Thành Phần Côn Trùng Hại Quan Trọng Trên Cây Có Múi


Giới thiệu:

CHƯƠNG 2

CÔN TRÙNG HẠI CÂY ĂN TRÁI

Nội dung bài tập trung về thành phần, triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chủ yếu trên cây xoài, cây nhãn và cây có múi.

Mục tiêu:

Kiến thức:

+ Trình bày thành phần loài côn trùng gây hại quan trọng trên cây ăn trái.

+ Trình bày đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài gây hại trên cam quýt, xoài và nhãn.

+ Trình bày các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển và tập tính gây hại của các loài quan trọng trên cây ăn trái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Kỹ năng:

+ Nhận diện được đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài gây hại trên cam quýt, xoài, nhãn.

+ Điều tra mật số côn trùng hại ngoài đồng.

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp để kiểm soát sự gây hại của côn trùng trên cây cam quýt, xoài, nhãn.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần tự học, có phương pháp làm việc khoa học sáng tạo.

* Nội dung Bài:

1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại

1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây có múi

a) Sâu đục trái Cipestis sagittiferella Moore

Họ Ngài sáng (Pyralidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

* Phân bố: Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei và Việt Nam.

* Ký chủ: Bưởi, chanh, cam.

* Đặc điểm hình thái: thành trùng là một loài ngài đêm có màu nâu đỏ, chiều dài thân: 11-13 mm, chiều dài sải cánh: 24-25 mm. Cánh trước sậm màu có rất nhiều vảy nhỏ, hầu hết các vảy có màu nâu, vì vậy nhìn bằng mắt thường thành trùng có màu nâu tuy nhiên rải rác trên cánh cũng có những đốm vảy màu trắng hoặc màu đỏ.

Cánh sau có màu nâu nhạt. Trên cánh trước, đốm vảy nằm ngay phía dưới phần ngực có màu nâu đen nên khi nhìn từ phía lưng của thành trùng sẽ thấy có 2 vệt màu nâu đen khá đặc trưng. Rìa cánh có màu nâu. Cơ thể (thân, cánh và chân) phủ đầy vảy sáng, có ánh bạc. Râu đầu dài, 3 cặp chân mỏng mảnh, màu vàng ngã sang nâu nhạt. Ở trạng thái nghỉ, ngài thường đưa phần trước của cơ thể cao lên. Thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực. bụng của thành trùng đực thon nhỏ so với thành trùng cái. Trứng tròn, hơi bầu dục, hình vảy cá, xếp chồng lên nhau. Trứng có kích thước: 1,4 x 1,2 mm. Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng đục, sau đó trở nên hồng sậm, khi sắp nở, có thể quan sát có thể thấy một chấm lớn màu đen xuyên qua vỏ trứng, đó là đầu của sâu non sắp nở. Sâu có 5 tuổi, trải qua 4 lần lột xác. Sâu tuổi 1 (T1) có đầu lớn so với ngực và bề ngang của cơ thể. Cơ thể màu hồng, trên mỗi đốt cơ thể có nhiều lông, xếp đều theo chiều ngang của đốt, vùng có lông này có màu sậm hơn phần còn lại của đốt.

Mới nở sâu dài khoảng 1,6-1,8 mm, khoảng vài giờ sau khi nở, sâu đã dài 2,6-3,0 mm. Từ tuổi 2 trở đi, cơ thể sâu có màu đỏ hồng quân nhạt. Vào tuổi 5, sâu dài khoảng 20-22 mm, đầu màu nâu nhạt và phần lưng ngực có màu nâu. Trước khi hóa nhộng, sâu có màu xanh rất đặc trưng. Sâu hóa nhộng trong một cái kén bằng đất được kết với các sợi tơ do sâu tiết ra.


Hình 2 1 Thành trùng và ấu trùng sâu đục trái Cipestis sagittiferella Moore Đặc 1Hình 2 1 Thành trùng và ấu trùng sâu đục trái Cipestis sagittiferella Moore Đặc 2


Hình 2.1: Thành trùng và ấu trùng sâu đục trái Cipestis sagittiferella Moore


* Đặc điểm sinh học: trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C: 28-30; RH%: 75-85) thời gian của vòng đời biến động từ 25-28 ngày, với giai đoạn trứng 5-6 ngày, giai đoạn sâu non: 10-12 ngày và giai đoạn nhộng 8-9 ngày, tiền dẻ trứng 2-3 ngày.

