Thành Phần Côn Trùng Hại Quan Trọng Trên Khoai Môn

trung thành từng cụm trên củ, khi cắt củ khoai ra thấy các đường đục ăn sâu vào phần thịt củ có mùi hôi và vị đắng đặc trưng.


Hình 1 38 Triệu chứng gây hại của sâu đục củ 1 4 Thành phần côn trùng hại 1Hình 1 38 Triệu chứng gây hại của sâu đục củ 1 4 Thành phần côn trùng hại 2

Hình 1.38: Triệu chứng gây hại của sâu đục củ


1.4 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên khoai môn

a) Rầy thân Tarophagus proserpina

Họ Delphacidae - Bộ Homoptera

Rầy thân hại khoai môn bằng cách chích hút dịch nhựa cây, tập trung gây hại chủ yếu mặt dưới của lá và cuống.

Cây khoai môn khi bị xâm nhiễm với mật độ rầy cao có thể xảy ra hiện tượng héo lá hoặc bị ức chế sinh trưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.



Hình 1 39 Thành trùng và ấu trùng rầy thân hại khoai môn b Rệp sáp Planococcus 3

Hình 1.39: Thành trùng và ấu trùng rầy thân hại khoai môn


b) Rệp sáp Planococcus minor

Họ Pseudococcidae - Bộ Homoptera

Triệu chứng gây hại

Rệp sáp khoai môn thường nằm mặt dưới lá, giữa các gân lá, trên rễ và củ.

Trên rễ, rệp sáp tập trung thành một khối màu trắng bông, bao gồm cả con đực và con cái nằm lẫn vào nhau rất khó phân biệt bằng mắt thường.

Rệp sáp chích hút các bộ phận của cây gây ra các triệu chứng khác nhau thường gặp là lá biến dạng, vàng, ức chế sinh trưởng, đôi khi gây ra hiện tượng héo rũ.

Bên cạnh gây hại trực tiếp, dịch tiết ra từ rệp sáp thu hút nấm bồ hóng phủ lên lá và có thể truyền bệnh do virus. Chúng cộng sinh với kiến, vì vậy khi kiến xuất hiện trên vùng rễ và lá, là dấu hiệu cho thấy ruộng khoai môn đã nhiễm rệp sáp.



Hình 1 40 Rệp sáp hại khoai môn c Sâu ăn tạp Spodoptera litura Triệu chứng gây 4


Hình 1.40: Rệp sáp hại khoai môn


c) Sâu ăn tạp Spodoptera litura

* Triệu chứng gây hại

Ấu trùng mới nở thường tập trung một chỗ ăn phần xanh của lá, sang tuổi lớn sẽ phân tán và có thể ăn gặm cả lá. Ban đầu chúng tấn công phần thịt lá tạo thành các vết sọc trên lá, về sau chúng ăn cả gân lá và cuống lá khoai môn.



Hình 1.41: Triệu chứng gây hại và ấu trùng sâu ăn tạp

d) Rầy mềm Aphis gossypii

Triệu chứng gây hại

Rầy mềm khoai môn gây hại chủ yếu bằng cách chích hút dịch cây làm cho cây khoai môn héo rũ và ức chế sinh trưởng, làm cho lá vàng và khô.

Khi rệp mềm khoai môn xuất hiện, chúng sẽ tiết ra chất dịch có vị ngot từ đó thu hút nấm bồ hóng phủ trên bề mặt lá, làm cho khả năng quang hợp của cây kém từ đó làm giảm năng suất khoai môn.

Rầy mềm khoai môn còn là côn trùng truyền virus gây bệnh khảm lá trên khoai môn.

Nếu rầy mềm khoai môn hiện diện với mật độ cao và lượng mưa thấp lá khoai môn sẽ mau già hơn so với bình thường.



Hình 1 42 Rầy mềm hại khoai môn 2 Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây 5

Hình 1.42: Rầy mềm hại khoai môn


2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây lương thực


2.1. IPM trên cây lúa


a. Biện pháp canh tác

+ Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng

Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh... là những môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoăn lá và bệnh lại mạ.Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.

+ Luân canh

Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác

+ Thời vụ gieo trồng thích hợp

Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho lúa tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.

+ Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày

- Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi

- Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.

- Giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 100- 110 ngày, trồng trong vụ sớm có thể tránh được sâu đục thân, sâu cắn gié. Giống lúa cực ngắn với thời gian sinh trưởng 80-90 ngày cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì rầy nâu không kịp tích luỹ số lượng đủ gây hại nặng trên những giống cực ngắn ngày.

+ Gieo trồng với mật độ hợp lý

Mật độ và kỹ thụật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh...

Mật độ quá dày hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.Các ruộng lúa gieo quá dầy thường khép hàng sớm, gây nên ẩm độ cao, tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh phá hại mạnh vào cuối vụ.

+ Sử dụng phân bón hợp lí

Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại.

b. Biện pháp vật lý

Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu cuốn lá,

c. Biện pháp sinh học

+ Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:

- Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế...

- Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp...

