Bọ Xít Trưởng Thành Và Triệu Chứng Gây Hại Trên Hạt Gạo

Vết chích hút do bọ xít để lại là một đốm nâu trên hạt lúa do nấm bệnh tấn công. Khi cây lúa còn non, bọ xít có thể chích hút trên lá và đọt non.



Hình 1.18: Bọ xít trưởng thành và triệu chứng gây hại trên hạt gạo


* Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số

- Thời tiết: nhiệt độ từ 27 - 29°C và ẩm độ từ 80 - 85% thích hợp cho bọ xít. Thường trời có nhiều mây, âm u, ẩm, ít mưa, ít gió thích hợp cho bọ xít phát triển; vì vậy ở đồng bằng sông Cửu Long bọ xít gia tăng mật số vào các tháng 8, 9 trong vụ Hè - Thu, lúc lúa từ trổ đến vào chắc và tiếp tục gia tăng đến cuối vụ Đông - Xuân. Lúc này ruộng không còn lúa, bọ xít di chuyển sang các ký chủ phụ.

- Thức ăn: giống lúa có râu được ghi nhận là không kháng bọ xít.

- Thiên địch:

Các loài ong thuộc họ Scelionidae thường ký sinh trứng bọ xít. Các loài nhện ăn thịt ấu trùng và thành trùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nấm Beauveria bassiana gây hại cả ấu trùng lẫn thành trùng.

g) Sâu phao đục bẹ (SPĐB) Họ ngài sáng - Bộ cánh vảy

* Phân bố và ký chủ:

Ngoài cây lúa, SPĐB còn có thể gây hại được một số loài cỏ như cỏ đuôi phụng, cỏ lông công, cỏ túc, cỏ cú, đặc biệt là trên lúa rài, lúa chét và lúa cỏ.

Đặc điểm hình thái và vòng đời

Trứng có dạng tròn hơi dẹp, lúc mới đẻ có màu trắng trong, khi sắp nở thì chuyển sang màu vàng nhạt. Trứng SPĐB được đẻ vào ban đêm. Trứng được đẻ thành cụm hoặc thành hàng ở ngay phần bẹ của lá lúa. Thời gian trứng từ 4-5 ngày.

Ấu trùng SPĐB có 5 tuổi. Sâu mới nở có màu trắng ngà, đầu màu nâu nhạt, dài khoảng 1,5 mm, phât triển từ 5-7 ngày. Sang tuổi 2, sâu chuyển dần từ màu trắng ngà sang màu nâu nhạt, phần đầu hơi đậm hơn phần đuôi và dài từ 4-5mm, thời gian phát triển từ 4-5 ngày. Tuổi 3, sâu vẫn có màu vàng nhạt, phần đầu vẫn sậm hơn phần đuôi, chiều dài sâu từ 9-10mm, thời gian tuổi 3 từ 3-4 ngày. Tuổi 4 của sâu chuyển từ màu trắng ngà sang màu vàng sậm và bóng, mình sâu mập mạp dài khoảng 12-13mm, có thời gian tuổi 4 từ 3-5 ngày. Tuổi 5, đầu có màu đen, mình vàng sậm, mập mạp, cứng chắt có chiều dài từ 16-18mm, thời gian tuổi 5 từ 4-5 ngày.

Sau khi phát triển đầy đủ, sâu bò xuống sát gốc lúa, nhả tơ dán chặt một đầu phao lại để làm nhộng. Nhộng có chiều dài từ 10-12mm, rộng 4mm, lúc đầu có màu trắng ngà, khi sắp vũ hóa thì chuyển sang màu nâu sậm. Thời gian làm nhộng từ 6-7 ngày.

Thành trùng là loài ngài nhỏ, màu vàng nâu gần giống như sâu cuốn lá nhỏ, giữa cánh có 2 đốm nâu lớn, cuối cánh có rìa nâu đen viền trắng. Con cái có màu nâu nhạt dài từ 11-12mm và thường có kích thước lớn hơn con đực. Con đực có màu đậm, dài từ 7-8mm và có nhiều vân trắng chay ngoằn ngoèo trên cánh. Ngài thường đậu ở mặt dưới của phiến lá, cánh xếp dạng hình tam giác đều, đặc biệt là đầu luôn quay ngược xuống phía dưới. Các kết quả này cho thấy SPĐB thuộc họ Pyralidae (Lepidoptera) và chưa thể định danh tới loài do chưa có tài liệu nào công bố.


Hình 1 18 Thành trùng sâu phao đục bẹ Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành 1

Hình 1.18: Thành trùng sâu phao đục bẹ


* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng thường đậu ở mặt dưới tán của bụi lúa. Thành trùng sẽ bắt cặp sau khi vũ hóa từ 1-2 ngày. Từ 2-3 ngày sau khi bắt cặp thành trùng sẽ đẻ trứng. Trứng được đẻ thành hàng trên phần bẹ lá lúa. Phao của sâu non là 2 mảnh ghép lại, dẹp và không chứa nước trong phao như loài Nymphula depunctalis.

Sâu non tuổi 1-2 chỉ ăn lá là chủ yếu, nhưng từ tuổi 3 trở đi thì vừa ăn lá vừa đục vào thân cây lúa, làm lúa chậm phát triển và chết nhanh sau đó. Sâu thường tấn công rất sớm trên những ruộng bị ngập nước.

Sâu tuổi nhỏ cạp nhu mô và cắn thủng lá lúa nhiều chổ làm lá lúa bị rách răng cưa ở 2 bên mép lá, lá lúa dễ bị gãy nằm dài xuống mặt nước. Sâu từ tuổi 3 trở đi sẽ đục vào thân lúa nhiều chổ làm lá lúa bị héo vàng hoặc thân lúa bị chết đọt, lúa bị lùn, chậm phát triển và sẽ chết nhanh sau đó.

SPĐB vừa gây hại cho phiến lá lúa, vừa đục vào bẹ lá làm cho bụi lúa chậm phát triển và chết nhanh sau đó vài ngày. SPM có thể chui mình xuống nước để đục vào thân cây lúa nên rất khó phát hiện. Vụ Đông - Xuân bị thiệt hại nặng hơn so với vụ Hè - Thu và Thu - Đông.



Hình 1 19 Sự gây hại của sâu phao đục bẹ Kết quả điều tra cho thấy SPĐB có 2

Hình 1.19: Sự gây hại của sâu phao đục bẹ


Kết quả điều tra cho thấy SPĐB có thể gây hại cho cây lúa quanh năm, nhưng thường gây thiệt hại nặng vào vụ lúa Đông-Xuân khi điều kiện trên đồng có nhiều nước. SPĐB thường xuất hiện và tấn công cây lúa ở giai đoạn mạ và khi đó khả năng gây hại sẽ rất cao, đặc biệt là sâu thường xuất hiện ở những ruộng nhiều nước.

Do SPĐB xuất hiện và gây hại rất sớm, nên nó thường kết thúc lứa sâu thứ nhất khi lúa được 30-35 ngày tuổi và sau đó cũng có thể xuất hiện thêm lứa sâu thứ hai trên cùng một ruộng. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra và lứa sâu thứ hai thường có mật số thấp. Khi lúa được trên 50 ngày tuổi thì không còn phát hiện thấy SPĐB gây hại.

Ở những vùng có cơ cấu mùa vụ liên tục có xuất hiện tình trạng sâu gối lứa và những ruộng này sẽ bị thiệt hại nặng hơn. SPĐB cũng có thể tấn công cùng một ruộng với nhiều đối tượng khác như sâu phao thường, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân và cả rầy nâu.

Các loại cỏ sau đây được thu thập trong và chung quanh ruộng lúa để thử khả năng tấn công và gây hại của SPĐB trong điều kiện nhà lưới. Kết quả cho thấy chúng cũng bị tấn công ở các mức độ khác nhau: Cỏ lồng vực nước (cỏ gạo) Echinochloa colona, cỏ lồng vực tía nhỏ (E. glaberescens), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis), cỏ túc hình nhỏ (Digitaria ciliaris), cỏ túc hình lớn (D. setigera), cỏ cú (Cyperus rotundus). SPĐB cũng có thể sinh sống được trên lúa rài, lúa chét và cả lúa cỏ.

* Biện pháp phòng trị

Tránh để nước ngập sâu trong giai đoạn đầu của ruộng lúa để hạn chế sự phát triển mật số của SPĐB. Khi phát hiện sâu gây hại thì nên rút cạn nước trong ruộng ra để hạn chế sự lây lan của sâu, vì khi mực nước trong ruộng lúa càng cao thì sự xuất hiện và gây hại của SPĐB càng nặng.


h) Rầy phấn trắng Aleurocybotus sp.

Họ Aleyrodidae - Bộ cánh đều (Homoptera)

* Phân bố: rầy phấn trắng Aleurocybotus sp. đã được ghi nhận xuất hiện đầu tiên tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang vào vụ Hè thu năm 1998. Từ năm 2011 đến nay, rầy phấn trắng cũng đã xuất hiện và gây hại rất phổ biến trên lúa ở một số tỉnh khác như Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang,…

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Rầy phấn trắng có vòng đời khoảng 19.43 (±1.3) ngày, dao động từ 17 - 24 ngày. Phát triển qua 4 giai đoạn: Thành trùng, trứng, ấu trùng và nhộng giả.

-Thành trùng: trông giống một loài bướm nhỏ, có hai cặp cánh màu trắng, cặp cánh trước dài, cặp sau ngắn hơn, khi đậu xếp giống hình dáng của một mái nhà, mạch cánh đơn giản, ít vân cánh. Khi mới vũ hóa cánh còn yếu và trong suốt, thân màu vàng tươi, di chuyển chậm chạp và chưa thể bay được. Sau khi cánh khô, trên cánh và thân thấy có lớp phấn trắng, bắt đầu di chuyển nhanh nhẹn và bay được. Con cái có chiều dài thân khoảng 0.85 - 1.05 mm, và sải cánh 1.98

- 2.48 mm. Con đực nhỏ hơn, chiều dài thân từ 0.78 - 0.95 mm và sải cánh 1.55 -

1.78 mm.

Hình 1 20 Thành trùng rầy phấn trắng Trứng được đẻ rời rạc hoặc từng ổ 3

Hình 1.20: Thành trùng rầy phấn trắng


-Trứng: được đẻ rời rạc hoặc từng ổ ở mặt trên và dưới. Mỗi con cái có thể đẻ 7 - 100 trứng tập trung ở 2/3 lá về phía chóp lá. Thời gian ủ trứng 6-8 ngày. Trứng có hình quả lê hơi thon dài, bề mặt nhẵn bóng, chiều dài trung bình 0.20mm, chiều rộng trung bình 0.09 mm. Một đầu hơi nhọn, đầu kia hơi tròn và có cuống ngắn gắn chặt trứng vào biểu bì của lá. Trứng lúc mới đẻ có màu trắng đục, một ngày sau chuyển sang màu nâu nhạt và màu nâu đậm khi sắp trứng nở.

-Ấu trùng: có 3 tuổi

Tuổi 1: mới nở có 3 đôi chân, hình bầu dục, hai mắt màu đỏ, chưa có lớp phấn. Chúng di chuyển đến gần gân lá hoặc xung quanh trứng để chích hút. Một ngày sau thì ấu trùng nằm bất động, chân còn cử động. Ngày thứ 2, chân không cử động. Ở ngày thứ 3, phần ống chân thoái hóa chỉ còn lại phần đùi. Chiều dài ấu trùng tuổi 1 là 0.25 - 0.29 mm, chiều rộng 0.09 - 0.16 mm.Thời gian tuổi 1 là

3 - 4 ngày.

Tuổi 2: Sau khi lột xác, cơ thể bám chặt vào mặt lá, không còn thấy dấu vết của các đôi chân. Chiều dài 0.40 - 0.64 mm, chiều rộng 0.20 - 0.31 mm. Cơ thể có lớp phấn mỏng. Thời gian tuổi 2 là 2 - 3 ngày.

Tuổi 3: Giống tuổi 2 về hình dạng và màu sắc, không di chuyển. Chiều dài

0.57 - 1.00 mm, chiều rộng 0.30 - 0.60 mm. Thời gian tuổi 3 là 2 - 3 ngày. Ở cuối tuổi 3, chúng lột xác và chuyển sang giai đoạn nhộng,


Hình 1 21 Ấu trùng rầy phấn trắng Nhộng giả s au khi lột xác chuyển sang giai 4

Hình 1.21 Ấu trùng rầy phấn trắng

Nhộng giả: sau khi lột xác chuyển sang giai đoạn nhộng, lớp vỏ bên ngoài cơ thể trở nên cứng hơn, tiết ra nhiều chất sáp và dính chặt vào bề mặt của lá. Nhộng có hình bầu dục, cơ thể chuyển sang trắng đục đôi khi có hơi ngã vàng. Chiều dài 0.89 - 1.09 mm, chiều rộng 0.52 - 0.62mm. Khi vũ hóa, thành trùng chui ra từ phần đầu để lại trên vỏ nhộng vết nứt hình chữ T. Thời gian nhộng giả 2 đến 4 ngày.

-Vòng đời: 17-24 ngày

* Triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng:

Rầy phấn trắng gây hại bằng cách chích hút nhựa cây lúa làm cho lá lúa chuyển sang màu vàng, cây phát triển kém, lá mới mọc ra sẽ bị triệu chứng xoắn lại giống như bị “siết cổ lá”; ở giai đoạn lúa làm đòng, lá cờ bị xoắn làm bông trổ không thoát; nếu trổ được hạt lúa sẽ bị lép toàn bộ. Triệu chứng “siết cổ lá” lá rất giống bệnh lùn xoắn lá do virus. Tuy nhiên, kết quả giám định của TT. BVTV phía Nam và IRRI bằng Elisa đều cho kết quả âm tính.


Hình 1 21 Triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng Để phát hiện rầy phấn 5Hình 1 21 Triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng Để phát hiện rầy phấn 6


Hình 1.21 Triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng


Để phát hiện rầy phấn trắng nên thăm ruộng thường xuyên, vạch nơi lúa tốt nằm khuất phía dưới gió của bóng cây hay nhà cửa là nơi chúng thường tập trung. Khi mật độ rầy khá cao quan sát cặp bờ ruộng sẽ phát hiện rầy trưởng thành bay trong tán lá và trên ngọn lúa.

Khi bị nhiễm nặng lá lúa chuyển màu vàng nhanh chóng và khó phục hồi sau khi phun thuốc trừ rầy, năng suất lúa giảm đáng kể.

* Biện pháp phòng trị

Do rầy phấn trắng có chu kỳ sinh trưởng nhanh (19-20 ngày), cơ thể của chúng rất nhỏ khoảng 1mm, lại bu bám ở mặt dưới của lá lúa và có lông tơ bao phủ nên khó phát hiện và phòng trị.

Khua mạnh khóm lúa sẽ thấy con trưởng thành bay lên rất nhiều như bụi phấn do cơ thể của chúng có phủ một lớp sáp phấn màu trắng, không thấm nước.

Để phòng trị rầy phấn trắng phải dùng các biện pháp quản lý tổng hợp:

- Biện pháp canh tác: sạ thưa với mật độ vừa phải, không nên sạ dày; bón phân cân đối N-P-K, không nên bón thừa đạm; thường xuyên chăm sóc để lúa phát triển tốt, tăng cường sức chống chịu cho cây.

- Biện pháp sinh học: trên đồng ruộng thường có các loài thiên địch như: bọ rùa, kiến 3 khoang, nhện các loại…sẽ có khả năng khống chế sự phát triển rầy phấn trắng ở dưới ngưỡng gây hại. Vì vậy không cần sử dụng thuốc trừ rầy khi quần thể thiên địch phong phú.

- Biện pháp hóa học: khi gặp thời tiết nắng hạn kéo dài rầy phấn trắng phát triển nhanh, thiên địch không có khả năng khống chế phải sử dụng thuốc trừ rầy với các loại thuốc được khuyến cáo hiện nay như: Regent 800 WG, Admire O- TED 200 OD.

- Các loại thuốc trừ rầy nâu phổ biến hiện nay có tác dụng yếu đối với rầy phấn trắng. Do đó chỉ nên phối hợp với thuốc trừ rầy nâu chỉ khi trên ruộng có cả rầy cánh trắng và rầy nâu ở mật độ cao.

Khi phun thuốc nên đưa vòi phun vào tán lá lúa để thuốc có thể tiếp xúc được với rầy, rầy dễ chết hơn. Lưu ý phun kỹ phần thân cây lúa nơi rầy phấn trắng thường tập trung.


1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây bắp

a) Dòi đục thân Atherigona oryzae Malloch

Họ Ruồi (Muscidae) - Bộ hai cánh (Diptera)

* Phân bố: Australia, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Samoa, Sri Lanka, Thailand.

* Ký chủ: lúa, bắp, lúa miến, mía, cỏ Panicum repens, Cynodon dactylon.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng màu xám đen, trên ngực có 3 sọc mờ. Trên 3 đốt bụng cuối có 3 đôi đốm đen. Ruồi có chiều dài cơ thể từ 0,4 - 0,5 mm và chiều ngang rộng

khoảng 0,3 mm.

Trứng rất nhỏ, hình thoi, màu trắng khi mới đẻ và đậm dần khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 2 - 3 ngày.

Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, tuổi cuối màu vàng sậm, cơ thể thon dài, đầu là móc nhọn, lớn đủ sức dài từ 1,5 - 2,5 mm. Ấu trùng có 3 tuổi, phát triển trong thời gian từ 8 - 10 ngày.

Nhộng màu nâu đỏ đến nâu đậm. Thời gian nhộng từ 7đến 8 ngày.

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng cái có thể sống trong vòng 3 đến 7 ngày, đẻ khoảng 100 trứng, ở cả hai mặt lá non, gần gân lá, thành từng cái riêng lẻ. Dòi nở ra bò dần xuống và chui vào đọt non xong di chuyển dần xuống ăn phá nơi chồi ngọn của cây làm đọt bị héo, cây không tăng trưởng được và sinh ra nhiều chồi phụ. Dòi thường làm nhộng trong đất nhưng đôi khi ngay trong đọt cây. Cây bị hại thường phát triển chậm, vàng và mô cây tại nơi ruồi gây hại bị thối, gây ra chết đọt như triệu chứng của sâu đục thân lúa nếu bị tấn công nặng từ 3-5 ấu trùng trở lên.

b) Bọ trĩ Franklinella williamsi Hood

Họ Thripidae - Bộ cánh tơ (Thysanoptera)

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng thường có màu nâu nhạt, cơ thể dài từ 1,40 - 1,78 mm, và ngang từ 0,35 - 0,40 mm.

Trứng rất nhỏ, có dạng hình hạt đậu, màu trắng trong. Thời gian ủ trứng từ 3 đến 5 ngày.

Ấu trùng lớn đẫy sức màu trắng trong, cơ thể nhỏ, không có mầm cánh, phát triển trong thời gian từ 5 - 8 ngày.

Tiền nhộng màu trắng ngả vàng, râu đầu trắng trong, mầm cánh xuất hiện. Cơ thể có chiều dài từ 1,30 - 1,60 mm, giai đoạn tiền nhộng kéo dài từ 2 - 3 ngày.

Nhộng màu sậm hơn ở giai đoạn tiền nhộng và cơ thể ngắn hơn, mầm cánh màu trắng trong.

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng đẻ trứng thành từng cái trong mô của mặt trên lá. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa lá non gây ra những đốm mất màu xanh trên lá. Nếu mật số cao, bù lạch có thể làm cây con chậm tăng trưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023