Các Giai Đoạn Trong Vòng Đời Muỗi Hành

Cách tấn công của sâu vào bên trong cây lúa tương tự sâu đục thân hai chấm, nhưng sâu có tập quán sống quần tụ, trong một thân cây lúa có từ vài con, đôi khi đến vài chục con, kể cả sâu tuổi lớn. Khi hết thức ăn sâu đục lỗ chui ra ngoài tấn công cây lúa khác. Vì nhiều sâu sống trong một thân cây lúa nên mau hết thức ăn, do đó một đời sâu non có thể di chuyển sang các cây lúa khác từ 3 - 4 lần.

Sâu hóa nhộng bên trong thân cây lúa hoặc ở nách lá, cách mặt nước khoảng 10 cm. Sâu và nhộng cần ẩm độ cao, thời tiết khô hạn nhộng dễ chết và bướm vũ hóa ra có hình dạng không bình thường, do đó ruộng ẩm ướt, sâu phát sinh nhiều hơn so với ruộng cạn.

Sâu đục thân sọc nâu đầu nâu

Ngài thường vũ hóa vào buổi chiều, rộ nhất từ 8 - 9 giờ tối. Ngài hoạt động vào ban đêm, ban ngày trốn dưới lá lúa hay cỏ dại. Ngài rất thích ánh sáng đèn, thường ngài cái vào đèn nhiều hơn ngài đực (trên 70%) và số lượng ngài cái chưa đẻ trứng vào đèn chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60%.

Ngài cái thích đẻ trứng trên lúa xanh đậm hơn trên mạ. Vị trí đẻ trứng tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa; trên mạ, ngài đẻ ở mặt trên của phiến lá, cách chóp lá khoảng 3 cm; trên cây lúa, ngàiđẻ nhiều trên bẹ, chỉ một số ít trứng được đẻ trên phiến lá. Ngài đẻ rộ nhất từ sau 11 giờ đêm.

Vị trí ổ trứng trên bẹ lá cao hay thấp tùy mực nước trong ruộng, thường cách mặt nước khoảng 3 - 13 cm.

Hoạt động của sâu tùy thuộc giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:

- Nếu cây lúa còn nhỏ, thân hẹp, thức ăn không đầy đủ, sau khi nở sâu phân tán ngay đến các cây lúa mới, mỗi thân cây có ít nhất 3 sâu.

- Khi cây lúa bắt đầu có ống, thức ăn đầy đủ hơn, sâu nở ra không phân tán ngay mà tập trung ở bẹ lá, sâu lớn dần mới bắt đầu cạp ăn mặt trong của bẹ, sau đó đục vào thân cây; khi hết thức ăn sâu đục lỗ chui ra ngoài và tìm đến cây lúa mới. Lúc lớn đủ sức, sâu ngừng ăn, cơ thể thu ngắn lại và lột xác hóa nhộng. Trước khi hóa nhộng sâu đục một lỗ xuyên qua thân cây lúa, chừa lại lớp biểu bì để khi nở bướm dễ chui ra ngoài.

- Khi cây lúa đang sinh trưởng sâu làm nhộng bên trong thân nơi đang sống hoặc nếu mật số cao, sâu thường đục ra ngoài làm nhộng ở nách lá. Nếu sâu non ở trong rạ hoặc gốc rạ muốn hoá nhộng thì phải di chuyển đến gần lỗ đục vào để làm nhộng vì nhộng cũng rất cần oxy. Loài sâu này thường thích những ruộng lúa khô hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Trước khi hóa nhộng sâu đục một lỗ trên thân cây, chừa lại lớp biểu bì mỏng để khi bướm vũ hóa dễ chui ra. Cây lúa đang tăng trưởng sâu làm nhộng giữa bẹ

hay ở nách lá. Vì có nhiều sâu trong một thân cây nên sâu thường chui ra ngoài khi hết thức ăn và đục vào chính thân cây lúa đó tại vị trí khác, do đó trên thân cây lúa héo có rất nhiều vết đục.

Sâu đục thân màu hồng

Ngài thường vũ hoá từ 6 - 8 giờ tối, ban ngày ẩn nấp ở trong khóm lúa hoặc cỏ dại, ban đêm bay ra hoạt động. Ngài thích ánh sáng đèn nhưng không mạnh như ngài sâu đục thân hai chấm.

Sâu non sau khi nở thường tập trung ăn phá mặt trong bẹ lá, khi lớn sâu bắt đầu đục vào thân cây lúa hoặc phân tán đến các cây kế cận, vị trí xâm nhập vào cây lúa lúc này thường ở khoảng giữa đốt thứ 3 và 4 (tính từ gốc lên) của thân cây lúa. Sâu tuổi 4 - 5 có sức ăn mạnh, có thể chui ra để đục vào lóng khác của cùng một thân cây lúa đó hoặc sang cây khác để gây hại, một số ít có thể đục xuyên qua đốt thân lúa để sang lóng khác. Mỗi sâu non từ khi nở đến lúc lớn hoàn toàn có thể phá hại từ 2 đến 3 thân cây lúa. Sâu làm nhộng bên trong thân cây lúa hoặc ngoài bẹ lá.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số

- Thời tiết: ẩm độ cao (trên 90%) thích hợp đối với hầu hết các loài sâu đục thân lúa. Nhiệt độ từ 19 - 30° C thích hợp cho ngài hoạt động và sâu phát triển.

- Thức ăn:

Ở giai đoạn vươn lóng sâu đục vào dễ dàng vì cây lúa mềm

Ở giai đoạn phân hóa đòng sâu dễ dàng đục vào bên trong thân cây làm cho cây bị hiện tượng chết đọt nhiều.

- Thiên địch:

Trứng sâu đục thân thường bị ký sinh bởi ong thuộc các họ Eulophidae, Scelionidae, Trichogrammatidae, thành trùng ký sinh đẻ trứng vào trứng sâu trước khi trứng được phủ lông.

Trứng sâu đục thân còn bị vạc sành, dế ăn và ăn cả lông phủ ổ trứng.

Sâu và nhộng các loài sâu đục thân cũng bị ký sinh nhưng với tỉ lệ thấp, riêng ấu trùng tuổi 1 thường dễ bị côn trùng có ích ăn vì chưa chui vào bên trong thân cây.

d) Bọ trĩ Stenchaetothrips oryzae (Bagnal)

Còn có tên là Thrips oryzae (Matsumura) hay Baliothrips biformis (Bagnall) Họ Thripidae - Bộ cánh tơ (Thysanoptera)

* Phân bố: bù lạch xuất hiện ở Afghanistan, Ấn Độ, Burma, Campodia, Hàn

Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, miền Nam nước Nhật, Philippines, Sri - Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

* Ký chủ: ngoài lúa, bù lạch còn gây hại cây bắp, cỏ Phalaris, Imperata và nhiều loại cỏ lá hẹp khác.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Bù lạch rất nhỏ, dài từ 1 - 1,5 mm, màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ. Hai đôi cánh hẹp, mang nhiều lông như lông chim trĩ nên còn có tên là “bọ trĩ”, xếp dọc trên lưng khi nghỉ. Thành trùng cái đẻ khoảng 12 - 14 trứng, nhiều nhất là 25 - 30 trứng. Đa số bù lạch sinh sản theo phương thức đơn tính, tỉ lệ cái/đực thường rất lớn (trên 95%). Tuổi thọ của thành trùng cái từ 15 - 30 ngày.

Trứng hình bầu dục, dài từ 0,20 - 0,25 mm, màu trắng trong, chuyển sang vàng khi sắp nở, thời gian ủ trứng từ 3 - 5 ngày.

Ấu trùng có màu vàng nhạt, lớn đủ sức dài khoảng 1 mm, hình dạng giống thành trùng nhưng không cánh. Ấu trùng có 4 tuổi, phát triển từ 6 - 14 ngày. Trước khi hóa nhộng ấu trùng trải qua thời kỳ tiền nhộng từ 2 - 3 ngày, màu nâu đậm. Sau đó sang giai đoạn nhộng từ 3 - 6 ngày.


Hình 1 13 Bọ trĩ hại lúa Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng rất 1

Hình 1.13: Bọ trĩ hại lúa


* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng rất linh hoạt, có thể bay một khoảng xa vào ban ngày để tìm ruộng lúa mới. Khi bị khuấy động thành trùng thường nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác lẫn trốn hay rơi xuống đất. Bù lạch thích hoạt động vào những ngày trời râm mát hoặc ban đêm, trời nắng thường ẩn trong lá non hay chóp lá cuốn lại. Thành trùng cái thích đẻ trứng ở những đám lúa, mạ hoặc cỏ dại xanh tốt.

Trứng được đẻ vào lá non nhất, ở mặt đối diện với thân cây lúa, một số ít được đẻ trên lá đã mở. Thành trùng cái cắt mô của phiến lá bằng bộ phận đẻ trứng bén nhọn xong đẻ từng trứng vào các vết cắt, trứng chỉ gắn 1/2 vào mô lá.

Ấu trùng sau khi nở thường sống tập trung nhiều con trong lá non. Khi lá nở ra hoàn toàn, ấu trùng chuyển vào đầu chóp lá non còn cuốn lại. Với mật số từ 1

- 2 con trên một cây, chóp lá non có thể bị cuốn; 5 con trên một cây, chóp lá có thể bị cuốn từ 1 - 3 cm và nếu mật số nhiều hơn 10 con trên một cây lá có thể bị cuốn toàn bộ và héo khô. Khi lúa đứng cái, lá ngừng phát triển, một số ấu trùng có thể chui vào bên trong hạt.

Thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa lá lúa, nhất là lá non. Lá lúa bị bù lạch gây hại thường có sọc trắng bạc dọc theo gân, chóp bị cuốn lại và bù lạch sống bên trong chóp lá cuốn lại, trời mát mới bò ra ngoài.

Với đặc tính sinh sống là thường ẩn mình trong chóp lá cuốn lại nên bù lạch chỉ thích tấn công trên các ruộng lúa bị khô, lá lúa cuốn lại; nếu ruộng đầy đủ nước, lá lúa mở ra, bù lạch không còn chỗ trú ẩn nên dễ bị chết.



Hình 1 14 Chóp lá cuốn lại do bọ trĩ e Sâu năn Orseolia oryzae Wood Mason Còn có tên 2

Hình 1.14: Chóp lá cuốn lại do bọ trĩ


e) Sâu năn Orseolia oryzae (Wood-Mason)

Còn có tên là Pachidiplosis oryzae (Wood-Mason) Họ muỗi năn (Cecidomyiidae) - Bộ hai cánh (Diptera)

* Phân bố: trên thế giới, muỗi hành gây hại trầm trọng ở các vùng trồng lúa thuộc Nam và Đông Nam Á, đặc biệt ở Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Sri-lanka, Thái Lan và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, trước đây muỗi hành gây hại nặng ở Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng và một số tỉnh ở miền Bắc. Năm 1983 Muỗi Hành được ghi nhận

xuất hiện ở Long An, Tiền Giang, Hậu Giang. Năm 1984 muỗi hành đã phát sinh thành dịch ở Gò Công Đông (Tiền Giang), Mỹ Xuyên, Long Phú (Hậu Giang), gây hại trên 3000 ha. Gần đây, muỗi hành gây hại cho lúa vụ 3 ở vùng canh tác 3 vụ lúa trong năm khi thời gian gieo sạ của vụ này vào khoảng tháng 6-7 trùng vào lúc có mưa nhiều, như ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.

* Ký chủ: ngoài lúa, muỗi hành còn có thể sinh sống trên lúa hoang, các loại cỏ như cỏ bắc Leersia, cỏ Paspalum scrobilulatum, cỏ mồm ấn (cỏ lông sương) Ischaenum cilliare, Echinochloa (cỏ gạo), cỏ sả Panicum và cỏ lông tây Brachiaria.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng cái dài từ 3 - 5 mm, sải cánh rộng 8,5 - 9 mm, bụng màu đỏ; thành trùng đực nhỏ hơn và có màu vàng nâu. Đầu rất nhỏ, hầu như bị mắt kép có màu đen choán hết. Râu đầu màu vàng, dạng chuỗi hạt, điểm nối giữa các đốt râu có 1 hay 2 hàng gai mọc xung quanh. Chân dài màu nâu đậm. Muỗi cái có thể sống từ 2 đến 5 ngày và đẻ từ 100 - 200 trứng, trong khi muỗi đực sống từ 1 đến 2 ngày.

