không phát huy được tinh thần sáng tạo, không đề xuất được các sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính, cán bộ, công chức bị động, phụ thuộc, trì trệ, "nghe ngóng", dựa dẫm. Đặc biệt chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức còn chưa đủ sống. Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ lại thể hiện những tiêu cực, yếu kém rõ rệt. Từ khâu tuyển chọn, đề bạt cán bộ, công chức chưa minh bạch, tiêu cực; đến việc đánh giá cán bộ, công chức không cụ thể, xác đáng; việc sắp xếp chưa phù hợp chuyên môn, đúng người đúng việc. Hệ quả là giảm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, gây ra sự chán nản, không khuyến khích được sự cố gắng nỗ lực, tính sáng tạo trong giải quyết công việc

của công chức. Đáng chú ý là chính việc suy giảm uy tín của người lãnh đạo, quản lý, sự yếu kém về năng lực quản lý, sự giảm sút về phẩm chất đạo đức cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng tới tính tích cực lao động của công chức. Một môi trường lao động thiếu tính minh bạch, công khai, văn minh; môi trường tổ chức mất dân chủ; môi trường tổ chức không có công bằng cũng là yếu tố làm thui chột tính tích cực lao động của cán bộ, công chức. Những nguyên nhân khách quan trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Về phía người lao động, việc hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ là một nguyên nhân quan trọng làm giảm tính tích cực lao động của cán bộ, công chức. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức mới chỉ chú trọng tới lợi ích cá nhân trong hoạt động lao động. Nguyên nhân này đã dẫn tới hiệu quả giải quyết công việc thấp và hiện tượng "hành dân" để thu lợi ích cá nhân.

Vì vậy, cần phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công chức trong nền kinh tế thị trường

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật

Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh, hoàn thiện thể chế pháp luật, sớm ban hành Luật Cán bộ, công chức để làm căn cứ xác định nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, xác định các tiêu chí đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng, xử phạt, các điều kiện thực thi công vụ của cán bộ, công chức cũng như làm căn cứ định hướng xây dựng các tiêu chí văn hóa, văn minh, dân chủ gắn với kỷ cương, kỷ luật nơi cơ quan, công sở. Tôn trọng vai trò cá nhân cũng như đặt đúng trách nhiệm cá nhân là một nhân tố quan trọng lành mạnh hóa bộ máy hành chính hiện nay.

Giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho cán bộ đó chính là cái gốc của vấn đề, là điều kiện tiên quyết để nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức. Trách nhiệm và quyền lợi là không thể tách rời, coi trọng hoặc xem nhẹ mặt nào cũng sẽ dẫn đến những sai lầm. Chưa thể nói tới việc đòi hỏi một cán bộ, công chức hết lòng vì công việc, tận tâm tận lực với việc của dân, của doanh nghiệp, một khi Nhà nước chưa quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế độ chính sách cho họ ở mức đủ để... sống.

3.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức

Năng lực của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn, sự tích cực trong hoạt động đó. Năng lực của người cán bộ công chức cũng vậy, những kinh nghiệm mà họ đã trải qua là những bài học thực tiễn trong công việc của họ. Nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn công chức rất khó có thể giải quyết nhanh chóng chính xác trước những tình huống quản lý hành chính nhà nước. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm có thể có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc làm. Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, được đánh giá bằng thời gian và công việc mà cá nhân đã trải nghiệm, bao gồm sự hiểu biết chung của cá nhân về con người và xã hội, về hành vi ứng xử về lối sống, đặc biệt là những kinh nghiệm xử lý, tiến hành những gì liên quan đến công việc của mình. Hiện nay đội ngũ công chức Việt Nam bao gồm một đội ngũ rất trẻ vừa tốt nghiệp ra trường trong đầu chủ yếu là những hệ thống lý thuyết được học từ các thầy cô giáo. Muốn nâng cao năng lực của họ một cách hữu hiệu và nhanh chóng chúng ta nên học từ Nhật Bản, sau khi làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước nên đưa họ xuống một đơn vị cơ sở để học hỏi những kinh nghiệm trong thực tiễn giúp cho kho tàng kiến thức của họ không chỉ là những kiến thức giáo điều.

Định hướng những giá trị cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao năng lực của con người nói chung và của công chức hành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022