Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 9


Bên cạnh việc hội nhập về lĩnh vực Du lịch, thì việc hội nhập trong

lĩnh vực đào tạo cũng tiến hành đồng thời. Các cơ sở đào tạo của nước

ngoài không chỉ quảng bá tuyên truyền để thu hút người đi du học tự túc tại các nước mà còn được Nhà nước tạo điều kiện cho mở trường 100% vốn

nước ngoài để

thu hút học sinh và sinh viên trong nước. Như

vậy, trong

tương lai không chỉ có các trường công lập, dân lập, tư thục mà có cả các trường của nước ngoài đào tạo về Du lịch và khách sạn được đặt tại Việt Nam. Đây chính là thách thức rất lớn buộc các cơ sở đào tạo phải nâng cao

chất lượng đào tạo, đáp

ứng nhu cầu của xã hội cũng như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

các doanh

nghiệp Du lịch. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các cơ sở đào tạo Du lịch chấn chỉnh đội ngũ giáo viên, năng động, bám sát thực tiễn hoạt động kinh doanh, gắn kết, hội nhập với cá cơ sở đào tạo của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, liên kết, hợp tác cùng phát triển.

Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 9

Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh hơn năm 2003, thể hiện rõ nhất trong việc tăng cường các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và châu lục. Nhờ thế đã tranh thủ khai thác thêm nguồn lực cho sự phát triển; tích cực tham gia và khai thác những lợi thế và quyền lợi của mình trong việc tham gia các tổ chức Du lịch quốc tế và khu vực (Tổ chức Du lịch thế giới WTO, Hiệp hội Du lịch châu Á ­ Thái Bình Dương PATA), các diễn đàn Du lịch

như Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF), Hội nghị hợp tác Du lịch ASEAN,

Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC tại Chilê. Tranh thủ tục sự giúp đỡ, tư vấn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch các tổ chức quốc tế như

Tổ chức Du lịch Thế

giới, Tổ

chức chức phát triển bền vững Hà Lan

(SNV) trong việc xây dựng dự

thảo Luật Du lịch. Sử

dụng có hiệu quả

nguồn vốn ODA của các nước cho phát triển nguồn nhân lực Du lịch như nguồn vốn do Luxembourg và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Năm 2004,


đã có 15 dự án FDI đầu tư triệu USD.

vào Du lịch được cấp phép với số vốn trên 110

Nhìn lại năm 2004 có thể thấy rằng, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, phát huy tính sáng tạo chủ động của toàn ngành, Du lịch nước ta đã một lần nữa lại vượt khó, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá.

3.4. Những kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập

3.4.1. Hoàn chỉnh Pháp luật Việt Nam về Du lịch

Luật Du lịch được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực Du lịch, tạo cơ sở pháp lý đưa hoạt động Du lịch đi vào nề nếp. Tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống còn phải đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và hoàn chỉnh, bổ

sung hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành để đưa Luật vào cuộc

sống. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng ­ tiền đề của việc phát triển

ổn định và bền vững du lịch ở Việt Nam.

3.4.2. Củng cố bộ máy, cơ chế quản lý về Du lịch


Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai

đoạn 2005­2010, Tổng cục Du lịch cần phải củng cố bộ máy quản lý sao cho ngang tầm nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng phải đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, đặc biệt


là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Ban hành các qui định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình kinh doanh du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập với quốc tế.

Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam nói chung hay Tổng cục Du lịch nói riêng phải thành lập Cục xúc tiến du lịch; các Sở du lịch ở những địa

bàn trọng điểm, nhiều tiềm năng du lịch cũng cần củng cố phát và phát

triển mạnh mẽ để rồi tiến tới thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn.

Sau đó, Chính phủ cần sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh và tăng cường vai trò chủ đạo

của kinh tế

nhà nước trong hoạt động du lịch. Việc đa dạng hoá sở

hữu

thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng cần đẩy mạnh

bằng cách thành lập mới công ty cổ phần và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để có thể huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã hội vào phát triển du lịch. Vậy nên, để có thể quản lý có hệ thống thì Chính phủ cũng nên thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch cũng phải gắn mô hình đổi mới tổ chức

quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ và đảm bảo ổn

định,an ninh, an toàn trong hoạt động của Ngành và với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Củng cố và thành lập các cơ quan hành chính sự nghiệp theo mô hình mới thuộc Tổng cục để quản lý và tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo

và xúc tiến du lịch làm đầu mối giúp Tổng cục chỉ lược.

đạo thực hiện chiến


3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Du lịch có năng lực, đạo đức

Để đáp ứng nhu cầu trước mắt thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt

Nam có hiệu quả

và chuẩn bị

cho lâu dài xây dựng đất nước Việt Nam

thành một nơi du lịch lý tưởng trên thế giới, các doanh nghiệp phải đẩy

mạnh công tác đào tạo lại và đào tạo mới chất lượng đội ngũ cán bộ bằng cách xây dựng mô hình đào tạo như: trường khách sạn và Học viện du lịch Quốc gia hoặc Đại học chuyên ngành du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và từ doanh nghiệp.

Kết hợp gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đẩy nhanh công tác đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch, từng bước xã hội hoá đào tạo du lịch; coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch.

Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách cán bộ

từ việc qui hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi

ngộ,... đặc biệt chú trọng việc từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ kết hợp ưu tiên, sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đồng thời phải chú trọng đào tạo sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

3.4.4. Tăng cường hợp tác Quốc tế Du lịch

Đông thời với các giải pháp phát huy nội lực, Tổng cục Du lịch cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Để thực hiện được điều này chúng ta tích cực tham gia các hoạt động


hợp tác đàm phán ký kết gia nhập các Điều ước quốc tế song phương và đa phương trên các lĩnh vực với các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản,..., các cá

nhân và tổ

chức

như: WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU, APEC,... để

tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa Du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.

Tổng cục Du lịch cũng nên chủ động tham gia hợp tác đa phương

trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, thể chế và kinh tế để hội nhập du lịch ở mức cao khi sắp tới Việt Nam gia nhập WTO.

3.4.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam với các bộ ngành, các địa phương

Tổng cục Du lịch cần hướng dẫn các địa phương xây dựng chiến

lược phát triển du lịch của địa phương trên cơ

sở cụ

thể hoá chiến lược

quốc gia. Xây dựng và tổ chức các chiến lược thông qua các công tác quy hoạch, kế hoạch và chương trình du lịch quốc gia, các chương trình hành

động cho từng thời kỳ. Tổng cục cũng nên chủ trì phối hợp với các Bộ,

Ngành nghiên cứu các chủ trương, chính sách phát triển du lịch, việc xác định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước và tín dụng ưu đãi Nhà nước hàng năm để thực hiện chiến lược.


KẾT LUẬN


Ngày nay, Du lịch là nhu cầu bức thiết của toàn thể xã hội và của tất cả mọi người. Thị trường Du lịch quốc tế và nội địa nói chung rất đa dạng và phong phú. Du lịch là ngành “công nghiệp không khói” và nó đem lại “siêu lợi nhuận” đồng thời là nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp vô cùng với những tài sản vô cùng quý giá do ông cha ta, do lịch sử để lại. Đây là những vốn liếng để chúng ta phát triển và xây dựng ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ, làm giàu cho tổ quốc.

Để khai thác được triệt để những điều kiện thuận lợi đó chúng ta

cần phải tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn để đưa Luật Du lịch vào cuộc sống. Có như vậy công cuộc phát triển ngành Du lịch mới có thể diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và thuận lợi.

Ngoài ra Luật Du lịch sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc hội nhập với thế giới của ngành Du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung của nước ta. Xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu và tối quan trọng, bởi vì không một quốc gia nào có thể tự phát triển mà không cần đến các quan hệ với thế giới bên ngoài. Du lịch là ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung quan tâm phát triển. Bản thân Du lịch là ngành kinh tế mang nhiều yếu tố yếu tố quốc tế và hội nhập. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Du lịch Việt Nam trên cơ sở phát huy tiềm năng vốn có, những thế mạnh tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, kinh nghiệm và thành tựu kinh tế chính trị xã hội sau 18 năm đất nước tiến hành đổi mới đã đạt được những


thành công đáng kể từng bước nâng cao vị thế của Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Sức mạnh cạnh tranh của Du lịch Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém và những thách thức đặt ra cho sự phát triển Du lịch trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Cần vai trò chủ động của các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền mở

rộng hơn các quy định, pháp chế

để tạo môi

trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch trong và ngoài nước. Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch của Việt Nam cũng cần xác định rõ chiến lược kinh doanh của mình chủ động tham gia hội nhập quốc tế. Hội nhập mở ra hướng đi mới cho Du lịch Việt Nam, giúp thực hiện thành công yêu cầu mà Đại hội IX của Đảng đề ra: “Phát trin Du lch tht strthành mt ngành kinh tế, mũi nhn,....đáp ng nhu cu Du lch trong nước và phát trin nhanh Du lch quc tế, sm đạt trình độ phát trin Du lch ca khu vc”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình hướng dẫn Du lịch ­ Nguyễn Văn Đình

2. Nhập môn Du lịch ­ NXB Thống kê, 2000

3. Giáo trình Kinh tế du lịch ­ Robert Lanquar ­ NXB Thế Giới Hà Nội ­ 1993

4. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995­2010 ­ Tổng cục Du lịch.

5. Thị trường Du lịch ­ Nguyễn Văn Lưu ­ Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Thống kê, 1998.

6. Từ điển Bách khoa toàn thư, tập 1, Hà Nội, 1996

7. Tạp chí Du lịch của Tổng cục Du lịch các số năm 2001, 2004, 2005.

8. Văn bản Pháp lệnh về Du lịch.

9. Luật Du lịch đã được ban hành do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 (từ ngày 05 tháng 05 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 do Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã ký).

­ Theo khoản 1 điều 87 Luật Du lịch thì Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022