Trứng hình bầu dục dài từ 0,4 - 0,5 mm được đẻ thành từng cái riêng lẻ hoặc từng nhóm từ 3 - 4 cái ở mặt dưới lá, gần chân của phiến lá. Mới đẻ trứng màu trắng bóng, sắp nở chuyển sang màu đỏ tím bóng. Thời gian ủ trứng từ 3 - 5 ngày.

Ấu trùng mới nở dài khoảng 1 mm, lớn đủ sức dài khoảng 3 mm, cơ thể màu hồng nhạt, có từ 3 - 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 13 - 15 ngày.



Hình 1 15 Ấu trùng muỗi hành mới nở Nhộng dài từ 2 3 mm màu hồng nhạt khi 3

Hình 1.15: Ấu trùng muỗi hành mới nở


Nhộng dài từ 2 - 3 mm màu hồng nhạt khi mới hình thành và chuyển sang màu hồng sậm khi sắp vũ hoá, có nhiều hàng gai ngược trên thân mình. Thời gian nhộng từ 6 - 8 ngày.

Vòng đời muỗi hành từ 26 - 35 ngày.

Hình 1 16 Các giai đoạn trong vòng đời muỗi hành Tập quán sinh sống và cách gây 4


Hình 1.16: Các giai đoạn trong vòng đời muỗi hành


* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng vũ hóa vào đầu mùa mưa, thường là ban đêm, có thể bắt cặp ngay và đẻ trứng vài giờ sau đó và thích hoạt động vào ban đêm, ban ngày thường đậu trong khóm lúa, gần mặt nước hay cỏ dại ở bờ ruộng. Thành trùng ăn các giọt sương đêm để sống và bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn và vào đèn nhiều lúc trăng tròn.

Trứng cần ẩm độ cao (80 - 90%) để phát triển và nở và thường nở vào buổi sáng.

Ấu trùng nhờ sương trên lá bò dần xuống giữa bẹ và thân đến đọt non hay chồi phụ và ăn đỉnh sinh trưởng của cây lúa. Trong khi chích hút đỉnh sinh trưởng của cây lúa, ấu trùng tiết ra nước bọt kích thích làm cho bẹ của lá non nhất mọc dài ra thành ống tròn màu xanh lá cây nhạt, còn phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống. Ông này dài khoảng 10 - 30 cm và có đường kính từ 1 đến 2 mm. Trong mỗi ống chỉ có một ấu trùng. Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công, ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành và rất dễ nhìn thấy vì ống có màu xanh lá cây nhạt. Lúc đó ấu trùng bên trong đã đủ lớn hoặc đã làm nhộng. Nhộng có thể di chuyển lên xuống trong ống lúa nhờ các gai ngược trên thân. Trời mưa hay râm mát nhộng di chuyển lên phía trên ống lúa; trời nắng gắt nhộng thường di chuyển xuống phía dưới. Khi sắp vũ hóa nhộng di chuyển lên phía trên của ống lúa và đục một lỗ nhỏ chui ra khỏi ống lúa, một đầu còn gắn vào ống lúa.

Muỗi hành thường tấn công cây lúa từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi tối đa.

Chồi chính bị hư sẽ kích thích cây lúa sinh chồi mới. Lúa bị gây hại sớm sẽ mọc thêm chồi mới, nhưng đôi khi chỉ là những chồi vô hiệu hay nếu có cho bông thì hạt lép nhiều. Muỗi hành thường qua giai đoạn ngủ nghỉ vào mùa khô, trong chồi ngủ của ký chủ phụ.

Triệu chứng để nhận diện cây lúa bị muỗi hành gây hại là cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, chiều ngang thân cây lúa nở to dần theo sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong, lá lúa xanh thẫm ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa.


Hình 1 17 Triệu chứng điển hình do muỗi hành gây hại Các yếu tố ảnh hưởng 5

Hình 1.17: Triệu chứng điển hình do muỗi hành gây hại


* Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số

- Thời tiết: đối với muỗi hành, ẩm độ là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng sinh sản của thành trùng và khả năng phát triển của ấu trùng. Ấu trùng nở ra sẽ bị chết nếu thiếu sương đêm hoặc các giọt nước mưa để giúp chúng bò dần xuống và chui vào đọt lúa. Do đó mưa nhỏ, sương mù và trời có mây âm u rất thuận lợi cho muỗi hành phát triển. Ẩm độ thích hợp nhất đối với muỗi hành là 85 - 95% và nhiệt độ thích hợp là 26 - 300C. Vì các lý do nêu trên nên ở đồng bằng sông Cửu Long muỗi hành chỉ xuất hiện và gây hại nhiều vào vụ Hè - Thu hàng năm.

- Thức ăn: trên thế giới đã tìm được các giống lúa kháng muỗi hành, nhưng muỗi hành có nhiều dòng sinh học tại các địa phương khác nhau nên rất khó phát triển giống kháng.

- Thiên địch:

- Ong các họ Platygasteridae, Encyrtidae, Pteromalidae, Eurytomydae ký sinh trứng và ấu trùng.

- Nhện nhỏ thuộc họ Phytoseiidae ăn trứng và nhện lớn ăn thịt thành trùng.

f) Bọ xít hôi Leptocorisa acuta Thunberg

Họ bọ xít dài (Alydidae) - Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera)

* Phân bố: bọ xít hôi xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trồng lúa trên thế giới như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Burma, Indonesia, Kampuchea, Lào, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Thái Lan, miền nam Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên và Việt Nam.

* Ký chủ: bọ xít hôi có rất nhiều ký chủ phụ thuộc 2 họ Hòa bản và cỏ Cú, đặc biệt thường gặp trên cỏ lồng vực, lúa hoang, bắp, kê, lúa miến, quan trọng nhất là lúa và lúa cỏ Echinochloa.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng có màu xanh hơi pha nâu ở trên lưng và màu vàng nâu ở mặt bụng, dài từ 14 - 18 mm, mình thon dài, chân và râu đầu rất dài, râu đầu có 4 đốt. Đầu dài, 2 phiến cạnh của đầu nhô ra trước như dạng ngón tay. Bọ xít đực và cái phân biệt dễ dàng nhờ con cái ở cuối đốt bụng thứ 8 chẻ đôi thành 2 phần, trong khi ở con đực thì cuối bụng tròn. Đời sống của thành trùng có thể đến 2 - 3 tháng, trong thời gian này một thành trùng cái có khả năng đẻ từ 250 - 300 trứng trong vòng khoảng 8 tuần. Trứng được đẻ thành nhiều hàng trên phiến lá, ở cả hai mặt, hoặc bẹ lá, mỗi ổ có từ 10 - 30 trứng.

Trứng hình bầu dục, hơi dẹp, dài từ 1,2 - 1,4 mm, mới đẻ màu trắng đục, sắp nở màu nâu đen bóng. Thời gian ủ trứng là 5 - 8 ngày. Trứng được đẻ thành từng hàng song song trên phiến lá từ 10 - 20 trứng, dọc gân chính, ở mặt trên lá.

Ấu trùng có 5 tuổi, màu xanh lá cây lợt, râu màu nâu đậm, mới nở dài khoảng 2 mm, tuổi lớn nhất dài từ 12 - 14 mm. Thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng tư 15 - 22 ngày.

Vòng đời bọ xít hôi từ 31 - 40 ngày.

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Khi trên ruộng chưa có lúa, thành trùng có thể sống trên cỏ dại và thường di chuyển vào ruộng khi lúa trổ. Thành trùng hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối và không bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn.

Trứng nở vào buổi sáng, sau khi nở ấu trùng tập trung quanh ổ trứng, 2 - 3 giờ sau phân tán lên bông hay lá lúa non để chích hút nhựa. Khi bị động, cả ấu trùng và thành trùng đều tiết ra mùi hôi; ấu trùng buông mình rơi xuống đất trong khi thành trùng bay lên rất nhanh. Ấu trùng và thành trùng thường tập trung trên bông lúa, chích hút hạt lúa đang ngậm sữa bằng cách dùng vòi chọc vào giữa 2 vỏ trấu, chích hút hạt lúa, làm hạt bị lép hoặc lửng, rất dễ nát khi xay.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí