nước về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia,
phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên
truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình Việt Nam.
ảnh đất nước, con người, du lịch
Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, cácngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội.
* Hợp tác quốc tế về du lịch: Hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng, Luật Du lịch đã giành những điều khoản quy định cụ thể vấn đề này.
Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Về quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực quy định:
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 5
- Luật Du Lịch Cơ Sở Pháp Lý Cơ Bản Của Du Lịch Việt Nam
- Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 7
- Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 9
- Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương theo chức năng và trong phạm vi phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho
Việt Nam trong hợp tác du lịch song phương, đa phương với cơ quan du
lịch quốc gia của nước ngoài và trong các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
Việc đặt văn phòng đại diện của cơ quan du lịch nước ngoài, của tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Phần này khẳng định chính sách hợp tác quốc tế về du lịch của Nhà nước về du lịch ở Trung ương là đại diện chính thức cho Việt Nam tại các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
* Về Thanh tra du lịch, giải quyết yêu cầu kiến nghị của khách:
So với Pháp lệnh Du lịch, Chương này có một điều mới quy định về giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch, theo đó, tại các đô thị du lịch, khu du lịch và nơi có lượng khách du lịch lớn, cơ quan du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch để chuyển đổi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm giải quyết.
Cuối cùng là điều khoản thi hành gồm 2 điều quy định về thời điểm có hiệu lực của Luật và trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật du lịch.
CHƯƠNG III
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM
3.1. Tham gia các Tổ chức Hội nghị về Du lịch.
Thực hiện hợp tác đa phương, đa chiều. Đó là việc thành lập lên các tổ chức quốc tế ở khu vực và trên thế giới để giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các tổ chức như Liên Hợp Quốc (UN) với mục đích duy trì nền hoà bình, an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự chủ, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Ở Châu Âu có Cộng đồng Kinh tế chung Châu Âu EEC,với các quy định riêng về đồng tiền, chiến lược đường lối phát triển chung của các nước trong khối và các nước trong khối giúp đỡ nhau cùng phát triển. Ở Đông Nam Á có tổ chức ASEAN, bao gồm 11 nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á, nhằm liên kết hợp tác để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trong khu vực. Với mục đích giúp đỡ phát triển Du lịch trên phạm vi toàn thế giới, tổ chức Du lịch thế giới (WTO) được thành lập ngày 2/1975. Ở
Đông Nam Á để
phục vụ
cho sự
phát triển Du lịch, năm 1971 ASEAN
thành lập Hiệp hội Du lịch của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN TA)
và một loạt các tổ
chức quốc tế
được thành lập như Tổ
chức các nước
xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tổ chức APEC....
Mặt khác, việc ký kết các hiệp định song phương giữa các nước với nhau cũng đựơc tăng cường. Các hiệp định được kí kết giữa Việt Nam với
các bên đối tác như kí Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, Việt
Nam Lào, Việt Nam Campuchia, Việt Nam Nhật Bản....
Ngoài việc tăng cường các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế còn có nhiều hình thức khác
nữa như việc mở rộng hợp tác tiểu vùng. Việc các nước tăng cường mở rộng các hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế đất nước, một nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các vấn đề được đề cập tới, mặt khác thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo này mà các hoạt động của hợp tác quốc tế đựơc gắn kết hơn, được nâng lên một tầm cao mới.
Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế góp phần đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư
nước ngoài, tận dụng nguồn lực bên ngoài phục vụ
phát
triển kinh tế nội địa. Thúc đẩy việc đặt các mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện mở rộng chính sách tăng cường mở các khu kinh tế liên doanh với nước ngoài; tham gia các chương trình vay vốn từ nguồn ODA, FDI, WB....
Các hình thức tiến hành quá trình hội nhập rất đa dạng, dưới nhiều phương thức khác nhau và cái gì cũng có tính hai mặt của nó, hội nhập một mặt tạo ra những cơ hội, thuận lợi đồng thời với nó là những khó khăn và thách thức. Mỗi nước căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội nứơc mình để tìm ra hướng hội nhập đúng đắn, làm kim chỉ nam cho mọi hành động nhằm
đưa đất nước tiến lên, nhằm phát huy được thế mạnh, cơ hội đồng thời
tìm mọi cách khắc phục và hạn chế những khó khăn thách thức đặt ra để xây dựng thành công đất nước. Việt Nam với tình hình đất nước vẫn còn
nhiều khó khăn muốn hoàn thành được mục tiêu đến năm 2020 trở thành
một nước công nghiệp thì cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, một trong
những đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, kết hợp với phát huy
nguồn nội lực đất nước và tận dụng tối đa mọi cơ
hội từ
bên ngoài có
được trong quá trình hội nhập. Đất nước thực hiện đường lối đổi mới năm 1986, nhưng tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và quốc
tế mới thực sự được tiến vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Gần hai thập kỷ thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam thu được những thành công đáng kể, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế cần khắc phục.
Đó là chúng ta đã xây dựng được đất nước ta có nền kinh tế năng động
hơn, nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường, theo đúng quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nước ta vượt qua khỏi mức sống nghèo đói, không còn cảnh “cơm lo từng bữa nữa”, nâng cao
mức sống của đại bộ phận dân cư. Quá trình phát triển này cũng tồn tại
nhiều hạn chế, nhiều tiêu cực xã hội phải gánh chịu như tệ tham ô, ăn hối lộ, xa hoá bộ phận cán bộ lãnh đạo Nhà nước, các vấn đề toàn cầu đặt ra rất gay gắt. Tuy nhiên không thể phủ nhận những thành công, tiến bộ của cơ chế kinh tế mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy, con đường mà Đảng và Nhà nước ta lựa chọn là hoàn toàn đúng với xu thế chung của thế giới ngày nay.
Trong xu thế chung hoà nhịp với hội nhập các ngành kinh tế, Du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế sẽ trở thành mũi nhọn. Thực hiện phát triển ngành Du lịch theo xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, Du lịch Việt Nam đã có những thành công đáng tự hào, bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại và xuất hiện những thách thức.
3.2. Ký kết các Điều
ước quốc tế
đa phương và song phương giữa
Việt Nam và các nước về Du Lịch
Ngành Du lịch Việt Nam chủ
trương đẩy mạnh hợp tác với bên
ngoài, tạo ra sự liên tiếp cũng như điều kiện hội nhập với khu vực và trên thế giới.
Hợp tác, ký kết đa phương được đẩy mạnh và chủ trương hơn
những năm trước đây, Du lịch Việt Nam xuất hiện trong các diễn đàn, các sự kiện quốc tế với vị thế mới, cao hơn. Tại diễn đàn Du lịch ASEAN
AFT 2001, ở Brunây, Du lịch Việt Nam tranh thủ tuyên truyền quảng bá
chương trình hành động quốc gia về Du lịch, đồng thời đưa ra sáng kiến thúc đẩy hợp tác Du lịch ASEAN +3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản). Tranh thủ sự
tài trợ
của Hàn Quốc, Du lịch (KOTFA) tháng
5/2001, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và Hàn Quốc vào Việt Nam Du lịch.
Tiến đến quá trình hợp tác, ký kết Du lịch đa phương trong tiểu vùng được tiếp tục đẩy mạnh trong các nội dung hợp tác, ký kết Du lịch tiểu vùng Mê Kông mở rộng, hợp tác, ký kết phát triển khu vực hành lang Đông
Tây, bước đầu chuẩn bị cho hợp tác, ký kết Du lịch Việt Nam Lào
Campuchia, xây dựng nội dung dự sông Mê Kông Sông Hồng.
thảo chương trình hành động hợp tác
Du lịch Việt Nam chú trọng và bắt đầu thực sự tham gia hợp tác Du lịch APEC, xây dựng kế hoạch riêng lẻ (IAP), tham gia nhằm công tác Du lịch APEC lần 18 và diễn đàn Du lịch APEC lần thứ 2. Tổng cục Du lịch đã chuẩn bị phương án cam kết lĩnh vực Du lịch, phục vụ Việt Nam đàm phán ra nhập tổ chức thương mại thế giới.
Thực hiện chủ trương phát triển Du lịch gắn với lễ hội và sự kiện ngành Du lịch đã chủ động và phối hợp với các ban, ngành và địa phương liên quan đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế. Tháng 5/2001 đã đăng cai tổ chức thành công phiên họp lần 4 nhóm công tác hợp tác dịch vụ ASEAN tại
Hà Nội, tổ ESCAP...
chức các chuyến khảo sát, hoạt động PATA trung
ương, của
Bên cạnh hợp tác, ký kết đa phương, hợp tác ký kết song phương cũng được tăng cường, mang lại kết quả và hiệu quả thiết thực. Hiệp định
hợp tác Du lịch Việt Nam Ấn Độ đã được ký kết, đưa số hiệp định Du
lịch song phương lên 16. Mối quan hệ hợp tác Du lịch lịch Việt Nam Lào
được đẩy lên tầm cao mới, thể 2002.
hiện trong chương trình hợp tác 2001
Để thu hút khách Du lịch Trung Quốc, 6 tháng đầu năm các thủ tục cần thiết thực hiện nội dung ghi nhớ đã ký kết đưa công dân Trung Quốc vào Du lịch Việt Nam bằng hộ chiếu đã từng bước được hoàn tất và Chính phủ thức được triển khai từ ngày 10 6 2001, tăng cường khai thác Du
lịch từ
thị
trường trọng điểm khách Trung Quốc, Singapore đã tài trợ để
triển khai thực hiện các khoá đào tạo cho cán bộ Du lịch Việt Nam, hợp tác phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam Singapore.
Hợp tác với các nước khác chưa ký hiệp định cũng được chú ý đẩy mạnh. Việc tổ chức đón đoàn lữ hành báo chí Bỉ, đón và làm việc với đoàn
Du lịch CuBa, cùng với Gớt tại Hà Nội tổ chức hội thảo “đặc điểm thị
trường Du lịch Đức và biện pháp thu hút khách Đức vào Việt Nam Du lịch” thu hút quan tâm, tham dự đại biểu của nhiều doanh nghiệp trong cả nước, phối hợp tổ chức cho nhóm chuyên gia JICA Nhật Bản tiếp cận thực tế, đảm bảo tốt tiến độ dự án, nghiên cứu quy hoạch phát triển Du lịch miền Trung, do chính phủ Nhật Bản tài trợ trị giá 2 triệu USD.
Công tác hợp tác quốc tế trong 6 tháng đầu năm thể hiện rõ tính chất đa dạng, đa phương và đa tầng. Các địa phương đã quan tâm và chú ý khai thác hỗ trợ và hợp tác quốc tế để phát huy Du lịch địa phương. Các ngành như ngoại giao, thương mại, văn hoá, thông tin... đều chú ý hỗ trợ công tác quốc tế về Du lịch. Một số hãng thông tấn nước ngoài nhất là các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam được cung cấp thông tin Du lịch
đầy đủ và đều đặn hơn, tuyên truyền nhiều cho Du lịch Việt Nam, góp
phần đáp ứng yêu cầu quảng bá xúc tiến Du lịch trong tình hình mới.
3.3. Vấn đề Du lịch trong giai đoạn phát triển mới của đất nước ta.
Với nền kinh tế thị trường, việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực là một tất yếu khách quan không chỉ đối với lĩnh vực Du lịch mà
cả các lĩnh vực khác trong nền kinh tế
quốc dân. Theo chủ
trương của
Chính phủ, cuối năm 2005, Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng với sự kiện nàylà việc thực
hiện các cam kết của Chính phủ với các Hiệp định Thương mại song
phương, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Việt Mỹ.
Các doanh nghiệp sẽ bước vào một thị trường mới rộng lớn hơn và có những cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực được đào tạo, rèn luyện ngang tầm với thời cuộc và có tầm với dân tộc.
Theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, đến năm
2008, các hãng lữ
hành của Mỹ sẽ
được quyền trực tiếp đưa khách vào
Việt Nam. Như vậy, trong lĩnh vực Du lịch, khách Du lịch nước ngoài sẽ đi theo các chương trình Du lịch của các hãng nước ngoài, sẽ ở và ăn tại các khách sạn, nhà hàng do người nước ngoài đầu tư và quản lý, sẽ sử dụng những dịch vụ do người nước ngoài tổ chức. Khi đó, các doanh nghiệp Du lịch và khách sạn của Việt Nam chỉ còn làm vai trò là đại lý hoặc đại diện cho nước ngoài mà thôi. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ sử dụng nguồn lao động tại chỗ với chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách Du lịch. Khái niệm lao động chất lượng cao ở đây có thể hiểu đó là những người có kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ (ngoại ngữ theo thị trường của khách đến, và theo nghề nghiệp đang làm), có ý thức đối với công việc, có khả năng giao tiếp tốt và có sức khoẻ. Điều này, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Du lịch phải có kế hoạch và chiến lược đào tạo cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.