Sau khi phát triển đầy đủ, sâu chui xuống đất để hóa nhộng, nhộng thường được phát hiện ở vị trí từ 1 đến 2 cm từ mặt đất. Thành trùng hoạt động (bắt cặp, đẻ trứng) chủ yếu vào ban đêm, cả thành trùng và ấu trùng đều di chuyển rất

nhanh. Ban ngày, thành trùng thường nằm yên trong tán lá. Thành trùng thường đẻ trứng thành từng cụm ở mặt dưới hoặc mặt bên của trái, mỗi ổ trứng có từ 3 đến 12 trứng.

* Triệu chứng: trên trái (đặc biệt ở phần cuối trái) có nhiều lỗ đục, bên ngoài lỗ đục có rất nhiều chất thải do sâu thải ra, các chất thải này được kết lại với nhau bằng chất keo dính do trái bị xì mủ. Sự gây hại của sâu trên những trái đang phát triển sẽ làm trái rụng sớm, trên những trái đã phát triển, sự gây hại của sâu trên phần thịt của trái (múi bưởi) sẽ làm trái bị thối rất nhanh do bị bội nhiễm và trái cũng bị rụng sau đó.



Hình 2 2 Triệu chứng gây hại của sâu đục trái Sự gây hại sâu gây hại cả 3

Hình 2.2: Triệu chứng gây hại của sâu đục trái


* Sự gây hại: sâu gây hại cả trái non (đường kính trái khoảng 4,5 cm) và trái chuẩn bị thu hoạch. Do trứng được đẻ trên trái nên ngay sau khi nở ra, sâu di chuyển để tìm chỗ đục vào bên trong trái. Thường sâu đục vào trái ở gần nơi trứng được đẻ ra.

Để đục vào vỏ trái, sâu T1 cần một thời từ 1,3 - 2,0 giờ, sau đó sâu mới chui hẳn vào trong trái. Trong quá trình xâm nhập vào trái, sâu cắn vỏ trái, sau đó đẩy phần vỏ bị cắn cùng với phân của sâu ra ngoài lỗ đục.

Đường đục trong trái thường được lót bằng một lớp tơ và sâu nằm trong lớp màng bằng tơ này để gây hại. Sự gây hại của sâu trên phần thịt của trái (múi của trái) sẽ làm trái thối rất nhanh và làm trái bị rụng sớm. Tùy theo số lượng sâu gây hại bên trong trái mà trái bị hủy hoại nhanh hay chậm, khi bị gây hại nặng, có thể có từ 6-10 con sâu trong một trái. Sâu được ghi nhận gây hại trên bưởi, chanh, cam. Tuy nhiên, sự gây hại trên bưởi da xanh là quan trọng hơn cả. Hai loại bưởi có giá trị kinh tế cao như bưởi da xanh và bưởi năm roi đều bị gây hại nặng.

Hình 2 3 Sự gây hại của sâu đục trái Thiên địch Trong điều kiện tự nhiên 4



Hình 2.3: Sự gây hại của sâu đục trái


* Thiên địch: Trong điều kiện tự nhiên, trứng sâu thường bị tấn công bởi các loài ong ký sinh như ong mắt đỏ Trchogramma và ong thuộc họ Encyrtidae. Tại Việt Nam, ong mắt đỏ ký sinh trứng cũng đã được ghi nhận trên các vùng bị nhiễm sâu đục trái bưởi, tuy nhiên mật số thường thấp do các nhà vườn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu đục trái bưởi.


b) Sâu đục vỏ trái Praya endocarpa Meyrick

Họ Yponomeutidae - Bộ cánh vảy (Lepidoptera)

Tên khác: do hình dạng và đặc điểm sinh học của Prays endocarpa (Kalshoven, 1981) rất giống với Prays citri, nên trước đây loài này được ghi nhận dưới tên là Prays citri Milliere (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

* Phân bố: Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Bihar, Karnataka, Indonesia, Java, Sumatra, Sri Lanka, quần đảo Pacific và Mariana

* Ký chủ: Bưởi, cam, chanh. Tại Việt Nam, loài này chủ yếu gây hại trên bưởi (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).

* Triệu chứng: Vỏ trái bị nổi u, sần.

* Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có hình dạng tương tự như loài Prays citri Milliere gây hại trên bông của nhóm cây có múi (Citrus) tại nhiều quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải. Về hình dạng, cánh có nhiều vảy phấn trắng ánh bạc xen lẫn với những vảy phấn màu nâu đen, chiều dài thân 3,95 mm và chiều dài sải cánh khoảng 7,84-8,00 mm. Trứng dẹp, mới đẻ có màu trắng trong, đường kính 0,4 mm. Trứng nhìn từ bên ngoài rất bóng, giống như túi tinh dầu trên vỏ trái. Vỏ

trứng có dạng như các mắt lưới. Sâu mới nở có chiều dài 0,8 mm, màu vàng nhạt, cơ thể trong, đầu hơi vàng có hai mắt đen, phần đầu nhỏ hơn phần bụng. Sâu tuổi lớn hơn cơ thể có màu vàng, đầu màu vàng đậm, phần đầu tương đồng với phần thân.

Khi chuẩn bị hóa nhộng, cơ thể sâu có màu xanh ngọc, mỗi đốt bụng có một sọc màu đỏ quanh thân. Khi vừa hóa nhộng, nhộng có màu xanh đọt chuối, phần đầu ngực và phần cánh có màu vàng tươi. Nhộng cái có kích thước trung bình 4,75 x 1,35 mm, nhộng đực 3,95 x 1,04 mm.



Hình 2 4 Thành trùng sâu đục vỏ trái Praya endocarpa Meyrick Đặc điểm sinh học 5

Hình 2.4: Thành trùng sâu đục vỏ trái Praya endocarpa Meyrick


* Đặc điểm sinh học: sau khi nở, sâu tuổi 1 sẽ đục thẳng vào trong trái để gây hại. Sâu tuổi 1 ăn phá phần non của vỏ trái và thải phân ngay trong các đường đục của trái, mỗi lỗ đục chỉ có một ấu trùng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C: 25-30; RH%: 67-92), tuổi thọ của ngài đực và ngài cái lần lượt là 2-7 ngày và 2-11 ngày. Thời gian nhộng 4-7 ngày. Thời gian ủ trứng từ 3-4 ngày. Trứng được đẻ thành từng cái riêng lẻ trên lá non, trưởng thành đẻ khoảng 46 trứng, dao động từ 35-58 trứng. Sâu thường làm nhộng trên lá gần trái bị đục hoặc ở phần cuống trái và trên những trái rất non (đường kính trái từ 1-2 cm). Ngài trưởng thành hoạt động, bắt cặp và đẻ trứng. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong khoản 27- 30 ngày. Tỷ lệ đực, cái khoảng 1:2. Sâu chủ yếu gây hại trên trái, không gây hại

trên bông. Sau khi hoàn thành giai đoạn ấu trùng trong trái, sâu chui ra khỏi trái để nhả tơ làm nhộng, lúc này các sọc màu đỏ quanh thân của sâu mất dần.


Hình 2 5 Vị trí gây hại của sâu đục vỏ trái Sự gây hại sâu gây hại trong 6Hình 2 5 Vị trí gây hại của sâu đục vỏ trái Sự gây hại sâu gây hại trong 7


Hình 2.5: Vị trí gây hại của sâu đục vỏ trái


* Sự gây hại: sâu gây hại trong phần vỏ, không đục vào trong phần thịt của trái. Sâu chủ yếu hại trên trái non. Nếu bị nhiễm sâu nặng, trái sẽ phát triển rất kém, biến dạng và bị rụng. Nếu nhiễm nhẹ, trái sẽ tiếp tục phát triển nhưng sẽ bị biến dạng với những u sần nhiều khi rất to, đặc biệt là trên bưởi .


Hình 2.6: Trái bị u sần do sâu đục vỏ trái

Mặc dù chất lượng của trái không bị ảnh hưởng vì sâu chỉ ăn phần vỏ và không đục vào trong phần múi nhưng với các u sần trên vỏ, trái bị mất giá trị thương phẩm. Sâu hiện diện vào giai đoạn cây ra trái non. Gây hại nặng trên bưởi, đặc biệt là bưởi 5 roi. Trên cam, chanh, sự gây hại của sâu không đáng kể do vỏ của các loài trái cây này mỏng.

* Thiên địch: P. citri thường bị nhiều loài ký sinh và ăn mồi tấn công như Ageniaspis fuscicollis, Nemo-rillaculosa, Metaseiulus occidentalis, Bacillus thuringiensis. Tại đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ sâu bị ong ký sinh rất cao. Từ

tháng 8 đến tháng 10 dl, tỷ lệ ký sinh có thể lên đến 56,7% (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

c) Rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama

Họ Rầy nhảy (Psyllidae) - Bộ Cánh đều (Homoptera)

*Phân bố: Afghanistan, Bangladesh, Brazil, Nhật, Macau, Myanmar, Indonesia, Singapore, Campodia, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Việt Nam, Paraguay và Uruguay.

* Ký chủ: chanh, cam, quýt, bưởi, nguyệt quế, cần thăng, kim quýt.

* Đặc điểm hình thái:

Trứng màu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3mm, phía trên nhọn tạo thành một cuống nhỏ rất đặc biệt.

Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở có màu vàng tươi, phần đuôi có một sợi sáp màu trắng dài. Qua tuổi 2 (T2) và tuổi 3 (T3) ấu trùng thường có màu xanh, T4 và T5 có màu nâu vàng. Ấu trùng mang 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển chậm, sống thành từng đám trên đọt non.

Ấu trùng tuổi 5 dài khoảng 1,5mm với 2 mắt màu đỏ, các đốt cuối của râu đầu màu đen. Thành trùng có kích thước nhỏ, thân dài từ 2,5 - 3,0mm, nâu xám, cánh có màu nâu vàng, chân có màu xám nâu. Phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, bị gãy về phía cuối cánh. Đầu nhọn, màu nâu nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen.



Hình 2.7: Ấu trùng rầy chổng cánh

Bụng của con cái sắp đẻ và đang đẻ có màu hồng, ống đẻ trứng nhọn, màu đen, hiện diện rất rõ ở phần cuối bụng. Bụng của con đực thon nhọn, có màu xanh nhạt. Khi đậu, phần bụng của thành trùng nhổng cao nên được gọi là rầy chổng cánh.

* Đặc điểm sinh học:

Trong điều kiện tự nhiên, sau khi vũ hóa 4 - 5 ngày thành trùng bắt cặp và con cái thường đẻ trứng ngay sau khi bắt cặp. Trứng thường được đẻ vào ban ngày, thành từng khối hay từng nhóm 2, 3 hàng trong các nách lá hoặc trên các đọt lá non, đặc biệt là trong các lá non còn xếp lại.

Thành trùng thường chích hút mặt dưới của lá, dọc theo gân chính. Con cái có thể đẻ khoảng 200 - 800 trứng, liên tiếp trong 2 tháng.Thời gian ủ trứng kéo dài 2 - 11 ngày, giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, kéo dài từ 12 - 22 ngày, thời gian sống của thành trùng là 14 ngày.



Hình 2 8 Vị trí sinh sống và dáng đậu của thành trùng rầy chổng cánh Ấu 8

Hình 2.8: Vị trí sinh sống và dáng đậu của thành trùng rầy chổng cánh

Ấu trùng mới nở thường nằm cố định tại chỗ để chích hút trong 1 - 2 ngày sau đó di chuyển sang chỗ khác. Sang T5, ấu trùng thường di chuyển xuống phần dưới của lá để lột xác thành thành trùng. Thành trùng rất hoạt động, có thể nhảy rất nhanh khi bị động.

Chu kỳ sinh trưởng của D. citri kéo dài khoảng 20 ngày, có thể có 12 - 14 thế hệ/năm. Thành trùng có thể sống trong nhiều tháng. Sự biến động quần thể chủ yếu dựa vào các thời điểm ra đọt non vì rầy chổng cánh gần như chỉ đẻ trứng trên các chồi non.

* Sự gây hại:

Khi mật số cao, cả thành trùng và ấu trùng chích hút làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái. Mật ngọt do rầy chổng cánh tiết ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên, mật số của rầy thường thấp trên cam, quýt nên chưa ghi nhận như vừa nêu trên. Mật số cao thường chỉ được ghi nhận trên chanh.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí