Ấu Trùng Và Nhộng Của Miểng Kiếng Xanh

hai loài sau: Cassida circumdata Herbst và Aspidomorpha miliaris (Fabricius).

Cả 2 loài trên đều thuộc họ Ánh Kim (Chrysomelidae), bộ Cánh Cứng (Coleoptera).

* Đặc điểm hình thái và sinh học

+ Miểng kiếng xanh Cassida circumdata Herbst

Thành trùng màu xanh dài từ 5 - 6,5 mm, ngang từ 4 - 5,6 mm. Trên cánh có vệt vàng ánh, giữa cánh có 3 sọc đen chạy dọc, 2 sọc 2 bên và 1 sọc ở giữa trùng vào 2 bìa cánh xếp lại.


Hình 1 28 Thành trùng miểng kiếng xanh Trứng màu xanh nhạt được đẻ thành từng 1


Hình 1.28: Thành trùng miểng kiếng xanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Trứng màu xanh nhạt được đẻ thành từng cái ở cả mặt trên và mặt dưới lá, có phủ nước bọt như keo trắng. Trứng có chiều dài khoảng 1,2 - 1,5 mm và nở trong vòng từ 4 - 7 ngày.


Hình 1 29 Trứng của miểng kiếng xanh Ấu trùng có thân mình dẹp màu xanh và có 2

Hình 1.29: Trứng của miểng kiếng xanh


Ấu trùng có thân mình dẹp, màu xanh và có nhiều gai màu nhạt chung quanh. Kích thước cơ thể khi lớn đủ sức dài từ 4 - 5,6 mm, ngang từ 2,6 - 3,8 mm. Ấu

trùng có 5 tuổi, phát triển từ 12 - 24 ngày.

Nhộng hình bầu dục, màu xanh nhạt, dài từ 4,6 - 6 mm, rộng từ 2,6 - 3,6 mm.

Nhộng được hình thành ở cả hai mặt lá. Thời gian nhộng từ 3 - 7 ngày.


Hình 1 30 Ấu trùng và nhộng của miểng kiếng xanh Miểng kiếng vàng Aspidomorpha 3

Hình 1.30: Ấu trùng và nhộng của miểng kiếng xanh


+ Miểng kiếng vàng Aspidomorpha miliaris (Fabricius)

Thành trùng có dạng hơi tròn. Ngực trước rất to, che phủ cả đầu nằm phía dưới. Cánh màu vàng nâu nhạt với nhiều đốm đen ở giữa và 4 đốm đen to ở 4 gốc ngoài của cánh. Thành trùng vũ hóa khoảng 25 ngày thì đẻ trứng. Thành trùng cái sống tối đa 300 ngày và đẻ khoảng 15 ổ trứng, trứng được đẻ trong một bao màu vàng xám nhạt và có trung bình 20 trứng trong một ổ.


Hình 1 31 Thành trùng miểng kiếng vàng Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt Thời 4

Hình 1.31: Thành trùng miểng kiếng vàng


Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt. Thời gian ủ trứng từ 8 - 12 ngày.

Ấu trùng màu trắng, có những đốm màu đen xám trên thân và gai màu nâu.

Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 18 - 25 ngày.


Hình 1.32: Ấu trùng miểng kiếng vàng qua các tuổi


Nhộng màu trắng xám với những gai và đốm màu đen. Nhộng phát triển từ 5 đến 7 ngày.

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng của cả hai loài trên thường ở mặt dưới lá, cắn lá lủng thành những lỗ tròn nhỏ trên phiến lá hay cạp lớp nhu mô diệp lục, chừa lại lớp biểu bì phía trên. Khi mới nở ấu trùng sống tập trung, sau đó phân tán ở cả hai mặt lá và cạp ăn lá nhưng không gây thiệt hại nhiều. Càng lớn ấu trùng có tập quán ăn phá lá giống như thành trùng. Cây ở mọi giai đoạn tăng trưởng đều bị hại nhưng cây con thì không bị thiệt hại nhiều vì có thể hồi phục được.


Hình 1 33 Sự gây hại của miểng kiếng c Sùng khoai lang Cylas formicarius Fabricius 5


Hình 1.33: Sự gây hại của miểng kiếng


c) Sùng khoai lang Cylas formicarius Fabricius

Họ Vòi Voi (Curculionidae) - Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)

* Phân bố và ký chủ.

Sùng khoai lang có phân bố rất rộng, đã phát hiện tại nhiều nước Đông Nam Á và nhiều nước thuộc châu Phi, châu Mỹ và châu Âu.

Ở Việt Nam đây là loài gây hại phổ biến trên khoai lang và xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng khoai lang.

Ngoài khoai lang, loài này còn phá hại trên một số loại cây thuộc họ Bìm Bìm.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng dài từ 5 - 8 mm, mình thon, chân dài, trông tựa như kiến. Đầu đen, miệng dài, mắt kép hình bán cầu hơi lồi ra hai bên đầu. Râu đầu 10 đốt. Ngực, đốt cuối râu và mắt màu đỏ. Bụng và cánh màu xanh đen bóng. Đốt cuối râu thành trùng đực hình ống dài, trong khi của thành trùng cái thì có hình trứng. Ngực trước có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Đốt đùi nở to. Thành trùng cái sống khoảng 100 ngày và đẻ khoảng 200 trứng.

Trứng hình bầu dục, dài từ 0,50 - 0,70 mm, lúc mới đẻ màu trắng sữa, sau thành màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 5 - 10 ngày.

Ấu trùng hình ống dài, 2 đầu thon nhỏ, đầu nâu, thân trắng, không chân; bụng chia đốt rất rõ ràng, chiều dài cơ thể khoảng 5 - 8,5 mm, ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 15 - 25 ngày.

Nhộng màu trắng, dài từ 4 - 8 mm. Thời gian nhộng từ 4 - 10 ngày.




Hình 1.34: Thành trùng và ấu trung sùng khoai lang


* Tập quán sinh sống

Thành trùng rất giống kiến vì chúng thường bò, ít khi bay và hoạt động mạnh vào ban đêm. Lúc mới vũ hóa thành trùng màu trắng và ở trong củ khoai từ 2 đến

3 ngày, khi cánh đủ cứng và cơ thể đủ mạnh sùng mới chui ra ngoài. Nếu nhiệt độ thấp, khoảng 10 - 150C thành trùng vẫn nằm yên tại nơi vừa vũ hoá, khi nhiệt độ cao mới chui ra khỏi củ khoai, nhiệt độ khoảng 300C thành trùng hoạt động mạnh.

Khoảng 6 - 8 ngày sau khi vũ hóa, thành trùng bắt đầu bắt cặp và 2 - 3 ngày sau đó đẻ trứng gần sát mặt đất, nơi gốc dây khoai lang hay chui sâu xuống kẽ nứt của đất và đẻ trứng ở dưới vỏ của củ hay dưới da gốc dây khoai, mỗi lỗ một trứng và dùng nước bọt lấp lổ trứng lại.

Nếu trứng được đẻ ở dây khoai thì ấu trùng nở ra ăn phá làm nứt dây xong đục dần xuống củ hoặc nếu trứng được đẻ dưới da củ khoai thì ấu trùng nở ra đục thẳng vào bên trong củ tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo. Đường hầm càng lúc càng lớn dần theo sự phát triển của ấu trùng và chứa đầy phân màu nâu đậm. Suốt giai đoạn phát triển, một ấu trùng chỉ sống trong một củ khoai và trong một củ khoai có nhiều ấu trùng cùng sống chung. Nhộng được hình thành ngay bên trong đường đục của củ.

* Cách gây hại

Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại cho dây khoai:

- Thành trùng có thể ăn gặm phần thân, mầm hoặc lá khoai lang non nhưng thích nhất là củ khoai, vì vậy những củ lồi khỏi mặt đất hay lộ qua kẽ đất nứt rất dễ bị thành trùng tấn công. Các vết đẻ trứng của thành trùng sẽ là nơi xâm nhập của nấm và vi khuẩn tiếp theo làm dây khoai bị suy yếu.

- Ấu trùng đục vào bên trong củ gây hại chủ yếu cho củ khoai. Nếu bị tấn công khi củ còn non củ bị lép, không phát triển được, năng suất giảm. Nếu bị tấn công khi củ đã lớn, năng suất không giảm nhiều nhưng mất phẩm chất do phần thịt chung quanh đường đục bị chuyển thành màu tím, có mùi hôi, vị đắng.

Kết quả nghiên cứu ở nước ta và một số nước ở Đông Nam Á cho thấy sự phát sinh và phát triển của loài sùng này có mối tương quan chặt chẽ với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai và chế độ canh tác. Thời tiết khô và nóng là điều kiện thích hợp cho sùng phát sinh và phát triển mạnh. Sau khi thu hoạch, ấu trùng vẫn tiếp tục tấn công khoai tồn trữ do nở từ trứng đã có sẵn trong củ khoai hoặc đôi khi do thành trùng tấn công trong kho. Ngoài ra, việc sử dụng các hom khoai trồng trên các ruộng bị sùng hại vụ trước cũng là nơi có thể lây lan sang vụ sau.

Hình 1.35: Triệu chứng gây hại của sùng khoai lang


d) Sâu đục dây Omphisa anastomasalis

Họ ngài sáng Pyralidae - Bộ cánh vảy Lepidoptera

* Hình thái và đặc điểm sinh học

Trứng có màu xanh lục, hình cầu hơi dẹt, đường kính 0,7-1,0 mm. Sâu non đẫy sức dài 30 mm màu trắng sữa hơi nâu. Trên lưng phân bố các đốm màu nâu hơi tối, rõ nhất là 4 dãy. Nhộng có đầu nhọn màu vàng rơm. Trưởng thành là ngày trung bình, dài 15 mm, đầu và thân màu nâu hơi đỏ, cánh màu nâu vàng, trên cánh có các đốm trắng và vân gợn sáng màu nâu nhạt.

Trứng đẻ ở mặt dưới lá, dọc theo mép lá hoặc trên dây. Sâu non có 6 tuổi, sống trong thân cây. Khi đẫy sức đục ra phía ngoài thân và tạo 1 lỗ thoát. Hoá nhộng ở đó. Thời gian các pha phát dục của sâu đục dây ở 25-300c là: trứng 5-6 ngày, sâu non 21-28 ngày, nhộng 10-14 ngày, hoá trưởng thành đến đẻ 5-8 ngày. Toàn bộ thời gian trứng, sâu non và nhộng có thể kéo dài 35-65 ngày. Mỗi con cái có thể đẻ trung bình 230-300 trứng. Thiên địch chủ yếu là bọ đuôi kìm, ong ký sinh trứng

* Triệu chứng gây hại

Sâu non đục vào thân chính, gặm chỉ còn chưa phần vỏ thân. Xu hướng là đục xuống phía gốc, có thể đục vào cả cuống củ. Gốc bị hại thường có 1 đống phân sâu màu nâu đen xung quanh gốc. Khi tấn công làm cho thân phình to, tạo thành các khoang rỗng lấp đầy phân. Thân bị giòn cứng. Phần bị hại phía trên có thể bị héo và chết. Nếu bị hại trong giai đoạn đầu, sự hình thành củ bị hạn chế, năng suất giảm. Khi bị sâu đục dây tấn công số lượng củ có thể bị giảm quảng 10% và năng suất giảm từ 40-56,2%, tuỳ theo thời điểm gây hại. Gây hại mạnh nhất là vào thời gian 60-90 ngày sau trồng.

Hình 1 36 Sự gây hại của sâu đục dây e Sâu đục củ Nacolea sp Họ Crambidae bộ 6


Hình 1.36: Sự gây hại của sâu đục dây

e) Sâu đục củ Nacolea sp.

Họ Crambidae, bộ cánh vảy Lepidoptera

* Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành có sải cánh rộng 13,7mm, chiều dài thân 6,2mm, khi đậu cánh xoè hình bán nguyệt, không xếp dọc theo cơ thể hình mái nhà. Thành trùng có mắt kép to màu nâu sậm, miệng dạng vòi hút ngắn có nhiều vảy, bụng màu trắng đục. Mặt trên của thân có màu đen xám, có vệt màu vàng kem nằm giữa phần bụng và phần ngực.

Con đực có thêm vệt màu vàng kem ở đốt cuối bụng nhưng con cái không có. Mặt trên của cánh sau có vệt màu vàng kem lớn xuất phát ở phần gốc cánh, ngang với vệt màu trên thân và kéo dài ra đến 2/3 của cánh về phía chóp cánh. Cánh trước vệt màu vàng kem nhỏ và mờ hơn, vị trí nằm 1/3 tính từ chóp cánh. Phần còn lại chủ yếu có màu đen xám và một ít màu vàng kem xen lẫn ở phần bìa cánh. Phần giữa cánh trước và cánh sau có hai vạch màu đen nối liền nhau.

Ấu trùng tuổi 1 lúc mới nở có phần đầu to hơn thân, cơ thể màu trắng trong suốt, Màu sắc của ấu trùng tuổi 2 chuyển dần sang nâu sậm, cơ thể dài 1,12 –3,13 mm. Ở giai đoạn tuổi 3, ấu trùng có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc. Cơ thể có màu hồng nhạt đến nâu, chuyển sang màu xanh lục ngay sau khi ăn, có thể nhìn thấy rõ các đốt thân. Kích thước cơ thể tăng nhanh hơn so với ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 với chiều dài từ 4,0 - 6,3 mm. Ấu trùng tuổi 4 không có sự thay đổi nhiều về màu sắc so với tuổi 3, tuy nhiên cơ thể tăng nhanh về kích thước, dài từ 7,5 - 13,2 mm. Cuối tuổi 4 cơ thể ấu trùng chuyển hoàn toàn sang màu trắng đục, sâu ăn ít, di chuyển chậm chạp, ít cử động, chiều dài cơ thể co ngắn lại khoảng 2/3 so với giai đoạn mới lột xác, phần đầu nhỏ và có màu nâu sậm hơn trước. Ấu trùng tiết một

ra tơ trắng như tơ nhện kết dính đất để bao xung quanh tạo thành một cái kén và nằm bên trong để chuẩn bị hóa nhộng.




Hình 1.37: Ấu trùng sâu đục củ qua các tuổi


* Tập quán hoạt động

Thành trùng hoạt động về ban đêm, bắt cặp ngay sau khi vũ hóa và sau đó bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ rời rạc hay thành cụm xếp chồng lên nhau hoặc xếp thành hàng từ 2 – 7 trứng. Vị trí đẻ trứng thay đổi có thể dọc theo các gân lá gần gân chính và gân phụ ở mặt dưới lá, trong nách lá, trên các đỉnh sinh trưởng. 90% số lượng trứng được đẻ ở mặt dưới lá, dọc theo các gân lá. Một số ít, khoảng 10%, còn lại được đẻ mặt trên lá, theo các rãnh của gân lá. Trứng nở vào ban đêm, ấu trùng sau khi nở nhả một sợi tơ để buông mình xuống đất, chui vào trong đất và đục vào củ khoai để ăn phá. Ấu trùng không đục sâu vào bên trong củ mà chỉ đục đến vành tạo mủ của củ khoai lang, sau đó trở ra và di chuyển đến vị trí khác của củ để đục. Điều này có thể do thì ấu trùng chỉ thích ăn vùng gần vỏ của củ. Trong suốt giai đoạn phát triển, một sâu có thể gây hại nhiều củ khoai. Sâu hoá nhộng bên ngoài củ khoai, nhưng thường sâu làm nhộng trong đất, cách mặt đất độ 3-5 cm, gần rễ khoai.

* Triệu chứng gây hại

Triệu chứng gây hại điển hình của SĐCKL là các lổ đục rải rác trên bề mặt củ, kích thước lổ đục lớn nhỏ khác nhau từ 0,3 mm - 2,0 mm, tùy thuộc vào độ tuổi và kích thước của sâu. Lổ đục cũ trên củ khoai có hình dạng rất khác biệt so với lổ mới bị đục, do sự biến đổi trong quá trình lớn lên của củ. Lổ đục thường cạn chỉ sâu tới phần tạo mủ của củ (khoảng 5 mm). Củ khoai bị hại vẫn ăn được bình thường, chỉ bị mất giá trị thương phẩm. Điểm khác biệt giữa triệu chứng gây hại của SĐCKL và của sùng Cylasformicarius) là sùng đục các lổ gần nhau, tập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023