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

+ Ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học:

Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường.

Một số loại sinh vật có ích trên đồng lúa: ong đen ký sinh trứng bọ xít; ong xanh ký sinh trứng sâu đục thân lúa, ong đen kén trắng ký sinh sâu non sâu cuốn lá.

d. Biện pháp hoá học

+ Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV

- Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

+ Sử dụng thuốc có chọn lọc: Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.

2.2 IPM trên cây bắp

a. Biện pháp canh tác

+ Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng

Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được các nguồn dịch hại như các loại sâu non và nhộng sâu xám, sâu đục thân, sâu cắn lá bắp...đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của một số loại dịch hại khi kết thúc vụ gieo trồng để chuyển sang thời vụ mới. Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất và tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.

+ Luân canh

Luân canh bắp với lúa và cây họ đậu hoặc với các cây trồng khác không phải là ký chủ một số sâu bệnh chính hại bắp nhằm tránh được nguồn dịch hại tích luỹ trên cây bắp từ vụ này sang vụ khác.

+ Thời vụ gieo trồng thích hợp

Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho bắp sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho bắp tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.

+ Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh

- Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây bắp phát triển thuận lợi.

- Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái ruộng bắp.

+ Gieo trồng với mật độ hợp lý

Mật độ và kỹ thụật gieo trồng phụ thuộc vào giống bắp, thời vụ, đất và dinh dưỡng, khả năng thâm canh của nông dân...Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại. Các ruộng bắp trồng quá dày, ít được bóc tỉa thường không thông thoáng, ít ánh sáng, ẩm độ cao, tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại.

+ Sử dụng phân bón hợp lý

Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng bắp bón quá nhiều phân đạm làm cho cây phát triển quá tốt, màu xanh của lá hấp dẫn các loại sâu hại như căn lá, sâu xanh, sâu gai, rệp...

b. Biện pháp thủ công

Ngắt ổ trứng, bắt sâu bằng tay. Làm sạch cỏ, xới xáo vệ sinh đồng ruộng hạn chế nơi trú ngụ và ký chủ phụ của dịch hại, nhằm hạn chế số lượng dịch hại trên đồng ruộng.

c. Biện pháp sinh học

+ Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:

- Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế...

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí như trồng xen, trồng gối tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

+ Ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc: Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Sử dụng thuốc trừ sâu Bt (Basinlus thuringiensis) trừ một số loại sâu miệng nhai. Các loại chế phẩm sinh học NPV, Beauveria Metarhizium có khả năng trừ được các loại sâu khoang, sâu xanh, châu chấu...

d. Biện pháp hoá học

+ Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV

- Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:

+ Sử dụng thuốc có chọn lọc: Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.

2.3. Biện pháp quản lý sâu hại trên cây khoai lang

+ Nơi đất thịt trồng khoai lang cần bón nhiều phân hữu cơ và nên trộn thêm cát để hạn chế sâu phát triển.

+ Đảm bảo độ ẩm cho đất trồng,vun gốc cây và lấp các kẻ nứt đất.

+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ và tàn dư khoai lang. Sau thu hoạch cho nước ngập ruộng 1-2 ngày diệt sâu.

+ Xử lý hom giống bằng cách nhúng thuốc trừ sâu Diazol trong 30 phút trước trồng, theo nồng độ phun xịt hướng dẫn trên bao bì.

+ Dùng chất dẫn dụ bọ hà đực và thuốc vi sinh từ các nấm Beauveria, Metarrhizium là biện pháp tốt.

3. Thực hành

3.1. Mục đích - yêu cầu

Giúp sinh viên phân biệt triệu chứng gây hại và nhận biết hình thái một số loài sâu hại phổ biến trên cây lương thực: lúa, bắp, khoai lang.

3.2. Vật liệu

Mẫu sâu hại mẫu khô hoặc mẫu ngâm.

- Trên cây Lúa: Sâu đục thân 2 chấm, Rầy nâu, Sâu cuốn lá nhỏ, Bọ xít hôi, Sâu keo, muỗi hành

- Trên cây Khoai lang: Bọ hà, Sâu đục dây, Sâu ăn lá, Miểng kiếng

- Trên cây Bắp: Sâu đục thân, Sâu đục trái, Rầy mềm, Bọ trĩ Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi

Giấy A4, viết chì, kẹp nhọn.

3.3. Thực hành

Với sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi sinh viên thực hành quan sát triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái của các loại sâu hại trên từng loại cây trồng.

3.4. Phúc trình

Ghi nhận các đặc điểm đặc trưng để nhận diện từng loài sâu hại.


CÂU HỎI GỢI Ý

1. Lứa sâu đục thân và đục trái bắp thứ nhất thường xuất hiện vào lúc cây bắp còn non (bắp ôm kèn). Vậy có nên phòng trị ngay lúc này không, tại sao và bằng cách nào.

2. Tập tính gây hại của sâu đục trái như thế nào trên từng loại cây trồng ?

3. Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ/sâu đục thân trên lúa như thế nào?

4. Hãy giải thích hiện tượng cháy rầy.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí